Sổ tay đảm bảo chất lượng giáo dục - Trường ĐH Tài chính - Marketing
lượt xem 3
download
"Sổ tay đảm bảo chất lượng giáo dục - Trường ĐH Tài chính - Marketing" được xây dựng nhằm phổ biến và triển khai tất cả nội dung, quy trình của hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong đến toàn thể cán bộ, viên chức và người học của Trường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sổ tay đảm bảo chất lượng giáo dục - Trường ĐH Tài chính - Marketing
- BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2019 i
- MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... 1 MỞ ĐẦU .............................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC .................... 5 TÀI CHÍNH – MARKETING ........................................................... 5 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển................................................... 5 1.2 Sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu, giá trị cốt lõi ................................. 5 1.2.1 Sứ mạng....................................................................................6 1.2.2 Tầm nhìn ..................................................................................6 1.2.3 Mục tiêu chung .........................................................................6 1.2.4 Các giá trị cốt lõi ......................................................................7 1.3 Cơ cấu tổ chức ............................................................................. 8 CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING .................... 10 2.1 Cơ sở pháp lý của công tác đảm bảo chất lượng ........................ 10 2.2 Mục đích, yêu cầu của hoạt động đảm bảo chất lượng .............. 12 2.3 Chức năng, nhiệm vụ của công tác đảm bảo chất lượng ............ 13 2.4 Kế hoạch đảm bảo chất lượng và chế độ báo cáo ...................... 14 2.5 Mô hình đảm bảo chất lượng bên trong ..................................... 15 2.6 Phạm vi áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng ......................... 18 CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ................................... 18 TÀI CHÍNH – MARKETING ......................................................... 18 3.1 Quy trình đảm bảo chất lượng ................................................... 18 3.2 Các hoạt động đảm bảo chất lượng ............................................ 20 3.2.1 Hoạt động tự đánh giá ............................................................20 3.2.2 Đánh giá ngoài........................................................................25 ii
- 3.2.3 Khắc phục sau đánh giá ngoài ................................................27 3.3 Các quy trình triển khai và giám sát hoạt động của Nhà trường 27 3.3.1 Các quy trình triển khai và giám sát hoạt động mang tính pháp lý ...............................................................................................27 3.3.2 Các quy trình triển khai và giám sát các hoạt động của các đơn vị thuộc Trường ...................................................................................29 CHƯƠNG 4: CÁC HOẠT ĐỘNG CỐT LÕI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING ............................................... 35 4.1 Hoạt động đào tạo ...................................................................... 35 4.2 Hoạt động nghiên cứu khoa học ................................................ 35 4.3 Hoạt động hợp tác quốc tế ......................................................... 37 4.4 Hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học..................................... 38 4.5 Hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng................................... 39 CHƯƠNG 5: CÁC CÔNG CỤ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ................................................ 40 5.1 Các công cụ giám sát ................................................................. 