Kỹ thuật trồng một số loại rau mới (cải củ, hành paro, bí ngồi, cải thảo) của Hàn Quốc - Sổ tay hướng dẫn: Phần 2
lượt xem 6
download
Nội dung cuốn sách nhằm giới thiệu tới các hộ nông dân, các cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, các hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, chế biến rau đảm bảo năng suất chất lượng và an toàn thực phẩm. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật trồng một số loại rau mới (cải củ, hành paro, bí ngồi, cải thảo) của Hàn Quốc - Sổ tay hướng dẫn: Phần 2
- SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU MỚI (CẢI CỦ, HÀNH PARO, BÍ NGỒI, CẢI THẢO) CỦA HÀN QUỐC 2.2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÍ NGỒI THEO VietGAP (Cucurbita pepo var. melopepo) I. Giới thiệu về cây bí ngồi Cây bí ngồi thuộc họ Bầu bí Cucurbitaceae, là loại cây thuộc họ Bầu bí nhưng thân cây thẳng đứng, khả năng sinh trưởng rất mạnh, chỉ thấp khoảng 0,5 - 0,8 m, trên thân có nhiều lông. Khả năng phân cành, nhánh của bí ngồi thấp. Lá bí ngồi được mọc so le trên thân, cuống rỗng lá dài như ống lá đu đủ, lá hình tim có xẻ thuỳ sâu tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng giống. Trên lá có lông, nhất là mặt dưới. Cuống lá dài, phiến lá xanh rộng, cây có hoa đực và hoa cái màu vàng được thụ phấn bằng các loại côn trùng như ong, bướm. Những hoa cái sau khi được thụ phấn sẽ cho quả. Quả bí ngồi có nhiều màu sắc khác nhau, quả non có màu trắng, vàng, xanh nhạt tới xanh đậm, vỏ quả nhẵn bóng rất đẹp. Quả có hình trụ dài. Có một số giống thương mại có quả dài tới 35 - 40 cm. Khi quả chín quả chuyển sang màu vàng. Quả màu xanh đậm Quả màu trắng Quả màu vàng 34
- Phần 2: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH SẢN XUẤT II. Kỹ thuật trồng 1. Đất trồng a) Vùng sản xuất phù hợp với quy hoạch của địa phương; không bị ảnh hưởng của các tác nhân như nước thải thành phố, nước thải bệnh viện, công nghiệp, bụi công nghiệp... mối nguy gây ô nhiễm lên bí ngồi. b) Đất trồng bí ngồi tốt nhất là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn và chất dinh dưỡng; chủ động tưới, tiêu; hàm lượng kim loại nặng trong đất không vượt mức tối đa cho phép tại Phụ lục 1. 2. Thời vụ Ở các vùng có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Sa Pa, Mộc Châu... bí ngồi có thể trồng quanh năm trừ các tháng quá lạnh và sương mù. Bí ngồi có thể trồng nhiều vụ trong năm tuỳ theo đặc điểm khí hậu từng vùng, nhưng trồng tập trung chủ yếu trong 2 vụ chính sau: - Vụ Xuân Hè: gieo hạt thích hợp nhất từ 25/1 - 15/2 - Vụ Đông: gieo hạt thích hợp nhất từ 15/9 - 15/10 Riêng các tỉnh phía Nam, thời vụ trồng rộng hơn, có thể gieo từ tháng 9 đến tháng 11, thu hoạch hết tháng 1. 35
- SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU MỚI (CẢI CỦ, HÀNH PARO, BÍ NGỒI, CẢI THẢO) CỦA HÀN QUỐC 3. Giống và sản xuất cây giống a) Lựa chọn giống bí ngồi phù hợp với vùng sinh thái, vụ sản xuất và yêu cầu thị trường. Hạt giống có nguồn gốc rõ ràng; chất lượng tốt. Giống bí ngồi Star ol 36
