intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SO SÁNH TRẬT TỰ TỪ CỦA ĐỊNH NGỮ GIỮA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Chia sẻ: Mai Van Thu Thu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

385
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chính Wilhelm Von Humboldt đã nhận định rằng “ngôn ngữ là linh hồn (spirit) của dân tộc, ngôn ngữ phản ánh cách tư duy của mỗi dân tộc dùng nó”, chính vì vậy trong ngôn ngữ, ta sẽ thấy những nét đặc thù của văn hoá và cách tư duy của dân tộc sử dụng ngôn ngữ đó. Tuỳ theo loại hình văn hoá và loại hình ngôn ngữ, mà ngôn ngữ của dân tộc đó có những nét đặc thù riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SO SÁNH TRẬT TỰ TỪ CỦA ĐỊNH NGỮ GIỮA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

  1. SO SÁNH TRẬT TỰ TỪ CỦA ĐỊNH NGỮ GIỮA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ĐINH ĐIỀN (*) Chính Wilhelm Von Humboldt đã nhận định rằng “ngôn ngữ là linh hồn (spirit) của dân tộc, ngôn ngữ phản ánh cách tư duy của mỗi dân tộc dùng nó”, chính vì vậy trong ngôn ngữ, ta sẽ thấy những nét đặc thù của văn hoá và cách tư duy của dân tộc sử dụng ngôn ngữ đó. Tuỳ theo loại hình văn hoá và loại hình ngôn ngữ, mà ngôn ngữ của dân tộc đó có những nét đặc thù riêng. 1. GIỚI THIỆU LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ Theo kết quả phân loại về loại hình ngôn ngữ ([Stankevich, 1982]), trên thế giới có các loại hình ngôn ngữ sau: ngôn ngữ chắp dính, ngôn ngữ đơn lập, ngôn ngữ biến cách và ngôn ngữ đa tổng hợp. Còn về loại hình văn hoá ([Trần Ngọc Thêm, 1997]), ta có hai loại hình lớn: Văn hoá phương Đông, Văn hoá phương Tây. Sau đây ta xem xét tiếng Việt và tiếng Anh được xếp vào vị trí loại hình ngôn ngữ nào; do chịu ảnh hưởng bởi loại hình văn hoá nào, cũng như những đặc thù trong mỗi loại hình ngôn ngữ và loại hình văn hoá đó. Chính những đặc thù này đã chi phối đến trật tự từ nói chung và trật tự định ngữ nói riêng mà ta sẽ xét đến trong nội dung chính của bài tiểu luận này. 1.1 Loại hình ngôn ngữ Theo bảng phân loại hình ngôn ngữ, tiếng Việt được xếp vào loại hình đơn (isolate) hay còn gọi là loại hình phi hành thái, không biến hình, ngôn ngữ đơn tiết hay phân tiết… với những đặc điểm chính như sau: - Trong hoạt động ngôn ngữ, từ không biến đổi hình thái. Ý nghĩa ngữ pháp nằm ở ngoài từ. Ví dụ: Tôi nhìn anh ấy và Anh ấy nhìn tôi. 1.2 Loạ hình trật tự từ Xét về loại hình trật tự từ thì tiếng Anh và tiếng Việt có cùng chung loại hình đối với thành phần câu, đó là loại hình: S V O, có nghĩa là trong một câu bình thường (không đánh dấu), thứ tự các thành phần câu được sắp xếp như sau (theo [Lý Toàn Thắng, 1999]): S (subject: chủ ngữ) – V (verb: động từ) – O (object: bổ ngữ) Ví dụ: Tôi nhìn anh ấy và I see him. S V O S V O Đây là loại hình phổ biến thứ nhì, chiếm từ 32,4% đến 41,8% trong toàn bộ các ngôn ngữ trên thế giới (chỉ sau loạI hình SOV, chiếm 41% đến 51,8%. Tuy nhiên, trật tự từ trong tiếng Anh và tiếng Việt nói chung là khác
  2. nhau trong cụm từ, nhất là trong danh ngữ (noun phrase) mà ta sẽ xét kỹ trong các phần dưới đây. 2.TRẬT TỰ TỪ CỦA ĐỊNH NGỮ Tiếng Việt do bị ảnh hưởng của văn hoá phương Đông – nền văn hoá thiên về âm tính, nên trong ngôn ngữ, ngữ pháp của nó có tính linh động cao, chứ không chặt chẽ (phải chia thì, thể, giống) như ngữ pháp phương Tây. Về phương diện tính chặt chẽ của ngữ pháp, thì cực đoan nhất là tiếng Nga, kế đến là tiếng Pháp, còn tiếng Anh thì trước đây cũng mang tính phân tích cao, nhưng càng về sau thì thiên về tổng hợp tính