SKKN: Ứng dụng môn học Giáo dục quốc phòng và An ninh vào trò chơi lớn trong Hoạt động ngoại khoá
lượt xem 73
download
Sáng kiến “Ứng dụng môn học Giáo dục quốc phòng và An ninh vào trò chơi lớn trong Hoạt động ngoại khoá” có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống thông qua tổ chức một số trò chơi trong các buổi ngoại khóa, góp phần vào việc giúp giáo viên giảng dạy môn GDQP-AN được hiệu quả hơn, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của môn học. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Ứng dụng môn học Giáo dục quốc phòng và An ninh vào trò chơi lớn trong Hoạt động ngoại khoá
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Xuân Thọ Mã số:.................... SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH VÀO TRÒ CHƠI LỚN TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ Người thực hiện: NGUYỄN THỊ NHƯ Ý Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn:GDQP... Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác........................................ Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2011 – 2012
- SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC ------------------- I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN: 1.Họ và tên: NGUYỄN THỊ NHƯ Ý 2.Ngày tháng năm sinh: 20-06-1983 3.Nam, nữ: nữ 4.Địa chỉ:35/1 tổ 13 -ấp Thọ Phước - Xuân Thọ - Xuân Lộc – Đồng Nai 5.Điện thoại: 0613.731769 (CQ) (NR): 0613.732124 6.Fax: E-mail: nhuyxuanloc@yahoo.com 7.Chức vụ: Giáo viên 8.Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2006 - Chuyên ngành đào tạo: ĐHSP TP Hồ Chí Minh ngành Giáo dục Thể Chất III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC: - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn GDQP- AN - Số năm có kinh nghiệm: 05 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm trong môn GDQP năm 2007-2008.
- Tên sáng kiến kinh nghiệm: ỨNG DỤNG MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH VÀO TRÒ CHƠI LỚN TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hoạt động ngoại khóa (hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp) là một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ thông. Ngoại khoá là hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không quy định bắt buộc trong chương trình, là hình thức tổ chức dựa trên sự tự nguyện tham gia của những HS có hứng thú, yêu thích bộ môn và ham muốn tìm tòi, sáng tạo các nội dung học tập, dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm bổ sung, củng cố, mở rộng và nâng cao những kiến thức - kĩ năng bộ môn (ở đây là những tri thức GDQP- AN) đã được học trong chương trình nội khoá, đồng thời góp phần giáo dục học sinh một cách toàn diện. Chính vì vậy hoạt động ngoại khoá được xem là một hình thức dạy học quan trọng, mang lại hiệu quả cao, là một trong những con đường để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (theo điều 5, khoản 2, chương 1 Luật Giáo dục Việt Nam - 2005). Trò chơi là một trong những phương thức tổ chức hoạt động được sử dụng trong thực tiễn dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp ngoài các phương thức như: thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, giao nhiệm vụ, hoạt động nhóm nhỏ, diễn đàn. Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu cầu giải trí đa dạng của con người…, là một phương tiện giáo dục giúp cho cá nhân được rèn luyện giác quan, luyện ý chí và ý thức, tinh thần, tính tình… giúp cho tập thể có bầu không khí vui vẻ, thân ái...
- Môn học GDQP-AN bậc trung học phổ thông với mục đích góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; có ý thức cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Với mục tiêu giáo dục đó, môn học đã cung cấp cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cơ cơ bản như: - Hiểu được lịch sử truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, của quân đội và công an nhân dân. - Có kỹ năng tối thiểu về điều lệnh đội ngũ, thực hiện được các động tác từng người không có súng, biết điều khiển (chỉ huy) tập hợp các đội hình cơ bản của tiểu đội, trung đội. biết xử lý đơn giản ban đầu các tai nạn giao thông, băng bó vết thương, cấp cứu chuyển thương… Những kiến thức đó có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống thông qua tổ chức một số trò chơi trong các buổi ngoại khóa, nên tôi xin chọn đề tài: “ Ứng dụng môn học GDQP- AN vào trò chơi lớn trong hoạt động ngoại khóa”. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần vào việc giúp giáo viên giảng dạy môn GDQP-AN được hiệu quả hơn, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của môn học. Đây cũng là lý do tôi chọn đề tài này. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi: Là một giáo viên giảng dạy môn GDQP- AN và làm công tác đoàn nên kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất thuận lợi. Đa số giáo viên trong tổ là giáo viên trẻ nên rất nhiệt tình trong công tác ngoại khóa.
- Công tác hoạt động ngoại khóa ở trường THPT Xuân Thọ được BGH nhà trường rất quan tâm lên kế hoạch cụ thể cho từng tháng, từng chủ đề cho cả 3 khối. Học sinh tích cực tham gia công tác ngoại khóa cũng như được rèn luyện các kỹ năng tham quan,dã ngoại… 2. Khó khăn: Kỹ năng giải mật thư hay các kỹ năng về Moree hay Simpore còn yếu. Phải có sự phối hợp nhịp nhàng của hai giáo viên trong tổ, của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Một số em học sinh còn lơ là trong công tác hoạt động ngoại khóa. Đề tài còn giới hạn áp dụng cho học sinh khối 12. III. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định Giáo dục - đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Muốn đào tạo nguồn lực con người đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội cần phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Nói về giáo dục toàn diện, Rabơle (1494 – 1553) nhà tư tưởng, nhà giáo dục thời kỳ Phục Hưng đã từng nhấn mạnh: “Việc giáo dục phải bao hàm các nội dung trí dục, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ… ngoài việc học ở nhà, còn có các buổi tham quan các xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày.” Nền giáo dục Việt nam từ sau Cách mạng Tháng tám 1945 đến nay rất quan tâm đến vấn đề giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó hoạt động ngoài giờ lên lớp là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục. Hoạt động ngoại khoá
- là một hình thức hoạt động dạy học ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, được tiến hành xen kẽ với chương trình dạy học và diễn ra trong suốt năm học kể cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục. Hoạt động dạy học ngoại khoá giúp học sinh biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra; biết điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp, biết nắm bắt những định hướng chính trị, xã hội, biết được những truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của đất nước và những vấn đề nóng bỏng của thời đại như hoà bình, hữu nghị, hợp tác, dân số... Từ đó, rèn luyện cho mình những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử có văn hoá, những thói quen trong học tập, lao động; kỹ năng tự quản, tự tổ chức, điều khiển, nhận xét, đánh giá, hoà nhập và thực hiện một số hoạt động tập thể có hiệu quả khác. Ngoài ra, trong phương pháp giáo dục hiện đại, trò chơi là một môn huấn luyện quan trọng. Nước Bỉ đứng hàng đầu về tiến bộ sư phạm, thấy rõ sự quan trọng và ích lợi của trò chơi trong công tác giáo dục, nên đã đưa bộ môn trò chơi vào trong chương trình giáo dục quốc gia. 2. Cách thức thực hiện: 2.1 . Tóm lượt nội dung và cách thức thi: HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VỚI CHỦ ĐỀ: “HÀNH QUÂN THẦN TỐC”. Trạm 1: trưởng trạm Cô Nguyễn Thị Như Ý - Địa điểm: Cổng trường - Sau khi các đội tập hợp đúng đội hình, trạm trưởng phát một bản tin bằng còi Morse, đội nào nhận trước sẽ bắt đầu tính giờ thi trước. - Nội dung bản tin Morse: THI XONG DDEENS COOT COWF NHAANT LEENHJ
- - Phần thi liên quan đến lịch sử - quốc phòng trong thời gian 10 phút. Thi xong trưởng trạm phát giấy thông hành (có chữ ký trạm 1) và dùng bút màu vẽ lên mặt từng thành viên mỗi đội rồi cho qua trạm. - Các đội hoàn thành xong thì rời trạm 1 sau. Trạm 2: Thầy Lê Khả Tâm trưởng trạm. - Địa điểm: Cột cờ ở sân trường. - Đội nào đến trước thực hiện trước, đến sau thực hiện sau. Yêu cầu làm các động tác đội hình đội ngũ đều, đẹp. Trưởng trạm tùy tình hình khi đưa ra các yêu cầu cần thực hiện. - Các đội tiếp tục tìm mật thư được giấu sẵn trước đó với nội dung: DI CHUYEENR DDEENS CAWN TIN - Giải đúng mật thư, trình giấy thông hành để ký và đến trạm 3 theo yêu cầu. Trạm 3: Cô Nguyễn Thị Như Ý trạm trưởng - Địa điểm: căn tin của trường (cổng sau cảu trường). - Các đội nhận lệnh của trạm trưởng thực hiện sơ cấp cứu bằng việc băng bó vết thương theo sự chỉ định của trạm trưởng. Yêu cầu chuẩn bị tải thương. - Thực hiện xong phần băng bó, được phép tìm mật thư, giải và làm theo nội dung: HANHF QUAAN DDEENS RUWNGF BACHJ DDANF - Ký giấy thông hành qua trạm; yêu cầu tải thương đến trạm 4 Trạm 4: Trạm trưởng thầy Lê Khả Tâm - Địa điểm: sân tập thể dục với vườn bạch đàn mới trồng. - Chuẩn bị sẵn đường hẹp dài 6m, rộng 1m, chăng dây gần sát mặt đất. Yêu cầu mỗi đội thực hiện việc chui qua không đụng dây (thực hiện động tác lê, trườn địa hình bằng phẳng). Mỗi thành viên vi phạm trừ 1 điểm. - Mỗi đội nhận mật thư (1) để giải, báo cáo kết thúc nhiệm vụ. - Nộp lại giấy thông hành. 2.2. Mật thư các trạm: Mật thư trạm 2: Khóa: Anh đến ngã tư (N=4) 2025; 1924111521210408; 202021210409; 19171304; 102504.
- DI CHUYEENR DDEENS CAWN TIN Mật thư trạm 3 : Khóa “Đọc ngược” FNADD JHCAB FGNWUR SEEDD NAAUQ FHNAH HANHF QUAAN DDEENS RUWNGF BACHJ DDANF Mật thư trạm 4: Một thằng sống một thằng chết : VOIKNSH QLUWASNIG CAHOIKEUESNIS IJHCABWNQRS (1) Nội dung mật thư: VINH QUANG CHIEENS THAWNGS 2.3.Thang điểm: +Trạm 1: Nhận đúng Morse: 10 điểm. Nhận trước : +3 + Trạm 2: Thực hiện nhiệm vụ và giải mật thư trước : 20 điểm. Thực hiện nhiệm vụ và giải mật thư sau: 15 điểm. Thực hiện nhiệm vụ, không giải mật thư: 10 điểm. + Trạm 3, trạm 4 tương tự. + Điểm khuyến khích: + 5 tinh thần đồng đội, + 2 giấy thông hành. Lưu ý: - Mỗi trạm đều điểm danh, báo cáo sĩ số đầy đủ. + Nếu không giải được mật thư thì trạm trưởng linh động phạt rồi hướng dẫn đến trạm tiếp. + Điểm cao nhất có thể đạt: 80 điểm. 2.4. Cách thức thi cụ thể liên quan đến môn GDQP- AN từng trạm: Trạm 1: Thi nội dung liên quan đến quốc phòng giáo viên chuẩn bị 4 bộ câu hỏi cụ thể cho 4 đội. - Đội nào giải mật thư xong sẽ xếp hàng trả lời câu hỏi. Mỗi học sinh trả lời một câu hỏi, trả lời đúng có thể qua trạm, trả lời không được về cuối hàng đến lượt mình tiếp tục trả lời đến khi nào qua được trạm. - Ví dụ: Bộ câu hỏi cho đội 1 gồm 20 câu hỏi như sau:
- Bộ câu hỏi 1 1. Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (981) do ai lãnh đạo? Lê Hoàn 2. Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta vào thời gian nào? Tháng 9/1858 3.Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập năm nào? 1930 4.Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào ngày, tháng, năm nào? 19/12/1946 5.Nhân dân ta đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mĩ vào Hà Nội năm nào? 1972 6.Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ngày, tháng, năm nào? 22/12/1944 7. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân gồm có bao nhiêu người? 34 Người 8. Chiến công đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là hạ đồn: Phay Khắt và Nà Ngần 9. Tên gọi Quân đội nhân dân Việt Nam có từ năm nào? 1951 10.Chiến sĩ nào đã dùng vai mình làm giá súng cho đồng đội tiêu diệt địch trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954? Bế Văn Đàn 11. Chiến sĩ nào lấy thân mình lấp lỗ châu mai, tạo điều kiện cho đồng đội xung phong tiêu diệt địch? Phan Đình Giót