- Phần 2: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH SẢN XUẤT Hiện nay trong sản xuất sử dụng các giống bí ngồi có nguồn gốc từ Hàn Quốc, Thái Lan như: Bulum house, TN45... Giống bí ngồi Star ol, Azura từ Công ty Asia Seed đã được Viện Nghiên cứu Rau quả khảo nghiệm đánh giá phù hợp với điều kiện Việt Nam. Hạt giống không nhuộm màu Hạt giống nhuộm màu b) Kỹ thuật gieo cây giống Để tiết kiệm hạt giống, công chăm sóc cây giai đoạn đầu và tăng độ đồng đều cây, cần sản xuất cây con bí ngồi trong khay xốp hoặc khay nhựa có kích thước 60 × 45 cm với số lượng 50 - 72 - 84 lỗ/khay. Vật liệu làm bầu gồm 40% đất, 30% trấu hun hoặc mùn mục và 30% phân chuồng mục. Các thành phần trên được 37
- SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU MỚI (CẢI CỦ, HÀNH PARO, BÍ NGỒI, CẢI THẢO) CỦA HÀN QUỐC trộn đều, loại bỏ rơm, rác, vật rắn, sau đó đổ đầy các hốc trên khay, ấn nhẹ rồi xếp khay trên giá cao cách mặt đất ít nhất 50 cm trong nhà có mái che bằng vật liệu sáng (nilon hoặc tấm nhựa trắng). Để đảm bảo chất lượng cây con giống, hạt được gieo trên khay bầu. Đối với hạt đã được xử lý bao hạt được đem gieo trực tiếp vào khay bầu không cần ngâm ủ. Đối với hạt không xử lý và bao hạt cần tiến hành ngâm ủ. Cách ngâm ủ hạt: hạt ngâm trong nước ấm 45 - 500C (3 sôi : 2 lạnh) trong thời gian 3 giờ, sau đó ủ ở nhiệt độ 27 - 300C. Khi hạt nứt nanh thì đem gieo vào các hốc, mỗi hốc 2 hạt và tưới đủ ẩm. Sau đó hàng ngày đều phải tưới giữ ẩm cho cây. Lượng hạt gieo cho mỗi hecta từ 0,7 - 1 kg. Sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn cho phép để tưới cho cây con trong vườn ươm. Thường xuyên giữ ẩm cho cây. c) Tiêu chuẩn cây con khi đem trồng: cây phải đồng đều, bắt đầu ra lá thật hoặc được 1 - 2 lá thật, cây mập, khỏe và sạch sâu bệnh. Đóng bầu và gieo hạt 38
- Phần 2: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH SẢN XUẤT Cây con trong vườn ươm Cây con đạt tiêu chuẩn Trồng cây 4. Chuẩn bị đất trồng Chọn chân đất cao, giàu dinh dưỡng, có thành phần cơ giới nhẹ và thoát nước tốt. Đất thịt nhẹ hoặc cát pha có độ pH từ 5,5 đến 6,5. Trước đó 2 vụ không trồng các cây cùng họ Bầu bí. - Đất phải được cày lật, phơi ải trước khi gieo trồng từ 10 - 15 ngày với mục đích tiêu diệt cỏ dại, mầm mống sâu bệnh, tạo điều kiện cho đất thoáng và tơi xốp. Đất được cày bừa kỹ, làm đất nhỏ, sạch cỏ dại. Lên luống cao 25 - 30 cm (trong vụ Xuân Hè); 20 - 25 cm (trong vụ Đông), rãnh rộng 30 - 40 cm, mặt luống rộng 80 cm. 39
- SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU MỚI (CẢI CỦ, HÀNH PARO, BÍ NGỒI, CẢI THẢO) CỦA HÀN QUỐC Đất được cày bừa kỹ Bón phân chuồng hoai mục - Xử lý đất: Sau khi lên luống xử lý bằng chế phẩm Trichoderma lượng 40 - 60 kg/ha tăng khả năng đối kháng với một số loại nấm bệnh trong đất như: Rhizoctonia solani, Pythium, Fusarium,... phòng trừ tuyến trùng, chết cây con và các loại vi sinh vật có hại trong đất. Ngoài ra, có thể khử trùng đất theo công nghệ xử lý nhiệt mặt trời của Nhật hoặc xử lý đất bằng nhiệt của gas. - Nơi có điều kiện nên phủ luống trước khi trồng bằng các vật liệu: rơm rạ khô, màng phủ nông nghiệp... 40
