intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Slow Art Day: xem tranh chậm lại đi

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

42
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một nghiên cứu hồi 2001 cho thấy, khách đến bảo tàng Metropolitan thường chỉ xem một tác phẩm nghệ thuật trong 17 giây – một thói quen thị giác gọi là “liếc sơ”. Ngay cả những tác phẩm đình đám nhất dường như cũng chẳng níu mắt người được lâu hơn: bảo tàng Louvre phát hiện ra, khách chỉ ngắm nàng Mona Lisa trung bình có 15 giây. Trong một thời đại của hình ảnh chuyển động, của www được cập nhật không ngừng, các tác phẩm nghệ thuật truyền thống chắc chắn không thu hút đủ sự tập...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Slow Art Day: xem tranh chậm lại đi

  1. Slow Art Day: xem tranh chậm lại đi Một nghiên cứu hồi 2001 cho thấy, khách đến bảo tàng Metropolitan thường chỉ xem một tác phẩm nghệ thuật trong 17 giây – một thói quen thị giác gọi là “liếc sơ”. Ngay cả những tác phẩm đình đám nhất dường như cũng chẳng níu mắt người được lâu hơn: bảo tàng Louvre phát hiện ra, khách chỉ ngắm nàng Mona Lisa trung bình có 15 giây. Trong một thời đại của hình ảnh chuyển động, của www được cập nhật không ngừng, các tác phẩm nghệ thuật truyền thống chắc chắn không thu hút đủ sự tập trung mà chúng đáng ra phải có được. Slow Art Day (Ngày Chậm cho Nghệ thuật?), một sáng kiến đã được ba năm tuổi,
  2. đang tăng tốc chuẩn bị cho chương trình hành động năm 2013 – phải thay đổi “tệ nạn” xem nhanh, bằng một cuộc ngắm-tác-phẩm-đủ-lâu tại các bảo tàng trên thế giới. Logo của phong trào Mỗi năm một lần, Slow Art Day yêu cầu những người đến bảo tàng ngắm 5 tác phẩm nghệ thuật, mỗi cái 10 phút, thực hành loại phân tích thị giác vẫn thường được dạy trong các chương trình sử mỹ thuật mà ít được dạy ở các bảo tàng nghệ thuật. Sau khi xem xong như thế, những người tham gia Slow Art Day sẽ gặp nhau ăn trưa và cùng nói về trải nghiệm này. “Mục tiêu là tập trung vào mỹ thuật và nghệ thuật xem,” thông điệp của tổ chức nêu rõ. Tổ chức này bắt đầu sau khi người sáng lập, Phil Terry, đã dành ra nửa giờ để ngắm bức Fantasia (1943) của Hans Hoffmann tại bảo tàng Do Thái, vào triển lãm “Action/Abstraction” năm 2008. Terry trước đó cũng chẳng phải loại đặc biệt yêu thích mỹ thuật, nhưng trải nghiệm này đã khiến anh lóe lên một ý tưởng: giúp những người “ngoại đạo”
  3. hiểu hơn, yêu hơn những thứ mà bảo tàng đã mất công bày ra cho mình. “Người ta thường tới bảo tàng để cố xem được càng nhiều càng tốt, sau đó mệt rã rời, và không bao giờ quay lại,” Terry nói với tờ ARTnews. “Slow Art Day truyền năng lượng cho người xem.” Fantasia – bức tranh “khai sinh” phong trào xem chậm Những người tình nguyện làm hướng dẫn viên cho Slow Art Day đã tiếp xúc các cơ sở nghệ thuật trên thế giới, chuẩn bị cho ngày “xem chậm” của 2013, dự định là 27. 4, diễn ra tại nhiều gallery lớn, như gallery 440 tại Brooklyn, gallery Mỹ thuật New South Wales, Fondazione Palazzo Strozzi ở Florence, gallery Mỹ thuật Quốc gia ở Warsaw. Từ đây đến ngày diễn ra sự kiện, sẽ còn thêm nhiều địa chỉ nữa. Giống như phong trào “Slow Food” (Ăn chậm) kêu gọi mọi người nghĩ nhiều hơn đến thực phẩm mình đang ăn (chúng từ đâu đến, vị chúng
  4. thế nào…), hay phong trào “Slow Web” muốn chúng ta có suy nghĩ hơn khi ngốn ngấu vùi đầu online trên mạng, Slow Art Day muốn người xem nghĩ nhiều hơn đến bản thân tác phẩm và nghệ sĩ đã làm ra. Phong trào này buộc người xem phải nghĩ thấu đáo về một tác phẩm đơn lẻ, hơn là lướt lướt…, giúp người xem đấu tranh (và chiến thắng) thói xem sơ sài, thay vào đó là đào sâu vào tác phẩm. (Ở nước ta, nên chăng có phong trào “Vẽ chậm”? Vẽ chậm thôi, nghĩ cho kỹ, vẽ cho kỹ vào từng bức? Thế mới công bằng chứ!) Một người xem chậm tại Washington
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2