40 5.1.1 Công cụ giám sát tiến trình học tập của người học ................40 5.1.2 Công cụ giám sát tỷ lệ đậu tốt nghiệp, tỷ lệ bỏ học của người học ...............................................................................................42 5.1.3 Công cụ giám sát việc rèn luyện của người học .....................43 5.1.4 Công cụ giám sát ý kiến phản hồi từ thị trường lao động và người học tốt nghiệp........................................................................43 5.2 Các công cụ cảnh báo ................................................................ 45 5.2.1 Cảnh báo về tiến độ thực hiện chương trình đào tạo ..............45 5.2.2 Cảnh báo nguy cơ tốt nghiệp trễ hạn ......................................46 5.3 Các công cụ đánh giá ................................................................. 47 5.3.1 Đánh giá giảng viên do người học thực hiện ..........................47 5.3.2 Đánh giá môn học và chương trình đào tạo............................48 5.3.3 Đánh giá kết quả nghiên cứu ..................................................50 iii
- 5.3.4 Đánh giá các dịch vụ phục vụ người học ...............................51 CHƯƠNG 6: CÁC QUY TRÌNH VÀ CÔNG CỤ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN BIỆT .................................................... 53 6.1 Đảm bảo chất lượng việc đánh giá người học............................ 53 6.2 Đảm bảo chất lượng đội ngũ chuyên trách ................................ 55 6.3 Đảm bảo chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị...................... 56 6.4 Đảm bảo chất lượng công tác hỗ trợ người học ......................... 56 6.5 Thẩm định giữa các trường ........................................................ 58 6.6 Hệ thống thông tin quản lý của Nhà trường ............................... 59 6.7 Phân tích SWOT (Tự đánh giá) ................................................. 60 CHƯƠNG 7: TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC .................................................. 61 7.1 Trách nhiệm của Hội đồng đảm bảo chất lượng ........................ 61 7.2 Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Trường ................................ 61 7.2.1 Phòng KT- QLCL (Tổ quản lý chất lượng) ............................61 7.2.2 Lãnh đạo phòng/trung tâm/viện..............................................63 7.2.3 Trách nhiệm của lãnh đạo khoa/bộ môn.................................64 7.3 Trách nhiệm của các tổ chức Đảng, Đoàn thể............................ 65 iv
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chú thích Bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng của mạng 1 AUN-QA lưới các trường đại học thuộc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2 BGH Ban giám hiệu BHTT, 3 Bảo hiểm thân thể, Bảo hiểm y tế BHYT 4 Bộ GD&ĐT Bộ giáo dục và đào tạo 5 CBVC Cán bộ viên chức 6 CNTT Công nghệ thông tin 7 CSVC Cơ sở vật chất 8 CTĐT Chương trình đào tạo 9 ĐBCL Đảm bảo chất lượng 10 ĐBCLGD Đảm bảo chất lượng giáo dục 11 ĐH Đại học 12 GV Giảng viên 13 KTX Ký túc xá 14 KHCN Khoa học công nghệ 15 NCKTUD Nghiên cứu kinh tế ứng dụng 16 NCKH Nghiên cứu khoa học 17 P. CTSV Phòng Công tác sinh viên P. KT- 18 Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng QLCL 19 P. TC-HC Phòng Tổ chức – Hành chính 20 P.QLĐT Phòng Quản lý đào tạo 21 P.QLKTX Phòng Quản lý ký túc xá 22 P.QLKH Phòng Quản lý khoa học 23 P.QTTB Phòng Quản trị thiết bị 1
- Lập kế hoạch – Thực hiện – Đánh giá – Cải 24 PDCA tiến 25 TS&QHDN Tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp 26 TT&QLDL Thông tin và quản lý dữ liệu 2
- MỞ ĐẦU Công tác đảm bảo chất lượng hiện nay đã và đang trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. Hoạt động đảm bảo chất lượng không những giúp cho mỗi đơn vị trong Trường liên tục hoàn thiện về mặt chất lượng mà còn giúp khẳng định uy tín của Nhà trường đối với người học, phụ huynh, các nhà tuyển dụng lao động và xã hội. Trường Đại học Tài chính – Marketing đặt ra tầm nhìn đến năm 2030 là một trường đại học đa ngành, đa cấp độ và là một trung tâm nghiên cứu - tư vấn về kinh doanh và quản lý đạt đẳng cấp quốc gia và khu vực. Để đạt được các yêu cầu nêu trên thì một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà trường là phải xây dựng được một hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong mạnh, có văn hóa, đạt chất lượng để từ đó Trường có thể tiến tới việc tự chủ và đáp ứng được đầy đủ trách nhiệm đối với xã hội. Mọi hoạt động đảm bảo chất lượng trong Trường đều được thực hiện dựa trên sự hỗ trợ của hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong. Chính vì vậy, hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong là nhân tố quyết định cho thành công của công tác đảm bảo chất lượng trong Trường. Nhà trường đặt ra mục tiêu liên tục hoàn thiện và cải tiến hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong đồng thời phổ biến các nội dung và các quy trình của hệ thống này 3
- đến toàn thể cán bộ viên chức, giảng viên, người học trong Trường. Để đạt được mục tiêu về chất lượng, Bộ phận Quản lý chất lượng (trực thuộc phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng) là đơn vị được Nhà trường phân công đảm nhiệm việc xây dựng Sổ tay Đảm bảo chất lượng, nhằm phổ biến và triển khai tất cả nội dung, quy trình của hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong đến toàn thể cán bộ, viên chức và người học của Trường. Mọi ý kiến đóng góp liên quan đến nội dung và hình thức của Sổ tay đảm bảo chất lượng giáo dục, xin vui lòng gửi theo địa chỉ email: bophanquanlychatluong-02@ufm.edu.vn Trân trọng cảm ơn./. 4
- CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Tài chính - Marketing là một cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính, tiền thân là Trường Cán bộ Vật giá Trung ương tại miền Nam, được thành lập theo Quyết định số 210/VGNN-TCĐT ngày 01/9/1976 của Ủy ban Vật giá Nhà nước. Năm 1978 Trường được đổi tên thành Trường Trung học Vật giá số 2 và năm 1992, được đổi tên thành Trường chuyên nghiệp Marketing. Năm 1994 được nâng cấp trường lên Trường Cao đẳng bán công Marketing (Quyết định số 641/QĐ-TTg). Năm 2004 trường được nâng cấp lên thành Trường Đại học bán công Marketing (Quyết định số 29/2004/QĐ-TTg) và năm 2009 được đổi tên thành Trường Đại học Tài chính - Marketing (Quyết định số 395/QĐ-TTg). Năm 2015, Trường Đại học Tài chính - Marketing được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn giai đoạn 2015 - 2017 (Quyết định số 378/QĐ-TTg ngày 23/3/2015). Năm 2017, Trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan sáp nhập vào Trường Đại học Tài chính – Marketing theo Quyết định số 1138/QĐ-TTg ngày 04/8/2017 của Thủ tướng. 1.2 Sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu, giá trị cốt lõi 5
- 1.2.1 Sứ mạng Trường Đại học Tài chính - Marketing đào tạo nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn hội nhập thế giới; nghiên cứu, chuyển giao những thành tựu khoa học về kinh doanh và quản lý, góp phần phát triển đất nước; tham gia hoạch định chiến lược và chính sách cho ngành Tài chính, cho các doanh nghiệp và tổ chức xã hội. 1.2.2 Tầm nhìn Đến năm 2030, Trường Đại học Tài chính - Marketing là một trường đại học đa ngành, đa cấp độ và là một trung tâm nghiên cứu - tư vấn về kinh doanh và quản lý đạt đẳng cấp quốc gia và khu vực. 1.2.3 Mục tiêu chung Xây dựng Trường Đại học Tài chính – Marketing trở thành cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và công nghệ hàng đầu trong cả nước và có uy tín trong khu vực về lĩnh vực kinh doanh và quản lý; có cơ cấu và phương thức đào tạo hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập, bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng. Kết hợp các giá trị truyền thống và các giá trị hiện đại, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và mang đậm đà bản sắc dân tộc. Đến năm 2020, Trường sẽ trở thành một trường đại học định hướng ứng dụng, đạt tiêu chuẩn kiểm định 6
- của Bộ Giáo dục và đào tạo, trong đó có một số chương trình đạt chuẩn chất lượng của mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN-QA). Đến năm 2030, Trường sẽ đạt đẳng cấp trường đại học tiên tiến của khu vực Đông Nam Á. 1.2.4 Các giá trị cốt lõi Trọng giá trị tri thức và thượng tôn đạo đức nghề nghiệp: Xây dựng môi trường giáo dục, khoa học - công nghệ sáng tạo, biết phát huy giá trị tri thức để đào tạo những con người vừa có năng lực chuyên môn cao, vừa là công dân có trách nhiệm xã hội. Khuyến khích sáng tạo và nuôi dưỡng sự say mê: Trường Đại học Tài chính - Marketing là một môi trường khuyến khích sáng tạo và đổi mới; là nơi nuôi dưỡng niềm say mê của các thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. Đó là nền tảng đổi mới và tạo ra những đột phá để khẳng định thương hiệu của Trường. Tôn trọng sự khác biệt và coi trọng hợp tác: Sự cộng hưởng của sức mạnh hợp tác với sự khác biệt giúp Trường Đại học Tài chính - Marketing gắn kết mọi thành viên theo mục tiêu chung, tạo nên hợp lực mạnh mẽ nhất. Trường đề cao và tôn trọng tính tự chủ học thuật. 7
- Coi trọng chất lượng và hiệu quả: Chất lượng - hiệu quả vừa là con đường, vừa là mục tiêu phấn đấu để Trường Đại học Tài chính - Marketing đạt đến tầm khu vực và quốc tế. Chất lượng và hiệu quả được thể hiện trong mọi mặt hoạt động và trong mọi đơn vị của Trường. Khẩu hiệu hành động: SÁNG TẠO – KHÁC BIỆT – HIỆU QUẢ - BỀN VỮNG 1.3 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Tài chính - Marketing gồm Hội đồng trường, Đảng ủy và các đoàn thể, Ban giám hiệu, các phòng chức năng, các Khoa chuyên môn và các đơn vị phục vụ đào tạo, nghiên cứu. 8
- HỘI ĐỒNG TỔ CHỨC ĐẢNG, TRƯỜNG ĐOÀN THỂ HỘI ĐỒNG KHOA BAN GIÁM HIỆU HỌC & ĐÀO TẠO – CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VẤN ĐƠN VỊ PHỤC VỤ PHÒNG CHỨC KHOA CHUYÊN ĐÀO TẠO NĂNG MÔN 1. P. Tổ chức - Hành 1. K. Quản trị kinh 1. Thư viện chính doanh 2. Trạm Y tế 2. P. Quản lý đào tạo 2. K. Tài chính - Ngân 3. Tạp chí NCTCM 3. P. Quản lý khoa học hàng 4. Viện Nghiên cứu 4. P. Công tác sinh viên 3. K.Thuế - Hải quan KTƯD 5. P. Khảo thí và QLCL 4. K. Kế toán - Kiểm 5. Viện Đào tạo SĐH toán 6. P. Thanh tra giáo dục 6. Viện ĐT thường 5. K. Marketing xuyên 7. P. Kế hoạch - Tài chính 6. K. Thẩm định giá 7. TT. Hợp tác quốc tế KDBĐS 8. P. Quản trị thiết bị 8. TT. Ngoại ngữ - 7. K. Thương mại TH 9. P. Quản lý Ký túc xá 8. K. Du lịch 9. TT. TT quản lý dữ 10.TT.Tuyển sinh và QHDN 9. K. Ngoại ngữ liệu 10. K. Công nghệ 10.TT. B.dưỡng & thông tin TVTCHQ 11. K. Cơ bản 12. K.GDQP và GDTC Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của Trường Đại học Tài chính – Marketing 9
- CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING Hệ thống Đảm bảo chất lượng giáo dục của Trường Đại học Tài chính – Marketing được xây dựng và phát triển nhằm hướng đến liên tục đánh giá, đo lường, kiểm soát, duy trì và cải tiến chất lượng của mọi hoạt động chính yếu của Nhà trường như học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng và cung ứng dịch vụ. 2.1 Cơ sở pháp lý của công tác đảm bảo chất lượng Các văn bản về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục - Thông tư số 62/2012/TT-BGDĐT, ngày 28/12/2012: Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp - Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BGDĐT, ngày 04/3/2014: Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học hợp nhất quyết định 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 và Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐT ngày 30/10/2012 - Công văn 527/KTKĐCLGD-KDĐH, ngày 23/5/2013: Hướng dẫn sử dụng tiêu chí đánh giá chất lượng trường đại học - Công văn số 462/KTKĐCLGD-KDĐH, ngày 09/5/2013: Hướng dẫn tự đánh giá trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp 10
- - Công văn 1480/KTKĐCLGD-KDĐH, ngày 29/8/2014: Hướng dẫn đánh giá ngoài trường Đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp - Công văn 1237/KTKĐCLGD-KDĐH, ngày 03/8/2016: Sử dụng tài liệu hướng dẫn đánh giá chất lượng trường đại học - Thông tư 24/2015/TT-BGDĐT, ngày 23/9/2015: Quy định chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học - Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT, ngày 19/5/2017: Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học. - Công văn 766/QLCL-KĐCLGD, ngày 20/4/2018: Hướng dẫn tự đánh giá cơ sở giáo dục đại học - Công văn 767/QLCL-KĐCLGD, ngày 20/4/2018: Hướng dẫn đánh giá ngoài cơ sở giáo dục đại học - Công văn 768/QLCL-KĐCLGD, ngày 20/4/2018: Hướng dẫn đánh giá theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học Các văn bản về kiểm định chương trình đào tạo - Thông tư 38/2013/TT-BGDĐT, ngày 29/11/2013: Ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ KĐCL chương trình đào tạo của các trường ĐH, CĐ và TCCN - Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT, ngày 14/3/2016: Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của giáo dục đại học. 11
- - Công văn 1074/KTKĐCLGD-KDĐH, ngày 28/6/2016: Hướng dẫn chung về sử dụng tiêu chuẩn dánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH - Công văn 1075/KTKĐCLGD-KDĐH, ngày 28/6/2016: Hướng dẫn tự đánh giá chương trình đào tạo - Công văn 1076/KTKĐCLGD-KDĐH, ngày 28/6/2016: Hướng dẫn đánh giá ngoài chương trình đào tạo - Công văn 769/QLCL-KĐCLGD, ngày 20/4/2018: Sử dụng tài liệu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo và các trình độ của giáo dục đại học 2.2 Mục đích, yêu cầu của hoạt động đảm bảo chất lượng Hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục Trường Đại học Tài chính – Marketing đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây: - Đảm bảo chất lượng giáo dục Trường Đại học dựa trên nền tảng là văn hóa chất lượng. - Hoạt động đảm bảo chất lượng được vận hành theo mô hình đảm bảo chất lượng bên trong của Trường Đại học Tài chính – Marketing. - Hoạt động đảm bảo chất lượng đòi hỏi sự tham gia, hợp tác lẫn nhau và chịu trách nhiệm giải trình từ cấp Ban Giám hiệu, lãnh đạo các đơn vị, giảng viên, người học, nhân viên hỗ trợ đến các bên liên quan khác. 12
- - Hoạt động đảm bảo chất lượng được triển khai thực hiện theo 4 bước của chu trình PDCA (lập kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch, giám sát theo dõi việc thực hiện kế hoạch, cải tiến các hoạt động). Sau mỗi bước cần được rà soát và cải tiến liên tục. - Lưu trữ đầy đủ thông tin, dữ liệu, minh chứng cho hoạt động ĐBCL của Trường theo chu kỳ tự đánh giá chất lượng giáo dục là 05 năm. 2.3 Chức năng, nhiệm vụ của công tác đảm bảo chất lượng Chức năng của công tác đảm bảo chất lượng - Công tác đảm bảo chất lượng Trường Đại học Tài chính – Marketing có chức năng hướng đến đáp ứng tốt tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu chiến lược của Nhà trường và đáp ứng tốt yêu cầu của các bên có liên quan như: Phụ huynh, người học, nhu cầu của xã hội như các doanh nghiệp, người sử dụng lao động. - Nghiên cứu, đề xuất và phối hợp cùng các đơn vị triển khai các biện pháp để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, phấn đấu đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng theo quy định, góp phần vào việc hoàn thành sứ mạng và các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển Trường. Nhiệm vụ của công tác đảm bảo chất lượng 13
