T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
SO SÁNH TÁC DỤNG KÍCH THÍCH SINH TINH<br />
CỦA MỘT SỐ VỊ THUỐC TRÊN THỰC NGHIỆM<br />
Vũ Văn Tâm*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: so sánh tác dụng kích thích sinh tinh của một số vị thuốc trên thực nghiệm. Đối tượng<br />
và phương pháp: chuột nhắt trắng đực thuần chủng, 6 tuần tuổi, trọng lượng trung bình 30 ±<br />
0,5 g/con. Chuột được chia lô và sử dụng các nhóm thuốc kích thích sinh tinh khác nhau, sau đó<br />
đánh giá, so sánh cấu trúc ống sinh tinh và chất lượng tinh trùng ở mỗi nhóm nghiên cứu. Kết quả:<br />
tất cả chuột uống thuốc đều tăng số lượng tinh nguyên bào so với nhóm chứng có nghĩa:<br />
tăng số lượng tinh nguyên bào sẽ tăng số lượng tinh bào và số lượng tinh trùng. Tỷ lệ % tinh<br />
trùng di động nhanh ở nhóm glutation tăng rõ rệt so với nhóm nước cất và nhóm uống Đông<br />
trùng hạ thảo (ĐTHT) có ý nghĩa thống kê cao với p3.4 < 0,05 và p1.4 < 0,01. Kết luận: thuốc ĐTHT<br />
và glutation có tác dụng kích thích sinh tinh tương đương với provironum và trên thực nghiệm.<br />
Thuốc ĐTHT, glutation làm tăng số lượng tinh trùng di động nhanh và tỷ lệ sống của tinh trùng,<br />
giảm số lượng tinh trùng di động chậm có ý nghĩa thống kê.<br />
* Từ khóa: Vô sinh; Kích thích sinh tinh; Vị thuốc.<br />
<br />
Comparison of Spermatogenesis Stimulation Effect of some Medicines<br />
in Experiment<br />
Summary<br />
Objectives: To compare spermatogenesis stimulation of some medicines in experiment.<br />
Subjects and methods: Male genus purebred mice, 6 weeks of age, 30 ± 0.5 gram in weight.<br />
The subjects were divided into subgroups and used different stimulatants, then were evaluated<br />
to compare the seminiferous tubules structure and quality of sperm in each team. Results: All<br />
experimental mice increased spermatogonia number compared with the control group, which<br />
means: increasing the number of primary spermatocyte increased the number of sperm count.<br />
Ratio % in the fast sperm cell in glutation group significantly increased compared with distilled<br />
water and drinking Đong trung ha thao group, which had a high statistical significance with p3.4 <<br />
0.05 and p1.4 < 0.01. Conclusion: Đong trung ha thao and glutation have an effect of stimulating<br />
spermatogenesis which is equivalent to provironum and in experiment and increase the number<br />
of fast mobile sperm, survival rate of sperm, decrease number of slow mobile sperm significantly.<br />
* Key words: Infertility; Spermatogenesis stimulation; Medicine.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế<br />
giới (WHO): một cặp vợ chồng mới cưới,<br />
có sức khỏe bình thường, sau 12 tháng<br />
<br />
chung sống trong sinh hoạt tình dục, không<br />
sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà<br />
không có con, được xếp loại vào nhóm bị<br />
mắc bệnh vô sinh. Tỷ lệ mắc bệnh vô sinh<br />
<br />
* Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng<br />
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Văn Tâm (drvuvantam@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 20/05/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/07/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 20/07/2016<br />
<br />
30<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
trong cộng đồng là 8 - 15%. 13 - 15% các<br />
cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản bị<br />
vô sinh là con số được đưa ra tại Hội nghị<br />
Vô sinh và Hỗ trợ Sinh sản do Bệnh viện<br />
Phụ sản Trung ương phối hợp với Liên đoàn<br />
các Hiệp hội Sinh sản Thế giới tổ chức<br />
ở Hà Nội (12/9/2006).<br />
Nhiều cặp vợ chồng không có con có<br />
thể do chồng hoặc do vợ hay do cả hai và<br />
nhiều trường hợp chưa rõ nguyên nhân.<br />
Từ năm 1982 - 1985, WHO đã tiến hành<br />
nghiên cứu và xác định 20% nguyên nhân<br />
vô sinh do nam, 38% do nữ và 27% do<br />
cả nam và nữ, ngoài ra 15% không rõ<br />
nguyên nhân. Ở Việt Nam, theo Nguyễn<br />
Ngọc Phượng và CS (1997), nguyên nhân<br />
vô sinh do nữ 40%, do nam 40%, 10% do<br />
cả hai và 10% chưa rõ nguyên nhân.<br />
Việc chữa bệnh vô sinh không chỉ mang<br />
lại hạnh phúc cho những người được làm<br />
cha, làm mẹ mà còn mang lại hạnh phúc<br />
cho cả người thân trong gia đình, bạn bè,<br />
góp phần làm xã hội ổn định và ngày càng<br />
phát triển hơn. Vì vậy, vô sinh là một bệnh<br />
mang tính xã hội.<br />
Hiện nay, vấn đề vô sinh rất được<br />
quan tâm, đặc biệt là vô sinh ở nam giới.<br />
Nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nam là<br />
do không có tinh trùng hoặc có tinh trùng<br />
nhưng số lượng tinh trùng ít, yếu và dị<br />
dạng. Trong môi trường quân đội, dưới<br />
tác động của rèn luyện, nhiệt bức xạ… là<br />
một trong những nguyên nhân dẫn đến<br />
vô sinh. Thực tiễn có nhiều phương pháp<br />
hỗ trợ sinh sản, điều trị vô sinh, trong đó<br />
phải kể đến các thuốc kích thích phát<br />
triển của dòng tinh. Ngoài các hormon<br />
như FSH, testosteron, nhiều thực phẩm<br />
<br />
chức năng có hoạt tính kích thích sinh<br />
tinh nhưng chưa được đánh giá một cách<br />
cơ bản. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài<br />
nhằm: Nghiên cứu tác dụng kích thích sinh<br />
tinh của một số vị thuốc trên thực nghiệm.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Chuột nhắt trắng đực thuần chủng,<br />
6 tuần tuổi, trọng lượng trung bình 30 ±<br />
0,5 g/con. Chia lô chuột và sử dụng các<br />
nhóm thuốc kích thích sinh tinh khác nhau,<br />
sau đó đánh giá so sánh cấu trúc ống sinh<br />
tinh và chất lượng tinh trùng ở mỗi nhóm<br />
nghiên cứu.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu thực nghiệm, mô tả cắt ngang<br />
và có đối chứng.<br />
* Phân lô nghiên cứu:<br />
Theo nội dung, mục đích nghiên cứu,<br />
chia ngẫu nhiên 120 chuột làm 4 nhóm,<br />
mỗi nhóm 30 con.<br />
- Lô 1: uống nước cất (nhóm chứng).<br />
- Lô 2: uống thuốc provironum (testosteron<br />
dạng uống).<br />
- Lô 3: uống thuốc glutation (chống gốc<br />
tự do).<br />
- Lô 4: uống thuốc ĐTHT.<br />
* Liều lượng thuốc và thời gian nghiên<br />
cứu:<br />
- Liều lượng thuốc:<br />
Động vật thực nghiệm uống thuốc với<br />
liều lượng đã được cân đối theo cân nặng<br />
và sử dụng tương đương với liều lượng<br />
thuốc sử dụng trên người.<br />
31<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
Bảng 1: Liều lượng thuốc cho chuột uống.<br />
Cân<br />
Liều<br />
nặng<br />
thuốc<br />
chuột cho chuột<br />
<br />
Liều người<br />
<br />
Lượng<br />
thuốc/kg<br />
<br />
Provironum<br />
<br />
50 mg/ngày<br />
<br />
1 mg/kg<br />
<br />
30 g<br />
<br />
0,3 mg<br />
<br />
Glutation<br />
<br />
500 mg/ngày 10 mg/kg<br />
<br />
30 g<br />
<br />
3 mg<br />
<br />
30 g<br />
<br />
0,3 ml<br />
<br />
Thuốc<br />
<br />
Thuốc ĐTHT<br />
<br />
50 ml/ngày<br />
<br />
1 ml/kg<br />
<br />
- Thời gian tiến hành:<br />
Sử dụng thuốc kích thích sinh tinh trên<br />
chuột theo từng đợt 15 - 20 ngày.<br />
* Phương pháp thực nghiệm:<br />
<br />
+ Thay đổi về số lượng tế bào Sertoli/1<br />
thiết diện cắt ngang.<br />
+ Đánh giá biến đổi về đường kính ống<br />
sinh tinh.<br />
+ Đánh giá biến đổi về độ dày biểu mô<br />
ống sinh tinh.<br />
- Một số chỉ tiêu về mặt chức năng tinh<br />
hoàn:<br />
+ Số lượng tinh trùng (triệu/ml).<br />
+ Tỷ lệ tiến tới nhanh (%).<br />
+ Tỷ lệ tiến tới chậm (%).<br />
<br />
Hết thời gian sử dụng thuốc, mổ chuột,<br />
thu thập tinh trùng từ ống dẫn tinh và tinh<br />
hoàn theo từng lô nghiên cứu.<br />
<br />
+ Tỷ lệ di động tại chỗ (%).<br />
<br />
- Dùng bộ phẫu tích nhỏ cắt lọc lấy ống<br />
dẫn tinh chuột 2,5 cm từ sát mào tinh hoàn<br />
tới túi tinh.<br />
<br />
+ Tỷ lệ các loại dị dạng (đầu, cổ, đuôi) (%).<br />
(Theo hướng dẫn của WHO, 2010).<br />
<br />
- Rửa bỏ mỡ, mạch máu ống dẫn tinh<br />
bằng nước muối sinh lý, sau đó nặn ép<br />
lấy tinh trùng qua kính hiển vi soi nổi.<br />
<br />
Thu thập và phân tích số liệu nghiên<br />
cứu theo chương trình phần mềm thống<br />
kê SPSS 13.0.<br />
<br />
- Đánh giá lượng tinh trùng thu được<br />
theo các chỉ tiêu nghiên cứu.<br />
- Làm tiêu bản mô học đối với phần mô<br />
tinh hoàn thu được để so sánh đánh giá<br />
theo chỉ tiêu nghiên cứu: cố định tinh hoàn<br />
trong dung dịch Bouin, chuyển đúc tinh<br />
hoàn, cắt và nhuộm làm 3 tiêu bản HE/1<br />
tinh hoàn.<br />
* Chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
- Một số chỉ tiêu về hình thái cấu trúc<br />
tinh hoàn:<br />
<br />
+ Tỷ lệ bất động (%).<br />
+ Tỷ lệ sống/chết (%).<br />
<br />
* Xử lý kết quả:<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Một số chỉ tiêu (thay đổi) về hình<br />
thái, cấu trúc tinh hoàn chuột.<br />
* Số lượng trung bình tinh nguyên bào:<br />
Bảng 2: Số lượng trung bình tinh nguyên<br />
bào/1 thiết diện ngang ống sinh tinh (độ<br />
phóng đại x 400).<br />
Nhóm<br />
Chứng (1)<br />
<br />
n<br />
30<br />
<br />
X<br />
<br />
± SD<br />
<br />
49,49 ± 4,51<br />
<br />
+ Thay đổi về số lượng tinh nguyên<br />
bào/1 thiết diện cắt ngang.<br />
<br />
Uống provironum (2)<br />
<br />
30<br />
<br />
52,32 ± 4,75<br />
<br />
+ Thay đổi về số lượng tinh bào I/1 thiết<br />
diện cắt ngang.<br />
<br />
Glutation (3)<br />
<br />
30<br />
<br />
50,45 ± 4,61<br />
<br />
Uống ĐTHT (4)<br />
<br />
30<br />
<br />
51,38 ± 4,54<br />
<br />
32<br />
<br />
p<br />
p1.3 < 0,05<br />
p2.4 > 0,05<br />
p3.4 > 0,05<br />
p1.4 > 0,05<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
Tất cả chuột uống thuốc đều tăng số<br />
lượng tinh nguyên bào so với nhóm chứng<br />
có nghĩa: tăng số lượng tinh nguyên bào<br />
sẽ tăng số lượng tinh bào và số lượng<br />
tinh trùng. Số lượng tinh nguyên bào uống<br />
glutation tăng cao hơn so với nhóm chứng<br />
và nhóm chuột uống ĐTHT (p > 0,05) nhưng<br />
không có ý nghĩa thống kê.<br />
* Số lượng trung bình tinh bào I:<br />
Bảng 3: Bảng tính tinh bào I/1 thiết diện<br />
ngang ống sinh tinh.<br />
Nhóm<br />
<br />
n<br />
<br />
X<br />
<br />
p<br />
<br />
± SD<br />
<br />
provironum, số lượng tế bào Sertoli nhiều<br />
nhất, sau đó đến nhóm uống glutation,<br />
cuối cùng là nhóm uống ĐTHT. Kết quả<br />
này cho thấy uống glutation làm cải thiện<br />
số lượng tế bào Sertoli so với nhóm chứng<br />
và nhóm uống ĐTHT (p > 0,05).<br />
* Đường kính ống sinh tinh giữa các nhóm<br />
(micromet):<br />
Bảng 5: Đường kính ngang trung bình<br />
1 ống sinh tinh.<br />
Nhóm<br />
<br />
n<br />
<br />
X<br />
<br />
± SD<br />
<br />
p<br />
<br />
Chứng (1)<br />
<br />
30<br />
<br />
145,4 ± 7,16<br />
<br />
p1.3 < 0,05<br />
<br />
Chứng (1)<br />
<br />
30<br />
<br />
42,33 ± 3,91<br />
<br />
p1.3 < 0,05<br />
<br />
Uống provironum (2)<br />
<br />
30<br />
<br />
148,6 ± 6,97<br />
<br />
p2.4 > 0,05<br />
<br />
Uống provironum (2)<br />
<br />
30<br />
<br />
45,92 ± 4,37<br />
<br />
p2.4 > 0,05<br />
<br />
Glutation (3)<br />
<br />
30<br />
<br />
146,2 ± 7,25<br />
<br />
p3.4 > 0,05<br />
<br />
Glutation (3)<br />
<br />
30<br />
<br />
43,58 ± 4,51<br />
<br />
p3.4 > 0,05<br />
<br />
Uống ĐTHT (4)<br />
<br />
30<br />
<br />
147,2 ± 7,12<br />
<br />
p1.4 > 0,05<br />
<br />
Uống ĐTHT (4)<br />
<br />
30<br />
<br />
44,21 ± 4,49<br />
<br />
p1.4 > 0,05<br />
<br />
Tương tự như thay đổi số lượng tinh<br />
nguyên bào/1 thiết diện ngang của ống<br />
sinh tinh, số lượng tinh bào I/1 thiết diện<br />
ngang của ống sinh tinh của các nhóm<br />
uống thuốc lớn hơn so với nhóm chứng<br />
uống nước cất. Với thuốc glutation, lượng<br />
tinh bào I tăng nhẹ so với nhóm chứng và<br />
nhóm chuột uống ĐTHT, nhưng không có<br />
ý nghĩa thống kê.<br />
Bảng 4: Số lượng trung bình tế bào<br />
Sertoli/1 thiết diện ngang ống sinh tinh.<br />
n<br />
<br />
X<br />
<br />
± SD<br />
<br />
* Bề dày biểu mô ống sinh tinh giữa các<br />
nhóm (µm):<br />
Bảng 6: Độ dày lớp biểu mô tinh/1 thiết<br />
diện ngang ống sinh tinh.<br />
Nhóm<br />
<br />
* Kết quả số lượng tế bào Sertoli:<br />
<br />
Nhóm<br />
<br />
Đường kính ngang ống sinh tinh được<br />
cải thiện khi uống thuốc. Nhóm uống<br />
provironum có kết quả khả quan nhất, sau<br />
đó đến glutation và ĐTHT, nhưng không<br />
có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
p<br />
<br />
Chứng (1)<br />
<br />
30<br />
<br />
5,62 ± 0,91<br />
<br />
p1.3 < 0,05<br />
<br />
Uống provironum (2)<br />
<br />
30<br />
<br />
6,15 ± 0,97<br />
<br />
p2.4 > 0,05<br />
<br />
Glutation (3)<br />
<br />
30<br />
<br />
5,85 ± 0,92<br />
<br />
p3.4 > 0,05<br />
<br />
Uống ĐTHT (4)<br />
<br />
30<br />
<br />
5,84 ± 1,12<br />
<br />
p1.4 > 0,05<br />
<br />
Có sự thay đổi về số lượng tế bào Sertoli<br />
giữa các nhóm với nhóm chứng và giữa<br />
các nhóm với nhau. Cụ thể: nhóm uống<br />
<br />
n<br />
<br />
X<br />
<br />
± SD<br />
<br />
p<br />
<br />
Chứng (1)<br />
<br />
30<br />
<br />
39,92 ± 3,54<br />
<br />
p1.3 < 0,05<br />
<br />
Uống provironum (2)<br />
<br />
30<br />
<br />
65,74 ± 3,84<br />
<br />
p2.4 > 0,05<br />
<br />
Glutation (3)<br />
<br />
30<br />
<br />
46,82 ± 3,96<br />
<br />
p3.4 > 0,05<br />
<br />
Uống ĐTHT (4)<br />
<br />
30<br />
<br />
56,75 ± 3,82<br />
<br />
p1.4 > 0,05<br />
<br />
Kết quả đo độ dày lớp biểu mô tinh<br />
thấy ở nhóm chuột uống glutation, thành<br />
biểu mô tinh được bảo vệ đáng kể so với<br />
nhóm chứng (46,81 > 39,98). So với nhóm<br />
chuột uống provironum và glutation, độ<br />
dày biểu mô tinh chênh lệch đáng kể so<br />
với nhóm dùng ĐTHT.<br />
33<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
2. Một số chỉ tiêu về chức năng tinh<br />
hoàn.<br />
* Đánh giá về số lượng tinh trùng<br />
(triệu/ml):<br />
Bảng 7: Kết quả đếm số lượng tinh trùng<br />
giữa các nhóm.<br />
Nhóm<br />
<br />
n<br />
<br />
X<br />
<br />
p<br />
<br />
± SD<br />
<br />
Tỷ lệ % tinh trùng di động chậm ở<br />
nhóm glutation giảm so với nhóm uống<br />
nước cất và ĐTHT có ý nghĩa thống kê<br />
p1.4 < 0,05 và p3.4 < 0,05. Tỷ lệ % tinh<br />
trùng di động chậm ở nhóm provironum<br />
thấp nhất.<br />
* Tỷ lệ tinh trùng tại chỗ:<br />
Bảng 10:<br />
<br />
Chứng (1)<br />
<br />
30<br />
<br />
84,91 ± 7,51<br />
<br />
p1.3 < 0,05<br />
<br />
Uống provironum (2)<br />
<br />
30<br />
<br />
87,34 ± 7,42<br />
<br />
p2.4 > 0,05<br />
<br />
Glutation (3)<br />
<br />
30<br />
<br />
85,24 ± 7,92<br />
<br />
p3.4 > 0,05<br />
<br />
Chứng (1)<br />
<br />
30<br />
<br />
16,82 ± 3,25<br />
<br />
p1.3 < 0,05<br />
<br />
Uống ĐTHT (4)<br />
<br />
30<br />
<br />
86,87 ± 7,62<br />
<br />
p1.4 > 0,05<br />
<br />
Uống provironum (2)<br />
<br />
30<br />
<br />
11,14 ± 2,75<br />
<br />
p2.4 > 0,05<br />
<br />
Glutation (3)<br />
<br />
30<br />
<br />
14,18 ± 2,75<br />
<br />
p3.4 > 0,05<br />
<br />
Uống ĐTHT (4)<br />
<br />
30<br />
<br />
14,14 ± 3,11<br />
<br />
p1.4 > 0,05<br />
<br />
Số lượng tinh trùng của nhóm uống<br />
glutation tương đương với nhóm uống<br />
provironum và nhóm uống ĐTHT, nhưng<br />
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
* Tỷ lệ tinh trùng di động nhanh:<br />
Bảng 8:<br />
Nhóm<br />
<br />
n<br />
<br />
X<br />
<br />
p<br />
<br />
± SD<br />
<br />
Chứng (1)<br />
<br />
30<br />
<br />
29,85 ± 3,65<br />
<br />
p1.3 < 0,05<br />
<br />
Uống provironum (2)<br />
<br />
30<br />
<br />
32,96 ± 4,65<br />
<br />
p2.4 > 0,05<br />
<br />
Glutation (3)<br />
<br />
30<br />
<br />
30,35 ± 4,63<br />
<br />
p3.4 < 0,05<br />
<br />
Uống ĐTHT (4)<br />
<br />
30<br />
<br />
31,65 ± 4,15<br />
<br />
p1.4 < 0,01<br />
<br />
Tỷ lệ % tinh trùng di động nhanh ở nhóm<br />
glutation tăng rõ rệt so với nhóm uống<br />
nước cất và ĐTHT, khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê với p3.4 < 0,05 và p1.4 < 0,01.<br />
* Tỷ lệ tinh trùng di động chậm:<br />
Bảng 9:<br />
Nhóm<br />
<br />
n<br />
<br />
X<br />
<br />
± SD<br />
<br />
p<br />
<br />
Chứng (1)<br />
<br />
30<br />
<br />
21,31 ± 4,12<br />
<br />
p1.3 < 0,05<br />
<br />
Uống provironum (2)<br />
<br />
30<br />
<br />
17,33 ± 3,26<br />
<br />
p2.4 > 0,05<br />
<br />
Glutation (3)<br />
<br />
30<br />
<br />
19,81 ± 3,27<br />
<br />
p3.4 < 0,05<br />
<br />
Uống ĐTHT (4)<br />
<br />
30<br />
<br />
18,66 ± 3,55<br />
<br />
p1.4 < 0,05<br />
<br />
34<br />
<br />
Nhóm<br />
<br />
n<br />
<br />
X<br />
<br />
± SD<br />
<br />
p<br />
<br />
Tỷ lệ % tinh trùng tại chỗ ở nhóm<br />
glutation giảm so với nhóm uống nước<br />
cất không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ %<br />
tinh trùng tại chỗ nhóm provironum giảm<br />
so với nhóm uống ĐTHT không có ý nghĩa<br />
thống kê (p < 0,05).<br />
* Tỷ lệ tinh trùng bất động:<br />
Bảng 11:<br />
Nhóm<br />
<br />
n<br />
<br />
X<br />
<br />
± SD<br />
<br />
p<br />
<br />
Chứng (1)<br />
<br />
30<br />
<br />
36,04 ± 3,25<br />
<br />
p1.3 < 0,05<br />
<br />
Uống provironum (2)<br />
<br />
30<br />
<br />
34,65 ± 3,45<br />
<br />
p2.4 > 0,05<br />
<br />
Glutation (3)<br />
<br />
30<br />
<br />
36,25 ± 3,15<br />
<br />
p3.4 > 0,05<br />
<br />
Uống ĐTHT (4)<br />
<br />
30<br />
<br />
35,75 ± 3,22<br />
<br />
p1.4 > 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ % tinh trùng bất động ở nhóm<br />
uống provinorum giảm so với nhóm uống<br />
glutation không có ý nghĩa thống kê. Mức<br />
giảm tỷ lệ này ở nhóm uống glutation so<br />
với nhóm ĐTHT cũng không có ý nghĩa<br />
thống kê (p > 0,05).<br />
<br />