nhiều hơn. Đến nay, những dấu vết về tính phân tích trong tiếng Anh chỉ còn sót lại rất ít, như: Danh từ số nhiều: thêm – s: books, boxes… Động từ ngôi 3 số ít thêm – s: he talks, she goes… Hiện tại tiếp diễn: thêm – ing: I am learning English. Quá khứ: thêm – ed: John worked yesterday Tình hình này cũng đúng trong trường hợp cụm danh từ (danh ngữ) của tiếng Anh. Trong danh ngữ tiếng Anh, những tính từ bổ nghĩa cho danh từ chính (head noun) thì không phải chia về giống, số với từ mà nó bổ nghĩa như trong các thứ tiếng châu Âu thiên về phân tích tính cao (chẳng hạn: tiếng Nga, Pháp…). Trong trường hợp này, tiếng Anh cũng như tiếng Việt thể hiện ý nghĩa bằng trật tự từ, nhưng có một khác biệt cơ bản là trong tiếng Anh thì tính từ đứng trước danh từ mà nó bổ nghĩa, còn trong tiếng Việt thì ngược lại. Ví dụ: Tiếng Anh: An interesting book: tính từ interesting đứng trước danh từ book. Tiếng Việt: Một cuốn sách hay: tính từ hay đứng sau danh từ cuốn sách. Nhưng đối với trường hợp có nhiều tính từ bổ nghĩa, thì trật tự của các tính từ đó được sắp xếp như thế nào, những nhân tố nào ảnh hưởng đến trật tự đó, có nhân tố nào thuộc về văn hoá không? Đó là nội dung chính của phần “Trật tự định ngữ trong danh ngữ” dưới đây. 2.1.Giới thiệu định ngữ Như ta đã biết, các từ loại trong tiếng Việt được phân thành thực từ và hư từ. Thực từ lại được chia thành thể từ và vị từ (theo [Nguyễn Kim Thản, 1997] trang 133). Thể từ là những từ chỉ những cái đó có tính chất sự vật (như danh từ chẳng hạn), có đặc điểm không trực tiếp làm vị ngữ của câu, còn vị từ là những từ chỉ hoạt động (như động từ), tính chất (như tính từ) và có thể trực tiếp làm vị ngữ của câu. Nếu ta chỉ nói các từ người, lúc, trên… thì ý nghĩa sự vật còn rất trừu tượng. Vì vậy, trong thực tế, ta thường phải chỉ ra thêm những đặc trưng, những tính chất, đặc điểm về vị trí, số lượng… của sự vật để chỉ rõ ra sự vật mà ta muốn đề cập đến. Nhằm mục đích hạn
  3. định trừu tượng đó (thu hẹp ngoại diên bằng cách tăng nội hàm), ta thường sử dụng các thành phần phụ để thêm vào thể từ đó, những thành phần phụ này được gọi là định ngữ. Ví dụ: ta nói: nhà thì ý sự vật được chỉ ra rõ ràng hơn. Vậy: định ngữ có tác dụng hạn định phạm vi khái quát của thể từ, và là thành phần của từ cổ, điển hình nhất là từ tổ danh từ, hay còn gọi là danh ngữ. Định ngữ của danh từ tuy có chung một ý nghĩa ngữ pháp khái quát là cụ thể hoá danh từ, nhưng các định ngữ có thể chia thành các loại nhỏ sau tuỳ theo ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của chúng. Ví dụ: -Định ngữ số lượng: hai làng; two villages. -Định ngữ khối lượng: tất cả làng; All villlages. -Định ngữ đặc trưng: làng to; big village. -Định ngữ sở hữu: làng tôi, my village. -Định ngữ chỉ định: làng ấy; that village. -Định ngữ phương diện: làng làm pháo; fire – cracker – making villages. 2.2 Định ngữ tiếng Anh 2.2.1 Thành phần bổ nghĩa đặc trước danh từ chính (pre – modifier) Dựa trên các kết quả nghiên cứu của các nhà Anh ngữ học ta có thể đưa ra bảng sắp xếp thứ tự các định tố đặt trước danh từ chính (pre – modifier) như sau: 1 2 3 4 5 6 7 8 a b c d e f g h i j Kẻ ô I M Pre. Det. Ord. Car. Size Quality age Shape/ color Nationa Pre/ Sub. Head Det N N length lity PP – Noun Noun par 1 A Pretty new green dress 2 A Useful old tin box 3 Her small round pink face 4 several large red cabbage 5 Some Sour green apples 6 All small brown Snake - shoes those skin 7 An Attractive triangu green stamp lar 8 A high red brick wall 9 A long brown leather belt 10 A very gold watch old
  4. 11 Her first six vietnam dresses ese 12 A modern french printi device system ng 13 A big Hot fried fish Delicious 14 A Kind, tall student and healthy 15 Mary’s big round blue eyes Bảng 1. Trật tự định ngữ trong danh ngữ tiếng Anh Trong đó: a. Tiền chỉ định từ (Pre – determiner): bao gồm các từ như: all, both, half, double. b. Chỉ định từ (Determiner): bao gồm: - Mạo từ (article) - Tính từ chỉ định (demonstrative adj): this, that, these, those. - Tính từ sở hữu (possessive adj): my, your, his, her, its, our, their. - Sở hữu cách (possessive case): John’s. - Các từ chỉ định khác (demonstrative): another, any, each, either, enough, much, neither, no, some, which, whose… c. Tính từ chỉ số thứ tự (Ordinal adj): first, second, last… d. Tính từ chỉ số đếm (Cardinal adj): 1, 2, 3… e. Tính từ chỉ kích thước (size): tiny, small, large… f.Tính từ chỉ phẩm chất (quality) như: good, bad…Khi có nhiều tính từ chỉ tính chất cùng phụ nghĩa cho một danh từ, thì tính từ ngắn thường đứng trước tính từ dài, và tính từ chỉ tinh thần thường đứng trước tính từ chỉ vật chất. Ví dụ: a kind tall and healthy person. g. Tính từ chỉ tuổi tác (age), tình trạng (cũ, mới) như: young, old, new h.Tính từ chỉ chiều dài (legh), hình dáng (shape) như: long, short, round… i. Tính từ chỉ màu sắc (colour) như: red, yellow, green… j. Tính từ chỉ quốc tịch (nationality), nước xuất xứ, như: French, Vietnamese… k. Hiện phân từ (present participle) hay quá phân từ (past participle). Hiện phân từ dùng với ý nghĩa tiếp diễn (đang diễn ra) và có tính chủ động, như: learning, working. Quá phân từ dùng với ý nghĩa quá khứ (đã xảy ra) và có tính bị động, như: broken, fied,… Nếu có cả 2 dạng hiện phân từ và quá phân từ cùng tồn tại thì quá phân từ đứng trước, hiện phân từ đứng sau (gần với danh từ trung tâm hơn).
  5. Ví dụ: a tested printing device (một thiết bị in đã được kiểm tra). l. Danh từ phụ, được dùng như tính từ, để bổ nghĩa, hạn định, chỉ rõ ý nghĩa/ phạm vi danh từ chính. Ví dụ: a computer system; a tin box. m.Danh từ chính (head Noun), là trung tâm của danh ngữ (Noun Phrase), như: system, box… (trong ví dụ trên). 2.2.2 Thành phần bổ nghĩa đặt sau danh từ chính (post – modfier) Dựa trên các kết quả nghiên cứu của các nhà Anh ngữ học, ta có thể đưa ra bảng mô tả các thành phần đặt sau danh từ chính (post – modifier) như sau: 1 2 3 4 5–6 7 8 9 a-b c d ej l m n Dect. Ord. N Car. N Pre – Sub. Head Post - modifiers modifier Noun Noun 1. Her pretty dress in the wardrobe new green 2. The old Professor giving the lecture 3. The boy in a white shirt who is talking to the professor Bảng 2. Thành phần bổ nghĩa đặt sau danh từ chính trong danh ngữ tiếng Anh. Ghi chú: 1. Đối với thứ tự của tính từ chỉ kích thước (e) và tính từ chỉ phẩm chất (f), có những ý kiến trái ngược nhau. Theo nhà văn phạm A.S. Hornby, thì (f) đứng trước (e), còn theo Cornelius, thì (e) đứng trước (f) như trong bảng trên. 2. Trật tự của các cột 1  8 nói chung là cố định, còn trật tự giữa các tính từ trong cột 5 có thể bị thay đổI trong một số trường hợp nhất định do các yếu tố về tâm lý, về ý nghĩa muốn nhấn mạnh yếu tố hài hoà về mặt ngữ âm… 2.3 Định ngữ tiếng Việt Tham khảo các kết quả nghiên cứu của các nhà Việt ngữ học và qua khảo sát thực tế, tác giả bài viết này đề nghị bảng sắp xếp thứ tự các định tố (một cách tương đối ổn định) trong tiếng Việt như sau:
  6. -3 -2 -1 0 +1 +2 +3 +4 +5 a b c d E f g h h i j l m n o Từ Số từ Từ Danh D.từ trạng quốc kích Hình thời chất Màu Số Chỉ Sở tổng chỉ từ phụ thái/ tịch thướ dáng gian lượng sắc thứ địn hữu lượng xuất chính vật c chiều tự h liệu dài 1. Một cái áo dài mới đẹp màu xanh lá cây 2. Một cái hộp thiếc cũ có lợi ích 3. gương nhỏ tròn màu của mặt hồng cô ta 4. Vài cái bắp lớn màu cải đỏ 5. Một trái chua màu số táo xanh 6.Tất những chiếc giày da nhỏ màu đó cả rắn nâu 7. Một con tem hình hấp màu tam dẫn xanh giác 8. Một bức gạch cao màu tường đỏ 9. Một dây da dài màu thắt nâu lưng 10. Một cái đồng vàng rất hồ cũ 11. Sáu cái áo dài Việt đầu của Nam tiên cô ta 12. Một hệ thiết in (của) hiện thống bị Pháp đại 13. Một con cá chiên to ngon, nóng 14. Một sinh tử tế, viên cao và khoẻ mạnh 15. Đôi to tròn màu của mắt xanh mary
  7. Bảng 3. Trật tự định ngữ trong danh từ tiếng Việt. 2.3.1 Thành tố phụ trước của danh từ: a. Từ chỉ tổng lượng (vị trí – 3), như: tất cả, hết thảy, toàn bộ. Những từ này, nói chung có thể đứng liền trước những lớp từ con sau: -Số từ (ở vị trí – 2) như: một, hai, ba,… -Danh từ tập thể (không cần có từ ở vị trí – 2), như: đàn lũ, bộ, nắm,… -Danh từ tổng hợp (không cần có từ ở vị trí – 2), như: quần áo, binh lính, xe cộ, máy móc,.. Ví dụ: tất cả mọi việc; tất cả 5 ngườI; 5 ngườI tất cả… b. Số từ (vị trí – 2), là những lớp từ con sau: - Số từ, như: một, hai, ba,… Số từ không đứng liền trước danh từ tổng hợp. Ví dụ: không nói, bốn xe cộ; mười quần áo, mà phải nói: mười bộ quần áo, 5 đàn trâu bò. - Từ chỉ số phỏng định, như: vài, dăm, mươi,… - Từ hàm ý phân phối, như: mỗI, mọi, từng,… Từ hàm ý phân phối khó xuất hiện ở vị trí này, nếu đã có chỉ xuất cái ở vị trí – 1. Ví dụ: không nói: mỗi cái con mèo. - Quán từ, như: những, các, cột. - Từ: mấy. Các từ phỏng định, từ những, từ mấy có thể đứng liền trước danh từ tổng hợp khi có từ chỉ loại xen giữa. Ví dụ: dăm cái quần áo. c. Từ chỉ xuất (vị trí – 1), cụ thể là từ cái, có tác dụng chỉ xuất sự vật nêu ở thành tố chính, tức là tách sự vật ra để nhấn mạnh. Từ cái chỉ xuất có thể xuất hiện trước danh từ chất thể, như: cái thép này, cái đất này, cái vảI này,… d. Thành tố chính (vị trí 0), là trung tâm của danh ngữ, nó có thể là: - Danh từ, như: mèo, sách, sinh viên. - Dạng ghép = Danh từ chỉ loại + 1 danh từ (chính), như: con mèo, cuốn sách. - Dạng ghép = Danh từ chỉ loại (chính) + Tổ hợp từ tự do miêu tả (phụ), như: hai anh đang ngồi đọc sách đàng kia; những cuốn nói hôm nọ. -Từ đại diện trong 1 số cách nói do thói quen, như: ba sôi, hai lạnh. 2.3.2 Thành tố phụ sau của danh ngữ: a.Vị trí + 1: (cột e) là những danh từ phụ (cụm từ cố định ý nghĩa của vật biểu thị bằng danh từ ở vị trí trung tâm. Ví dụ: phòng tạp chí, sách báo trong và ngoài nước, hệ thống thiết bị, … Định ngữ ở vị trí + 1 này thường tồn tại khi danh từ trung tâm biểu thị những sự vật có sức chứa đựng, những hệ thống hay quy mô lớn (cần hạn định lại), hay những đơn vị đo lường. Ví dụ: trại cam, ao ước, môn vật lý,…
  8. b. Vị trí + 2: (gồm các cột từ f  l) là những thực từ nêu đặc trưng của vật biểu thị bằng danh từ ở vị trí trung tâm. Số lượng thực từ có mặt đồng thời để nêu những đặc trưng khác nhau tại vị trí này về mặt nguyên tắc là không hạn chế, nhưng thực tế chỉ thường từ 1 đến 3 thực từ. Chúng ta có thể là 1 từ, tổ hợp từ, cụm chủ - vị, ngữ cố định… Ví dụ: căn phòng rất đẹp, sách mới và hay, cuộc đời ba chìm bảy nổi,… Nếu có nhiều thành tố xuất hiện đồng thời thì trật tự của chúng nói chung là: - Thành tố phụ nêu đặc trưng thường xuyên hơn sẽ đứng trước, ví dụ: áo len/ mới. - Thành tố phụ là danh từ hay vị từ đứng trước, đến số từ, và cuối cùng là vị trí. Ví dụ: đường tránh/ số 4/ ở giữa. - Thành tố phụ có dung lượng nhỏ thường đứng trước thành tố phụ có dung lượng lớn hay các thành tố có chứa kết từ. Ví dụ: vấn đề cấp bách/ số 1/ về sản xuất hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, trật từ này có thể bị thay đổi do các yếu tố về ngữ điệu, tâm lý,… c. Vị trí + 3: (cột m) chuyên dùng cho các tính từ chỉ thứ tự: đầu tiên, sau cùng, thứ nhất, thứ 2, 3, 4,… Ví dụ: Sáu cái áo dài Việt Nam đầu tiên của cô ta. d. Vị trí + 4: (cột n) chuyên dùng cho các từ chỉ định: ấy, nọ, kia, này, đấy, đó,… được dùng như là biên giới cuối cùng của danh ngữ (trừ trường hợp có thành tố chứa kết từ của thuộc vị trí 1). Ví dụ: xét việc ấy/ của anh và việc/ của anh/ ấy. Bài thơ/ hay (danh ngữ) và bài thơ này/ hay (câu). e. Vị trí + 5: (cột o) giới ngữ, như: của. Ví dụ: Tất cả những hai thúng gạo đầy ắp ấy của bà. 2.3.3 Thành tố phụ sau của danh ngữ là cụm chủ - vị: -3 -2 -1 0 +1 +2 +3 +4 +5 +6 a b c d e f l m n o p Từ Số từ Từ chỉ Danh Danh định ngữ Số Chỉ Sở Cụm Chủ - vị tổng xuất từ từ chỉ tính thứ định hữu mô tả lượng chính phụ chất tự 1. Một Cái áo dài mới đẹp của ở trong tủ quần màu xanh cô ta áo là cây 2. Người giáo sư già đang giảng bài 3. Cậu con trong chiếc áo trai sơ mi trắng đang nói
  9. chuyện với thầy giáo Bảng 4. Thành phần phụ sau của danh ngữ là cụm chủ - vị. 2.3.4 Nhận xét về trật tự các thành tố phụ của danh ngữ trong tiếng Việt: a. Vị trí các định tố ở vị trí trước danh từ trung tâm (-3, -2, -1) nói chung là không thể đổI chỗ cho nhau được. b. Quan hệ giữa danh từ trung tâm và danh từ ở vị trí + 1 (cột e) là quan hệ chính phụ có điều kiện chứ không phải là quan hệ chính phụ tuyệt đốI, có khi danh từ ở vị trí + 1 này quan trọng hơn danh từ trung tâm. Ví dụ ở ngữ: thúng gạo, thì thúng là chính nhưng trong một số hoàn cảnh ngôn ngữ nhất định, ta không thể nói đong một thúng được mà ta vẫn có thể nói đang gạo được. c. Các định tố tại vị trí + 2 (các cột từ f  l) thường là những từ, từ tổ chỉ thuộc tính, tính chất. Các định tố này thường do tính từ biểu thị, ngoài ra còn có thể là động từ, thời vị từ, từ tổ chính phụ, từ tổ tường thuật biểu thị. Ví dụ; thúng gạo mới xay, thúng gạo ăn Tết,… Chính vì vậy, các định ngữ ở vị trí + 2 này rất phong phú và đa dạng về mặt số lượng cũng như tính chất, ta tạm phân như trong bảng 32. d. Các định tố tại vị trí + 4 (cột n) và + 6 (cột p) có thể đổi chỗ cho nhau (và thường + 4 nằm ở vị trí cuối). Ví dụ: cuốn sách mà tôi đã thấy đó và cuốn sách đó mà tôi đã thấy. e.Vị trí + 6 có thể có những định ngữ do các giới từ như: đối với N, về N, mà Chủ - vị, do Chủ - Vị,… Ví dụ: cuốn sách về ngôn ngữ mà thầy Tuấn đã nhắc đến trên lớp. Định ngữ ở vị trí + 2 A b c d Định ngữ Động từ/ chất liệu Tính từ chỉ hình Tính từ chỉ màu Từ tổ chính phụ hay thường là: dáng, tính chất sắc, trạng thái hiện từ tổ tường thuật tại,… Định ngữ có Có tác dụng phân Biểu thị đặc trưng Biểu thị những Có tác dụng miêu tả đặc điểm: biệt chủng loạI cụ thể hơn, chi thuộc tính nhất thời thêm về sự vật. bằng cách biểu thị tiết hoá đặc điểm của sự vật, có tác những đặc trưng sự vật, biểu thị bộ dụng chủ yếu là chung nhất, lâu phận tạo thành miêu tả sự vật. bền nhất hay hình dáng 1.Cá Chiên bột nóng, thơm, ngon mua hồi sáng 2.Máy in dạng nằm mới tinh,tốc độ cao vừa nhập về 3.Nhà gạch một tầng cao ngất mới xây
