YOMEDIA
ADSENSE
SKKN: Xây dựng quá trình tuyển chọn vận động viên, lựa chọn hệ thống bài tập và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo
72
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục tiêu của đề tài là Đề xuất quy trình tuyển chọn vận động viên, xây dựng hệ thống bài tậpvà huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy trường THPT Trần Hưng Đạo, bước đầu đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Xây dựng quá trình tuyển chọn vận động viên, lựa chọn hệ thống bài tập và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. LỜI GIỚI THIỆU Trong hệ thống các trò chơi dân gian, truyền thống thì môn Đẩy gậy thường được tổ chức vào dịp đầu xuân, trong những ngày Tết, ngày hội văn hoá thể thao… của nước Việt Nam. Vào những dịp này, Đẩy gậy đã tạo nên vẻ đẹp mang đậm màu sắc dân tộc và là hình ảnh đặc trưng của lễ hội miền núi. Ở đâu có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, ở đó môn thể thao này được phát triển mạnh mẽ và thu hút đông đảo đồng bào tham gia tập luyện và thi đấu. Môn Đẩy gậy yêu cầu về dụng cụ và cơ sở vật chất rất đơn giản: chỉ cần có gậy thi đấu làm bằng tre già (tre đực) thẳng hay những thanh gỗ tốt có chiều dài 2m, đường kính từ 4 5cm, được sơn 2 màu đỏ và trắng (mỗi màu 1m); đầu và thân gậy phải được bào nhẵn và có đường kính bằng nhau. Sân thi đấu là một vòng tròn có đường kính 5m, vạch giới hạn rộng 5 cm nằm trong phạm vi của sân có mầu trắng hoặc khác với màu nền sân. Cách thức thi đấu: sau khi các Vận động viên (VĐV) đã hoàn tất thủ tục chuẩn bị thi đấu, trọng tài chính dùng khẩu lệnh “cầm gậy”, các VĐV mới được phép cầm gậy theo quy định của luật; trọng tài chính một tay cầm chính giữa gậy, khi các VĐV đã ở tư thế sẵn sàng, đúng luật, hô dự lệnh “chuẩn bị”, sau đó thổi một hồi còi phát lệnh cho hiệp đấu bắt đầu, đồng thời buông tay cầm gậy ra. Theo quy định luật chơi, bên nào có 3 điểm chạm vào gậy hoặc bị đẩy ra khỏi vòng tròn trước là thua cuộc. Mỗi cuộc thi đẩy gậy thường diễn ra trong 3 hiệp, thời gian mỗi hiệp là 3 phút, ai thắng 2 hiệp là chiến thắng, hết thời gian thi đấu mà chưa phân thắng , bại thì VĐV nào nhẹ cân hơn sẽ chiến thắng. Hiện nay, môn Đẩy gậy không chỉ dừng lại ở trò chơi được tổ chức ở các lễ hội mà đã được đưa vào thi đấu mang tính chuyên nghiệp trong các cuộc thi thể thao mang tính quốc gia. Đẩy gậy đã chính thức là 1 trong số 40 môn thể thao nằm trong hệ thống thi đấu của Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI (năm 2010); và cũng là môn Thể thao được đưa vào thi đấu tại Hội khỏe Phù đổng (HKPĐ) toàn quốc từ lần thứ VIII (năm 2012). Tuy là môn thể thao dân tộc nhưng Đẩy gậy chưa được biết đến nhiều ở tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và huyện Tam Dương nói riêng. Môn thể thao này mới chỉ được đưa vào thi đấu tại HKPĐ Vĩnh Phúc lần thứ VII (năm 2011). Do vậy nó còn khá mới và chưa được phổ biến tại trường Trung học phổ thông (THPT) Trần Hưng Đạo. Hơn thế nữa, vì nó là môn thể thao xuất phát từ các cuộc thi đấu tại các hội làng, thôn, bản nên các tài liệu, sách ... về môn này chưa có nhiều, mọi kinh nghiệm về kỹ, chiến thuật, về tuyển chọn và 1
- huấn luyện cũng chỉ do bản thân mỗi cá nhân tự tích lũy và truyền miệng với nhau. Vậy nên rất khó khăn trong việc tìm các tài liệu, các nghiên cứu khoa học về môn Đẩy gậy. Đẩy gậy là môn thể thao cần đến sức khoẻ và sự khéo léo của VĐV. Tuy cần nhiều sức mạnh nhưng để thắng được đối thủ, người chơi cũng cần có kỹ, chiến thuật, sự khéo léo, dẻo dai và tâm lý thi đấu ổn định. Do đó việc tuyển chọn và huấn luyện phải được quan tâm hàng đầu. Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn được các vân động viên có thể lực tốt, có sức bền, sức mạnh, sức nhanh , tâm lý vững vàng và hệ thống các bài tập chuyên môn phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT vì các em vừa học văn hóa vừa tham gia tập luyện. Trên cơ sở nhận thức rõ yêu cầu về đặc thù môn Đẩy gậy, nhìn rõ những khó khăn của các vận động viên là học sinh và sự cần thiết phải có những nghiên cứu khoa học để góp phần làm phong phú thêm các tư liệu nhằm bảo tồn và phát huy các môn thể thao dân tộc trong nhà trường, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Xây dựng quá trình tuyển chọn vận động viên, lựa chọn hệ thống bài tập và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo”. 