- 12. Người anh hùng lấy thân mình chèn pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ là ai? Tô Vĩnh Diện 13. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân trên toàn lãnh thổ miền Nam diễn ra năm nào? 1968 14.Trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” quân và dân ta đã bắn rơi tổng số máy bay của địch là: 81 chiếc 15.Anh hùng lái máy bay Míc 21 bắn rơi “Pháo đài bay” B52 của Mĩ đầu tiên tại Việt Nam là ai? Phạm Tuân 16.Khẩu hiệu “nhằm thẳng quân thù mà bắn” là của Anh hùng liệt sĩ nào? Nguyễn Viết Xuân 17.Thành phố mang tên Bác hoàn toàn giải phóng vào lúc mấy giờ ngày 30/4/1975 11h30 18.Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam được thành lập ngày, tháng, năm nào? 19/8/1945 19.Tấm gương chiến đấu dũng cảm hy sinh của đội viên công an xung phong Đất Đỏ thuộc tỉnh Bà Rịa là ai? Võ Thị Sáu 20.Trang sử hào hùng của Công an nhân dân Việt Nam là: Vì nước quên thân, vì dân phục vụ Bộ câu hỏi thứ 2: 1. Độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định đối với công dân nam trong thời bình là: Từ đủ 18 đến hết 25 tuổi
- 2.Thời hạn phục vụ tai ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là: 18 tháng 3.Việc hoãn gọi nhập ngũ hoặc miễn làm nghĩa vụ quân sự do UBND cấp nào quyết định Cấp huyện (quận) 4. Hộp tiếp đạn của súng tiểu liên AK chứa được bao nhiêu viên? 30 viên 5.Cấu tạo chính của súng tiểu liên AK gồm mấy bộ phận? 11 bộ phận 6.Tháo thông thường súng tiểu liên AK gồm mấy bước? 7 bước 7.Khi nằm chuẩn bị bắn súng tiểu liên AK, người bắn phải nằm sấp hợp với hướng bắn: Một góc khỏang 30 độ 8.Lựu đạn 1 có bán kính sát thương là: 5m 9. Thời gian cháy chậm của lựu đạn 1 là: 3,2 đến 4,2 giây 10. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên: Của Đảng, Nhà nước và của toàn dân 11. Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân của ta hiện nay là nền quốc phòng, an ninh: “Của dân, do dân, vì dân” 12. Xây dựng tiềm lực nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Trước hết phải: Xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần, đúng hay sai? Đúng 13. Ngày nay, xây dựng quân đội và công an theo hướng: “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”
- 14. Người chỉ huy và Điều hành Bộ Quốc phòng là ai? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 15. Tổ chức quân sự theo lãnh thổ (thường một số tỉnh thành phố giáp nhau, có liên quan về quân sự) trực thuộc Bộ Quốc phòng, gọi là: Quân khu 16. Đơn vị tác chiến chiến dịch hoặc chiến dịch- chiến thuật, là lực lượng thường trực của quân đội, gọi là: Quân đoàn 17. Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được chia thành hai ngạch là: Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị. 18.Hệ thống cấp bậc hàm của Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam gồm: Có 3 cấp, 12 bậc 19. Công an nhân dân Việt Nam gồm có mấy lực lượng? An ninh và Cảnh sát 20. Cơ quan lãnh đạo, chỉ huy cao nhất của Công an nhân dân Việt Nam là: Bộ Công an Trạm 2: Yêu cầu làm các động tác đội hình đội ngũ như sau: - Đội trưởng tập hợp đội mình, báo cáo sĩ số và sẵn sàng nhận nhiệm vụ. - Trạm trưởng đưa ra yêu cầu cho các đội: tập hợp đội mình thành một hàng ngang rồi thực hiện các động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ, giậm chân, đi đều (các nội dung như hội thao). Trạm 3: Trạm trưởng đưa ra tình huống trong đội có bạn học sinh bị thương ở tay, chân, vai hay đầu gối; chuẩn bị sẵn băng cuộn và cáng chuyển thương. Băng bó xong chuyển thương theo quy định. - Trạm trưởng quan sát, nhận xét cách băng bó của các đội. Trạm 4: Ứng dụng các tư thế vận động trên chiến trường vào nội dung trò chơi, cả đội thực hiện, 3m chăng dây cao 1m thì thực hiện động tác lê; 3m chăng dây cao 1,5m thực hiện động tác trườn địa hình bằng phẳng.
- IV. KẾT QUẢ: Ngoại khoá là một trong những cách thức, con đường tốt nhất và hiệu quả nhất giúp HS bổ sung, mở rộng và tích luỹ thêm những kiến thức về QP- AN và quan trọng hơn là giúp học sinh có nhận thức, thái độ và hành vi tích cực, đúng đắn khi giải quyết vấn đề trên thực tế. Thông qua hoạt động ngoại khoá, học sinh vừa khẳng định được khả năng, vừa xác định được vai trò của mỗi cá nhân trước tập thể. Đặc biệt trong ngoại khoá, tính độc lập, tính tích cực và sự sáng tạo của HS được tôn trọng và nâng cao, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp tự học hiện nay. Mặt khác, ngoại khoá qua môn GDQP-AN còn có vai trò làm tăng hứng thú học tập bộ môn cũng như giáo dục ý thức trách nhiệm của mỗi công dân đối với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, luôn đề cao cảnh giác, sẵn sàng tham gia xây dựng lực lượng cũ trang, góp phần củng cố quốc phòng của đất nước trong thời kì mới. Đồng thời vận dụng nếp sống kỷ luật, trật tự vào trong hoạt động, sinh hoạt của nhà trường, gia đình và xã hội, rèn luyện cho học sinh ý thức tổ chức tự giác chấp hành mệnh lệnh một cách nhanh chóng, chính xác, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, hành động quyết đoán, một cách nghiêm túc. Ngoại khoá là một hình thức dạy học mang tính tích hợp cao, không chỉ phát triển cho HS kiến thức về quốc phòng mà còn rèn luyện kĩ năng, thái độ và hành vi tích cực trong các tình huống trên thực tế của học sinh. Đây là một hình thức dạy học cần được phổ biến rộng rãi trong xu thế dạy học hiện nay. Ngoài ra, việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa gắn liền với các môn học như thế này cũng sẽ phát huy và kích thích khả năng nghiên cứu tìm tòi thêm của giáo viên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua tổ chức các buổi ngoại khóa tôi nhận thấy để tổ chức một buổi ngoại khóa với việc tổ chức trò chơi đúng nghĩa và bổ ích phải có đủ 3 yếu tố sau: xây
- dựng bầu không khí vui vẻ, rèn luyện được các kỹ năng cần thiết và có tính chất giáo dục chiều sâu. Để làm được điều đó, yêu cầu giáo viên phải có sự chuẩn bị, đầu tư chu đáo từ khâu chuẩn bị đến việc tổ chức sao cho có hiệu quả, mật thư đưa ra đảm bảo độ khó vừa phải. Cần có tổ chức nhận xét và khen thưởng cho những tập thể, học sinh có thành tích, biểu hiện tốt trong hoạt động. VI. KẾT LUẬN: Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn GDQP- AN nói riêng đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Trong nỗ lực tìm kiếm và đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và góp phần khắc phục tình trạng học sinh thiếu hứng thú học quốc phòng, tổ chức các hoạt động ngoại khóa là một xu hướng khả dĩ đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. Để nâng cao chất lượng môn GDQP-AN, thì trước hết giáo viên phải kết hợp linh hoạt, sáng tạo nhiều phương pháp giảng dạy, cũng như tự học hỏi để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu dạy và học hiện nay. Hoạt động ngoại khóa môn GDQP- AN với việc tổ chức trò chơi lớn còn có thể áp dụng vào trong các buổi cắm trại hay du lịch dã ngoại. Trên đây là một ý kiến nhỏ của tôi trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa môn GDQP- AN, rất mong sự đóng góp của các đồng nghiệp. Xuân Thọ, ngày 23 tháng 03 năm 2012. Người thực hiện
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đơn vị: TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Xuân Thọ, ngày 20 tháng 03 năm 2012 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: Tên sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng môn học Giáo dục quốc phòng và An ninh vào trò chơi lớn trong hoạt động ngoại khoá.. Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Như Ý Đơn vị (Tổ): GDTC – GDQP – AN Lĩnh vực: Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn..GDCD... Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác.......................................... 1. Tính mới - Có giải pháp hoàn toàn mới - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 2. Hiệu quả: - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả 3. Khả năng áp dụng: - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt Khá Đạt - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt Khá Đạt - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt Khá Đạt XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Lịch sử
13 p | 1535 | 166
-
SKKN: Ứng dụng kỹ năng sống vào trong mỗi tiết của bộ môn Tin học
26 p | 642 | 162
-
SKKN: Ứng dụng CNTT vào dạy học môn GDCD lớp 9 ở trường THCS Sơn Thuỷ
18 p | 948 | 127
-
SKKN: Ứng dụng CNTT trong giảng dạy phân môn Địa lí lớp 5
13 p | 851 | 124
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy môn Tự nhiên Xã hội lớp 3
16 p | 810 | 116
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS
16 p | 535 | 98
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy phân môn Thường thức Mĩ thuật
10 p | 891 | 92
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng môn Địa lí 7
36 p | 429 | 90
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng giáo án điện tử
18 p | 540 | 84
-
SKKN: Ứng dụng CNTT trong soạn giảng giáo án điện tử để nâng cao hiệu quả dạy học Địa lý lớp 12 THPT
21 p | 269 | 52
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy trong trường học
16 p | 456 | 51
-
SKKN: Ứng dụng CNTT trong việc giảng dạy môn TNXH lớp 3
26 p | 481 | 50
-
SKKN: Ứng dụng CNTT trong dạy Ngữ Văn ở trường THCS Tuân Đạo
19 p | 227 | 38
-
SKKN: Ứng dụng kiến thức môn học giáo dục quốc phòng-an ninh vào trò chơi trong hoạt động ngoại khóa
15 p | 191 | 29
-
SKKN: Ứng dụng cụng nghệ sinh học thực vật trong nông nghiệp
33 p | 121 | 23
-
SKKN: Ứng dụng một số trò chơi vào tiết ôn tập môn Âm nhạc lớp 4 ở trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân
18 p | 129 | 13
-
SKKN: Ứng dụng cấp số nhân để giải một số bài toán Vật lý, Sinh học, Địa lý và thực tiễn
20 p | 82 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn