Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
SO SÁNH ĐIỆN NÃO ĐỒ BAN NGÀY VÀ BAN ĐÊM TRÊN BỆNH NHÂN<br />
ĐỘNG KINH<br />
Trần Quang Tuyến*, Lê Văn Tuấn**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Xác định tỉ lệ phóng điện dạng động kinh của điện não đồ có vai trò quan trọng trong chẩn<br />
đoán. Tỉ lệ phóng điện dạng động kinh có thể thay đổi theo chu kỳ ngày đêm đêm trên bệnh nhân động kinh.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tại Bệnh viện Chuyên Khoa Ngoại Thần Kinh Quốc Tế, chúng<br />
tôi tiến hành 2 bản ghi điện não (EEG) trên 52 bệnh nhân động kinh đang hoặc chưa điều trị từ tháng 10/2013<br />
đến 4/2014, bản ghi thứ nhất thực hiện vào ban ngày trong khoảng thời gian khoảng 15-20 phút, bản ghi thứ hai<br />
thực hiện vào ban đêm với khoảng thời gian từ 7-10 giờ tùy vào sinh hoạt và giấc ngủ của bệnh nhân.<br />
Kết quả: Trên EEG ban ngày, tỉ lệ bản ghi xuất hiện phóng điện dạng động kinh là 32,7%, trong đó phóng<br />
điện dạng động kinh vùng thái dương chiếm 11,5%, vùng trán đơn độc chiếm 3,9%, vùng trán và các vùng<br />
chung quanh chiếm 13,5%. Trên EEG ban đêm tỉ lệ bản ghi xuất hiện phóng điện dạng động kinh là 69,2%,<br />
trong đó phóng điện dạng động kinh vùng thái dương chiếm 23,1%, vùng trán đơn độc chiếm 21,2%, vùng trán<br />
và các vùng chung quanh chiếm 34,6%. Phân tích thống kê bằng phép kiểm Chi bình phương, EEG ban đêm có tỉ<br />
lệ phóng điện dạng động kinh cao gấp 1,84 lần so với EEG ban ngày.<br />
Kết luận: EEG ban đêm là kĩ thuật có giá trị cao trong khảo sát phóng điện dạng động kinh trên bệnh nhân<br />
động kinh.<br />
Từ khóa: điện não đồ, phóng điện dạng động kinh.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
COMPARING DAY-TIME AND NIGHT-TIME ELECTROENCEPHALOGRAM<br />
IN EPILEPTIC PATIENTS<br />
Tran Quang Tuyen, Le Van Tuan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 207 - 211<br />
Objectives: To determine and compare the frequency of epileptiform discharges (Eds) between day-time<br />
electroencephalogram (EEG) and night-time EEG among epileptic patients.<br />
Backgroud: Electroencephalogram is one of the most important technique in supporting diagnostic epilepsy.<br />
However, the sensitivity of day-time EEG is limited. It can be increased by prolonging the duration of EEG. On<br />
the other hand, the impaction of sleep also increases the frequency of EDs. For these reasons, we performed EEG in<br />
night-time period with many hours to evaluate epileptic patients.<br />
Methods: This was a case series study of 52 epileptic patients at International Neurosurgery Hospital from<br />
Oct 2013 to Apr 2014. Two EEG recordings of every patient in which the first EEG was day-time EEG in 15-20<br />
minutes and the second one was night-time EEG in 7-10 hours.<br />
Results: On day-time EEG, the frequency of EDs was 32.7%; EDs from temporal regions, frontal regions,<br />
total frontal and related regions were 11.5%, 3.9% and 13.5%, respectively. On night-time EEG, the frequency of<br />
EDs was 69.2%; EDs from temporal regions, frontal regions, total frontal and related regions were 23.1%, 21.2%<br />