2. TÊN SÁNG KIẾN “ Xây dựng quá trình tuyển chọn vận động viên, lựa chọn hệ thống bài tập và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo”.ail: Phtchhang 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Họ và tên: Đào Thị Hồng Thúy Địa chỉ: Trường THPT Trần Hưng Đạo Huyện Tam Dương Tỉnh Vĩnh Phúc Số điện thoại: 0982 849 586. Email: daothihongthuy.gvtamdao@vinhphuc.edu.vn 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN Giáo viên: Đào Thị Hồng Thúy Giáo viên thể dục Trường THPT Trần Hưng Đạo Huyện Tam Dương Tỉnh Vĩnh Phúc 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác giảng dạy và huấn luyện môn thể thao Đẩy gậy. Vấn đề sáng kiến giải quyết: Vận dụng các phương pháp tuyển chọn vđv, lựa chọn bài tập và huấn luyện vận động viên cho đội tuyển TDTT 2
- trường THPT Trần Hưng Đạo tham gia thi đấu tại HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX đạt kết quả cao. 6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ: 6/09 /2018 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 7.1. Mô tả về sáng kiến 7.1.1 Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất quy trình tuyển chọn vận động viên, xây dựng hệ thống bài tậpvà huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy trường THPT Trần Hưng Đạo, bước đầu đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu. 7.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống một số vấn đề lí luận và thực tiễn của phương pháp tuyển chọn vận động viên môn Đẩy gậy. Xác định và lựa chọn hệ thống bài tập cho đội tuyển Đẩy gậy trường THPT Trần Hưng Đạo. Xây dựng kế hoạch huấn luyện và tiến hành huấn luyện. Thực nghiệm sư phạm nhằm bước đầu đánh giá mức độ hiệu quả của đề tài nghiên cứu. 7.1.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Quá trình tuyển chọn vđv, lựa chọn hệ thống bài tập và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy Trường THPT Trần Hưng Đạo tham gia thi đấu tại HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX. Đối tượng nghiên cứu: Cách thức tổ chức tuyển chọn vđv và lựa chọn các bài tập và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy Trường THPT Trần Hưng Đạo tham gia thi đấu tại HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX. 7.1.4. Giả thuyết nghiên cứu Nếu vận dụng tốt quá trình tuyển chọn và lựa chọn được hệ thống bài tập phù hợp đưa vào huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy Trường THPT Trần Hưng Đạo sẽ góp phần nâng cao thành tích thi đấu của đội tuyển TDTT góp phần nâng cao vị thứ của nhà trường tại HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX. 7.1.5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu quá trình tuyển chọn vđv , lựa chọn hệ thống bài tập và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy Trường THPT Trần Hưng Đạo Tỉnh Vĩnh Phúc tham gia thi đấu tại HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX. 7.1.6. Các phương pháp nghiên cứu 3
- Nhằm thu thập các thông tin lí luận để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu; phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập. Nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp điều tra; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm; phương pháp phỏng vấn…. 7.1.7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm 7.1.7.1. Về mặt lý luận Sáng kiến đã hệ thống hóa các lý luận về đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm về tố chất thể lực của học sinh lứa tuổi 1516. Đề xuất một số phương pháp tuyển chọn và hệ thống các bài tập phục vụ quá trình huấn luyện. 7.1.7.2. Về mặt thực tiễn Sáng kiến đưa ra được phương pháp tổ chức tuyển chọn vđv, lựa chọn các bài tập và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy Trường THPT Trần Hưng Đạo. Qua đó khẳng định tính khả thi và hiệu quả trong việc tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy góp phần phát triển kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và tâm lý thi đấu cho vận động viên để thi đấu đạt kết quả cao tại HKPĐ. 7.2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm Chương 1 Cơ sở lí luận và thực trạng việc tuyển chọn và huấn luyện VĐV môn Đẩy gậy tại trường THPT Trần Hưng Đạo 1. Cơ sở lý luận của việc tuyển chọn VĐV môn