- - Công tác đảm bảo chất lượng có nhiệm vụ thông tin đến toàn thể cán bộ giảng viên, chuyên viên về tầm quan trọng của công tác ĐBCLGD trong bối cảnh hiện nay và kế hoạch, chiến lược về công tác ĐBCLGD của Nhà trường. - Xây dựng kế hoạch, chiến lược ĐBCLGD, điều phối, giám sát, tư vấn hỗ trợ và thúc đẩy triển khai công tác ĐBCLGD. - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cho các đơn vị trong Nhà trường về việc phối hợp trong công tác ĐBCLGD. - Xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống ĐBCLGD bên trong của Nhà trường. - Tổ chức đánh giá chất lượng nội bộ nhằm phát hiện những điểm chưa phù hợp của hệ thống chất lượng nhằm để cải tiến chất lượng. - Viết báo cáo tự đánh giá về công tác ĐBCLGD theo các tiêu chuẩn đánh giá tương ứng. - Đăng ký đánh giá ngoài về công tác ĐBCLGD của Nhà trường theo kế hoạch. 2.4 Kế hoạch đảm bảo chất lượng và chế độ báo cáo Kế hoạch đảm bảo chất lượng - Thành lập Hội đồng đảm bảo chất lượng giáo dục của Nhà trường, thành phần bao gồm là Ban giám hiệu, Trưởng, Phó các đơn vị trong Nhà trường theo quyết định thành lập hội đồng. 14
- - Căn cứ quyết định thành lập của Hội đồng đảm bảo chất lượng giáo dục và mục tiêu của Trưởng phòng KT- QLCL (có bộ phận Quản lý chất lượng trực thuộc) xây dựng chương trình, kế hoạch công tác đảm bảo chất lượng giáo dục hằng năm, trình Hiệu trưởng ký ban hành trong toàn Trường. - Căn cứ quyết định thành lập của Hội đồng đảm bảo chất lượng giáo dục, mục tiêu của Nhà trường và chương trình công tác đảm bảo chất giáo dục hằng năm đã được Hiệu trưởng phê duyệt, các đơn vị phòng ban chức năng xác định các chỉ số thực hiện, lập kế hoạch, tổ chức triển khai và theo dõi quá trình thực hiện các chỉ số đề ra trong đơn vị của mình. Chế độ báo cáo - Các đơn vị phòng chức năng, trung tâm, viện định kỳ báo cáo sơ kết vào tháng 6 và báo cáo tổng kết năm vào tháng 12 hằng năm về công tác triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng tại đơn vị cho Hiệu trưởng thông qua phòng KT- QLCL (có bộ phận Quản lý chất lượng) để tổng hợp. - Hằng năm, các đơn vị phòng ban chức năng báo cáo tình hình thực hiện và kết quả đạt được các chỉ số chất lượng liên quan đến lĩnh vực chức năng của đơn vị. 2.5 Mô hình đảm bảo chất lượng bên trong Mô hình ĐBCL bên trong bao gồm tổng thể các hệ thống, công cụ dùng để thiết lập, duy trì và cải thiện chất lượng của một 15
- trường đại học tập trung vào hoạt động giảng dạy, hoạt động học tập, hoạt động nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG BÊN TRONG Tiến Phản hồi Các công trình học Tỷ lệ lên Hiệu quả lớp, bỏ từ thị cụ giám tập của nghiên trường sát người học cứu lao động học Các công Đánh giá Đánh Đánh giá cụ đánh GV do Đánh giá giá kết các dịch giá giảng người học môn học quả vụ dạy thực hiện Các quy ĐBCL ĐBCL ĐBCL cơ trình ĐBCL công tác việc đánh sở vật ĐBCL đội ngũ hỗ trợ giá người chất, thiết chuyên người học bị biệt học Các công Kiểm Hệ thống Sổ tay cụ ĐBCL Phân tích toán nội thông tin chất chuyên SWOT bộ quản lý lượng biệt RÀ SOÁT Hình 2.1: Mô hình đảm bảo chất lượng bên trong của trường đại học Trường Đại học Tài chính – Marketing xác định hoạt động đảm bảo chất lượng là một trong những công tác trọng tâm của 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật trồng một số loại rau mới (cải củ, hành paro, bí ngồi, cải thảo) của Hàn Quốc - Sổ tay hướng dẫn: Phần 2
71 p | 25 | 6
-
Một số giải pháp đảm bảo chất lượng học phần thực hành nghiệp vụ sư phạm ở khối trường đại học sư phạm
7 p | 122 | 5
-
Đào tạo nguồn nhân lực ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay
8 p | 81 | 3
-
Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng ODA tại tiểu vùng Tây Bắc, Việt Nam
13 p | 84 | 3
-
Giải pháp thực hiện cải tiến chất lượng sau kiểm định chất lượng tại Trường Đại học Tây Đô
10 p | 62 | 3
-
Quá trình đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng tại trường Đại học Tây Đô - Hiệu quả và định hướng phát triển
14 p | 71 | 3
-
Sổ tay đảm bảo chất lượng - Trường ĐH Đại Nam
188 p | 448 | 3
-
Xây dựng năng lực số cho sinh viên: Nhìn từ một số trường phân hiệu đại học ở vùng Tây Nguyên
8 p | 9 | 3
-
Phát triển chương trình đào tạo khối ngành Kinh tế đáp ứng chuẩn đầu ra ở Trường Đại học Tây Nguyên
8 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn