intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sơ cứu nhanh khi trẻ bị ngạt nước

Chia sẻ: Chim Chichbong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

92
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ba tháng hè là khoảng thời gian được trẻ trông đợi nhiều nhất trong năm. Bé có thể được tự do vui chơi, về quê hoặc đi du lịch cùng gia đình, được nghịch ngợm, phá phách nên cha mẹ không thể yên tâm. Vì vậy nếu chẳng may xảy ra tai nạn, dù chỉ là tai nạn nhỏ cũng sẽ làm mất đi ý nghĩa của những ngày hè đáng nhớ. Để dự phòng những tình huống xấu, mẹ hãy tìm hiểu một vài cách sơ cứu cho bé sau đây! ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sơ cứu nhanh khi trẻ bị ngạt nước

  1. Sơ cứu nhanh khi trẻ bị ngạt nước
  2. Ba tháng hè là khoảng thời gian được trẻ trông đợi nhiều nhất trong năm. Bé có thể được tự do vui chơi, về quê hoặc đi du lịch cùng gia đình, được nghịch ngợm, phá phách nên cha mẹ không thể yên tâm. Vì vậy nếu chẳng may xảy ra tai nạn, dù chỉ là tai nạn nhỏ cũng sẽ làm mất đi ý nghĩa của những ngày hè đáng nhớ. Để dự phòng những tình huống xấu, mẹ hãy tìm hiểu một vài cách sơ cứu cho bé sau đây! Cách tốt nhất đề phòng tai nạn là: Nhớ đừng bao giờ để trẻ một mình. Ảnh minh họa. Khi trẻ bị ngạt nước
  3. - Nhanh chóng đưa trẻ lên khỏi mặt nước bằng cách đưa cánh tay lên, câu sào dài, ném phao hoặc vớt nạn nhân lên...) - Đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí. - Nếu bất tỉnh, hãy kiểm tra xem trẻ còn thở hay không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không có sự chuyển động tức là trẻ đã ngưng thở. Cần tiến hành thổi ngạt miệng qua miệng 2 cái chậm. Sau đó, kiểm tra mạch cổ, mạch bẹn xem có đập không? Nếu không bắt được mạch tức là trẻ đã ngưng tim, phải tiến hành ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt liên tục trên đường chuyển bé tới cơ sở y tế. Khi trẻ còn tự thở, hãy đặt trẻ ở tư thế nằm nghiêng một bên để trẻ dễ nôn ói khi muốn. Cởi bỏ quần áo ướt và giữ ấm bằng cách đắp lên người trẻ đến cơ sở y tế ngay cả khi trẻ có vẻ bình thường hoặc đã hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu. Lưu ý: Không cần bỏ nhiều thời gian cho việc xốc nước vì có thể làm chậm việc cấp cứu thổi ngạt, tăng nguy cơ hít sặc. Động tác dốc ngược nạn nhân không nên thực hiện vì thường lượng nước vòa phổi rất ít.
  4. Lượng nước này sẽ được tống ra ngoài khi trẻ tự thở lại. Phải cấp cứu thổi ngạt ngay khi vừa đưa đầu nạn nhân lên khỏi mặt nước, trước khi vào bờ để tránh não và các cơ quan thiếu oxy lâu, chết tế bào não, dẫn tới tử vong hoặc di chứng não nặng nề. Cách phòng ngừa Không để trẻ nhỏ ở nhà một mình. Đậy kín các vật chứa nước trong nhà, không cho trẻ chơi một mình gần ao hồ, kệnh rạch, sông... Với trẻ bị động kinh, tuyệt đối không cho bơi. Cho trẻ học bơi để phòng ngừa sự cố xảy ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2