and 34.6%, respectively. Night-time EEG, as compared with day-time EEG, was associated with higher frequency<br />
of EDs (RR = 1.84).<br />
*<br />
<br />
Bệnh viện Chuyên khoa Ngoại Thần kinh Quốc tế<br />
Tác giả liên lạc: BS. Trần Quang Tuyến<br />
ĐT: 0909181636<br />
<br />
Thần Kinh<br />
<br />
**<br />
<br />
Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh<br />
Email: tranquangtuyen1420@gmail.com<br />
<br />
207<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Conclusion: Prolonged night-time EEG is an useful technique in determining epileptiform discharges in<br />
epileptic patients.<br />
Key words: electroencephalogram, epileptiform discharges.<br />
ngày theo qui trình đo EEG thường qui với<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
khoảng thời gian kéo dài từ 15-20 phút; bản ghi<br />
Động kinh là bệnh lý thần kinh phổ biến<br />
thứ hai thực hiện vào ban đêm với khoảng thời<br />
không chỉ ở nước ta mà còn ở các nước khác trên<br />
gian kéo dài từ 7-10 giờ (đêm trước khi thực hiện<br />
thế giới. Trong quản lý động kinh thì chẩn đoán<br />
bản ghi thứ hai bệnh nhân được yêu cầu ngủ tối<br />
đúng và điều trị sớm là yêu cầu thiết yếu; tuy<br />
đa 5 giờ (≤ 16 tuổi) hoặc tối đa 3 giờ (>16 tuổi) và<br />
nhiên trên lâm sàng không phải lúc nào cũng<br />
không ngủ trong ngày cho đến khi đo EEG ban<br />
phân biệt được biểu hiện bất thường của bệnh<br />
đêm. Kết quả điện não đồ của hai bản ghi được<br />
nhân liên quan tới bệnh động kinh hay những<br />
đánh giá theo tiêu chí: bình thường, bất thường<br />
bệnh lý khác(11). Từ đó sự ra đời của EEG là một<br />
(có hoặc không có phóng điện dạng động kinh,<br />
bước tiến lớn trong việc hỗ trợ chẩn đoán và<br />
đặc điểm sóng bất thường).<br />
theo dõi điều trị bệnh động kinh. Một số nghiệm<br />
Kết quả nghiên cứu được phân tích bằng<br />
pháp như kéo dài thời gian đo, gây thiếu ngủ và<br />
phương pháp phân tích đơn biến sử dụng phép<br />
đo trong giấc ngủ đã được thực hiện nghiên cứu<br />
kiểm Chi bình phương.<br />
và ứng dụng nhằm làm tăng khả năng ghi nhận<br />
KẾT QUẢ<br />
phóng điện dạng động kinh trên EEG. Tuy nhiên<br />
tại Việt Nam có rất ít trung tâm thực hiện EEG<br />
Nghiên cứu gồm 52 bệnh nhân động kinh, có<br />
kéo dài nhiều giờ và chưa có nghiên cứu nào về<br />
28 nam (53,9%) và 24 nữ (46,1%). Tuổi trung bình<br />
giá trị EEG ban đêm trên bệnh nhân động kinh.<br />
là 25,12 (từ 6 đến 84 tuổi) trong đó ≤ 16 tuổi<br />
Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này<br />
nhằm xác định và so sánh tỉ lệ phóng điện dạng<br />
động kinh của điện não đồ ban ngày và ban đêm<br />
trên bệnh nhân động kinh.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca<br />
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên 52 bệnh<br />
nhân động kinh đến khám và điều trị tại Bệnh<br />
Viện Chuyên Khoa Ngoại Thần Kinh Quốc Tế từ<br />
tháng 10/2013 đến 4/2014. Bệnh nhân đồng ý<br />
tham gia nghiên cứu được thu thập các thông tin<br />
như tuổi, giới, tiền căn bệnh lý, thời gian mắc<br />
bệnh, chẩn đoán cơn trên lâm sàng, đặc điểm<br />
cơn động kinh, kết quả khám thần kinh, kết quả<br />
hình ảnh học. Sau đó bệnh nhân được thực hiện<br />
2 bản ghi điện não bằng máy điện não vi tính 21<br />
kênh hiệu Nicolet, điện cực được đặt theo hệ<br />
thống quốc tế 10-20, phòng đo được thiết kế<br />
riêng với ánh sáng mờ, yên tĩnh, có máy điều<br />
hòa nhiệt độ, có micro để liên lạc với bên ngoài<br />
khi cần. Bản ghi EEG thứ nhất thực hiện vào ban<br />
<br />
208<br />
<br />
chiếm 48,1%, 17-64 tuổi chiếm 46,2%, ≥ 65 tuổi<br />
chiếm 5,8%. Bệnh nhân có tiền căn bình thường<br />
chiếm 55,8%, trong số 44,2% bệnh nhân có tiền<br />
căn bệnh lý thì thường gặp nhất là tiền căn co<br />
giật do sốt và/hoặc chậm phát triển tâm thần<br />
chiếm tỉ lệ cao với 19,2%. Khoảng thời gian bị<br />
động kinh trung bình là 4,96 năm với thời gian<br />
ngắn nhất là dưới 1 năm và dài nhất là 38 năm.<br />
Khoảng thời gian trung bình tính từ cơn động<br />
kinh cuối cho đến lúc đo điện não ban đêm<br />
trung bình là 11,56 ngày; trong đó số bệnh nhân<br />
có cơn trong vòng 3 ngày trước khi đo EEG giấc<br />
ngủ đêm chiếm tỉ lệ cao nhất là 42,6%, khoảng từ<br />
4 – 7 ngày và 8 - 30 ngày chiếm tỉ lệ lần lượt là<br />
19,2% và 29,6%; ≥30 ngày chiếm 7,7%. Có 28<br />
bệnh nhân có trên 10 cơn trong 1 tháng gần đây<br />
chiếm 53,8%. Bệnh nhân có bất thường về thần<br />
kinh hay chậm phát triển khi khám chiếm 26,9%.<br />
Chẩn đoán lâm sàng về loại cơn động kinh<br />
có kết quả cơn động kinh cục bộ chiếm đến 41<br />
trường hợp trong khi đó cơn toàn thể chỉ có 11<br />
trường hợp; trong cơn cục bộ, thường gặp nhất<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
là động kinh cục bộ toàn thể hóa thứ phát với<br />
67,3%; trong cơn toàn thể thì cơn co cứng co giật<br />
chiếm tỉ lệ cao với 17,3%.<br />
Có 45/52 bệnh nhân được thực hiện hình ảnh<br />
học (CT scan hoặc MRI). Khảo sát tiêu chí sự phù<br />
hợp về vị trí tổn thương hình ảnh học (nếu có)<br />
với vị trí phóng điện dạng động kinh trên EEG,<br />
tỉ lệ phù hợp đối với EEG ban ngày là 62,5%,<br />
EEG ban đêm là 73,3%.<br />
Bảng 1: Đặc điểm của các sóng bất thường trên EEG<br />
ban ngày và ban đêm<br />
Bình thường<br />
Bất thường không có<br />
dạng động kinh<br />
Phóng điện dạng<br />
động kinh<br />
<br />
EEG ban ngày<br />
30 (57,7%)<br />
5 (9,6%)<br />
<br />
EEG ban đêm<br />
11(21,2%)<br />
5 (9,6%)<br />
<br />
17 (32,7%)<br />
<br />
36 (69,2%)<br />
<br />
Nhận xét: Trên EEG ban ngày số trường hợp<br />
ghi nhận có sự xuất hiện phóng điện dạng động<br />
kinh chiếm tỉ lệ 32,7%. Khi thực hiện EEG ban<br />
đêm, ghi nhận thêm 19 trường hợp có bất<br />
thường này, nâng tổng số bản ghi có xuất hiện<br />
phóng điện động kinh lên 36 trường hợp chiếm<br />
tỉ lệ 69,2%.<br />
Sử dụng phép kiểm 2 McNemar cho kết quả<br />
xác suất xuất hiện các phóng điện dạng động của<br />
nhóm thực hiện EEG ban đêm cao gấp 1,84 lần<br />
so với nhóm thực hiện EEG ban ngày.<br />
Bảng 2: Vị trí của các phóng điện dạng động kinh<br />
trên bản ghi EEG<br />
EDs trán đơn độc<br />