Đẩy gậy a. Một số đặc điểm về tâm, sinh lý lứa tuổi 15 16 Huấn luyện thể thao phải theo một chương trình đề ra trước, không được thực hiện một cách tùy tiện và phải phù hợp với những đặc điểm về tâm sinh lý, giải phẩu cơ thể lấy đó làm tiền đề tạo thuận lợi cho việc tập luyện môn Đẩy gậy. Đăc điêm vê sinh ly. ̣ ̉ ̀ ́ ̣ ̉ Đăc điêm nôi bât vê c ̉ ̣ ̀ ơ sở sinh ly giai phâu la s ́ ̉ ̃ ̀ ự hinh thanh qua trinh đo ̀ ̀ ́ ̀ ́ ̀ ự thay đôi phat triên ph la s ̉ ́ ̉ ưc tap cua s ́ ̣ ̉ ự phat triên c ́ ̉ ơ thê do đo vân dung cac ̉ ́ ̣ ̣ ́ ̀ ̣ bai tâp phai phu h ̉ ̀ ợp với đăc điêm l ̣ ̉ ứa tuôi. ̉ ̣ +Hê thân kinh: ̀ Ở lưa tuôi nay đang phat triên nh ́ ̉ ̀ ́ ̉ ưng qua trinh h ́ ̀ ưng ́ ̀ưc chê ch phân va ́ ́ ưa thât cân băng, qua trinh h ̣ ̀ ́ ̀ ưng phân chiêm ́ ́ ưu thê h ́ ơn, sự ́ ợp đông tac con vung vê ch phôi h ̣ ́ ̀ ̣ ̀ ưa co tinh nhip điêu, nao đang trong giai đoan ́ ́ ̣ ̣ ̃ ̣ 4
- ̉ phat triên, tinh linh hoat trong trung ́ ́ ̣ ương thân kinh cao nh ̀ ưng dê bi khuyêch ̃ ̣ ́ ưc bên chung kem dê mêt moi. tan, s ́ ̀ ́ ̃ ̣ ̉ Căn cư vao đăc điêm trên thi qua trinh giang day phai thi pham, nhiêu nôi ́ ̀ ̣ ̉ ̀ ́ ̀ ̉ ̣ ̉ ̣ ̣ ̀ ̣ dung cac buôi tâp phai sinh đông, đa dang hoa đ ́ ̉ ̣ ̉ ̣ ̣ ́ ưa ra cac bai tâp đê hê thân ́ ̀ ̣ ̉ ̣ ̀ kinh phat triên môt cach nhip nhang gi ́ ̉ ̣ ́ ̣ ̀ ữa cac hê thông tin hiêu. ́ ̣ ́ ́ ̣ + Hê hô hâp: Đ ̣ ́ ược điêu chinh dung tich sông va nhip tim đat cao, tuy ̀ ̉ ́ ́ ̀ ̣ ̣ ̣ ̣ vây hê thân kinh giao cam nhay ben nên dê bi tăng do hôi hôp, xuc đông, tân sô ̀ ̉ ̣ ́ ̃ ̣ ̀ ̣ ́ ̣ ̀ ́ ́ ̉ hô hâp cua cac em trong đô tuôi 15 16 sâu đê tăng c ́ ̣ ̉ ̉ ương c ̀ ơ năng trong cơ hô hâp. ́ ̣ Hê hô hâp ́ ở tuôi 15 16 c ̉ ơ ban gân giông nh ̉ ̀ ́ ư ngươi l ̀ ơn khoang 1012 ́ ̉ lân/ phut tuy nhiên c ̀ ́ ơ thê vân con yêu nên s ̉ ̃ ̀ ́ ức co gian cua lông ng ̃ ̉ ̀ ực chu yêu ̉ ́ cac em th ́ ở băng bung, vi vây trong tâp luyên cân chu y th ̀ ̣ ̀ ̣ ̣ ̣ ̀ ́ ́ ở châm ̣ + Hê tiêu hoa: rât tôt, ṣ ́ ́ ́ ự hâp thu cac chât dinh d ́ ̣ ́ ́ ưỡng qua hê tiêu hoa ̣ ́ nhanh, hiêu suât l ̣ ́ ớn. + Hê x ̣ ương: Hê x ̣ ương phat triên nhanh va đôt ngôt, đan tinh cua x́ ̉ ̀ ̣ ̣ ̀ ́ ̉ ương ̉ giam xuât hiên s ́ ̣ ự côt hoa ́ ́ ở môt sô bô phân cua x ̣ ́ ̣ ̣ ̉ ương (như côt x ̣ ương sông) ́ nên cung v ̀ ơi s ́ ự phat triên vê chiêu dai côt sông thi kha năng biên đôi cua côt ́ ̉ ̀ ̀ ̀ ̣ ́ ̀ ̉ ́ ̉ ̉ ̣ sông không giam ma trai lai tăng lên xu h ́ ̉ ̀ ́ ̣ ướng cong veo ̣ + Hê c ̣ ơ: Ở giai đoan nay hê c ̣ ̀ ̣ ơ phat triên v ́ ̉ ơi tôc đô nhanh, khôi l ́ ́ ̣ ́ ượng ̀ ́ ượng tăng lên đang kê, cac nhom c va sô l ́ ̉ ́ ́ ơ nho phat triên nhanh h ̉ ́ ̉ ơn so vơi hê ́ ̣ xương. Cơ băp phat triên nhanh, đan tinh cua c ́ ́ ̉ ̀ ́ ̉ ơ nhanh, không đông đêu. Chu ̀ ̀ ̉ ́ ̀ ́ ơ lơn phat triên t yêu la cac c ́ ́ ̉ ương đôi nhanh nh ́ ư cơ đui, c ̀ ơ canh tay vi s ́ ̀ ự phat́ ̉ triên không đông đêu đo nên khi tâp luyên giao viên phai chu y đên phat triên c ̀ ̀ ́ ̣ ̣ ́ ̉ ́ ́ ́ ́ ̉ ơ băp cho cac em ́ ́ ̣ + Hê tuân hoan: Tê bao c ̀ ̀ ́ ̀ ơ tim va tinh đan hôi cua cac em con nho, van ̀ ́ ̀ ̀ ̉ ́ ̉ ̉ tim phat triên kem, dung tich va thê tich cua tim nho, nhip tim nhanh. Cung v ́ ́ ́ ̀ ̉ ́ ̉ ̉ ̣ ̀ ơí sự lơn lên cua tuôi tac, s ́ ̉ ̉ ́ ự điêu tiêt cua hê thông tim mach (thân kinh th ̀ ́ ̉ ̣ ́ ̣ ̀ ực vât) ̣ cang hoan thiên kich th ̀ ̀ ̣ ́ ươc cua cac em chiu anh h ́ ̉ ́ ̣ ̉ ưởng rât manh cua tâp luyên, ́ ̣ ̉ ̣ ̣ nêu thi đâu căng thăng viêc trao đôi diên ra rât manh me, ́ ́ ̉ ̣ ̉ ̃ ́ ̣ ̃ ở giai đoan nay cac em ̣ ̀ ́ ̉ ́ ̉ ́ ̣ ̀ chi co thê đap lai băng viêc tăng nhanh tân sô mach đâp đê tăng l ̣ ̀ ́ ̣ ̣ ̉ ưu lượng phut, ́ ́ ̣ nêu tăng mach qua nhanh thi mau vao tâm nhi it do th ́ ̀ ́ ̀ ̃́ ơi gian tâm tr ̀ ương bi rut ̣ ́ ngăn, s ́ ự tao thanh thiêu mau va ô xy trong c ̣ ̀ ́ ́ ̀ ơ thê, do l ̉ ượng vân đông cua cac ̣ ̣ ̉ ́ em lưa tuôi nay không qua l ́ ̉ ̀ ́ ớn, cân phai đ ̀ ̉ ưa ra hê thông cac bai tâp, tro ch ̣ ́ ́ ̀ ̣ ̀ ơi có cương đô trung binh nhăm lam cho tim tăng lên, điêu đo rât co l ̀ ̣ ̀ ̀ ̀ ̀ ́ ́ ́ ợi cho viêc̣ nâng cao cơ năng cua hê thông tim mach. ̉ ̣ ́ ̣ ̣ Đăc điêm vê tâm ly: ̉ ̀ ́ 5
