intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Ứng dụng phương pháp graph vào dạy học Ngữ Văn 11

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

286
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điểm mới ở sáng kiến “Ứng dụng phương pháp graph vào dạy học Ngữ Văn 11” là ứng dụng thực tế vào bài giảng và đưa ra một số trường hợp có thể ứng dụng phương pháp graph để thấy rằng đây là phương pháp hay, hữu ích cho môn học. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Ứng dụng phương pháp graph vào dạy học Ngữ Văn 11

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAPH VÀO DẠY HỌC NGỮ VĂN 11
  2. MỤC LỤC Phần mở đầu ................................................................................. Trang 2 I. Bối cảnh của đề tài................................................................................ 2 II. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 2 III. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu ................................................. 3 Phần nội dung .......................................................................................... 4 I. Cơ sở lí luận .......................................................................................... 4 1. Khái niệm graph .................................................................................. 4 2. Bản chất của graph .............................................................................. 4 3. Phân loại graph .................................................................................... 4 4. Tác dụng và hạn chế của graph đối với môn học Ngữ văn ................ 5 II. Thực trạng của vấn đề ........................................................................ 5 III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề ................................. 6 1. Ứng dụng graph cho cả nội dung bài học ........................................... 6 2. Ứng dụng graph cho một phần nội dung bài học ............................... 7 IV. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm ............................................... 8 Phần kết luận ......................................................................................... 11 I. Những bài học kinh nghiệm ............................................................... 11 II. Ý nghĩa của Sáng kiến kinh nghiệm ................................................. 11 III. Khả năng ứng dụng, triển khai ....................................................... 12 IV. Những kiến nghị, đề xuất ................................................................ 12 Phụ lục 1 ................................................................................................. 13 Phụ lục 2 ................................................................................................. 17 Tài liệu tham khảo ................................................................................. 19
  3. Phần mở đầu I. Bối cảnh của đề tài Đất nước chúng ta đang hội nhập với thế giới, kiến thức xã hội ngày một rộng lớn, đòi hỏi chúng ta không ngừng nâng cao hiểu biết. Nhưng với một khối lượng kiến thức khổng lồ như thế, chúng ta cần có phương pháp để nắm nó một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, do xu thế của ngày nay, đa phần học sinh thích học môn tự nhiên, không thích học môn xã hội trong đó có môn Ngữ văn. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Cho nên, người giáo viên Ngữ văn cần lựa chọn phương pháp phù hợp cho mỗi bài dạy, để mỗi tiết học là một niềm vui, niềm hứng thú cho học sinh. Và graph là một trong những phương pháp tiện ích và hiệu quả để ứng dụng. II. Lý do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Việc kết hợp các phương pháp truyền thống với phương pháp graph là một trong những giải pháp tốt. Graph là phương pháp có tính khái quát cao, đây là phương pháp giúp hệ thống hóa nội dung bài học một cách khoa học, giúp rèn luyện và phát triển tư duy của học sinh. Phương pháp này đã được ứng dụng nhiều đối với các môn học như Toán, Địa lí,…và đã đem lại kết quả rất khả quan. Chúng tôi đã được tập huấn Chuyên đề “Sử dụng lí thuyết graph vào dạy học Ngữ văn” do thầy Nguyễn Quang Ninh phụ trách. Qua đợt tập huấn, chúng tôi nhận thấy có thể áp dụng trực tiếp phương pháp này vào việc giảng dạy của mình. Chúng tôi đã thử nghiệm và thấy có kết quả. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Ứng dụng phương pháp graph vào dạy học Ngữ văn 11” nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. III. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi ứng dụng phương pháp graph vào một số bài giảng trong chương trình Ngữ văn 11 như những tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, những tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam, bài Lí luận văn học, bài Tiếng Việt,…
  4. IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Việc ứng dụng phương pháp graph vào dạy học Ngữ văn đã được nhiều người quan tâm. Chúng tôi đã từng được tập huấn về chuyên đề này. Điểm mới ở đây là chúng tôi ứng dụng thực tế vào bài giảng và đưa ra một số trường hợp có thể ứng dụng phương pháp graph để thấy rằng đây là phương pháp hay, hữu ích cho môn học. Phần nội dung I. Cơ sở lí luận Đây là những nội dung mà chúng tôi chủ yếu ghi chép lại từ bài giảng của thầy Nguyễn Quang Ninh “Sử dụng lí thuyết graph vào dạy học Ngữ văn”, do đợt tập huấn vừa qua chúng tôi không có tài liệu. 1. Khái niệm graph Graph là một tập hợp số lượng hữu hạn các đỉnh và các cung có đầu mút tại các đỉnh đó. “Graph là một cấu trúc rời tạc gồm các đỉnh và các cạnh (vô hướng hoặc có hướng) nối các đỉnh đó.” [1,11] Ví dụ: Vẽ một graph có 5 đỉnh, 6 cạnh A B E C D 2. Bản chất của graph - Bản chất không thay đổi khi dùng kí hiệu khác nhau để mã hóa (kí hiệu). - Yếu tố quyết định: số lượng đỉnh. + Số lượng đỉnh thay đổi, bản chất graph thay đổi. + Khi mối quan hệ giữa các đỉnh thay đổi thì bản chất graph thay đổi. - Cách ghi tín hiệu của cũng không quyết định bản chất. 3. Phân loại graph 3.1. Graph có hướng – vô hướng - Graph có hướng là graph có chiều đi từ đỉnh này đến đỉnh khác. Ví dụ: A B C D E
  5. - Graph vô hướng là graph không có chiều đi từ đỉnh này đến đỉnh khác. Ví dụ: A B C D 3.2. Graph khép – mở - Graph khép là graph có tất cả các đỉnh liên thông với nhau. - Graph mở là graph phải có đỉnh bậc 1. Ví dụ: (Graph mở) A B E C D 3.3. Graph cây: Graph cây là graph có 2 đỉnh treo (bậc 1). Ví dụ: 4. Tác dụng và hạn chế của graph đối với môn học Ngữ văn 4.1. Tác dụng của graph - Cụ thể hóa được nội dung bài học. - Hệ thống chặt chẽ nội dung bài học. - Kiểm tra đánh giá được năng lực nhận thức của người lập ghaph. 4.2. Hạn chế của graph - Không có khả năng bộc lộ được năng lực văn. - Đối với một văn bản lớn, việc sơ đồ hóa sẽ rất phức tạp. II. Thực trạng của vấn đề Thực trạng ngày nay cho thấy rằng, số lượng học sinh yêu thích môn Ngữ văn ngày một hạn chế dần. Vấn đề này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân: học sinh chỉ thích học môn tự nhiên, kiến thức bài học quá nhiều, nội dung bài khó tiếp nhận (chẳng hạn như những bài thuộc Văn học Trung đại) hoặc có thể xuất phát từ người thầy giáo, người thầy thuyết giảng quá nhiều, không kết hợp nhiều phương pháp để làm cho bài học sinh động, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh,…
  6. Từ đó, chúng tôi nghĩ rằng việc đổi mới phương pháp trong dạy học Ngữ văn là rất cần thiết. Chúng tôi chọn phương pháp này, ứng dụng thực tế vào bài giảng nhằm hạn chế thực trạng nêu trên. III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề Đề tài mà chúng tôi chọn là Ứng dụng phương pháp graph vào dạy học Ngữ văn 11. Cho nên, chúng tôi sẽ lựa chọn một số bài trong chương trình Ngữ văn 11 có thể ứng dụng phương pháp này để làm ví dụ minh họa. Dựa vào nội dung bài học mà chúng tôi chia thành hai cách ứng dụng, cụ thể như sau: 1. Ứng dụng graph cho cả nội dung bài học Ví dụ: Bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 nằm trong chương trình Ngữ văn 11, tập 1 (Ban cơ bản) là một bài dài, khó. Để học sinh nắm sâu, kĩ nội dung bài học, giáo viên nên thiết lập graph như sau: VHVN từ đầu TK XX đến CM tháng Tám Đặc điểm cơ bản Thành tựu nổi bật Văn học đổi mới theo Văn học phân hóa thành hai Văn học phát triển với Nội dung tư tưởng Nghệ thuật hướng hiện đại hóa bộ phận và phát triển thành tốc độ hết sức mau lẹ nhiều xu hướng Giai đoạn 1 Văn học công khai CNYN, CNNĐ + tinh Cách tân về thể loại và (Đầu XX – 1920) thần dân chủ ngôn ngữ Giai đoạn 2 Văn học lãng mạn (1920 – 1930) Giai đoạn 3 Văn học hiện thực (1930 – 1945) Văn học không công khai Hoặc, đối với bài Câu cá mùa thu (Thu điếu của Nguyễn Khuyến), chúng ta có thể ứng dụng như sau: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật Mùa thu vùng đồng bằng Tình yêu thiên nhiên, đất Bút pháp Đường thi, vẻ Nghệ thuật đối, gieo vần Bắc Bộ thanh sơ, tĩnh nước và tâm trạng thời đẹp thi trung hữu họa “eo” độc đáo lặng,… thế của nhà thơ
  7. 2. Ứng dụng graph cho một phần nội dung bài học Ví dụ: Thiết lập graph cho cuộc đời của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Cuộc đời Chí Phèo Trước lúc vào tù Sau khi ra tù Sau khi gặp thị Nở Là anh nông dân hiền Bị lưu manh hóa, trở Khao khát trở thành người lành, làm canh điền cho thành kẻ đâm thuê, chém lương thiện nhà lí Kiến mướn. Hoặc, graph cho nội dung của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” – Lê Hữu Trác. Nội dung của đoạn trích: Vào phủ chúa Trịnh Sự cao sanh, quyền Thái độ, tâm trạng và Vẻ đẹp tâm hồn, uy nơi phủ chúa những suy nghĩ của nhân cách Lê Hữu nhân vật “tôi” Trác Quang cảnh tráng lệ, Cung cách sinh Dửng dưng trước sự Lúc đầu có ý định Là thầy thuốc giỏi, Xem thường danh tôn nghiêm, lộng lẫy hoạt khuôn phép quyến rũ vật chất, chữa bệnh cầm giàu bản lĩnh, kinh lợi, yêu tự do và nếp không đồng tình với chứng vì sợ danh lợi nghiệm sống thanh đạm cách sống nơi phủ trối buộc. Sau đó, Chúa chữa đúng bệnh. Tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam là một tác phẩm hay, tác phẩm có cốt truyện đơn giản, tác giả chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật (Liên). Tâm trạng của nhân vật Liên song song với thời gian và không gian nghệ thuật của truyện. Cho nên, để cho học sinh nắm được nội dung trọng tâm này, giáo viên cần có một mô hình để cụ thể hóa kiến thức trọng tâm của bài học: Hai đứa trẻ (Thạch Lam) Không gian, thời gian nghệ thuật Tâm trạng (Liên + An) Phố huyện lúc chiều tối Buồn man mác, cảm thương những đứa trẻ nghèo. Phố huyện lúc đêm khuya Nhớ về Hà Nội, buồn, cảm nhận kiếp sống nghèo khổ của người dân Phố huyện lúc đoàn tàu đi qua Hạnh phúc khi tàu đến, bâng khuâng, tiếc nuối khi tàu đi qua; nhớ về Hà Nội.