  10. Tương f, g h, i j, k, l sau + 2 (gồm: + 3, + đương cột 4, + 5 hay + 6) Bảng 5. Trật tự định ngữ ở vị trí + 2 của tiếng Việt. 2.4 Các yếu tố khác liên quan đến trật tự định ngữ trong tiếng Việt Tổ chức của phần cuối danh từ trong tiếng Việt phức tạp vì số lượng các định số lớn cũng như tính đa dạng của các định tố. Ngoài ra quy tắc kết hợp các định tố này tuỳ thuộc vào cách đọc, về khả năng kết hợp ngữ nghĩa, về khối lượng (chiều dài của định tố)… 2.4.1 Yếu tố về nhịp đọc: Quy tắc kết hợp các định tố trong ngữ lưu lúc nói phụ thuộc phần lớn vào nhịp điệu đọc có ngắt quãng hay không. Ví dụ: - Một cô con gái 16 tuổi, mắt bồ câu, rất thông minh, đang học lớp 9. Cũng có thể nói: Một cô con gái mắt bồ câu rất thông minh, đang học lớp 9, 16 tuổi. Hoặc: Một cô con gái rất thông minh đang học lớp 9, 16 tuổi, mắt bồ câu. Còn nếu đọc liền một hơi thì số lượng định tố phải giới hạn và trật tự phải bị gò bó trong khuôn mẫu đã trình bày ở trên (bảng 3, 4 và 5). 2.4.2 Yếu tố về ngữ nghĩa: Quy tắc kết hợp các định tố trong danh ngữ còn phụ thuộc vào ngữ nghĩa (logic) của từng định ngữ và của danh từ chính, xem chúng có khả năng bổ nghĩa cho nhau hay không. Ví dụ: - Một bó hoa tươi thì định tố “tươi” chắc chắn bổ nghĩa cho “hoa”, nhưng nếu ta nói: Một bó hoa to thì định tố “to” có thể bổ nghĩa cho “bó” mà cũng có thể bổ nghĩa cho “hoa” tuỳ theo ngữ cảnh. Tương tự: “áo lụa đỏ” và “áo lụa rộng”, “đỏ” bổ nghĩa cho “lụa” và “áo” còn “rộng” chỉ bổ nghĩa cho “áo”. 2.4.3 Yếu tố về khốI lượng (chiều dài) của định tố: Quy tắc kết hợp các định tố trong danh ngữ còn phụ thuộc vào số lượng (chiều dài) của định tố, thường là đối với những định tố có cùng vị trí, thì định tố nào có chiều dài ngắn nhất thì đặt trước nhất (ngoại trừ các chỉ định từ: này, ấy, nọ, … tuy có chiều dài ngắn nhưng lại đặt sau). Ví dụ: “Cái nhà ăn hai tầng cao ngất bằng gạch, làm năm 1990, của công nhân viên mà mọi người đều biết đến ấy.” 2.4.4 Các yếu tố khác: Ngoài ra, quy tắc kết hợp các định tố trong danh ngữ còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như:
  11. - Yếu tố phân đoạn thực tại: phụ thuộc vào tâm lý người nói/ viết, phụ thuộc vào tư duy bên trong, cách tạo ra “lời nói bên trong” ở trong óc của con người trước khi phát ngôn. Thường thì cái giá nghĩ đến trước thì sắp trước, mà việc nghĩ đến cái gì trước thì lại phụ thuộc vào tư duy, văn hoá của mỗi người, mỗi dân tộc, tình huống thực tế,… - Yếu tố âm điệu: sắp xếp như thế nào cho nghe thuận tai, quen tai, nghe âm điệu nhịp nhàng, có hiệp vần,… 3. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN Qua sự phân tích các trật tự của các định tố trong định ngữ ở tiếng Anh và tiếng Việt, ta rút ra một số nhận xét và kết luận như sau: 3.1 Nhận xét: a. Cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt đều cùng loại hình S – V – O, cùng giống nhau về trật tự từ ở phần chỉ định từ (determiner), mạo từ (article) và giới ngữ (prepositional phrase) sau danh từ. Như: tất cả N, N của N về …, N mà,… b. Điểm khác biệt lớn nhất là trong tiếng Anh thì các tính từ đứng trước danh từ, còn trong tiếng Việt thì ngược lại. Điều này sẽ được lý giải trong phần kết luận dưới đây. c. Quan điểm trong ngôn ngữ tiếng Anh cũng như trong tiếng Việt là tính từ nào có tác dụng bổ nghĩa mạnh nhất, trực tiếp nhất, dễ thấy nhất thì có vị trí gần với danh từ nhất (cùng về khoảng cách với danh từ chính nhưng ngược chiều nhau, tiếng Anh thì gần từ phía bên trái, còn tiếng Việt thì gần từ phía bên phải). Ví dụ: A kind, tall and healthy student  Một sinh viên khoẻ mạnh, cao và tử tế. d. Tuy nhiên, ngoài các vị trí có trật tự cố định trong mọi trường hợp, thì cả hai ngôn ngữ vẫn có các vị trí mà có thể bị thay đổi trong một số trường hợp nhất định do các nhân tố về trật tự từ, như: yếu tố về tâm lý, về ngữ nghĩa muốn nhấn mạnh (quan trọng nói trước, phụ nói sau), yếu tố hài hoà về mặt ngữ âm, yếu tố về khối lượng định ngữ, yếu tố về phân đoạn thực tại… 3.2 Kết luận: 1. Điểm khác biệt lớn nhất về trật tự các định tố trong một danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt là: trong tiếng Anh thì các tính từ đứng trước danh từ, còn trong tiếng Việt thì ngược lại. Điều này được lý giải bởi tính linh động (dương) của ngữ pháp tiếng Việt (do ảnh hưởng văn hoá phương Đông – mang tính âm); nghĩa là trong ngữ lưu (cụ thể trong trường hợp này là danh ngữ), tiếng Việt cho phép người sử dụng (người nói/ viết) một nguyên tắc chung là suy nghĩ đến cái gì trước thì nói/ viết ra trước; cái gì quan trọng, cần thiết thì nói/ viết trước. Đây cũng là một trật tự tự nhiên theo tư duy của con người.
  12. Ví dụ: khi ta nhìn thấy một “ngôi nhà, bằng gạch, cao, có hai tầng ấy” thì trong đầu óc ta nghĩ ngay đến vật thể đầu tiên là ngôi nhà (đây cũng là danh từ chính của danh ngữ), và 2 tiếng “ngôi nhà” được xếp đầu tiên, sau đó ta mới thấy các tính chất và đặc điểm của ngôi nhà đó, tuỳ theo góc nhìn của mỗi người, tuỳ theo yếu tố tâm lý của ta lúc đó (đang quan tâm tới tính chất gì), tuỳ theo cường độ tác động của các tính chất hay đặc điểm của ngôi nhà tác động vào các giác quan của ta mạnh hay yếu, mà ta có thể sắp xếp các từ mô tả tính chất hay đặc điểm đó trước hay sau. Vì vậy, ta có thể có các biến thể (đều đúng ngữ pháp tiếng Việt) của danh ngữ đó là: “một ngôi nhà gạch cao hai tầng” hay “một ngôi nhà cao hai tầng bằng gạch, cao” … nhưng tất nhiên xác xuất xuất hiện của mỗi biến thể trên tất nhiên là không bằng nhau do bị các nhân tố khác chi phối (như nhịp điệu, vần điệu, khối lượng vật chất của các thành tố, ý muốn tránh nhập nhằng ngữ nghĩa, tâm lý, ngữ cảnh,…). Vậy ta thấy trật tự các định tố trong danh ngữ tiếng Việt là một trật tự tự nhiên, trật tự thuận. Trong tiếng Anh thì trật tự định tố trong danh ngữ không được tự do, không được linh động (nghĩa là ngữ pháp mang tính âm, do bị ảnh hưởng của nền văn hoá phương Tây mang tính dương). Trật tự các định tố trong tiếng Anh bị chi phối bởi khuôn mẫu tương đối chặt chẽ (như ta đã thấy trong bảng 1), chính vì vậy mà nhiều cái ta suy nghĩ ra sau thì lại nói ra trước và ngược lại. Ví dụ: trong danh ngữ: “một ngôi nhà gạch cao hai tầng” thì ta luôn chỉ có 1 dạng “a high two – floor brick house” (một cao hai tầng gạch ngôi nhà). 2. Danh ngữ là một hệ thống với các yếu tố là: danh từ (chính, phụ, chỉ loại,…), các tính từ, các từ chỉ định,… và các quan hệ là: quan hệ về mặt ngữ nghĩa, quan hệ về mặt ngữ pháp, quan hệ về mặt ngữ âm (bao gồm cả thanh điệu, trường độ, nhịp điệu). Mỗi yếu tố mang trong mình các thuộc tính liên quan đến ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ âm. Các yếu tố này đều có quan hệ đa phương với các yếu tố khác trong hệ thống, đặc biệt là mối quan hệ với danh từ trung tâm. Chính các quan hệ nhiều mặt của các yếu tố này khiến cho vị trí của các định tố trong danh ngữ bị chi phối, chính vì vậy mà các vị trí đã nêu ra ở trên đều có sự phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là có những vị trí bắt buộc và có những vị trí tự do tuỳ thuộc vào thuộc tính và quan hệ của các yếu tố. Ví dụ: nếu là danh từ không đếm được (như: nước, gạo,..) thì không thể có vị trí số từ phía trước (không thể nói: 3 nước đó hay 2 gạo này). Hay nếu danh từ chính chỉ về động vật, thì danh từ chỉ loại của nó phải là “con”, như “con chó, con mèo,..”. Ngoài ra, quan hệ bổ nghĩa của yếu tố, ví dụ ta nói: “áo lụa rộng”, thì tính từ “rộng” ở đây cũng có thể bổ nghĩa cho danh từ “áo” chứ không thể bổ nghĩa cho “lụa” được vì “lụa” ở đây chỉ về
  13. chất liệu nên không có tính chất về kích thước không gian, còn” áo” là vật thể cụ thể thì có tính chất đó, nhưng nếu ta nói “áo lụa đỏ”, thì ta không biết “đỏ” bổ nghĩa cho “áo” hay cho “lụa”? Vì vậy, chính vì các mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống khiến tính linh động bị hạn chế lại. 3. Cách chia về vị trí các loại định ngữ trong tiếng Việt mang tính khái quát (tư duy người phương Đông mang tính tổng hợp cao) cao hơn cách chia trong tiếng Anh. Vị trí các cột trong tiếng Việt linh động hơn so với tiếng Anh. COMPARISON OF THE WORD ORDER OF ATTRIBUTIONS IN ENGLISH AND VIETNAMESE DINH LIEN In this era of globalization and information, English is getting more and more popular. This is why the comparison and contrast between English and Vietnamese in every aspect is practicable and meaningful. Deprived from that spirit, this article with the comparative and contrast approach in comparative linguistics aims at the comparison between word orders of attribution in English and Vietnamese. Examples of word orders in this article are the normal and moderate ones instead of the special or marked ones (for rhetorical or emphasizing ones, ect). CHÚ THÍCH 1.Theo [Hà Văn Bửu, 1998] trang 129 cũng như một số tác giả khác và ý kiến cá nhân của người viết bài này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Khánh Thế (1999). Bài giảng về phương pháp so sánh trong Ngôn ngữ học. Lớp Cao học Ngôn ngữ học so sánh khoá 1998, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tp. Hồ Chí Minh. 2. Diệp Quang Ban (1989). Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông (tập 2). NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 3. Đái Xuân Ninh - Nguyễn Đức Dân - Nguyễn Quang – Vương Toàn (1984). Ngôn ngữ học lịch sử và phương pháp so sánh trong cuốn: Khuynh hướng – Lĩnh vực – Khái niệm. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội (trang 31 – 48). 4. Hà Văn Bửu (1998). Văn phạm tiếng Anh miêu tả. NXB Tp. Hồ Chí Minh. 5. Hồ Lê (1971). Tác dụng phương thức “vị trí” trong phạm vi cụm danh từ. Tạp chí Ngôn ngữ số 3, trang 1 – 12. 6. Hồ Lê (1983). Một số vấn đề xung quanh vị trí bắt buộc và vị trí tuỳ ý trong danh ngữ tiếng Việt hiện đại. Tạp chí Ngôn ngữ số 1, trang 35 – 46. 7. Lý Toàn Thắng (1981). Về một hướng nghiên cứu trật tự từ trong câu. Tạp chí Ngôn ngữ số 3 + 4, trang 25 – 32.
  14. 8. Lý Toàn Thắng (1999). Bài giảng về Lý thuyết trật tự từ. Lớp Cao học ngôn ngữ so sánh – khoá 1998, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tp. Hồ Chí Minh. 9. Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến (1991). Cơ sở Ngôn ngữ học và tiếng Việt. NXB ĐạI học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 10. Nguyễn Kim Thản (1997). Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 11. Nguyễn Tài Cẩn (1998). Ngữ pháp tiếng Việt. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 12. Norman C. Staberg (1973). An Introduction English Grammar. Winston, Inc. 13. Stankevich N.V (1982). Loại hình các ngôn ngữ. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 14. Phạm Thị Ngọc Hoa (1981). Vài nhận xét về định ngữ trong tiếng Việt. Một số vấn đề về ngôn ngữ học Việt Nam. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, trang 211 – 225. 15. Vũ Ngọc Tú (1996). Nghiên cứu đối chiếu trật tự từ Anh - Việt trên một số cấu trúc cú pháp cơ bản. Luận án PTS Ngữ Văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2