- Ở lưa tuôi nay cac em to ra minh la ng ́ ̉ ̀ ́ ̉ ̀ ̀ ươi l ́ ơn, đoi hoi moi ng ́ ̀ ̉ ̣ ươi xung ̀ ̉ quanh phai tôn trong minh, to ra minh la ng̣ ̀ ̉ ̀ ̀ ươi hiêu biêt không phai la tre con ̀ ̉ ́ ̉ ̀ ̉ như lưa tuôi cac em đa hiêu biêt nhiêu, biêt rông h ́ ̉ ́ ̃ ̉ ́ ̀ ́ ̣ ơn, ưa hoat đông h ̣ ̣ ơn, quá ̀ ưng phân chiêm trinh h ́ ́ ưu thê so v ́ ới qua trinh ́ ̀ ưc chê, nên cac em tiêp thu cai ́ ́ ́ ́ ́ mơi nhanh nh ́ ưng lai chong chan, chong quên va cac em dê bi môi tr ̣ ́ ́ ́ ̀ ́ ̃ ̣ ường tać ̣ ̀ ̣ đông vao tao nên s ự đanh gia vê minh, s ́ ́ ̀ ̀ ự đanh gia cao đo se gây tac đông ́ ́ ́ ̃ ́ ̣ không tôt trong tâp luyên TDTT. ́ ̣ ̣ ̀ ̣ Vi vây khi tiên hanh công tac giao duc TDTT cho l ́ ̀ ́ ́ ̣ ưa tuôi nay cân phai ́ ̉ ̀ ̀ ̉ uôn năn, nhăc nh ́ ́ ́ ở, chi bao, đinh h ̉ ̉ ̣ ương va đông viên cac em hoan thanh tôt ́ ̀ ̣ ́ ̀ ̀ ́ ̣ ̣ ̀ nhiêm vu kem theo khen th ưởng, đông viên đung m ̣ ́ ức trong qua trinh giang day ́ ̀ ̉ ̣ ̀ ̃ ́ ưng b cân dân dăt t ̀ ươc, đông viên nh ́ ̣ ững hoc sinh tiêp thu châm đê t ̣ ́ ̣ ̉ ừ đo cać ́ ̉ em không to ra chan nan, co đinh h ́ ̉ ́ ̣ ương đung hiêu qua bai tâp đ ́ ́ ̣ ̉ ̀ ̣ ược nâng lên. Trong điêu kiên c ̀ ̣ ơ sở vât chât tâp luyên không đam bao, đăc biêt la qua trinh ̣ ́ ̣ ̣ ̉ ̉ ̣ ̣ ̀ ́ ̀ ̉ giang day cac tr ̣ ́ ương ch ̀ ưa chu trong vê ś ̣ ̀ ự phat triên cân đôi cua cac em. ́ ̉ ́ ̉ ́ Từ đăc điêm trên, d ̣ ̉ ựa trên cơ sở tâm ly l ́ ựa chon môt sô bai tâp trên c ̣ ̣ ́ ̀ ̣ ơ sở khôi l ́ ượng, cương đô phu h ̀ ̣ ̀ ợp vơi l ́ ưa tuôi 1516 đăc biêt khi ap dung cac ́ ̉ ̣ ̣ ́ ̣ ́ ̀ ̣ bai tâp nhăm phat triên thê l ̀ ́ ̉ ̉ ực chung phat triên toan diên, con ng ́ ̉ ̀ ̣ ươi phat triên ̀ ́ ̉ ̣ toan diên thê chât đông th ̀ ̉ ́ ̀ ơi cac nôi dung thi đâu ̀ ́ ̣ ́ ở cac tr ́ ường phô thông lôi ̉ ́ ̣ cuôn hoc sinh tham gia tâp luyên va thi đâu. ̣ ̣ ̀ ́ b. Đặc điểm về huấn luyện các tố chất thể lực lứa tuổi 15 16. Quá trình hình thành và phát triển các tố chất thể lực luôn có mối quan hệ chặt chẽ với sự hình thành các kỹ năng vận động và mức độ phát triển của các cơ quan trọng cơ thể theo lứa tuổi. Sự phát triển các tố chất thể lực trong quá trình trưởng thành không đều lúc nhanh lúc chậm. Mỗi tố chất phát triển theo nhịp độ riêng vào những thời kỳ khác nhau. Sức nhanh: Sức nhanh là năng lực thực hiện động tác với khoảng thời gian ngắn nhất. Đây cũng là lứa tuổi thuận lợi cho sự phát triển sức nhanh. Trong môn Đẩy gậy cũng rất cần thiết phải phát triển sức manh tốc độ . Sức mạnh: Sức mạnh của con người là năng lực khắc phục sức cản bên ngoài nhờ nỗ lực của cơ bắp được thực hiện bởi hai chế độ hoạt động chính là đẳng trương và đẳng trường, sức mạnh lớn hay bé tùy thuộc vào tiết diện sinh lý của cơ thể. Lứa tuổi 15 16 cơ thể đã phát triển sẵn sàng cho việc tiếp nhận và phát triển sức mạnh tốt nhất. Với môn Đẩy gậy, tố chất sức mạnh rất quan trọng và cần thiết. Sức bền: Sức bền là khả năng khắc phục mệt mỏi và duy trì vận động với thời gian dài có hai loại sức bền là sức bền chung và sức chuyên môn. Trong môn Đẩy gậy VĐV cũng cần có sức mạnh bền tốt để duy trì 6
- trận đấu. Ở lứa tuổi này các em cũng dễ dành phát triển và duy trì tố chất sức bền. Mềm dẻo và khéo léo: Là khả năng thực hiện và hoàn thiện động tác một cách nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm sức của cơ thể. Lứa tuổi của học sinh THPT rất khó trong việc phát triển tố chất này, tuy nhiên với môn đẩy gậy thì tố chất này không yêu cầu cao. Với bất kỳ môn thể thao nào việc phát triển các tố chất thể lực cũng hết sức quan trọng. Huấn luyện môn Đẩy gậy cũng cần chú trọng phát triển các tố chất thể lực, trong đó quan trọng nhất là tố chất sức mạnh vì nó mang tính quyết định lớn đến sự thắng, thua của VĐV đặc biệt là sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền. Vì vậy, để việc tuyển chọn có hiệu quả các cần quan tâm tới vấn đề về tâm lý, sinh lý và thể lực của học sinh vì nó giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao thành tích và khả năng thi đấu của vận động viên môn Đẩy gậy. Các học sinh được tuyển chọn phải vững vàng về tâm lý, bình tĩnh, tự tin và có các tố chất thể lực tốt, nhất là tố chất sức mạnh: sức mạnh bền và sức manh tốc độ. 2. Thực trạng việc tuyển chọn VĐV và huấn luyện môn Đẩy gậy tại trường THPT Trần Hưng Đạo Học sinh tại trường THPT Trần Hưng Đạo đa số là con em nông thôn nên phải lao động chân tay nhiều, vì thế các em có sức khoẻ tốt yêu thích lao động và không ngại các hoạt động chân tay, yêu thích tập luyện TDTT nhưng điều kiện kinh tế lại giới hạn nên không có điều kiện theo đuổi các môn thể thao yêu cầu điều kiện kinh tế cao như Cầu lông, Tennis, Bóng bàn… vậy nên nếu có môn thể thao không đòi hỏi phải đầu tư nhiều tiền mà lại triển toàn diện, nhất là với các môn thể thao mới thì sẽ thu hút đông đảo học sinh tham gia. Học sinh học tại trường THPT Trần Hưng Đạo có điểm thi đầu vào thấp nên học lực thường ở mức học sinh trung bình, khá. Trong các hoạt động của Đoàn thanh niên nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, và các chương trình thi đấu TDTT giữa các lớp nên luôn tạo nên không khí thi đua sôi nổi và phong trào tập luyện, thi đấu nhiệt tình, tích cực, hăng say giữa các lớp, giữa các cá nhân. Hơn thế nữa học sinh lại rất cá tính, thích thể hiện năng lực bản thân và kỹ năng sống, yêu thích các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT… Từ đó bồi dưỡng, vun đắp tình yêu và thói quen tập luyện văn nghệ , thể thao trong đa số học sinh của nhà trường. Để động viên các em tham gia tập luyện TDTT rèn luyện sức khoẻ, tránh xa các tai, tệ nạn xã hội, nhà trường cũng luôn tạo điều kiện tốt nhất để học 7
- sinh được tham gia tập luyện và thi đấu các môn thể thao trong chương trình thi đấu TDTT của ngành giáo dục và đào tạo và Hội khoẻ phù đổng cấp tỉnh. Đẩy gậy là môn thể thao dân tộc chưa được biết đến nhiều ở huyện Tam Dương nói chung và trường THPT Trần Hưng Đạo nói riêng. Môn thể thao này mới chỉ được đưa vào thi đấu tại HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ VII (năm 2011), HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ VIII (năm 2015) . Do vậy nó còn khá mới và chưa được phổ biến tại trường Trung học phổ thông (THPT) Trần Hưng Đạo, hơn nữa Đẩy gậy là môn thể thao xuất phát từ các cuộc thi đấu tại các hội làng, thôn, bản nên các tài liệu, sách ... về môn này chưa có nhiều, mọi kinh nghiệm về kỹ, chiến thuật, về tuyển chọn và huấn luyện cũng chỉ do bản thân mỗi cá nhân tự tích lũy và truyền miệng với nhau. Nhà trường chỉ có 2 giáo viên Thể dục chưa tiếp xúc với môn thể thao này nên chưa biết vậy nên chưa dám huấn luyện môn Đẩy gậy để thi đấu tại HKPĐ lần VII, VIII. Tháng 2 năm 2018 tôi được tăng cường về công tác tại trường THPT Trần Hưng Đạo. Với vốn kinh nghiệm trong huấn luyện 2 kỳ HKPĐ và nhiều huy chương trong huấn luyện môn Đẩy gậy tôi tự tin để tuyển chọn và huấn luyện đẩy gậy tham gia thi đấu tại HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX. Vì thế nên tôi đã đề xuất và được BGH nhà trường đồng ý cho huấn luyện môn Đẩy gậy. Chương 2. Xây dựng quá trình tuyển chọn VĐV môn Đẩy gậy trường THPT Trần Hưng Đạo Để tiến hành tuyển chọn vận động viên tôi đã tiến hành các bước sau: 1. Tuyên truyền Ngay từ những ngày đầu năm học 2018 2019, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, sau khi nhận đươc điều lệ thi đấu các môn thuộc HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX, tôi đã tiến hành công tác tuyên truyền về môn Đẩy gậy tới tất cả các học sinh thuộc khối lớp của mình giảng dạy, cũng như toàn thể học sinh trong toàn trường để các em biết đến môn Thể thao dân tộc này nhằm bồi dưỡng tinh thần giữ gìn và phát triển các môn thể thao dân tộc và gây hứng thú trong học sinh để các em tìm hiểu về môn thể thao này qua các kênh thông tin như báo, đài, mạng Internet, và bạn bè ... Đầu năm học 2018 2019, trong khuôn khổ các buổi học môn Thể dục tôi tiến hành giới thiệu và hướng dẫn kỹ thuật thi đấu môn đẩy gậy tới các học sinh thuộc khối lớp 10 thành tích mà tôi đã huấn luyện hs đạt được tại HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ VIII và các học sinh được tuyển chọn là VĐV Đẩy gậy của tỉnh Vĩnh Phúc tham dự HKPĐ toàn quốc, cũng như những lợi 8
