T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2018<br />
<br />
KẾT QUẢ CHỤP CỘNG HƢỞNG TỪ SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI<br />
KHÂU CHÓP XOAY RÁCH: SO SÁNH CHỈ SỐ THOÁI HÓA MỠ<br />
GIỮA NHÓM LÀNH VÀ NHÓM RÁCH LẠI CHÓP XOAY SAU MỔ<br />
Phan Đình Mừng1; Trần Đình Chiến2; Phạm Đăng Ninh2<br />
T M TẮT<br />
Mục tiêu: so sánh chỉ số thoái hóa mỡ trung bình giữa trước và sau mổ ở bệnh nhân khâu<br />
chóp xoay. So sánh chỉ số thoái hóa mỡ ở nhóm lành gân (Sugaya độ I, II, III) và nhóm rách lại.<br />
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả tiến cứu 67/114 bệnh nhân khâu chóp xoay qua<br />
nội soi được chụp cộng hưởng từ, chẩn đoán có rách chóp xoay trên phim cộng hưởng từ,<br />
được phẫu thuật nội soi khớp vai điều trị rách chóp xoay tại Khoa Chấn thương Chỉnh hình,<br />
Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 05 - 2015 đến 11 - 2017. Kết quả: trong số bệnh nhân khâu<br />
chóp xoay rách qua nội soi, 67 bệnh nhân chụp cộng hưởng từ lại sau mổ, lành gân (độ I, II, III<br />
theo Phân loại Sugaya) chiếm đa số: 58 bệnh nhân (86,5%). Chỉ có 9 bệnh nhân (13,5%)<br />
rách lại (độ IV, V). Chỉ số thoái hóa mỡ trung bình giữa trước mổ 1,66 ± 0,962 và sau mổ<br />
1,58 ± 0,890, khác biệt không có ý nghĩa p > 0,05. Nhóm bệnh nhân rách lại chóp xoay sau mổ<br />
có chỉ số chỉ số thoái hóa mỡ trung bình cao hơn nhóm lành gân ở cả hai thời điểm trước mổ<br />
(3,00 ± 0,707 so với 1,45 ± 0,820) và sau mổ (3,00 ± 0,5 so với 1,36 ± 0,718) có ý nghĩa thống kê.<br />
Bệnh nhân rách lại đều có chỉ số chỉ số thoái hóa mỡ độ IV và V. Kết luận: không có khác biệt<br />
về chỉ số thoái hóa mỡ trung bình giữa trước và sau mổ ở bệnh nhân khâu chóp xoay. Chỉ số<br />
thoái hóa mỡ ở nhóm rách lại (độ IV, V theo Sugaya) cao hơn nhóm lành gân ở cả hai thời điểm<br />
trước và sau mổ.<br />
* Từ khóa: Rách chóp xoay; Cộng hưởng từ; Nội soi khớp vai; Thoái hóa mỡ.<br />
<br />
Magnetic Resonance Imaging Results after Arthroscopic RotatorCuff Repair: Correlation between Fatty Degeneration and Rehabilitation<br />
Shoulder Functions<br />
Summary<br />
Objectives: To make a comparison on average global fatty degeneration index between<br />
preoperation and postoperation. Comparison average global fatty degeneration index between<br />
the healing group (I, II, III Sugaya’s classification) and the re-tear group (IV, V Sugaya’s<br />
classification). Subjects and methods: Descriptively prospective study on 67 arthroscopic<br />
shoulder patients who were taken magnetic resonance imaging postoperation and diagnosed<br />
with rotator cuff-tear in Department of Trauma and Orthopedics in 175 Military Hospital,<br />
Hochiminh City from 05 - 2015 to 11 - 2017. Results: Among patients taken magnetic resonance<br />
1. Bệnh viện Quân y 175<br />
2. Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Phan Đình Mừng (bacsipdmung@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 12/06/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/08/2018<br />
Ngày bài báo được đăng: 26/09/2018<br />
<br />
72<br />
<br />
t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2018<br />
imaging postoperative, healing tendon patients (grade I, II, III) occupied the highest proportion<br />
with 58 patients (86.5%). There were only 9 patients (13.5 %) with retear tendon (grade IV, V).<br />
There was no statistically significant difference (p > 0.05) in average global fatty degeneration<br />
preoperative (1.66 ± 0.962) and postoperative (1.58 ± 0.890). Postoperative retear group had<br />
average global fatty degeneration index higher than healing group in both preoperation<br />
(3.00 ± 0.707 vs. 1.45 ± 0.820) and postoperation (3.00 ± 0.5 vs. 1.36 ± 0.718) with statistical<br />
significance. All retear patients's global fatty degeneration index were grade IV and V. Conclusion:<br />
Average global fatty degeneration index rotator-cuff repaire were not significantly different<br />
between preoperative and postoperative in rotator cuff repair patients. Global fatty degeneration<br />
index in retear group (grade IV, V Sugaya’s) was higher than that in healed group in preoperation<br />
and post-operation.<br />
* Keywords: Rotator-cuff tear; Magnetic resonance imaging; Arthroscopic shoulder;<br />
Fatty degeneration.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thoái hóa mỡ của chóp xoay được coi<br />
như là một biến chứng, phản ánh tình<br />
trạng mạn tính giảm số lượng tế bào cơ,<br />
tăng tổ chức sợi, tế bào mỡ và teo cơ [1].<br />
Gladstone và CS sử dụng tỷ lệ thoái hóa<br />
mỡ như là yếu tố đánh dấu cho tiên<br />
lượng xấu. Mặc dù thoái hóa mỡ ảnh<br />
hưởng đến kết quả điều trị đã được chấp<br />
nhận rộng rãi, nhưng tình trạng thoái hóa<br />
mỡ tốt lên hay xấu đi sau mổ là vấn đề<br />
còn đang tranh cãi [1]. Hệ thống phân loại<br />
thoái hóa mỡ của Goutallier và CS được<br />
sử dụng rộng rãi. Nguyên bản chỉ số này<br />
căn cứ trên hình ảnh CT-scanner lát cắt<br />
ngang, nhưng vì cộng hưởng từ (CHT) là<br />
tiêu chuẩn vàng trong đánh giá chóp xoay<br />
nên phân loại này dựa trên lát cắt đứng<br />
dọc trên CHT chia làm 5 giai đoạn thoái<br />
hóa mỡ trong cơ [2].<br />
Để đánh giá bệnh nhân (BN) lành gân<br />
chóp xoay hay rách lại dựa theo hệ thống<br />
phân loại Sugaya [3] về sự nguyên vẹn<br />
của chóp xoay dựa trên cường độ tín hiệu<br />
và cấu trúc trên CHT, phân loại này được<br />
sử dụng rộng rãi vì tính linh hoạt của nó.<br />
<br />
Hệ thống phân loại này chỉ ra độ tin cậy<br />
tốt giữa các phẫu thuật viên chỉnh hình,<br />
giữa phẫu thuật viên chỉnh hình và bác sỹ<br />
chẩn đoán hình ảnh với khả năng tái sinh<br />
tốt trong quan sát, cũng như tương quan<br />
với kết quả lâm sàng sau mổ. Theo Young<br />
Lae Moon [1], BN rách chóp xoay đã<br />
phẫu thuật, nhóm rách lại có chỉ số thoái<br />
hóa mỡ trên phim CHT trong thời gian<br />
theo dõi có tiên lượng xấu đi có ý nghĩa<br />
so với CHT thời điểm khởi đầu chưa mổ<br />
(p = 0,024).<br />
Đánh giá nguyên vẹn của gân là tiêu<br />
chí về hình ảnh có ý nghĩa nhất trong thời<br />
gian theo dõi, CHT còn cho phép đánh<br />
giá kích cỡ vết rách lại, mức độ teo cơ và<br />
thâm nhiễm mỡ, có thể giải thích lý do<br />
thiếu hụt thông tin giữa kết quả lâm sàng<br />
và giải phẫu [4, 5]. Vì vậy, nghiên cứu<br />
nhằm mục tiêu:<br />
- So sánh chỉ số thoái hóa mỡ trung<br />
bình trước và sau mổ ở BN nội soi khâu<br />
chóp xoay.<br />
- So sánh chỉ số thoái hóa mỡ trung<br />
bình ở nhóm lành gân (Sugaya độ I, II, III)<br />
và nhóm rách lại (Sugaya độ IV, V).<br />
73<br />
<br />
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2018<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
<br />
nhóm: nhóm lành gân: độ I, II, III; nhóm<br />
rách lại: độ IV, V.<br />
<br />
67/114 BN khâu chóp xoay chẩn đoán<br />
có rách chóp xoay trên phim CHT, được<br />
phẫu thuật nội soi khớp vai điều trị rách<br />
chóp xoay tại Khoa Chấn thương Chỉnh<br />
hình, Bệnh viện Quân y 175 từ tháng<br />
05 - 2015 đến 11 - 2017.<br />
<br />
- Chỉ số thoái hóa mỡ trung bình trước<br />
và sau mổ.<br />
<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu tiến cứu mô tả, so sánh<br />
đối chiếu<br />
* Mô tả kết quả trên phim CHT sau mổ:<br />
- Chỉ số thoái hóa mỡ trên phim CHT<br />
trước và sau mổ.<br />
- Phân loại mức độ lành gân trên phim<br />
CHT sau mổ theo Sugaya, chia làm hai<br />
<br />
* So sánh, đối chiếu:<br />
<br />
- So sánh chỉ số thoái hóa mỡ trung bình<br />
giữa trước và sau mổ ở nhóm lành gân.<br />
- So sánh chỉ số thoái hóa mỡ trung bình<br />
giữa trước và sau mổ ở nhóm rách lại.<br />
- Chỉ số thoái hóa mỡ trung bình trước<br />
mổ ở nhóm lành gân và nhóm rách lại.<br />
- Chỉ số thoái hóa mỡ trung bình sau<br />
mổ ở nhóm lành gân và nhóm rách lại.<br />
* Xử lý số liệu: sử dụng phần mềm<br />
SPSS 22.0 và thuật toán thống kê y học.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. So sánh chỉ số thoái hóa mỡ trung bình trƣớc và sau mổ trên phim CHT ở<br />
BN khâu chóp xoay.<br />
Bảng 1: So sánh chỉ số thoái hóa mỡ trước và sau mổ trên phim chụp CHT (n = 67).<br />
Thời điểm<br />
<br />
n<br />
<br />
Chỉ số thoái hóa mỡ X ± SD<br />
<br />
Nhỏ nhất<br />
<br />
Lớn nhất<br />
<br />
Trước mổ<br />
<br />
67<br />
<br />
1,66 ± 0,962<br />
<br />
0<br />
<br />
4<br />
<br />
Sau mổ<br />
<br />
67<br />
<br />
1,58 ± 0,890<br />
<br />
0<br />
<br />
4<br />
<br />
p<br />
<br />
p = 0,450 > 0,05<br />
<br />
Sử dụng kiểm định từng cặp Pair sample t-test so sánh giá trị trung bình phân loại thoái<br />
hóa mỡ trên CHT giữa trước và sau mổ thấy khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
2. Chỉ số thoái hóa mỡ giữa nhóm lành gân và nhóm rách lại (theo Sugaya).<br />
* Sự khác nhau của chỉ số chỉ số thoái hóa mỡ giữa nhóm lành gân và nhóm rách lại:<br />
Bảng 2: Phân độ lành gân sau mổ (n = 67).<br />
Nhóm lành gân<br />
<br />
Rách lại<br />
<br />
Phân loại Sukaya<br />
Số BN<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
Cộng<br />
I<br />
<br />
II<br />
<br />
III<br />
<br />
IV<br />
<br />
V<br />
<br />
3<br />
<br />
46<br />
<br />
9<br />
<br />
5<br />
<br />
4<br />
<br />
67<br />
<br />
4,5<br />
<br />
68,7<br />
<br />
13,4<br />
<br />
7,5<br />
<br />
6,0<br />
<br />
100%<br />
<br />
Nhóm BN lành gân (độ I, II, III) chiếm đa số (58 BN = 86,5%). Nhóm BN rách lại<br />
(độ III, IV) 9 BN (13,5%).<br />
74<br />
<br />
t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2018<br />
Bảng 3: So sánh chỉ số thoái hóa mỡ trước và sau mổ trên phim chụp CHT ở BN<br />
lành gân chóp xoay (n = 58).<br />
Thời điểm<br />
<br />
n<br />
<br />
Chỉ số thoái hóa mỡ X ± SD<br />
<br />
Trước mổ<br />
<br />
58<br />
<br />
1,45 ± 0,820<br />
<br />
Sau mổ<br />
<br />
58<br />
<br />
1,36 ± 0,718<br />
<br />
p<br />
0,440 > 0,05<br />
<br />
Sau khi loại những trường hợp rách lại, sử dụng kiểm định từng cặp t-test so sánh<br />
giá trị trung bình chỉ số thoái hóa mỡ trên CHT giữa trước và sau mổ thấy khác biệt<br />
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
Bảng 4: So sánh chỉ số thoái hóa mỡ trước và sau mổ trên phim chụp CHT BN rách<br />
lại chóp xoay (n = 9).<br />
Thời điểm<br />
<br />
n<br />
<br />
Chỉ số thoái hóa mỡ X ± SD<br />
<br />
p<br />
<br />
Trước mổ<br />
<br />
9<br />
<br />
3,00 ± 0,707<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Sau mổ<br />
<br />
9<br />
<br />
3,00 ± 0,500<br />
<br />
Sử dụng kiểm định từng cặp t-test so sánh giá trị trung bình chỉ số thoái hóa mỡ<br />
trên CHT ở BN rách lại chóp xoay giữa trước và sau mổ thấy khác biệt không có ý<br />
nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
* Chỉ số thoái hóa mỡ trước mổ nhóm BN lành gân và nhóm rách lại chóp xoay:<br />
Bảng 5: Chỉ số thoái hóa mỡ trước mổ trung bình giữa nhóm lành gân và rách lại<br />
chóp xoay.<br />
Nhóm BN<br />
<br />
n<br />
<br />
Chỉ số thoái hóa mỡ X ± SD<br />
<br />
Nhóm lành gân<br />
<br />
58<br />
<br />
1,45 ± 0,820<br />
<br />
Nhóm rách lại<br />
<br />
9<br />
<br />
3,00 ± 0,707<br />
<br />
p<br />
0,000 < 0,05<br />
<br />
Sử dụng kiểm định so sánh hai trung bình cỡ mẫu khác nhau thấy chỉ số thoái hóa<br />
mỡ trước mổ ở hai nhóm khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.<br />
* Chỉ số thoái hóa mỡ sau mổ nhóm BN lành gân và nhóm rách lại chóp xoay:<br />
Bảng 6: Chỉ số thoái hóa mỡ trên CHT sau mổ trung bình nhóm lành gân và nhóm<br />
rách lại.<br />
Nhóm BN<br />
<br />
n<br />
<br />
Chỉ số thoái hóa mỡ X ± SD<br />
<br />
Nhóm lành gân<br />
<br />
58<br />
<br />
1,36 ± 0,718<br />
<br />
Nhóm rách lại<br />
<br />
9<br />
<br />
3,00 ± 0,500<br />
<br />
p<br />
< 0,05<br />
<br />
Sử dụng kiểm định so sánh hai trung bình có cỡ mẫu khác nhau thấy chỉ số thoái<br />
hóa mỡ trước mổ ở hai nhóm khác biệt có ý nghĩa thống kê.<br />
75<br />
<br />
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2018<br />
<br />
* Chỉ số thoái hóa mỡ hai nhóm ở thời điểm trước mổ và sau mổ:<br />
Bảng 7: So sánh chỉ số thoái hóa mỡ nhóm lành gân và rách lại ở thời điểm trước và<br />
sau mổ.<br />
Chỉ số thoái hóa mỡ<br />
<br />
n<br />
<br />
CHT trƣớc mổ X ± SD<br />
<br />
CHT sau mổ X ± SD<br />
<br />
p<br />
<br />
Lành gân<br />
<br />
58<br />
<br />
1,45 ± 0,820<br />
<br />
1,36 ± 0,718<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Rách lại<br />
<br />
9<br />
<br />
3,00 ± 0,707<br />
<br />
3,00 ± 0,500<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
p < 0,05<br />
<br />
p < 0,05<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Chỉ số thoái hóa mỡ trung bình<br />
hai thời điềm trƣớc và sau mổ ở BN<br />
nội soi khâu chóp xoay.<br />
Trong nhóm BN nghiên cứu này,<br />
chúng tôi thấy giá trị trung bình chỉ số<br />
thoái hóa mỡ trên CHT giữa trước và sau<br />
mổ khác biệt không có ý nghĩa thống kê<br />
(p > 0,05) (bảng 1). Theo Chris Hyunchul<br />
[6], nội soi sửa chóp xoay có thể làm thay<br />
đổi tình trạng thoái hóa mỡ và teo cơ trên<br />
CHT. Tác giả nhận thấy khi sửa chóp<br />
xoay có cải thiện thâm nhiễm mỡ ở cơ<br />
trên gai và dưới gai. Tình trạng teo cơ cải<br />
thiện ít nhất 1 độ ở hầu hết BN có phân<br />
độ teo cơ 1 hoặc 2 trước mổ và ≤ 1 độ<br />
với BN độ 3 trước mổ. Thêm vào đó, diện<br />
tích gân trên gai và dưới gai trên mặt<br />
cắt ngang tăng có ý nghĩa.<br />
Ngược lại, Liem và CS cho rằng mặc<br />
dù sửa chóp xoay, nhưng quá trình thoái<br />
hóa mỡ trong cơ không cải thiện mà còn<br />
tiến triển xấu hơn. Cũng đồng nhất quan<br />
điểm này, Yuong Lae Moon [1] (ngoại<br />
trừ 2 BN có cải thiện không đáng kể)<br />
nhận thấy tất cả BN ở nhóm đã sửa chóp<br />
xoay và nhóm rách lại có chỉ số thoái hóa<br />
mỡ tiến triển. Tác giả nhận thấy chỉ số<br />
76<br />
<br />
thoái hóa mỡ trước mổ trong nhóm rách<br />
lại (1,424) xấu đi có ý nghĩa sau mổ<br />
(1,727). Tuy nhiên, chỉ số này có thể ảnh<br />
hưởng ở 4 BN có chỉ số thoái hóa mỡ<br />
độ ≥ 3 trong nhóm này đẩy thoái hóa mỡ<br />
cao hơn.<br />
2. Liên quan chỉ số thoái hóa mỡ<br />
với khả năng lành gân, sự khác nhau<br />
về chỉ số thoái hóa mỡ giữa nhóm lành<br />
gân và nhóm rách lại (theo Sugaya).<br />
Chỉ số thoái hóa mỡ và chỉ số thoái<br />
hóa mỡ trung bình ở cả hai nhóm lành<br />
gân và nhóm rách lại chóp xoay không có<br />
khác biệt giữa trước và sau mổ (bảng 3<br />
và 4). Theo Gokmen Deniz và CS [7], chỉ số<br />
thoái hóa mỡ không cải thiện sau phẫu<br />
thuật nội soi ngay cả khi phẫu thuật thành<br />
công. Gân phục hồi nguyên vẹn phải mất<br />
ít nhất 2 năm. Chỉ số này có thể xấu hơn,<br />
mức tốt nhất là giữ nguyên tình trạng như<br />
trước mổ. Với những ca rách lại, chỉ số<br />
này tiến triển xấu hơn có ý nghĩa. Cũng<br />
theo tác giả, chỉ số thoái hóa mỡ trước<br />
mổ và mức độ teo cơ không cải thiện<br />
ngay cả khi phẫu thuật thành công và gân<br />
lành nguyên vẹn, khả năng tốt nhất là<br />
bảo tồn tình trạng thoái hóa mỡ khởi đầu.<br />
Tuy nhiên, ở BN rách lại, quá trình thoái<br />
hóa mỡ vẫn tiếp tục và có thể diễn biến<br />
<br />