EDs trán + vùng xung<br />
quanh<br />
EDs thái dương<br />
EDs vùng khác<br />
Không có EDs<br />
Tổng<br />
<br />
EEG ban ngày EEG ban đêm<br />
2 (3,9%)<br />
11(21,2%)<br />
5 (9,6%)<br />
7 (13,5%)<br />
6 (11,5%)<br />
4 (7,7%)<br />
35(67,3%)<br />
52 (100%)<br />
<br />
12 (23,1%)<br />
6 (11,5%)<br />
16 (30,8%)<br />
52 (100%)<br />
<br />
Nhận xét: Trên EEG ban ngày, vị trí thường<br />
gặp nhất của các phóng điện dạng động kinh là<br />
vùng thái dương chiếm 35,3%, vùng trán đơn<br />
độc chiếm tỉ lệ không cao, tuy nhiên nếu tính<br />
gộp cả vùng trán và vùng trán đi kèm với các<br />
vùng lân cận thì chiếm đến 41,2%; ít gặp nhất là<br />
phóng điện dạng động kinh toàn thể ngay từ<br />
<br />
Thần Kinh<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
đầu. Trong các bản ghi EEG ban đêm bất thường<br />
có dạng động kinh, vị trí thường gặp nhất của<br />
các phóng điện dạng động kinh vẫn là vùng thái<br />
dương với tỉ lệ 33,3%, tuy nhiên phóng điện<br />
dạng động kinh vùng trán đơn độc tăng lên<br />
đáng kể. Nếu gộp vùng trán và các vùng liên<br />
quan vùng trán thì tỉ lệ đạt đến 50%. Ít gặp nhất<br />
vẫn là phóng điện dạng toàn thể ngay từ đầu.<br />
Bảng 3: Liên hệ giữa khả năng ghi nhận EDs trên<br />
EEG với một số yếu tố khác<br />
<br />
Giới<br />
Nhóm tuổi<br />
Thời gian bị động kinh<br />
Số cơn động kinh<br />
trong tháng<br />
Khoảng thời gian từ cơn<br />
cuối đến lúc đo<br />
Dấu thần kinh khu<br />
trú/chậm phát triển<br />
<br />
Giá trị P<br />
EEG ban ngày EEG ban đêm<br />
0,08<br />
0,82<br />
0,22<br />
0,92<br />
0,04<br />
0,07<br />
0,04<br />
0,029<br />
0,029<br />
0,34<br />
<br />
0,025<br />
<br />
Nhận xét: Trên EEG ban ngày, quan sát thấy<br />
có mối liên quan giữa phóng điện dạng động<br />
kinh trên EEG ban ngày với thời gian bị động<br />
kinh (p=0,04) và số cơn động kinh trong tháng<br />
(p=0,04). EEG ban đêm thì không ghi nhận sự<br />
liên quan giữa phóng điện dạng động kinh với<br />
thời gian bị bệnh động kinh (p=0,07); tuy nhiên<br />
ngoài sự liên quan với số cơn động kinh trong<br />
tháng (p = 0,029), còn ghi nhận sự liên quan giữa<br />
phóng điện dạng động kinh trên EEG ban đêm<br />
với thời gian từ lúc xuất hiện cơn cuối cùng đến<br />
lúc đo điện não (p = 0,029) và với dấu thần kinh<br />
khu trú/chậm phát triển (p = 0,025).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Bên cạnh biểu hiện lâm sàng thì điện não đồ<br />
được xem như phương tiện quan trọng bậc nhất<br />
trong việc hỗ trợ chẩn đoán động kinh. Tuy<br />
nhiên vì thời gian khảo sát ngắn nên độ nhạy<br />
của bản ghi EEG ban ngày thường không cao(13).<br />
Do đó kéo dài thời gian đo được xem như một<br />
trong những biện pháp hữu ích nhằm nâng cao<br />
vai trò của EEG(15). Tác giả Faulkner thực hiện<br />
điện não đồ lưu động trên bệnh nhân động kinh<br />
nhận thấy thời gian đo càng dài thì khả năng ghi<br />
<br />
209<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
nhận sóng động kinh càng tăng(3). Ngoài ra do<br />
sinh lý giấc ngủ với cơ chế sinh bệnh của cơn<br />