  8. Với một bài Tiếng Việt thì graph cũng rất cần thiết, chẳng hạn: Các nhân tố của ngữ cảnh Nhân vật giao tiếp Bối cảnh ngoài ngôn Văn cảnh ngữ Bối cảnh giao tiếp Bối cảnh giao tiếp hẹp Hiện thực đước nói tới rộng IV. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm Trong học kì I năm học 2011-2012, chúng tôi đã thử ứng dụng phương pháp graph vào bài giảng và kết quả thật khả quan. Để thể hiện rõ điều đó, chúng tôi có một cuộc khảo sát nhỏ với 64 học sinh hai lớp 11A2 và 11A4 trường Trung học phổ thông Xuân Tô, kết quả như sau: Học sinh yêu Học sinh không Học sinh không quan tâm (có Lớp thích phương yêu thích cũng được, không có cũng pháp phương pháp chẳng sao) Số lượng: 20 Số lượng: 4 Số lượng: 8 11A2 Tỉ lệ: 62,5% Tỉ lệ: 12,5% Tỉ lệ: 25% Số lượng: 22 Số lượng: 4 Số lượng: 6 11A4 Tỉ lệ: 68,75% Tỉ lệ: 18,75% Tỉ lệ: 12,5% Chúng tôi cũng lấy một vài ý kiến từ học sinh đang dạy: “Em thấy phương pháp này sử dụng vào môn Ngữ văn rất hiệu quả, nội dung bài được tóm tắt ngắn gọn, em nắm chắc được bài và hiểu bài nhanh hơn, em cảm thấy rất thích thú khi học Ngữ văn với phương pháp này.” (Nguyễn Minh Đạt – 11A4) “ Học Ngữ văn với phương pháp này em thấy giống như học những môn tự nhiên, nó giúp em hiểu bài nhanh hơn, nắm được trọng tâm cốt lõi. Nó còn giúp em dễ dàng trình bày trước tập thể lớp.” (Nguyễn Thị Ngọc Bích – 11A3) Qua kết quả trên, chúng tôi nhận thấy, phương pháp graph thật sự hữu ích cho người dạy và cả người học. Cụ thể:
  9. - Đối với bản thân: Graph sẽ giúp chúng tôi dễ dàng truyền đạt kiến thức cho học sinh. Bên cạnh đó, nó sẽ lôi cuốn được sự chú ý từ phía học sinh, làm cho tiết học thêm sinh động, nâng cao hiệu quả học tập. - Đối với học sinh: Các em dễ nắm trọng tâm bài học, hiểu bài nhanh hơn, nhớ bài lâu hơn. - Đối với tổ chuyên môn: Phương pháp này một phần nào đó giúp đồng nghiệp trong tổ chuyên môn ứng dụng vào những khối lớp mà mình phụ trách (đặc biệt là khối 10 và khối 12). “Đây là một đề tài có tính khả thi, có thể áp dụng cho cả khối 10 và 12. Dù vậy, giáo viên cũng cần biết chọn lọc để ứng dụng sao cho đạt hiệu quả cao.” (Thầy Nguyễn Thành Nhân – Tổ trưởng tổ Ngữ văn – Giáo dục công dân, trường THPT Xuân Tô). Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng, chúng tôi cũng gặp nhiều vấn đề tồn tại: - Người giáo viên cần nhiều thời gian để thiết lập graph (trên máy vi tính hoặc trên bảng phụ). - Nếu giáo viên cho học sinh ghi graph vào vở thì thời gian của tiết học có được đảm bảo không? Nếu chỉ thiết kế rồi chiếu hoặc treo (bảng phụ) cho học sinh xem thì liệu học sinh có nhớ bài lâu không? - Học sinh có thể bị hạn chế về khả năng viết văn. - Bài giảng sẽ mất đi tính chất văn chương vốn có của nó. Từ đó, xin rút ra một số bài học kinh nghiệm mà phần sau chúng tôi sẽ trình bày.
  10. Phần kết luận I. Những bài học kinh nghiệm Trong việc giảng dạy Ngữ văn, người giáo viên cần ứng dụng phương pháp này vào bài giảng. Tuy nhiên, cần ứng dụng chúng như thế nào để có hiệu quả cao là một vấn đề cần bàn đến. Qua quá trình đứng lớp, chúng tôi tự rút ra kinh nghiệm như sau: - Chúng ta nên ứng dụng Graph vào việc củng cố bài học, ứng dụng cho những bài khái quát, ôn tập, những bài dài, những nội dung trọng tâm của bài học. Bên cạnh đó, cần kết hợp với bảng phụ hay ứng dụng Công nghệ thông tin sao cho thu hút được sự chú ý của học sinh. - Graph nào mang nội dung trọng tâm thì giáo viên cần cho học sinh ghi tại lớp hoặc về nhà ghi, ngược lại chỉ cần cho học sinh xem để tránh mất thời gian của tiết học. - Trên nền tảng của graph, giáo viên giảng dạy sao cho vẫn đảm bào tính chất văn chương của tiết học Ngữ văn. - Với graph, chúng ta cũng có thể ứng dụng phương pháp này để kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh bằng cách cho học sinh một graph trống, yêu cầu các em hoàn thành nó. Ví dụ: Văn học Việt Nam từ TK XX đến Cách mạng tháng Tám phân hóa thành hai bộ phận và phát triển thành nhiều xu hướng Bộ phận văn học không công khai II. Ý nghĩa của Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học là việc rất cần thiết, cho nên ứng dụng phương pháp này vào bài giảng Ngữ văn là điều nên thực hiện. Phương pháp này sẽ góp phần phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Giúp người giáo viên dễ dàng truyền đạt kiến thức, người học sinh tiếp thu kiến thức nhanh, sâu.
