Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
SO SÁNH KẾT QUẢ KHÂU RÁCH MỘT PHẦN VÀ TOÀN PHẦN CHÓP <br />
XOAY QUA NỘI SOI <br />
Tăng Hà Nam Anh* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mở đầu: Cho đến hiện tại, kỹ thuật khâu chóp xoay qua nội soi khớp là kỹ thuật phổ biến nhất được dùng <br />
cho điều trị rách chóp xoay. Có nhiều báo cáo về vấn đề điều trị rách chóp xoay qua nội soi nhưng có ít báo cáo so <br />
sánh kết quả khâu chóp xoay qua nội soi giữa hai nhóm rách một phần và rách toàn phần chóp xoay. <br />
Mục tiêu nghiên cứu: So sánh kết quả khâu chóp xoay bị rách qua nội soi giữa hai nhóm rách một phần và <br />
rách hoàn toàn. <br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiền cứu. 184 bệnh nhân có rách chóp xoay được điều trị <br />
bằng khâu qua nội soi, 144 bệnh nhân được theo dõi và được xếp vào nhóm nghiên cứu. Tuổi trung bình bệnh <br />
nhân là 53,5+/‐ 9,2 Thời gian theo dõi trung bình 31,09 +/‐ 11,55 tháng((ngắn nhất 11 tháng, lâu nhất 55 <br />
tháng). Nhóm rách một phần ((nhóm 1) có 77 bệnh nhân. Nhóm 2 là nhóm rách hoàn toàn có 67 bệnh nhân. <br />
Kết quả: Nhóm 1 có điểm trung bình trong hệ thống đánh giá điểm của Constant 87,95+/‐ 10,08 (min 30, <br />
max 100) điểm sau mổ và đạt được trung bình 32,33+/‐ 2,81 điểm trong hệ thống đánh giá của UCLA. Ở nhóm <br />
2 điểm Constant 87,57 +/‐ 8,77 (min 62, max 100) điểm sau mổ và điểm trung bình của UCLA là 32,49+/‐2,40 <br />
điểm. Không có sự khác biệt về điểm constant trong hai nhóm với P=0.81 hay điểm UCLA với P=0.70. <br />
Kết luận: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả cuối cùng trong điều trị khâu rách chóp xoay <br />
qua nội soi giữa nhóm rách toàn phần hay rách bán phần chóp xoay. <br />
Mức độ tin cậy của nghiên cứu: mức độ IV. <br />
Từ khóa: rách một phần chóp xoay, rách toàn phần chóp xoay, chóp xoay, khâu chóp xoay qua nội soi, khớp vai. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
ARTHROSCOPIC REPAIRS FOR PARTIAL AND FULL‐THICKNESS ROTATOR CUFF TEARS: A <br />
COMPARISON OF TWO GROUPS <br />
Tang Ha Nam Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 67 ‐ 70 <br />
Background: Nowadays, arthroscopic rotator cuff repair is the most common technique to treat rotator cuff <br />
tears. There are many reports about the results of rotator cuff repairs, but few of them have compared the results <br />
of two groups of partial and full‐thickness rotator cuff repairs. <br />
Purpose: To compare the results of arthroscopic rotator cuff repairs for partial‐thickness rotator cuff tears <br />
(PTRCT) and for full‐thickness rotator cuff tears (FTRCT). <br />
Materials and Methods: Perspective serial follow‐up study. Of 75 consecutive patients who were treated <br />
with arthroscopic rotator cuff repair, 25 patients who were followed‐up for 17.3 months (min 13 months, max 25 <br />
months) were enrolled in study. The average age of the patients was 53.2. years, and the mean duration of follow‐<br />
up was 17.3+/‐3.5 months. The group of PTRCT had 11 patients and group of FTRCT 14 patients. <br />
Results: The PTRCT group attained 87.95+/‐ 10.08 points (min 30, max 100) in Constant scores and <br />
average 3.,33+/‐ 2.81points of UCLA score. The FTRCT group showed 87.57 +/‐ 8.77 (min 62, max 100) points <br />
in Constant scores and attained 32.49+/‐2.40 points of UCLA score. There were no significant differences of <br />
* Khoa Chấn thương chỉnh hình ‐ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. <br />
Tác giả liên lạc: ThS BS Tăng Hà NaAnh ĐT: 0933002400 <br />
Email: tanghanamanh@yahoo.fr <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương <br />
<br />
67<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
constant score (P=0.81) or of UCLA score (P=0.70) between the 2 groups. <br />
Conclusions: There were no significant differences of the results of the arthroscopic rotator cuff repair for all <br />
partial and full‐thickness rotator cuff tears. Level of evidence: level IV. <br />
Keywords: Rotator cuff, partial‐thickness tears, full‐thickness tears, arthroscopic rotator cuff repair, <br />
shoulder.<br />
<br />
MỞ ĐẦU <br />
Kể từ khi Munro mô tả lần đầu tiên tổn <br />
thương rách chóp xoay vào năm 1788(8), cho đến <br />
nay đã có rất nhiều nghiên cứu về giải phẫu, <br />
sinh bệnh học và các phương pháp điều trị cho <br />
bệnh lý rách chóp xoay. Tại Việt Nam, kỹ thuật <br />
nội soi khớp vai đã được triển khai bước đầu <br />
cho việc điều trị các tổn thương trật khớp vai tái <br />
hồi, tổn thương sụn viền trên từ trước ra sau và <br />
khâu rách chóp xoay. Phương pháp khâu chóp <br />
xoay hoàn toàn qua nội soi cũng đã được triển <br />
khai tuy nhiên trong y văn Việt Nam chưa có <br />
những nghiên cứu cụ thể đánh giá kết quả chức <br />
năng khớp vai sau mổ theo tuổi, giới, kiểu rách <br />
chóp xoay đặc biệt là điều trị rách một phần hay <br />
hoàn toàn vẫn còn là vấn đề bàn cãi. Đây là vấn <br />
đề còn thiếu trong y văn Việt Nam và là vấn đề <br />
cần phải nghiên cứu. <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
Đánh giá chức năng của khớp vai sau mổ <br />
khâu chóp xoay hoàn toàn qua nội soi theo <br />
tuổi, giới, kiểu rách chóp xoay bán phần hay <br />
toàn phần. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh <br />
Tất cả các bệnh nhân trên 18 tuổi không <br />
phân biệt giới tính có các dấu hiệu lâm sàng và <br />
cận lâm sàng của rách chóp xoay bán phần hay <br />
toàn phần, đã được điều trị bằng thuốc kháng <br />
viêm giảm đau nonsteroide hoặc corticoide, <br />
thuốc giảm đau đơn thuần, thuốc giãn cơ, tập <br />
vật lí trị liệu trong vòng ít nhất 12 tuần (thời gian <br />
để gân lành vào xương theo nghiên cứu trên <br />
thực nghiệm của St.Pierre(7)) nhưng thất bại. <br />
Không có chống chỉ định phẫu thuật đặc biệt <br />
cho các trường hợp rách chóp xoay. <br />
<br />
68<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
Những bệnh nhân nào có chống chỉ định <br />
phẫu thuật vì bệnh lý nội khoa hoặc không thể <br />
gây mê nội khí quản sẽ được loại ra khỏi nhóm <br />
nghiên cứu. Những bệnh nhân có rách chóp <br />
xoay rất lớn không thể khâu lại được cũng được <br />
loại trừ ra khỏi nhóm nghiên cứu. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Nghiên cứu tiền cứu mô tả, mức độ tin cậy <br />
mức độ 4. <br />
Lập hồ sơ bệnh án theo dõi từ lúc nhập viện <br />
đến lúc kết thúc nghiên cứu. <br />
Bảng phân loại rách chóp xoay toàn phần <br />
của DeOrio và Cofield(4), phân loại rách chóp <br />
xoay bán phần của Ellman(5) được dùng để phân <br />
loại rách chóp xoay trong nghiên cứu này. <br />
Tất cả bệnh nhân đều được phẫu thuật bởi <br />
một phẫu thuật viên. <br />
<br />
Các phương pháp khâu gân qua nội soi <br />
Nếu rách bán phần ở phần mặt khớp: dùng <br />
lưỡi bào cắt lọc phần gân đứt cho đến khi gân <br />
chảy máu, đánh giá bề rộng của phần gân bị <br />
rách, nếu lớn hơn 6mm tiến hành khâu gân. Có <br />
hai kỹ thuật có thể dùng. Hoặc làm rách hoàn <br />
toàn và khâu lại gân nếu chất lượng gân còn <br />
lại quá xấu hoặc quá mỏng, hoặc dùng hai chỉ <br />
neo xuyên qua phần gân chóp xoay, đóng neo <br />
vào xương chổ tiếp giáp xương sụn. Cột chỉ <br />
của hai neo với nhau để ép gân xuống mặt <br />
xương (kỹ thuật khâu xuyên gân) nếu phần <br />
gân còn lại còn tốt. <br />
Nếu rách bán phần mặt hoạt dịch: dùng <br />
lưỡi bào cắt lọc phần gân rách, làm rách hoàn <br />
toàn gân nếu phần gân còn lại quá mỏng hoặc <br />
chất lượng gân không tốt sau đó kéo gân ra <br />
khâu đính vào xương của mấu động lớn. Nếu <br />
phần gân còn lại tốt sẽ giữ lại mà không cắt <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 <br />
rách hoàn toàn. Đóng neo sát bờ ngoài mấu <br />
động lớn và chỉ khâu phần gân rách. <br />
Nếu rách hoàn toàn: đánh giá hình dạng <br />
rách để xác định kiểu khâu, dùng lưỡi bào cắt <br />
lọc phần gân hư, cắt lọc vùng chỗ bám của gân <br />
mà không mài đi phần vỏ xương, chủ yếu mài <br />
cho đến khi chảy máu từ xương. Tiến hành <br />
khâu gân vào xương theo kỹ thuật một hàng <br />
hay bắc cầu. <br />
<br />
Chương trình phục hồi chức năng sau mổ <br />
Chương trình phục hồi chức năng sau mổ <br />
chúng tôi áp dụntg chương trình của tác <br />
giả Cohen(3). <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Từ ngày 1 tháng 6 năm 2007 đến 31 tháng <br />
12 năm 2010 có 144 trên tổng số 184 trường <br />
hợp rách chóp xoay đã được phẫu thuật và <br />
theo dõi được. Trong đó 119 trường hợp được <br />
chụp cộng hưởng từ. Có 83 nữ chiếm 57,64%, <br />
61 nam chiếm 42,36%. Như vậy tỉ lệ giữa bệnh <br />
nhân nữ và nam là 1,37, nữ nhiều hơn nam <br />
trong bệnh lý rách chóp xoay. <br />
Tuổi trung bình của cả nhóm là 53,5 trong <br />
đó nhỏ nhất là 19 tuổi và lớn nhất là 84 tuổi. <br />
Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nữ là 54 <br />
trong đó nhỏ nhất là 19, lớn nhất là 78. Tuổi <br />
trung bình của nhóm bệnh nhân nam là 53 <br />
trong đó nhỏ nhất là 34, lớn nhất là 84. <br />
Thời gian theo dõi trung bình là 31 tháng <br />
với thời gian theo dõi tối thiểu là 11 tháng, và <br />
thời gian theo dõi tối đa 55 tháng. <br />
<br />
Kết quả rách bán phần và toàn phần <br />
Bảng 2. Phân bố số liệu rách toàn phần và rách hoàn <br />
toàn <br />
Phân loại rách Số bệnh nhân Tỉ lệ Tỉ lệ cộng dồn<br />
Rách bán phần<br />
77<br />
53,47%<br />
53,47<br />
Rách toàn phần<br />
67<br />
46,53%<br />
100,00<br />
Tổng số<br />
144<br />
100,00<br />
<br />
Rách bán phần là 77 (53,47%), rách toàn <br />
phần là 67 (46,53%). Trong nhóm rách toàn phần <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
có 1 ca rách nhỏ, 49 ca rách trung bình, 14 ca <br />
rách lớn và 3 ca rách rất lớn. <br />
Điểm Constant sau mổ giữa rách bán phần <br />
và rách toàn phần. <br />
Bảng 3:. Điểm Constant của khớp vai sau mổ của hai <br />
nhóm rách toàn phần và rách hoàn toàn. <br />
Nhóm<br />
Số<br />
Độ lệch<br />
Điểm<br />
bệnh<br />
bệnh Constant chuẩn<br />
nhân<br />
nhân trung bình<br />
Rách bán 77<br />
87,95<br />
10,08<br />
phần<br />
Rách toàn 67<br />
87,57<br />
8,77<br />
phần<br />
<br />
Điểm<br />
Điểm<br />
nhỏ lớn nhất<br />
nhất<br />
30<br />
100<br />
62<br />
<br />
100<br />
<br />
Trong số 77 bệnh nhân rách bán phần có <br />
điểm Constant sau mổ trung bình 87,95. 67 bệnh <br />
nhân rách toàn phần có điểm Constant sau mổ <br />
trung bình 87,57. <br />
Bảng 5. Thống kê so sánh kết quả điểm Constant sau <br />
mổ của hai nhóm nhóm rách toàn phần và rách hoàn <br />
toàn. <br />
Nhóm<br />
Rách bán<br />
phần<br />
Rách<br />
toàn phần<br />
<br />
Số bệnh Điểm Constant Độ lệch Khoảng tin<br />
nhân<br />
trung bình<br />
chuẩn<br />
cậy 95%<br />
77<br />
<br />
87,95<br />
<br />
10,08<br />
<br />
85,66-90,24<br />
<br />
67<br />
<br />
87,57<br />
<br />
9,46<br />
<br />
86,21-89,33<br />
<br />
Dùng phép kiểm t test với phương sai hai <br />
nhóm giống nhau, chúng tôi có P= 0,81. Vì P= <br />
0,81>0,05 nên điểm Constant sau mổ trung bình <br />
của nhóm rách bán phần và rách toàn phần khác <br />
biệt không có ý nghĩa thống kê. Nói cách khác <br />
chức năng khớp vai sau mổ giữa nhóm rách bán <br />
phần hay rách toàn phần giống nhau. <br />
<br />
Điểm ULCA giữa nhóm rách 1 phần và <br />
rách toàn phần <br />
Bảng 9. Thống kê so sánh kết quả điểm UCLA chức <br />
năng khớp vai sau mổ của nhóm rách toàn phần và <br />
rách một phần <br />
Nhóm<br />
<br />
Số bệnh Điểm UCLA Độ lệch Khoảng tin<br />
nhân<br />
trung bình chuẩn<br />
cậy 95%<br />
Rách bán<br />
77<br />
32,32<br />
2,81 31,69-32,96<br />
phần<br />
Rách toàn<br />
67<br />
32,49<br />
2,40 31,97-33,08<br />
phần<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương <br />
<br />
69<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
Vì P= 0,70>0,05 nên điểm trung bình UCLA <br />
chức năng khớp vai sau mổ giữa nhóm rách bán <br />
phần và rách toàn phần khác biệt không có ý <br />
nghĩa thống kê. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
So sánh kết quả chức năng khớp vai giữa <br />
nhóm rách bán phần gân chóp xoay và <br />
nhóm rách hoàn toàn <br />
<br />
không phải là yếu tố tiên lượng kết quả tốt hay <br />
xấu cuối cùng của bệnh nhân. <br />
Hạn chế trong nghiên cứu của chúng tôi là <br />
không có phân bố ngẫu nhiên và tương xứng <br />
của hai nhóm về các yếu tố như tuổi, giới… Tuy <br />
vậy có thể thấy chức năng cuối cùng của khớp <br />
vai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác hơn là chỉ <br />
đơn thuần về kiểu rách hay kích thước rách như <br />
tác giả Burkhart đã nhận xét(1). <br />
<br />
Nhiều tác giả và cũng như chúng tôi nghĩ <br />
rằng rách một phần chóp xoay là giai đoạn sớm <br />
của rách toàn phần và như vậy kết quả phẫu <br />
thuật của nhóm rách một phần sẽ tốt hơn nhóm <br />
rách toàn phần. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
<br />
Có rất ít nghiên cứu so sánh kết quả của hai <br />
nhóm, tuy nhiên theo nghiên cứu của tác giả <br />
Park J.Y(6) cho thấy kết quả của hai nhóm này <br />
tương đương nhau. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
<br />
Kết quả nghiên cứu trước đây với 25 ca của <br />
chúng tôi cũng cho thấy không có sự khác biệt <br />
có ý nghĩa thống kê của chức năng khớp vai sau <br />
mổ giữa hai nhóm mặc dù hạn chế của nghiên <br />
cứu này là số lượng bệnh nhân ít thiết kế nghiên <br />
cứu không có phân bố ngẫu nhiên. <br />
Trong nghiên cứu này chúng tôi có hai <br />
nhóm rách toàn phần và rách một phần với số <br />
lượng bệnh nhân lần lượt là 67 và 77. Trong số <br />
77 bệnh nhân rách bán phần có điểm Constant <br />
sau mổ trung bình 87,95, 67 bệnh nhân rách <br />
toàn phần có điểm Constant sau mổ trung <br />
bình 87,57. Dùng phép kiểm t test vì phương <br />
sai hai nhóm không khác nhau ta có <br />
p=0,81>0,05 nên điểm Constant sau mổ trung <br />
bình của nhóm rách bán phần và rách toàn <br />
phần khác biệt không có ý nghĩa thống kê. <br />
Tương tự như vậy chúng tôi cũng không <br />
thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa <br />
điểm UCLA giữa hai nhóm. Chúng tôi nghĩ rằng <br />
rách một phần hay rách bán phần chóp xoay <br />
<br />
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê <br />
về kết quả khâu rách chóp xoay qua nội soi giữa <br />
nhóm rách một phần và rách toàn phần. <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Burkhart S.S, Danaceau S.M, Pearce C.E (2001). “Arthroscopic <br />
rotator cuff repair: analysis of results by tear size and by <br />
repair technique‐margin convergence versus direct tendon to <br />
bone repair”. Arthroscopy, vol 17, No 9 (November‐<br />
december), pp 905‐912. <br />
Burkhart S.S, Lo I.K.Y, Brady P.C (2006). A cowboy’s guide to <br />
advanced shoulder arthroscopy. Lippincott Williams &Wilkins <br />
Philadelphia, pp 53‐109 <br />
Cohen B.S, Romeo A.A, Bach B (2002). “Rehabilitation of the <br />
shoulder after rotator‐cuff repair”. Operative Technique in <br />
Orthopaedics, vol 12, No 3, pp: 218‐224. <br />
DeOrio J, Cofield R (1984). “Results of a second attempt at <br />
surgical repair of a failed initial rotator‐cuff repair”. J Bone <br />
Joint Surg Am, vol 66, pp 563‐567 <br />
Ellman H (1990). “Diagnosis and Treatment of Incomplete <br />
Rotator Cuff Tears”. Clinical Orthopaedics and Related Research. <br />
Vol 254, pp 64‐74. <br />
Park JY, Chung KT, Yoo M.J (2004). “A serial comparison of <br />
arthroscopic repairs for partial‐ and full‐thickness rotator cuff <br />
tears”. Arthroscopy, vol 20 (7),pp 705‐711. <br />
St.Pierre P, Olsen EJ, Elliott JJ et al (1995). “Tendon healing to <br />
cortical bone compared with healing to a cancellous trough: a <br />
biomechanical and histological evaluation in goats”. J Bone <br />
Joint Surg Am, Vol 77, pp 1858‐1866 <br />
Wilson F, Hinov V, Adams G (2002). “Arthroscopic Repair of <br />
Full‐Thickness Tears of the Rotator Cuff: 2‐ to 14‐Year Follow‐<br />
up”. The Journal of Arthroscopic and Related Surgery, Vol 18, No <br />
2 (February), pp 136–144. <br />
<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo <br />
<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: <br />
Ngày bài báo được đăng: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21‐09‐2012 <br />
27‐03‐2013 <br />
20–04‐2013 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BUỚC ĐẦU GÂY TÊ ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY <br />
ĐỂ PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG <br />
<br />
70<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương <br />
<br />