động kinh có mối quan hệ chặt chẽ mà cả giấc<br />
ngủ lẫn sự thiếu ngủ đều làm tăng tần suất của<br />
phóng điện dạng động kinh trên điện não đồ<br />
cũng như khả năng xuất hiện cơn động kinh trên<br />
lâm sàng. Shinnar và cộng sự ghi nhận nhiều<br />
trường hợp chỉ trong giấc ngủ mới ghi nhận<br />
được hoạt động dạng gai nhọn trên điện não<br />
đồ(7). Vì vậy bản ghi điện não trong giấc ngủ<br />
nhiều giờ vào ban đêm thường được sử dụng để<br />
khảo sát bệnh động kinh.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số lượng<br />
bệnh nhân nam lớn hơn bệnh nhân nữ, tuy<br />
nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê<br />
(p=0,58), điều này khá phù hợp với một số<br />
nghiên cứu khác về tỉ lệ nam/nữ trong nhiều<br />
nghiên cứu khác(1,8); từ đó góp phần thể hiện<br />
phân bố giới tính của bệnh động kinh trong cộng<br />
đồng dân số chung(4).<br />
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là<br />
25,12 .Trong đó nhóm trẻ em và người trưởng<br />
thành chiếm đa số và tương đương nhau, do<br />
nghiên cứu chúng tôi được thực hiện ở bệnh<br />
viện chuyên khoa về thần kinh nên đối tượng đa<br />
dạng hơn nhiều nghiên cứu khác(8,9). Cũng vì lý<br />
do đó mà nhóm bệnh nhân có tiền căn bệnh lý<br />
thường gặp trên động kinh ở người lớn như<br />
chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não<br />
không chiếm tỉ lệ cao; ngược lại nhóm nguyên<br />
nhân co giật do sốt và chậm phát triển lại chiếm<br />
ưu thế.<br />
Thời gian mắc bệnh động kinh trong mẫu<br />
nghiên cứu trung bình là 4,96 năm, có 51,9%<br />
bệnh nhân trong nghiên cứu xuất hiện cơn đầu<br />
tiên trong 1 năm tính đến ngày ghi EEG. Thởi<br />
gian này cao hơn tác giả Đỗ Quốc Hùng(2) và<br />
thấp hơn tác giả Jozsef Janszky(5). Sự khác nhau<br />
giữa các nghiên cứu có lẽ đến từ tiêu chí chọn<br />
mẫu: Đỗ Quốc Hùng chọn bệnh nhân động kinh<br />
chưa được điều trị, trong khi Jozsef Janszky lại<br />
chọn bệnh nhân động kinh cục bộ phức tạp<br />
kháng trị để đưa vào nghiên cứu.<br />
<br />
210<br />
<br />
Cơn động kinh toàn thể chỉ chiếm 21,1%<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi với đa số là cơn<br />
co cứng co giật. Cơn cục bộ chiếm tỉ lệ cao lên<br />
đến 78,9% cơn cục bộ toàn thể hóa thứ phát<br />
chiếm tỉ lệ cao nhất 67,3%. Kết quả này tương<br />
đối giống một số nghiên cứu khác. Theo nghiên<br />
cứu trên 183 bệnh nhân động kinh tại Bệnh viện<br />
Chợ Rẫy của tác giả Lê Văn Tuấn vào năm 2007<br />
thì cơn toàn thể là 22,3%, cơn cục bộ 72,1%(10);<br />
trên nhóm bệnh nhân trẻ em trong nghiên cứu<br />
của tác giả Lê Thị Khánh Vân thì cơn toàn thể<br />
chiếm 30,9%, cơn cục bộ chiếm 61,1%, cơn không<br />
xác định 6,2%, hội chứng đặc biệt 1,8%(8).<br />
Thời gian bệnh nhân được đo EEG giấc ngủ<br />
đêm sau cơn động kinh cuối trung bình là 11,56<br />
ngày, trong đó đo trong vòng 3 ngày chiếm đến<br />
46,2%. Thởi điểm này phụ thuộc vào từng thiết<br />
kế nghiên cứu, ví như tác giả Đỗ Quốc Hùng<br />
hoàn thành các bản ghi EEG trong vòng 48 giờ<br />
tính từ cơn động kinh cuối(2), còn tác giả Võ Phan<br />
Kim Ngân thực hiện ghi điện não đồ trên bệnh<br />
nhân động kinh trẻ em trong vòng 24 giờ sau<br />
cơn động kinh(14).<br />
Cũng do cách thiết kế nghiên cứu khác nhau<br />
mà số cơn động kinh trong vòng một tháng cũng<br />
không giống nhau, chúng tôi có số bệnh nhân có<br />
từ 10 cơn động kinh trở lên trong tháng là 53,8%;<br />
dưới 10 cơn chiếm 46,2%. Nghiên cứu của tác giả<br />
Provini thực hiện trên 100 bệnh nhân động kinh<br />
thùy trán cũng có đến 61% trường hợp có trên 15<br />
cơn động kinh trong tháng(12). Theo tác giả Đỗ<br />
Quốc Hùng thì bệnh nhân có dưới 10 cơn động<br />
kinh đã xảy ra trước khi đo điện não, chiếm tỷ lệ<br />
72%, từ 10 cơn trở lên chiếm tỷ lệ 28%(2).<br />
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, trên<br />
EEG ban ngày bình thường chiếm tỉ lệ 57,7 %,<br />
bất thường chiếm tỉ lệ 42,3% trong đó bất thường<br />
có phóng điện dạng động kinh là 37,2%; đối với<br />
EEG ban đêm, số bản ghi bất thường tăng lên<br />
đến 78,8%; bất thường có phóng điện dạng động<br />
kinh là 69,2%. Thực hiện phép kiểm 2 McNemar<br />
cho thấy phóng điện dạng động kinh giữa 2 thời<br />
điểm khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001,<br />
RR = 1,84. Ngoài ra bản ghi trong khi EEG ban<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
ngày có tỉ lệ bản ghi phóng điện dạng động kinh<br />
riêng ở vùng trán thấp hơn đáng kể so với vùng<br />
thái dương, thì EEG ban đêm đã ghi nhận sự<br />
chênh lệch về vị trí phóng điện dạng động kinh<br />
giữa 2 vùng này là không đáng kể.<br />
Khảo sát sự phù hợp về vị trí tổn thương<br />
trên EEG và trên hình ảnh học trên những<br />
trường hợp bất thường ở cả 2 kĩ thuật này cho<br />
thấy sự phù hợp đối với EEG ban ngày là 62,5%<br />
và tăng lên đến 73,3% khi thực hiện EEG ban<br />
đêm. Ngoài ra còn quan sát thấy đối với EEG<br />
ban ngày có sự liên quan giữa khả năng xuất<br />
hiện EDs trên EEG với thời gian bị động kinh<br />
cũng như với tần suất cơn động kinh trong<br />
tháng, kết quả này giống với; trong khi đó bản<br />
ghi ban đêm lại cho thấy có sự liên quan giữa<br />
khả năng xuất hiện EDs trên EEG với tình trạng<br />
bất thường thần kinh và/hoặc tình trạng chậm<br />
phát triển, với tần suất cơn động kinh, và với<br />
thời gian tính từ lúc có cơn động cuối đến lúc đo<br />
điện não; kết quả này tương đối giống tác giả<br />
King MA(6), cũng như phần nào giống với tác giả<br />
tác giả Janszky(5) và tác giả Đỗ Quốc Hùng(2). Có<br />
thể nhận thấy với cỡ mẫu khác nhau, cách thiết<br />
kế nghiên cứu khác nhau nên mối liên hệ giữa<br />
khả năng ghi nhận EDs với các yếu tố khác cũng<br />
không giống nhau giữa các nghiên cứu.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
14.<br />
<br />
Tỉ lệ ghi nhận phóng điện dạng động kinh<br />
trên EEG ban ngày là 32,7%.<br />
<br />
15.<br />
<br />
Tỉ lệ ghi nhận phóng điện dạng động kinh<br />
trên EEG ban đêm là 69,2%.<br />
EEG ban đêm ghi nhận phóng điện dạng<br />
động kinh cao gấp 1,84 lần so với EEG ban ngày.<br />
<br />
Thần Kinh<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Đinh Quỳnh Tố Hương (2013). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm<br />
sàng và điều trị cơn động kinh đầu tiên ở người trưởng thành.<br />
Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 17 (1): 133-137.<br />
Đỗ Quốc Hùng (2012). Nghiệm pháp gây mất ngủ một phần<br />
trong việc phát hiện sóng dạng động kinh. Luận văn chuyên<br />
khoa cấp II, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.<br />
Faulkner HJ, Arima H, Mohamed A (2012). Latency to first<br />
interictal epileptiform discharge in epilepsy with outpatient<br />
ambulatory EEG. Clin Neurophysiol, 123 (9): 1732-5.<br />
Jallon P (1997). Epilepsy in Developing Countries. Epilepsia,<br />
38 (10): 1143-1151.<br />
Janszky J, Hoppe M, Clemens Z, et al (2005). Spike frequency<br />
is dependent on epilepsy duration and seizure frequency in<br />
temporal lobe epilepsy. Epileptic Disord, 7 (4): 355-9.<br />
King MA, Newton MR, Jackson GD, et al. (1998). Epileptology<br />
of<br />
the<br />
first-seizure<br />
presentation:<br />
a<br />
clinical,<br />
electroencephalographic, and magnetic resonance imaging<br />
study of 300 consecutive patients. Lancet, 352 (9133): 1007-11.<br />
Kotagal P, Yardi N (2008). The relationship between sleep and<br />
epilepsy. Semin Pediatr Neurol, 15 (2): 42-9.<br />
Lê Thị Khánh Vân (2011). Phân loại và điều trị động kinh trẻ<br />
em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP Hồ Chí Minh. Luận án Tiến<br />
sĩ, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.<br />
Lê Văn Tuấn (2003). Đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân và điều<br />
trị bệnh nhân động kinh tại khoa thần kinh bệnh viện Chợ<br />
Rẫy. Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 7 (1): 75-80.<br />
Lê Văn Tuấn (2007). So sánh phân loại cơn động kinh theo<br />
triệu chứng và theo hiệp hội chống động kinh quốc tế. Tạp chí<br />
Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 11 (1): 342-346.<br />
Panayiotopoulos CP (2009). General aspects of epilepsies. In:<br />
Panayiotopoulos CP (ed). A Clinical Guide to Epileptic<br />
Syndromes and their Treatment, 2nd edition, pp. 1-18.<br />
Springer.<br />
Provini F, Plazzi G, Tinuper P, et al (1999). Nocturnal frontal<br />
lobe epilepsy: A clinical and polygraphic overview of 100<br />
consecutive cases. Brain, 122 (6): 1017-1031.<br />
Tudor M, Tudor L, Tudor KI (2005). Hans Berger (1873-1941) –<br />
the history of electroencephalography. Acta Med Croatica, 59<br />
(4): 307-13.<br />
Võ Phan Kim Ngân (2012). Đặc điểm lâm sàng và điện não<br />
sau cơn trên bệnh nhân động kinh trẻ em. Luận văn thạc sĩ,<br />
Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.<br />
Wirrell EC (2010). Prognostic significance of interictal<br />
epileptiform discharges in newly diagnosed seizure disorders.<br />
J Clin Neurophysiol, 27 (4): 239-48.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
14/10/2014<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
20/10/2014<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
10/01/2015<br />
<br />
211<br />
<br />