- thế của học sinh khi tham gia tập luyện và thi đấu môn Đẩy gậy, những thành tích đó đã trở thành động lực khuyến khích các em tự tập luyện môn Đẩy gậy tại trường và ở nhà để nâng cao sức khỏe. Trong chương trình hoạt động ngoại khóa của nhà trường về giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc, tôi đã trực tiếp giới thiệu môn Đẩy gậy trước toàn thể giáo viên và học sinh trong trường. Sau đó, mời một số học sinh đã được hướng dẫn tập luyện và thi đấu môn Đẩy gậy lên sân khấu trực tiếp thi đấu để giới thiệu về môn Thể thao này tới toàn thể giáo viên và học sinh trong nhà trường. 2. Tổ chức thi tuyển Nhóm Thể dục đã tiến hành họp chuyên môn, sau khi nghiên cứu và phân tích các nội dung thế mạnh của nhà trường chúng tôi đã tham mưu với BGH nhà trường về các môn thể thao tham dự Hội khỏe phù đổng Tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX, trong đó xác định nội dung tham gia thi đấu có môn Đẩy gậy.Theo sự phân công của nhóm chuyên môn và sự nhất trí của BGH tôi và đồng chí Nguyễn Văn Chung phụ trách huấn luyện môn Đẩy gậy. Tiếp đó, chúng tôi tổ chức thi HKPĐ cấp trường theo các nội dung thế mạnh của nhà trường trong đó có nội dung thi đấu môn Đẩy gậy. Chúng tôi tuyển chọn VĐV trên cơ sở theo Điều lệ thi đấu HKPĐ lần thứ IX Tỉnh Vĩnh Phúc: học sinh tham gia thi đấu phải đảm bảo sinh năm 2002 trở lại; có sức khỏe tốt đảm bảo cho tập luyện và thi đấu thể thao; có học lực từ Trung bình trở lên; hạnh kiểm Khá trở lên. Thi đấu theo các hạng cân như sau : có 8 hạng cân giành cho Nam và 8 hạng cân dành cho nữ, cụ thể : STT Hạng cân nữ Hạng cân nam 1 Đến 41 kg Đến 44 kg 2 Đến 44 kg Đến 47 kg 3 Đến 47 kg Đến 50 kg 4 Đến 50 kg Đến 53 kg 5 Đến 53 kg Đến 56 kg 6 Đến 56 kg Đến 59 kg 7 Đến 59 kg Đến 62 kg 8 Đến 62 kg Đến 65 kg 9
- 3. Trực tiếp tuyển chọn Sau khi tuyển chọn được các học sinh, tôi tiến hành huấn luyện thể lực. Bên cạnh đó vẫn tiếp tục tìm kiếm các học sinh có tố chất phù hợp với môn Đẩy gậy: Có sức mạnh, Sức bền tốt, hình dáng cơ thể khoẻ mạnh, chắc chắn, bắp chân, tay to, thân hình đậm, thấp... Bằng mắt quan sát chuyên môn và sự trợ giúp của các thầy cô trực tiếp giảng dạy tôi đã trực tiếp đến các lớp khối 10 để tuyển chọn các học sinh bằng cách cho các em học sinh đã được tuyển chọn thi đấu trực tiếp với các học sinh ở các lớp theo các hạng cân. Qua đó phát hiện và tuyển chọn thêm các học sinh có triển vọng vào tập luyện. 4. Phương pháp kiểm tra sư phạm Sau khi nghiên cứu các tài liệu chuyên môn và tham khảo ý kiến các đồng nghiệp, tôi đã đưa ra được 8 test để tuyển chọn vận động viên môn Đẩy gậy. Sau đó tôi tiến hành phỏng vấn 20 giáo viên thể dục đã từng giảng dạy và huấn luyến môn Đẩy gậy trong và ngoài tỉnh để xác định các test tuyển chọn vận động viên cho môn Đẩy gậy. Bảng 1. Kết quả phỏng vấn các test kiểm tra Thường xuyên Ít sử dụng STT Nội dung test sử dụng Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ phiếu % phiếu % 1 Nằm sấp chống đẩy (lần) 19 95 1 0.5 2 Co tay xà đơn 13 65 7 35 3 Chạy 30m xuất phát cao (s) 10 50 10 50 4 Đi vịt 20 m (s) 19 95 1 0.5 5 Bật xa tại chỗ (m) 17 85 3 2.5 6 Bật cóc 20m(s) 19 95 1 0.5 7 Giữ gậy treo tạ 5kg ngồi di 18 90 2 10 chuyển 20m (s) 8 Ngồi tại chỗ giữ gậy treo tạ 5kg 13 65 7 35 (s) 10
- Theo những tác giả đi trước những bài tập được lựa chọn là những bài tập có sự tán đồng ít nhất từ 70% ý kiến trở lên ở mức rất quan trọng. Thống nhất với quan điểm đó ở mức tán đồng rất quan trọng và kết hợp với điều kiện cơ sở của nhà trường, tôi đã lựa chọn các test nhằm tuyển chọn vận động viên môn Đẩy gậy trường THPT Trần Hưng Đạo như sau: * Nằm sấp chống đẩy (lần) Ý nghĩa của test nằm sấp chống đẩy: Đánh giá sức mạnh của tay, chân và tính nhịp nhàng phối hợp toàn thân. Cách thực hiện test và thu thập số liệu: Học sinh nằm sấp chống 2 bàn tay và 2 mũi bàn chân chạm đất, dùng sức mạnh toàn thân, chủ yếu là sức mạnh của tay hạ thân người xuống sát đất (không chạm đất), trùng tay ở khớp khủy, thân người thẳng sau đó lại nâng thân người về vị trí ban đầu, thẳng tay. Thực hiện 2 lần, lấy thành tích lần cao nhất. * Bật xa tại chỗ (cm) Ý nghĩa của test bật xa tại chỗ: Đánh giá sức mạnh của thân dưới, sức mạnh của chân và tính nhịp nhàng phối hợp toàn thân. Cách thực hiện test và thu thập số liệu: Học sinh bật xa đứng tại chỗ trước vạch giậm nhảy, dùng sức mạnh toàn thân, chủ yếu là sức mạnh của chân, giậm mạnh xuống đất phối hợp đánh lăng tay từ trên về sau ra trước để đưa thân người bật lên trên không về trước. Thực hiện 2 lần, lấy thành tích lần cao nhất (tính từ điểm chạm gần nhất đến vạch giậm nhảy). Kết quả được tính bằng cm. * Bật cóc 20m (giây) Ý nghĩa của Test Bật cóc 20 m: Đánh giá sức mạnh bền của thân dưới, sức mạnh của chân và tính nhịp nhàng phối hợp toàn thân. Cách thực hiện test và thu thập số liệu: Người tập dùng sức mạnh toàn thân bật xa về trước trong chiều dài 20 m, thành tích tính theo giây. * Đi vịt 20m (giây): Ý nghĩa test Đi vịt 20m: Nhằm đánh giá khả năng sức nhanh, sức mạnh và tốc độ. Sức nhanh là điều rất cần thiết trong đẩy gậy, đặc biệt là sức mạnh tốc độ. Cách thực hiện test và thu thập số liệu: 11
- Học sinh ngồi, sau khi có lệnh nhanh chóng rời vạch xuất phát thì đi vịt với tốc độ tối đa đến vạch đích. Đồng hồ bấm chạy khi học sinh đến vách bắt đầu và bấm dừng khi người chạy chạm mặt phẳng phẳng góc với vạch đích. Đi vịt cự ly 20m. Thực hiện chạy 2 lần, lấy thành tích của lần chạy tốt nhất. Kết quả tính bằng thời gian (đo bằng giây). * Ngồi giữ gậy treo vật nặng 5kg và di chuyển 20m (s) Ý nghĩa của bài tập ngồi giữ gậy treo vật nặng 5kg và di chuyển 20m: Nhằm đánh giá khả năng về sức mạnh, sức nhanh và sức bền chuyên môn của vận động viên. Với một VĐV đẩy gậy thì giữ gậy và di chuyển là một trong những động tác chủ yếu. Nó giúp cho sự phát triển sức bền chung mặt khác giúp cho phát triển sức bền chuyên môn. Đặc biệt trong Đẩy gậy phải dụng sức mạnh của chân, tay, cơ thể của mình cho phù hợp với tình huống diễn ra trong trận đấu. Cách thực hiện test và thu thập số liệu: VĐV ngồi cầm gậy có treo tạ (5kg) ở đầu bên kia khi có hiệu lệnh thì di chuyển đến đích 20m, thành tính bằng giây. 5. Kết quả quá trình tuyển chọn Sau quá trình tuyển chọn và kiểm tra sát sao, tôi đã lựa chọn được các vận động viên có thành tích cao ở các test kiểm tra để đưa vào huấn luyện. Những học sinh được tuyển chọn đảm bảo: yêu thích các hoạt động TDTT; có sức khỏe và các tố chất thể lực tốt đặc biệt là tố chất sức mạnh trong đó sức mạnh bền và sức mạnh bột phát được đánh giá cao; có tâm lý vững vàng, bản lĩnh trong cuộc sống. Tùy theo từng hạng cân và nhân tố, tôi đã tuyển chọn được từ 2 đến 3 vận động viên cho mỗi hạng cân. Thể hiện cụ thể ở Bảng 2 Bảng 2. Kết quả tuyển chọn vận động viên STT Họ và tên Giới tính Lớp Hạng cân 1 Nguyễn Thị Dương Nữ 10A5 41 kg 2 Ngô Minh Ánh Nữ 10A2 41 kg 3 Nguyễn Thị Hoa Nữ 10A4 44 kg 4 Nguyễn Thị Ánh Nữ 10A1 44 kg 5 Nguyễn Thị Hoà Nữ 10A4 47 kg 12
- STT Họ và tên Giới tính Lớp Hạng cân 6 Nguyễn Thị Thanh Nữ 10A2 47kg 7 Nguyễn Thị Thu Nữ 10A6 50kg 8 Đinh Thị Thuỳ Dương Nữ 10A2 50kg 9 Phạm Thị Thuý Nữ 10A4 53kg 10 Trần Thị Chung Nữ 10A4 53kg 11 Nguyễn Thị Thu Hoài Nữ 10A4 56kg 12 Trần Thị Linh Nữ 10A6 56kg 13 Đinh Thị Hạnh Nữ 10A2 59kg 14 Phùng Thị Anh Thư Nữ 10A3 59kg 15 Đặng Minh Quang Nam 10A2 44 kg 16 Đào Biên Thuỳ Nam 10A3 44 kg 17 Đào Duy Đức Nam 10A5 47 kg 18 Bùi Đức Mạnh Nam 10A6 47kg 19 Đinh Văn Chiến Nam 10A5 50kg 20 Trần Mạnh Kiên Nam 10A1 50kg 21 Nguyễn Tài Long Nam 10A2 53kg 22 Phạm Tiến Dũng Nam 10A2 53kg 23 Đỗ Minh Tuấn Nam 10A6 56kg 24 Đào Duy Đức Nam 10A5 56kg 25 Phạm Văn Huy Nam 10A2 59kg 26 Nguyễn Chí Hiếu Nam 10A6 59kg 27 Nguyễn Kim Thành Nam 10A6 65kg 13
- Chương 3 Lựa chọn hệ thống bài tập cho đội tuyển Đẩy gậy trường THPT Trần Hưng Đạo 1. Thu thập và lựa chọn hệ thống các bài tập để đưa vào huấn luyện Tôi đã đọc các tài liệu liên quan tới môn đẩy gậy như: Luật đẩy gậy Việt Nam 2009; Xem các video hướng dẫn tập luyện và thi đấu đẩy gậy; các bài giới thiệu về môn Đẩy gậy trên mạng Internet; Tham khảo ý kiến của các huấn luyện viên đã trực tiếp tham gia thi đấu và huấn luyện Đẩy gậy để tìm hiểu về kỹ thuật, chiến thuật và xác định hệ thống các bài tập sẽ đưa vào sử dụng trong quá trình tập luyện. Sau quá trình nghiên cứu, lựa chọn tôi đã đưa ra được các bài tập bổ trợ, bài tập kỹ thuật, bài tập thể lực và bài tập chiến thuật như sau: 1.1 Các bài tập bổ trợ * Bài tập 1: Đi vịt thấp Ảnh 1: Đi vịt thấp Mục đích: để tăng lực bám trụ. Kỹ thuật: Người ở tư thế ngồi, trọng tâm dồn vào hai bàn chân, tay chống hông, lưng thẳng, lăn bàn chân di chuyển về phía trước, để trọng tâm cơ thể thấp nhất + Tập tư thế đi vịt lên đường dốc, đi xuống dốc, kéo vật nặng … 14
- + Di chuyển 20 25m: Lặp lại 4 lần với nam và 3 lần đối với nữ, nghỉ ngơi giữa các lần là 2 phút, các buổi sau có thể tăng số lần, tăng độ dài hoặc tăng độ khó như lên dốc. *Bài tập 2: Đứng lên ngồi xuống Mục đích: Tăng cường sư dẻo dai, linh họat của đôi chân. Kỹ thuật: Tay để sau gáy, chân rông bằng vai đứng lên thẳng chân , ngồi xuống hết sau đó lai đứng lên. + Kết hợp với viêc mang theo vật nặng khi đứng lên , ngồi xuống. + Tùy theo trong lượng mang theo có thể thay đổi từ 20 60 lần, lặp lại 34 lần , quãng nghỉ 2 phút. Ảnh 2: Đứng lên, ngồi xuống * Bài tập 3 : Kỹ thuật bật ưỡn thân Mục đích: Tập kỹ thuật bật ưỡn thân nhằm tăng sức chịu đau cơ bụng, cơ lưng, độ bám chân trụ, sức bền Kỹ thuật bài tập: Thực hiện giống động tác bật nhảy ưỡn thân trong nhảy xa ưỡn thân.. + Bật 20 30m; lặp lại 34 lần, tăng dần theo thời gian tập luyện. 15
- Ảnh 3: Bài tập bật nhảy ưỡn thân * Bài tập 4: Kỹ thuật đi xe kút kít Mục đích: Tập kỹ thuật đi xe kút kít nhằm tăng sức mạnh cơ tay, sức chịu đau lòng bàn tay, cơ lưng Kỹ thuật: Nằm sấp chống hai tay lên và nhờ bạn tập cầm lấy 2 chân. Hai tay thay chân di chuyển về trước. Với bài tập này người dùng tay dùng lực tay để chống lại lực đẩy của người cầm chân mình, như vậy cả hai người đều tập luyện tích cực. + Di chuyển 15 m 20m ; lặp lại nam 4 lần, nữ 3 lần; ngh ỉ ng ơi gi ữa các lần là 2 đến 3 phút. các buổi sau có thể tăng số lần hoặc tăng độ dài. + Tăng dần số lần di chuyển; di chuyển lên, xuống dốc. *Bài tập 5: Chống đẩy Mục đích: Tăng cường sức mạnh, sư khéo léo của cơ thể nhất là sức mạnh bền của tay và chân. Kỹ thuât: Nằm sấp, tiếp xúc đất bằng 2 mũi bàn chân và 2 tay. Từ từ hạ thấp thân người xuống nhưng không chạm đất, tay co ở khớp khủy. Sau đó lại trở về tư thế ban đầu và thưc hiện tiếp tục. + Bắt đầu 18 lần với nữ, 30 lần với nam. Sau đó tăng dần qua các buổi tập, có thể mang theo vật nặng khi luyện tập. 16
- Ảnh 4: Bài tập chống đẩy 1.2 Các bài tập kỹ thuật * Bài tập 1: Cầm gậy Ảnh 5: Bài tập cầm gậy Vận động viên chỉ được dùng bàn tay và các ngón tay để cầm gậy (có thể đi găng tay, hoặc cầm một miếng mút hoặc khăn) được phép tỳ vào phần cơ thể từ thắt lưng trở xuống đến đầu gối nhưng không được rời 2 tay khỏi gậy, để tay cầm đầu gậy tỳ vào háng ngay giữa xương chậu, tay kia cầm chặt vào thân gậy. 17
- Tay cầm gậy phải thẳng, không được để 3 điểm chạm. Khi chuẩn bị thi đấu, điểm giữa gậy phải ở đúng tâm của sân thi đấu và VĐV phải cầm gậy song song với sân đấu, không được cầm vượt quá phần gậy quy định của mỗi bên. * Bài tập 2: Tư thế đứng trụ cơ bản ban đầu Ảnh 7: Bài tập tư thế trụ cơ bản Ảnh 6: Tư thế trụ cơ bản ban đầu Tập tư thế hai chân trụ ngang bằng nhau, một tay nắm chặt đầu gậy để trong lòng bàn tay, ngay giữa xương chậu, tay kia thẳng nắm chặt thân gậy, lưng thẳng, trọng tâm dồn vào hai chân, mắt quan sát đối phương để tìm chổ yếu của đối phương * Bài tập 3: Kỹ thuật di chuyển, tấn công Khi di chuyển trong đẩy gậy ta phải di chuyển các bước ngắn, chắc chắn, giống như kỹ thuật đi vịt thấp, không nên để thân người ở tư thế cao vì rất dễ bị đối phương tấn công. Quan sát kỹ đối thủ của mình. Nếu thấy lực tấn công của họ yếu thì ta sẽ tấn công bằng cách di chuyển về trước nhằm đẩy đối thủ ra khỏi vòng; 18
- hoặc dùng kỹ thuật sóc gậy, thúc gậy xoay gậy… để giảm sức tấn công của đối phương. Khi đối thủ sơ xuất tiến hành tấn công giành thắng lợi. Ảnh 7: Kĩ thuật di chuyển, tấn công * Bài tập 4: Kỹ thuật phòng thủ Ngồi trụ ở tư thế chắc chắn, nếu bị đối thủ dùng kỹ thuật sóc gậy, thúc gậy, xoay gậy thì dùng tay cầm thân gậy nâng đầu gậy lên, giữ gậy chắc chắn không để cho thân người chạm bất cứ bộ phận nào vào gậy, kiên trì tư thế thủ vững chắc, chờ khi đối thủ mệt không đủ sức tấn công thì mình tấn công. Nếu bên đối thủ tấn công mạnh thì thủ bằng cách ép gậy tức là dùng lực của 2 đầu gối ép xuống để giữ cho đối phương không tấn công được. 19
- Ảnh 8: Kĩ thuật phòng thủ 1.3 Các bài tập thể lực * Bài tập 1: Bật cóc Mục đích: Tập kỹ thuật bật cóc để tăng sức trụ, sức mạnh bàn chân và sức tấn công đối phương. Kỹ thuật: Từ tư thế đi vịt chuyển qua tư thế bật cóc, dùng lực bàn chân, lực cơ đùi, để đưa cơ thể lên cao về trước, tiếp xúc đất bằng mũi bàn chân, cố gắng bật cao, xa càng tốt. + Tập bật lên dốc, bật xuống dốc, bật mang vật nặng trên vai. + Di chuyển 20 25m: Lặp lại 4 lần với nam và 3 lần đối với nữ, nghỉ ngơi giữa các lần là 2 phút, các buổi sau có thể tăng số lần, tăng độ dài hoặc tăng độ khó như lên dốc. * Bài tập2: Nâng, gánh vật nặng (tạ, vật nặng) Mục đích: Tập kỹ thuật nâng vật nặng giữ tư thế lâu tăng sức chịu đựng, sức bền của cơ bắp tay, cơ bắp chân để làm mất khả năng bám trụ của đối phương cũng như có sức mạnh trong di chuyển. 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn