Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
SO SÁNH GLUCOSE HUYẾT, C‐PEPTIDE VÀ BILAN LIPID TRƯỚC VÀ SAU <br />
ĂN BÚN MIẾN TRÊN NGƯỜI TÌNH NGUYỆN KHỎE MẠNH <br />
Nguyễn Viết Quỳnh Thư*, Trần Ngọc Minh**, Lê Huy Hùng*, Lâm Vĩnh Niên**, Trần Quang Khánh* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Glucid là thành phần chính gây tăng glucose huyết và triglycerid huyết sau ăn. Sự gia tăng <br />
glucose huyết sau ăn và dao động glucose huyết trong ngày được xem là nguyên nhân gây nên những biến <br />
chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường. <br />
Mục tiêu: So sánh mức tăng glucose huyết và tải carbohydrate (được đánh giá qua tình trạng tăng <br />
triglyceride) sau ăn giữa các sản phẩm tùy chọn như bún, miến và gạo thông thường. <br />
Phương pháp:Thử nghiệm lâm sàng có can thiệp trên 108 đối tượng tình nguyện không bị đái tháo đường. <br />
Kết quả: Glucose huyết hai giờ sau ăn chế độ ăn miến và bún khô thấp hơn glucose huyết hai giờ sau ăn chế <br />
độ ăn với cơm nấu từ gạo thông thường có ý nghĩa thống kê. Chế độ ăn với bún khô ít gây tăng glucose huyết <br />
sau ăn nhất. Nồng độ C‐peptide sau ăn với chế độ ăn bún và miến khô thấp hơn nồng độ C‐peptide với chế độ ăn <br />
cơm nấu bằng gạo thông thường. <br />
Kết luận: miến và bún khô có thể góp phần đa dạng hóa chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường và giúp <br />
giảm tình trạng tăng glucose huyết sau ăn. <br />
Từ khoá: Glucose huyết, C‐peptide, bilan lipid, đái tháo đường, bún miến. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
COMPARISION OF BLOOD GLUCOSE, C‐PEPTIDE AND LIPID PROFILE <br />
ON HEALTHY VOLUNTEERS BEFORE AND AFTER CONSUMING COMMON RICE <br />
AND VERMICELLI OR RICE NOODLE <br />
Nguyen Viet Quynh Thu, Tran Ngoc Minh, Le Huy Hung, Lam Vinh Nien, Tran Quang Khanh <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 464 ‐ 467 <br />
Background: Carbohydrates are the major contributor to the rise of postprandial blood glucose and <br />
triglyceride levels. Blood glucose levels after meal and fluctuations of blood glucose have been reported to induce <br />
chronic complications of diabetes. <br />
Objective and method: We conducted this research to compare the rise of blood glucose levels and <br />
carbohydrate loads (evaluated by the rise of blood triglyceride levels) before and after meals with common rice and <br />
rice noodle or vermicelli. A total of 108 participants volunteered into the trial. <br />
Result: Postprandial blood glucose levels after meals with vermicelli and rice noodle were significantly lower <br />
than those with common rice. The most modest increase in postprandial blood glucose levels was found in <br />
subjects with rice noodle. C‐peptide levels were lower after meals with rice noodle and vermicelli and rice noodle <br />
compared with normal rice. <br />
Conclusion: Vermicelli and rice noodle can be applied in diabetic diets to restrict the rise of postprandial <br />
blood glucose. <br />
Keywords: blood glucose, C‐peptide, lipid profile, diabetes, vermicelli, rice noodle. <br />
<br />
* Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, <br />
<br />
** Bộ môn Hóa Sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM <br />
<br />
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Viết Quỳnh Thư <br />
<br />
464<br />
<br />
ĐT: 0988802216 <br />
<br />
Email: bsquynhthu@gmail.com <br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
MỞ ĐẦU <br />
Dinh dưỡng là một thành tố không thể thiếu <br />
trong điều trị bệnh đái tháo đường. Trong khẩu <br />
phần dinh dưỡng dành cho bệnh nhân đái tháo <br />
đường, lượng glucid thường chiếm khoảng 50‐<br />
55% tổng nhu cầu cơ bản. Tuy nhiên glucid lại là <br />
thành phần chính gây tăng glucose huyết và <br />
triclycerid sau ăn. Sự gia tăng glucose huyết sau <br />
ăn và dao động glucose huyết trong ngày lại <br />
được xem là nguyên nhân gây nên những biến <br />
chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường thông <br />
qua quá trình sản xuất ra các gốc tự do(1). Do đó, <br />
việc thay đổi chất lượng và thành phần glucid <br />
cũng là một vấn đề cần được quan tâm trong <br />
bữa ăn hằng ngày. Tại Á châu nói chung và Việt <br />
Nam nói riêng, gạo và các sản phẩm chế biến từ <br />
gạo vẫn được xem là nền tảng trong chế độ dinh <br />
dưỡng. Nhằm mục đích làm giảm tình trạng <br />
tăng glucose và triglyceride huyết sau ăn, nhiều <br />
loại gạo khác nhau (ví dụ gạo lứt) cũng đã được <br />
khuyến cáo sử dụng trong bữa ăn của bệnh <br />
nhân đái tháo đường như một lựa chọn thay thế <br />
cho gạo thông thường(2,3). Để góp phần đa dạng <br />
hóa sự lựa chọn cho bệnh nhân, nhiều sản phẩm <br />
chế biến từ gạo như bún, miến cũng được đề <br />
nghị trong khẩu phần glucid. <br />
Mặc dù đã được sử dụng khá rộng rãi, đến <br />
nay vẫn chưa có một báo cáo nào so sánh mức <br />
tăng glucose huyết và tải carbohydrate (được <br />
đánh giá qua tình trạng tăng triglyceride) sau ăn <br />
giữa các sản phẩm tùy chọn như bún, miến và <br />
gạo thông thường. Vì vậy chúng tôi tiến hành <br />
nghiên cứu này nhằm mục đích cung cấp số liệu <br />
cho các chuyên gia dinh dưỡng có thể tư vấn <br />
giúp bệnh nhân đa dạng hóa chế độ ăn hằng <br />
ngày để nâng cao chất lượng cuộc sống và chất <br />
lượng điều trị bệnh đái tháo đường. <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
Mục tiêu nghiên cứu là so sánh tình trạng <br />
tăng glucose và dung mạo lipid huyết trước và <br />
sau ăn giữa chế độ ăn dùng gạo thông thường <br />
và chế độ ăn dùng bún hoặc miến làm thành <br />
<br />
Nội tiết<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
phần glucid trên các đối tượng khỏe mạnh bình <br />
thường không bị đái tháo đường. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm lâm sàng có <br />
can thiệp trên 108 đối tượng tình nguyện không <br />
bị đái tháo đường. Các đối tượng tham gia thử <br />
nghiệm là nhân viên y tế tại các Khoa Nội tiết, <br />
Khoa Nhi và nhân viên tại Bệnh viện Nguyễn <br />
Tri Phương đã được thăm khám sức khỏe định <br />
kỳ và chứng minh là không mắc bệnh đái tháo <br />
đường. Các đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ <br />
được cho ăn ba bữa ăn sáng với tổng năng lượng <br />
như nhau. Thành phần glucid: lipid: protid cũng <br />
được phân bố theo chế độ ăn chuẩn. Ngày thứ <br />
nhất thành phần glucid sẽ là gạo thông thường <br />
(cơm), ngày thứ hai thành phần glucid sẽ là bún <br />
khô và ngày thứ ba thành phần glucid sẽ được <br />
thay thế bằng miến khô với cùng trọng lượng. <br />
Glucose huyết, C‐peptide, cholesterol toàn phần, <br />
HDL‐C, LDL‐C và triglyceride sẽ được xét <br />
nghiệm vào lúc đói và hai giờ sau khi ăn bằng <br />
máu tĩnh mạch. Các mẫu xét nghiệm sẽ được <br />
tập trung và phân tích tại Trung tâm Chẩn đoán <br />
Y khoa MEDIC. Chúng tôi sử dụng phần mềm <br />
SPSS 11.0 để phân tích các số liệu thống kê. Sự <br />
khác biệt giữa các trị số trung bình của các biến <br />
số glucose huyết, C‐peptide, cholesterol, HDL‐C, <br />
LDL và triglyceride sẽ được kiểm định bằng <br />
phép kiểm Paired T‐test. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Có 108 đối tượng tình nguyện tham gia thử <br />
nghiệm bao gồm 18 nam và 90 nữ. Độ tuổi trung <br />
bình là 37,2 ± 11,5 tuổi, chiều cao trung bình là <br />
157,7 ± 6,7 cm, và cân nặng trung bình là 54,3 ± <br />
9,5 kg. Chỉ số khối cơ thể trung bình của nhóm <br />
đối tượng tham gia nghiên cứu là 22,8 ± 1,7. Các <br />
kết quả glucose huyết đói, C‐peptide và dung <br />
mạo lipid trong ba ngày thử nghiệm lâm sàng <br />
được trình bày trong các bảng sau. <br />
<br />
465<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Bảng 1: So sánh glucose huyết, C‐peptide, dung mạo <br />
lipid trước và hai giờ sau ăn chế độ ăn với thành phần <br />
glucid là cơm nấu bằng gạo thông thường (N1). <br />
Biến số<br />
Đường huyết (mmol/l)<br />
C-peptide (ng/ml)<br />
Cholesterol toàn phần<br />
(mmol/l)<br />
HDL-C (mmol/l)<br />
LDL-C (mmol/l)<br />
Triglyceride (mmol/l)<br />
<br />
Trước ăn (đói) Hai giờ sau ăn<br />
4,84 ± 0,86<br />
5,58 ± 1,14<br />
2,11 ± 1,14<br />
5,49 ± 2,30<br />
4,0 ± 0,94<br />
5,17 ±1,17<br />
1,06 ± 0,23<br />
2,50 ± 0,87<br />
1,70 ± 0,65<br />
<br />
1,52 ± 0,27<br />
3,04 ± 0,95<br />
1,76 ± 1,88<br />
<br />
(Các số liệu được trình bày theo trung bình ± độ lệch <br />
chuẩn) <br />
<br />
Bảng 2: So sánh glucose huyết, C‐peptide, dung mạo <br />
lipid trước và hai giờ sau ăn chế độ ăn với thành phần <br />
glucid là miến (N2). <br />
Biến số<br />
Đường huyết (mmol/l)<br />
C-peptide (ng/ml)<br />
Cholesterol toàn phần<br />
(mmol/l)<br />
HDL-C (mmol/l)<br />
LDL-C (mmol/l)<br />
Triglyceride (mmol/l)<br />
<br />
Trước ăn (đói) Hai giờ sau<br />
ăn<br />
4,88 ± 0,75<br />
5,04 ± 0,90<br />
2,27 ± 1,42<br />
3,79 ± 0,12<br />
5,47 ± 1,27<br />
5,39 ± 1,21<br />
1,44 ± 0,33<br />
3,26 ± 1,02<br />
2,03 ± 0,54<br />
<br />
1,44 ± 0,31<br />
3,16 ± 1,0<br />
2,03 ± 2,01<br />
<br />
(Các số liệu được trình bày theo trung bình ± độ lệch <br />
chuẩn) <br />
<br />
Bảng 3: So sánh glucose huyết, C‐peptide, dung mạo <br />
lipid trước và hai giờ sau ăn chế độ ăn với thành phần <br />
glucid là bún khô (N3). <br />
Biến số<br />
Đường huyết (mmol/l)<br />
C-peptide (ng/ml)<br />
Cholesterol toàn phần<br />
(mmol/l)<br />
HDL-C (mmol/l)<br />
LDL-C (mmol/l)<br />
Triglyceride (mmol/l)<br />
<br />
Trước ăn<br />
(đói)<br />
4,95 ± 0,71<br />
2,11 ± 0,17<br />
5,30 ± 1,32<br />
<br />
Hai giờ sau<br />
ăn<br />
4,83 ± 1,12<br />
4,05 ± 2,41<br />
5,18 ± 1,25<br />
<br />
1,25 ± 0,33<br />
3,16 ± 0,90<br />
1,59 ± 1,69<br />
<br />
1,21 ± 0,33<br />
3,97 ± 0,33<br />
1,79 ± 1,56<br />
<br />
(Các số liệu được trình bày theo trung bình ± độ lệch chuẩn) <br />
<br />
Bảng 4: So sánh glucose huyết, C‐peptide, dung mạo <br />
lipid hai giờ sau ăn giữa chế độ ăn với thành phần <br />
gạo thông thường và miến. <br />
Biến số<br />
Đường huyết (mmol/l)<br />
C-peptide (ng/ml)<br />
Cholesterol toàn phần<br />
(mmol/l)<br />
HDL-C (mmol/l)<br />
<br />
466<br />
<br />
Gạo (N1) Miến (N2)<br />
5,58 ± 1,14 5,04 ± 0,90<br />
5,49 ± 2,30 3,79 ± 0,12<br />
<br />
p<br />
0<br />
0<br />
<br />
5,17 ±1,17 5,39 ± 1,21<br />
<br />
0<br />
<br />
Biến số<br />
LDL-C (mmol/l)<br />
Triglyceride (mmol/l)<br />
<br />
Gạo (N1) Miến (N2) p<br />
3,04 ± 0,95 3,16 ± 1,0 0,016<br />
1,76 ± 1,88 2,03 ± 2,01 0<br />
<br />
(Các số liệu được trình bày theo trung bình ± độ lệch <br />
chuẩn) (Phép kiểm Paired T‐test) <br />
<br />
Bảng 5: So sánh glucose huyết, C‐peptide, dung mạo <br />
lipid hai giờ sau ăn giữa chế độ ăn với thành phần <br />
gạo thông thường và bún khô. <br />
Biến số<br />
Đường huyết (mmol/l)<br />
C-peptide (ng/ml)<br />
Cholesterol toàn phần<br />
(mmol/l)<br />
HDL-C(mmol/l)<br />
LDL-C (mmol/l)<br />
Triglyceride (mmol/l)<br />
<br />
Gạo (N1) Bún khô (N3) p<br />
5,58 ± 1,14 4,83 ± 1,12<br />
0<br />
5,49 ± 2,30 4,05 ± 2,41<br />
0<br />
5,17 ±1,17 5,18 ± 1,25 0,925<br />
1,52 ± 0,27 1,21 ± 0,33<br />
3,04 ± 0,95 3,97 ± 0,33<br />
1,76 ± 1,88 1,79 ± 1,56<br />
<br />
0<br />
0,475<br />
0,68<br />
<br />
(Các số liệu được trình bày theo trung bình ± độ lệch <br />
chuẩn) (Phép kiểm Paired T‐test) <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu ở độ <br />
tuổi lao động, không béo phì. Các chỉ số <br />
glucose huyết khi đói và C‐peptide tương đối <br />
đồng nhất trong các ngày cho ăn chế độ glucid <br />
khác nhau. Glucose huyết hai giờ sau ăn chế <br />
độ ăn với glucid là miến và bún khô thấp hơn <br />
glucose huyết hai giờ sau ăn chế độ ăn với <br />
thành phần glucid là cơm nấu từ gạo thông <br />
thường có ý nghĩa thống kê. Chế độ ăn với <br />
thành phần glucid là bún khô ít gây tăng <br />
glucose huyết sau ăn nhất. Điều này cũng phù <br />
hợp khi nồng độ C‐peptide sau ăn với chế độ <br />
ăn có thành phần glucid là bún và miến khô <br />
thấp hơn nồng độ C‐peptide với chế độ ăn <br />
cơm nấu bằng gạo thông thường. <br />
Qua kết quả trên, có thể áp dụng để thay <br />
đổi thành phần glucid trong chế độ ăn của <br />
bệnh nhân đái tháo đường để hạn chế tình <br />
trạng tăng đường huyết sau ăn. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Miến và bún khô có thể được chế biến thành <br />
dạng thực phẩm góp phần đa dạng hóa chế độ <br />
ăn của bệnh nhân đái tháo đường và bảo đảm <br />
giảm thiểu tình trạng tăng glucose huyết sau ăn. <br />
<br />
1,52 ± 0,27 1,44 ± 0,31 0,002<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
American Diabetes Association (ADS) (2001). “Postprandial <br />
blood glucose” (Consensus Statement). Diabetes Care, 24: 775 – <br />
778. <br />
Komindr S, et al (2001). “Effect of long‐term intake of Asian food <br />
with different glycemic indices on diabetic control and protein <br />
conservation in type 2 diabetes patients.” J Med Assoc Thai, 84 <br />
(1):85 – 97 or Lancet, 354: 617 – 621, 1999. <br />
<br />
3.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Phạm Thị Thu Hương (2011). “Đánh giá đáp ứng glucose máu <br />
sau bữa ăn có sản phẩm mầm gạo pro‐OH.” Viện Dinh Dưỡng, <br />
Hà Nội. <br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo: 11/11/2013 <br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/11/2013 <br />
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 <br />
<br />
<br />
<br />
Nội tiết<br />
<br />
467<br />
<br />