Một nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ thường do nhà sản xuất, kinh doanh đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên, slogan (khẩu hiệu) của doanh nghiệp thường do một đội ngũ chuyên nghiệp gọi là “copy writer” viết ra.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Slogan cũng bị nhái, bản quyền như thế nào?
- Slogan cũng bị nhái, bản quyền thế nào?
Một nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ thường do nhà sản xuất, kinh
doanh đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên, slogan (khẩu hiệu) của doanh
nghiệp thường do một đội ngũ chuyên nghiệp gọi là “copy writer”
viết ra. Một công ty “mua” được một slogan ưng ý rồi đứng ra
đăng ký bảo hộ. Còn “copy writer” lại không có quyền đăng ký
bảo hộ vì luật chỉ cho phép các tổ chức sản xuất, kinh doanh, có
tạo ra hàng hoá mới được đăng ký nhãn hiệu đối với hàng hoá
đó. Đây cũng là thiệt thòi cho người sáng tác slogan. Họ vắt óc
cho ra một slogan ấn tượng nhưng chưa có sản phẩm thích hợp
để “cặp kè” mà nhỡ trà dư tửu hậu ăn nói hớ hênh rất dễ bị người
khác cuỗm mất!
- Slogan (khẩu hiệu) là phần “tinh tuý” không thể thiếu trong một
mẩu quảng cáo. Để có một câu slogan hay, nhà sản xuất hoặc
nhà quảng cáo đã phải đầu tư rất nhiều trí tuệ lẫn tiền bạc. Chính
vì vậy, những câu slogan ăn khách càng dễ trở thành đối tượng
bị “chôm chỉa”...
“Cầm nhầm” tràn lan
Gần đây, Ban giám đốc hệ thống siêu thị Co.op Mart phát hiện
câu slogan “Bạn của mọi nhà” của mình bỗng nhiên bị siêu thị HN
lấy “dùng chung”. Mặc dù chỉ cách Co.op Mart Cống Quỳnh
(Quận 1 Tp.HCM) vài trăm mét nhưng Siêu thị HN vẫn hồn nhiên
treo bảng “Bạn của mọi nhà”.
- Còn tại Hải Phòng, Siêu thị Minh Khai cũng trưng câu khẩu hiệu
này mặc dù không có dây mơ rễ má gì với Co.op Mart.
Tuy về phông chữ và cách trình bày slogan ở mỗi siêu thị có khác
nhau nhưng với nội dung “copy” 100% như trên rất dễ làm người
tiêu dùng bị nhầm giữa “bạn” này với các “bạn” khác. Điều này
làm cho Co.op Mart khá đau đầu.
Mới đây, báo Pháp luật Tp.HCM đã phản ảnh một trường hợp
“đạo” thơ để làm slogan quảng cáo cho sản phẩm ...trị hôi nách.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân - tác giả của bài thơ đã phải la làng khi
câu thơ “Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu” của mình bị cải
biên thành “Ai cũng hiểu, chỉ có mình không hiểu”.
- Còn rất nhiều những trường hợp “chôm chỉa” slogan trong các
sản phẩm thuộc dạng thường thường bậc trung không kể hết. Đa
số những trường hợp bị “chôm” đều có tâm lý không muốn làm
rùm beng nên nạn “đạo” slogan quảng cáo càng có xu hướng gia
tăng.
Lấn cấn chuyện đăng ký bản quyền
Theo luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn, Văn phòng luật sư Phạm và
Liên danh, ở một số nước như Anh, Mỹ... những câu slogan độc
đáo có thể được bảo hộ theo luật bản quyền tương tự các tác
phẩm văn học, nghệ thuật không cần đăng ký vẫn được bảo hộ.
Ngoài ra, slogan có thể được bảo hộ như một nhãn hiệu hàng
hoá nếu câu slogan đó có tính phân biệt.
- Ở nước ta mặc dù slogan cũng được viết ra, cũng có một sự
sáng tạo nhất định nhưng lại không được xem là tác phẩm như
truyện, thơ, ca khúc, bài báo.. nên không được bảo hộ theo luật
bản quyền. Do vậy, doanh nghiệp có slogan mà sợ bị mất thì chỉ
có một cách là đăng ký bào hộ dưới dạng hàng hoá.
Tuy nhiên, theo Luật gia Nguyễn Thanh Long - chuyên viên phụ
trách đăng ký slogan tại văn phòng Phạm và Liên danh, việc đăng
ký bảo hộ slogan tại Việt Nam mới diễn ra trong vòng vài ba năm
gần đây. Vì loại hình này còn mới mẻ nên cũng khá khó khăn khi
đụng đến luật. Đến nay chúng ta vẫn chưa có quy định cụ thể về
tiêu chí cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ.
- Một số slogan quen thuộc đã được cấp bảo hộ dưới dạng nhãn
hiệu hàng hoá như “Khơi nguồn cảm hứng sáng tạo mới” và
“Khơi nguồn sáng tạo” (Cà phê Trung Nguyên), “Viết nên cuộc
sống” (Bút bi Thiên Long), “1.000 năm sau hoa sen vẫn nở”
(Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm)...
Những slogan nói trên có khả năng phân biệt với sản phẩm cùng
loại của công ty khác và không có ý tán dương sản phẩm một
cách trực tiếp nên được chấp nhận bảo hộ.
Tuy nhiên, việc từ chối bảo hộ cũng có năm, bảy lý do xuất phát
từ “cảm tính”. Chẳng hạn câu khẩu hiệu “Tốt hơn ngày hôm qua”
của Công ty Dược Long An đăng ký nhưng bị từ chối vì nội dung
- chung chung quá. Thế nhưng thế nào là “chung chung” thì cơ
quan chức năng cũng tỏ ra khá... chung chung.
Trong trường hợp câu slogan “Bạn của mọi nhà”, Co.op Mart đã
đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn
hiệu hàng hoá và độc quyền sử dụng, nhưng vẫn bị vi phạm như
thường.
Bà Nguyễn Thị Tranh, Giám đốc Co.op Mart cho biết cách đây
gần hai tháng, đơn vị này đã gửi văn bản “nhắc khéo” các siêu thị
đang dùng “Bạn của mọi nhà”. Sau đó, siêu thị HN giải thích vì...
không biết Co.op có văn bằng bảo hộ nên mới gắn bảng và hữa
sẽ chỉnh trang.
Chưa đăng ký vẫn có thể kiện
- Việc “mượn” slogan của sản phẩm khác dễ làm người tiêu dùng
liên tưởng đến một sự liên doanh, liên kết hay phán đoán rằng
đây là một dòng sản phẩm khác cùng do một hãng sản xuất. Vì
vậy, người thiệt hại đầu tiên chính là người sở hữu slogan.
Luật sư Đặng Thế Đức, Trưởng chi nhánh Văn phòng Luật sư
Vision & Associates tại Tp.HCM, cho rằng trường hợp khẩu hiệu
quảng cáo đã được đăng ký bảo hộ, các đơn vị khác dùng lại là vi
phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp.
Doanh nghiệp bị vi phạm có thể yêu cầu cơ quan chức năng can
thiệp, buộc bên kia chấm dứt vi phạm và có thể kiện ra toà đòi bồi
thường thiệt hại. Đối với những câu slogan chưa đăng ký (hoặc
đã đăng ký mà không được chấp nhận) nhưng người tiêu dùng
- nhận biết được đó là slogan đặc trưng của một loại sản phẩm thì
công ty bị “nhái” vẫn có thể kiện bên “nhái” theo hướng có hành vi
cạnh tranh không lành mạnh.