  11. III. Khả năng ứng dụng, triển khai Phương pháp này dễ thực hiện, có thể áp dụng từng khối, từng cấp học. Tuy nhiên, dựa vào mục đích và đặc trưng của bài học mà giáo viên ứng dụng sao cho phù hợp, tránh lạm dụng quá mức vì sẽ mất đi kĩ năng viết văn của học sinh, bài giảng của người thầy giáo cũng sẽ mất đi tính văn vốn có của nó. IV. Những kiến nghị, đề xuất Được học tập Chuyên đề Sử dụng lí thuyết Graph vào dạy học Ngữ văn do thầy Nguyễn Quang Ninh phụ trách là một vinh dự cũng như là một cơ hội để chúng tôi mở rộng tầm hiểu biết. Tuy nhiên, thời gian tập huấn quá ngắn, tài liệu về chuyên đề này cũng không có, cho nên chúng tôi hi vọng Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang cung cấp cho mỗi đơn vị trường tài liệu về chuyên đề này. Chúng tôi xin kiến nghị, Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang nên qui định số tiết ứng dụng phương pháp này trong một năm học cho giáo viên dạy Ngữ văn.
  12. Phụ lục 1: Thiết kế bài giảng có ứng dụng phương pháp graph TUẦN 9 - TIẾT 33,34 Lớp dạy: Ngày dạy: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Những đặc điểm cơ bản làm nên diện mạo và bản chất một nền văn học mới. 2. Kĩ năng Biết cách phân tích, nhận xét, đánh giá những tác giả, tác phẩm văn học mới. 3. Thái độ: Tự hào, giữ gìn và phát huy văn học nước nhà. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. GV: bảng phụ. 2. HS: bài soạn, bảng phụ. III. PHƯƠNG PHÁP: thảo luận nhóm, diễn giảng, phát vấn, trình bày một phút,… IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Vào bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS I. Đặc điểm cơ bản của Văn học tìm hiểu Mục I trong SGK. Việt nam từ đầu thế kỉ XX đến - Dựa vào SGK, em hãy cho biết bối Cách mạng tháng Tám 1945 cảnh rộng lớn của văn học và những 1. Một thời đại mới nguyên nhân làm cho nền VHVN từ - Sự thay đổi ý thức hệ đời sống. đầu thế kỷ XX đến CHTT 1945 phát - Công cuộc khai thác thuộc địa của hiện mạnh mẽ theo hướng hiện đại thực dân Pháp. hoá? - Sự “Âu hóa” xã hội thành thị Việt GV gợi ý để HS phát hiện... Nam.
  13. GV nhấn mạnh... 2. Những đặc điểm của nền văn học - Em hiểu như thế nào về khái niệm mới “hiện đại hoá”? - Nền văn học được hiện đại hóa GV giải thích rõ thi pháp VHTĐ để + Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỉ HS hiểu. đến khoảng năm 1920): là giai đoạn chuẩn bị điều kiện vật chất cho văn GV hướng dẫn cho HS năm được học phát triển. Thơ văn của chí sĩ quá trình hiện đại hoá của văn học cách mạng, nho sĩ đã có sự tiến bộ về thời kỳ này diễn ra qua ba giai đoạn, tư tưởng nhưng về hình thức cơ bản chú ý vài tác giả, tác phẩm tiêu biểu vẫn là của văn học trung đại. của mỗi giai đoạn. + Giai đoạn thứ hai (khoảng từ năm 1920 đến năm 1930): Quá trình hiện đại hóa đã đạt được nhiều thành tích với sự xuất hiện của các thể loại văn học hiện đại và sự hiện đại hóa của thể loại truyền thống. Tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kí đều phát triển. + Giai đoạn thứ ba (khoảng từ năm 1930 đến năm 1945): có sự cách tân sâu sắc ở nhiều thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ, phóng sự, phê bình ra đời và đạt nhiều thành tựu; - Dựa vào SGK, em hãy chứng minh - Nhịp độ phát triển mau lẹ. sự phát triển nhanh chóng của văn Có sự hiện đại hóa nhanh chóng về học thời kì này? nội dung tư tưởng, hình thức nghệ - Nguyên nhân làm cho văn học thời thuật; xuất hiện các thể loại mới với kỳ này phát triển nhanh chóng như nhiều tác phẩm có giá trị. thế? * HS dựa vào SGK trả lời, GV nhận xét, giảng thêm cho học sinh khắc sâu kiến thức. - Sự phân hóa phức tạp thành nhiều xu hướng văn học GV chia nhóm cho HS thảo luận các + Bộ phận văn học phát triển hợp
  14. câu hỏi sau, GV treo bảng phụ: pháp gồm các sáng tác được đăng tải 1. Đặc trưng của văn học lãng mạn? và xuất bản công khai. Những tác Đóng góp và hạn chế của dòng văn phẩm này vẫn có tính dân tộc và có học này? Các tác giả tiêu biểu? tư tưởng lành mạnh nhưng không có 2. Đặc trưng của văn học hiện thực? được ý thức cách mạng và tinh thần Đóng góp và hạn chế của dòng văn chống đối trực tiếp chính quyền thực học này? Các tác gỉa tiêu biểu? dân. Ngay trong bộ phận này cũng có 3. Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của nhiều xu hướng khác nhau: hiện văn học cách mạng? thực, lãng mạn, tự nhiên, siêu HS: thảo luận trong 7 phút, sau đó cử thực,… đại diện nhóm trình bày. + Bộ phận văn học phát triển bất hợp GV: chỉnh sửa, chốt ý và giảng pháp và nửa hợp pháp là sản phẩm thêm… của các nhà văn – chiến sĩ. Đây là bộ phận văn học cách mạng. Nó sẽ trở thành dòng chủ của văn học Việt Nam sau này. II. Những thành tựu chủ yếu Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS - Về nội dung tư tưởng: vẫn tiếp tục tìm hiểu mục II trong SGK. phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc và - Về nội dung tư tưởng, VH thời kỳ đóng góp them về tinh thần dân chủ. này có những thành tựu gì? Lòng yêu nước gắn với yêu quê GV minh hoạ... hương, trân trọng truyền thống văn * Giáo viên giúp học sinh thấy được hóa dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp quên sự phát triển của văn xuôi. hương đất nước, long yêu nước gắn Thời kỳ đầu văn học, tiểu thuyết và với tinh thần quốc tế vô sản. Chủ truyện ngắn tuy có nhiều nhược điểm nghĩa nhân đạo gắn với sự thức tỉnh nhưng thành công là điều đáng được ý thức cá nhân của người cầm bút. công nhận - Về hình thức thể loại và ngôn ngữ GV điểm qua các thành công => hình văn học thành nên phong cách của các tác giả Các thể loại văn xuôi phát triển như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng mạnh, nhất là tiểu thuyết và truyện Phụng, Nam Cao,... ngắn. Các thể loại mới nhưng phóng Thành tựu về thơ ca? sự, bút kí, tùy bút, kịch nói đều đạt
  15. GV giảng giải, minh hoạ... được thành tựu. Thơ ca phải thoát *GV: Nhận định lại: khỏi những quy tắc chặt chẽ của thơ Có thể thấy rằng chính thời đại này ca trung đại để thể hiện tinh thần dân đã làm nên diện mạo văn học, và chủ của thời đại mới với cái tôi cá cũng chính những con người văn học nhân đầy cảm xúc. đã làm nên sức sống cho thời đại. - Đây là một thời kì văn học có vị trí rất quan trọng đối với lịch sử phát triển của văn học Việt Nam. Ở thời kì này, văn học đã có bước phát triển nhảy vọt về mọi mặt, tạo tiền đề cho sự phát triển của văn học thời kì sau. Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS III. Tổng kết (Ghi nhớ SGK) tổng kết. GV: Hãy tóm tắt lại những thành tựu về nội dung và nghệ thuật mà văn học thời kì này đạt được? HS: Trình bày một phút. GV: Chốt ý bằng bảng phụ có ứng dụng phương pháp graph (Bảng 1) GV cho học sinh về nhà thiết lập lại bảng 1 (xem như là bài tập về nhà).
  16. VHVN từ đầu TK XX đến CM tháng Tám Đặc điểm cơ bản Thành tựu nổi bật Văn học đổi mới theo Văn học phân hóa thành Văn học phát triển với Nội dung tư tưởng Nghệ thuật hướng hiện đại hóa hai bộ phận tốc độ hết sức mau lẹ Giai đoạn 1 Văn học công khai CNYN, CNNĐ + tinh Cách tân về thể loại và (Đầu XX – 1920) thần dân chủ ngôn ngữ Giai đoạn 2 Văn học lãng mạn (1920 – 1930) Giai đoạn 3 Văn học hiện thực (1930 – 1945) Văn học không công khai Bảng 1 4. Hướng dẫn tự học - Lập dàn ý và trả lời các câu hỏi: Vì sao? Như thế nào? Với phần (b). 5. Dặn dò (bảng phụ) - Học thuộc bài. - Chuẩn bị “Viết bài Làm văn số 3”. * Rút kinh nghiệm
  17. Phụ lục 2: Một số bài học có thể ứng dụng phương pháp graph (Chương trình Ngữ văn 11- Học kì II) Đặc điểm loại hình của tiếng Việt Tiếng là đơn vị cơ sở Từ không biến đổi Ý nghĩa ngữ pháp của ngữ pháp hình thái được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ Bài: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt Hai thành phần nghĩa của câu Nghĩa sự việc Nghĩa tình thái Là thành phần nghĩa Là thành phần nghĩa thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá và ứng với sự việc mà câu đề cập đến. thái độ của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu, hay tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe. Bài: Nghĩa của câu
  18. bật Nội dung của bài Xuất dương khi lưu biệt (Phan Bội Châu) Quan niệm mới về Khẳng định ý thức Nêu hiện tình của Tư thế, khát vọng lên “chí làm trai” trách nhiệm của đất nước và đề đường của bậc khẳng định một lẽ cái tôi cá nhân xuất tư tưởng mới trượng phu, hào kiệt. sống đẹp: phải biết trước thời cuộc. mẻ, táo bạo về nền sống cho phi học vấn cũ. thường, hiển hách. Bài: Xuất dương khi lưu biệt (Phan Bội Châu) Tài liệu tham khảo 1. Lê Thị Ngọc Anh, 2008, Sử dụng phương pháp graph trong dạy học Toán ở trường THPT nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, Luận văn Thạc sĩ Toán học. 2. Phan Trọng Luận (Tổng Chủ biên), Lã Nhâm Thìn – Trần Đăng Suyền (đồng Chủ biên phần Văn), Bùi Minh Toán (Chủ biên phần Tiếng Việt), Lê A (Chủ biên phần Làm văn), Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Thái Hòa, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Xuân Nam, Đoàn Đức Phương, Vũ Dương Quỹ, Trần Nho Thìn, Trịnh Thị Thu Tiết, hà Bình Trị, Đoàn Thị Thu Vân, 2007, Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập một, Nhà xuất bản Giáo Dục. 3. Phan Trọng Luận (Tổng Chủ biên), Lã Nhâm Thìn – Trần Đăng Suyền (đồng Chủ biên phần Văn), Bùi Minh Toán (Chủ biên phần Tiếng Việt), Lê A (Chủ biên phần Làm văn), Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Thái Hòa, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Xuân Nam, Đoàn Đức Phương, Vũ Dương Quỹ, Trần Nho Thìn, Trịnh Thị Thu Tiết, hà Bình Trị, Đoàn Thị Thu Vân, 2007, Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập một, Nhà xuất bản Giáo Dục. 4. Bài giảng chuyên đề “Sử dụng lí thuyết graph vào dạy học Ngữ văn” của thầy Nguyễn Quang Ninh và một số bài viết trên internet.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2