- Phần 2: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH SẢN XUẤT Sử dụng màng phủ nilon để phủ luống 5. Phân bón và chất bổ sung - Chỉ sử dụng các loại phân bón và chất phụ gia có trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam; ưu tiên lựa chọn các loại phân hữu cơ đã qua xử lý hoai mục, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh. - Không sử dụng phân bón có nguy cơ ô nhiễm cao như: phân bắc, phân chuồng tươi, nước giải, rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp chưa qua xử lý (ủ hoai mục) để bón trực tiếp cho bí ngồi. 41
- SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU MỚI (CẢI CỦ, HÀNH PARO, BÍ NGỒI, CẢI THẢO) CỦA HÀN QUỐC * Lượng phân bón cho 1 ha: Tổng lượng Bón thúc (%) Bón lót Loại phân phân bón (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 (kg /ha) Phân chuồng hoai mục 20.000 - 30.000 100 - - - N 120 20 20 30 30 P2O5 60 100 - - - K2O 120 20 20 30 30 Lượng dùng của các loại phân bón thương mại được tính theo hàm lượng nguyên chất. Trường hợp không có phân chuồng hoai mục, có thể dùng phân hữu cơ vi sinh để thay thế với lượng dùng theo khuyến cáo, đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt. Chú ý: Đất chua cần bón thêm vôi, lượng bón 600 - 800 kg/ha. Trong trường hợp không có phân chuồng có thể bón thay thế bằng phân hữu cơ vi sinh với liều lượng tương đương 800 - 1.000 kg phân hữu cơ vi sinh cho 1 ha. Có thể dùng các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với liều nguyên chất tương ứng. Ngoài biện pháp bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất. Phương pháp bón: - Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng, phân lân; 20% phân đạm và 20% phân kali. 42
- Phần 2: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH SẢN XUẤT - Bón thúc: Lượng phân còn lại chia bón thúc làm 3 lần: + Bón thúc lần 1: Sau khi cây bén rễ, hồi xanh. + Bón thúc lần 2: Khi cây bắt đầu ra hoa, kết hợp vun xới. + Bón thúc lần 3: Sau bón thúc lần hai 10 - 15 ngày. Trộn đều các loại phân, xới xáo kết hợp làm cỏ rồi rải phân xung quanh gốc (rải cách gốc 15 cm) và lấp đất lại. Nếu dùng màng phủ nông nghiệp thì bón vào gốc qua lỗ đục cách hốc 15 cm hoặc hòa loãng phân trong nước để tưới. 6. Trồng cây và chăm sóc - Mật độ: 7.500 - 9.000 cây/ha - Khoảng cách: Trồng 1 hàng cây giữa luống, cây cách cây 100 cm (trong vụ Đông) và 80 cm (trong vụ Xuân Hè). Chuyển cây đi trồng 43
- SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU MỚI (CẢI CỦ, HÀNH PARO, BÍ NGỒI, CẢI THẢO) CỦA HÀN QUỐC Sau khi loại bỏ những cây khác dạng, cây bị bệnh, chuyển khay ra đồng, nhấc nhẹ bầu cây ra khỏi khay và rải đều cây theo khoảng cách quy định. Lấp kín bầu cây dưới đất và tưới thấm gốc cho chặt gốc. Làm cỏ, tưới nước và cắm cọc giữ cây Bí ngồi thuộc họ Bầu bí có bộ rễ ăn nông nên cần nhiều nước. Nguồn nước tưới là nước giếng khoan, nước sông. Trước khi cắm giàn cần tưới rãnh, để nước ngấm vào luống rồi tháo hết nước. Trong vụ Đông, mùa khô, có thể tưới rãnh để đảm bảo nước đầy đủ cho cây. Thường xuyên giữ độ ẩm 70 - 75% cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, nhất là thời kỳ ra hoa, đậu quả và nuôi quả lớn bằng cách dẫn nước theo rãnh cho ngấm vào mặt luống, sau 2 giờ thì rút hết nước đi. 44
- Phần 2: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH SẢN XUẤT Sau trồng khoảng 25 - 30 ngày cây bắt đầu hoa nở thì nên thụ phấn bổ sung (thời gian từ 7 - 10 giờ sáng, tuỳ theo mùa) bằng cách ngắt hoa đực, bỏ hết cánh hoa, sau đó quét nhẹ phấn hoa lên nhụy hoa cái. Cây bí bắt đầu cho quả 7. Phòng trừ sâu bệnh a) Cần áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế thấp nhất việc sử dụng hóa chất BVTV như: Sử dụng các giống bí ngồi lai F1, kháng hoặc nhiễm nhẹ sâu bệnh; trước khi trồng vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ, cày đất sớm để trừ trứng, nhộng, sâu non trong đất, xử lý đất bằng thuốc Basudin, Vibam 5H liều lượng 25 - 27 kg/ha; áp dụng biện 45
- SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU MỚI (CẢI CỦ, HÀNH PARO, BÍ NGỒI, CẢI THẢO) CỦA HÀN QUỐC pháp luân canh với cây lúa nước: 2 vụ lúa và 1 vụ màu hoặc 1 lúa và 2 màu. Nếu đất chuyên canh rau, tuyệt đối không trồng trên đất có cây trồng trước là cùng họ Bầu bí; thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện và phòng trừ sớm các ổ trứng, sâu non. b) Khi phải sử dụng thuốc BVTV cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Chỉ sử dụng thuốc có tên trong Danh mục thuốc được phép sử dụng cho rau tại Việt Nam; có nguồn gốc rõ ràng, mua tại cửa hàng được phép kinh doanh thuốc thuốc bảo vệ thực vật. - Ưu tiên lựa chọn các thuốc BVTV sinh học, thảo mộc và các thuốc có nguồn gốc tự nhiên; thuốc điều hòa sinh trưởng có tính chọn lọc cao, nhanh phân giải trong môi trường, có thời gian cách ly ngắn, đặc biệt trong thời gian thu hoạch quả. - Phun phòng trừ sâu bệnh hại cần phun triệt để ở thời kỳ cây con, hạn chế thấp nhất sự phát sinh sâu bệnh trong thời gian thu quả. - Người sản xuất phải nắm vững kỹ thuật sử dụng thuốc, trong đó phải tuân thủ nghiêm ngặt nồng độ, thời gian cách ly của từng loại thuốc theo sự hướng dẫn của đơn vị sản xuất thuốc ghi trên bao bì. 46
- Phần 2: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH SẢN XUẤT c) Một số sâu, bệnh hại chính và cách phòng trừ: • Một số sâu hại chính: - Bọ trĩ (Stenchaetothrips biformis): thường hại trên lá ngọn chích hút nhựa làm đọt và lá non xoăn lại, hại nặng khi cây còn nhỏ, trong điều kiện khô, thiếu nước. Phải kiểm tra ruộng bí thường xuyên (nhất là từ khi cây ra hoa trở đi), chú ý kiểm tra kĩ các đọt non và mặt dưới của những lá non, nếu thấy có nhiều bọ trĩ thì phải phun thuốc kịp thời, có thể dùng trong số các loại thuốc (thuốc có hoạt chất Abamectin; Confidor, Radiant, Ascend...). - Ruồi đục lá (sâu vẽ bùa) (Liriomyza trifolii): Sâu non sống trong mô lá và ăn mô lá, chừa lại phần biểu bì, tạo ra những đường đục ngoằn ngoèo. Là loại côn trùng hại dưa, bầu, bí tương đối phổ biến hiện nay, gây hại suốt quá trình phát triển của cây, ruồi hại nặng làm cây tàn sớm, rút ngắn thời gian thu hoạch, giảm năng suất. - Bọ phấn trắng (Bemisia tabaci): Trưởng thành màu trắng, bay nhanh, bọ phấn non sống thành ổ, màu vàng, di chuyển chậm. Mật độ bọ phấn nhiều trên lá sẽ làm cho lá, ngọn mất diệp lục và biến vàng nhưng không khô rạc. Những chỗ có bọ phấn gây hại thường phủ một lớp bụi màu trắng. Bọ phấn còn là môi giới truyền bệnh khảm dưa (bệnh virus) hiện không có thuốc chữa. Khi cần thiết có thể sử dụng một trong những thuốc trừ sâu hóa học có tính nội hấp và lưu dẫn mạnh 47
- SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU MỚI (CẢI CỦ, HÀNH PARO, BÍ NGỒI, CẢI THẢO) CỦA HÀN QUỐC như Confidor 100SL, Actara 25WG, Sherzol, Oshin 20WP, Mospilan 3EC hoặc 20SP, Amira 25WG, Gepa 50WG... + Biện pháp phòng trừ: Chăm sóc cây khỏe, bón phân cân đối, tưới nước hợp lí, thu dọn tàn dư của vụ trước, luân canh với cây khác họ Bầu bí. + Biện pháp canh tác: Dùng giống chống bệnh, luân canh cây trồng, dọn sạch cỏ trong vườn, dùng màng phủ hoặc rơm rạ phủ đất để hạn chế cỏ dại. + Khi cần thiết phải sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật, nhưng ưu tiên các chế phẩm sinh học. • Một số bệnh hại chính - Bệnh lở cổ rễ (Fusarium oxysporium f. sp.): Có thể hạn chế vùng bị bệnh bằng cách phun hoặc tưới đẫm vào gốc thuốc Captan với 2 gram thuốc/lít nước, Tilt supper, Rovral 50 WP, Topsin - M 0,2 - 0,3%. - Bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis): Sử dụng thuốc có hoạt chất như Propineb (Antracol 70WP, Man 80WP)... - Bệnh phấn trắng (Erysiphe sp.): sử dụng thuốc có hoạt chất như Chlorothalonil (Daconil 75WP, Chionil 750WP, Arygreen 75 WP...); Fosetyl-aluminium (Aliette 800WG, Juliet 80 WP,...); Cymoxanil + Mancozeb (Carozate 72WP, Xanized 72WP...); Bacillus subtilis (Bionite WP,...). 48
- Phần 2: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH SẢN XUẤT - Bệnh thán thư (Colletotrichum lagenarium): Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện bằng một trong các loại thuốc: Zinacol, Folpan, Appencarb, Kasuran với nồng độ 0,1 - 0,2%; Topan 0,05 - 0,1%. - Bệnh khảm virus (Mosaic): Hạn chế bệnh thông qua trừ môi giới truyền bệnh: trừ rệp bằng cách phun một trong số các thuốc Actra 25EC, Mimic 20F, Admire 50EC, Sevin 85 WP. Liều lượng, nồng độ áp dụng theo đúng chỉ dẫn nhãn ghi trên bao bì thuốc. Liều lượng, nồng độ áp dụng theo đúng chỉ dẫn nhãn ghi trên bao bì thuốc. 8. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản Thông thường nên thu hái khi trái dài 25 - 35 cm, đường kính 4 - 5 cm. Khối lượng 350 - 400 g. Không nên để trái to quá sẽ bị già, ăn không ngon. Mỗi cây cho thu hoạch trung bình 8 - 12 quả. Khi thấy quả đủ kích thước khoảng 5 - 7 ngày sau nở hoa sẽ cho thu hoạch. Dùng dao sắc cắt cuống quả dài 1 - 2 cm xếp vào sọt, rổ đem đi tiêu thụ. Bí ngồi có thể bảo quản được từ 7 - 10 ngày ở điều kiện nhiệt độ mát (
- SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU MỚI (CẢI CỦ, HÀNH PARO, BÍ NGỒI, CẢI THẢO) CỦA HÀN QUỐC Tiêu chuẩn quả thu hoạch Thu hoạch, sơ chế và đóng bao bì Phương tiện vận chuyển phải được làm sạch trước khi xếp thùng chứa sản phẩm. Không bảo quản và vận chuyển bí ngồi chung với các hàng hóa khác có nguy cơ ô nhiễm 50
- Phần 2: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH SẢN XUẤT sản phẩm. Phải thường xuyên khử trùng kho bảo quản và phương tiện vận chuyển. 9. Xử lý chất thải sau thu hoạch Sau khi thu hoạch cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, thu gom hết tàn dư cây trồng để xử lý làm phân bón hữu cơ bón cho đất. Tàn dư khó tiêu như màng phủ nông nghiệp, dây nilon được thu gom và mang đi xử lý. 2.3. QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT CẢI CỦ THEO VietGAP (Raphanus sativus L.) I. GIỚI THIỆU VỀ CÂY CẢI CỦ Cải củ có tên khoa học là Raphanus sativus L., họ Cải Brassicaceae. Tên gọi khác là Bặc căn, Rau lú bú, La bặc tử (hạt già của cây cải củ). Cải củ có nguồn gốc từ Ai Cập và Trung Quốc. Hiện nay loài thực vật này được trồng ở nhiều nước như Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,Thái Lan, Lào và một số nước châu Âu. Cải củ là cây ngắn ngày, dễ trồng nên góp phần giải quyết rau giáp vụ và rải vụ rau trong năm, tạo công ăn việc làm cho nông dân. Cung cấp nguyên liệu cho công nghệ chế biến thực phẩm. Cải củ được sử dụng nấu, muối chua, cho vào súp, dùng làm salad, một số nơi có thể ăn sống, phơi khô để chế biến. 51
- SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU MỚI (CẢI CỦ, HÀNH PARO, BÍ NGỒI, CẢI THẢO) CỦA HÀN QUỐC Ngoài ra, cải củ còn được xếp vào nhóm cây dược liệu để chữa các bệnh về đường tiêu hóa (đau vùng thượng vị, ợ chua, ăn không tiêu, chướng bụng, táo bón). Tập trung nhất vào nhóm chữa bệnh đường hô hấp (ho, hen, đờm, xuyễn, tức ngực, khản tiếng, mất tiếng, ho ra máu, lao). Ngoài ra còn chữa một số bệnh đường tiết niệu, bệnh về máu, còn có công dụng đặc biệt là giải độc do ngộ độc than, ga, rượu, hàn the, và ngộ độc nhân sâm. II. KỸ THUẬT TRỒNG 1. Đất trồng - Vùng sản xuất phù hợp với quy hoạch của địa phương; không bị ảnh hưởng của các tác nhân như nước thải thành phố, nước thải bệnh viện, công nghiệp, bụi công nghiệp... mối nguy gây ô nhiễm lên cải củ. - Đất trồng tốt nhất là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn và chất dinh dưỡng, chủ động tưới, tiêu; hàm lượng kim loại nặng trong đất không vượt mức tối đa cho phép. - Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, lên luống rộng 1,2 - 1,4 m (cả rãnh luống), cao 25 - 30 cm. 2. Thời vụ Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu từng vùng: - Vùng đồng bằng sông Hồng: + Vụ Đông: chính vụ gieo từ tháng 9 - tháng 10. + Vụ Xuân: gieo từ đầu tháng 2 - tháng 3. 52
- Phần 2: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH SẢN XUẤT - Tại các vùng có khí hậu mát như: Sa Pa, Đà Lạt, Mộc Châu... trồng quanh năm. - Vụ Xuân nhiệt độ cao, năng suất thấp, nên chọn các giống chịu nhiệt của nước ngoài. 3. Giống và sản xuất giống Lựa chọn giống cải củ phù hợp với vùng sinh thái, vụ sản xuất và yêu cầu thị trường. Hạt giống có nguồn gốc rõ ràng; chất lượng hạt giống đạt tiêu chuẩn cấp xác nhận theo quy chuẩn. Các giống cải củ được nhập khẩu từ Hàn Quốc như Songjoeng, ShinDongHa, Go Won Summer. Các giống cải củ địa phương: Cải củ Thái Bình, cải củ số 8, cải củ Tứ Liên. 53
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sưu tầm và phân tích một số câu chuyện báo chí
4 p | 611 | 263
-
Nghiên cứu khoa học " Khả năng hấp thụ CO2 của một số loại trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam "
8 p | 93 | 16
-
Nghiên cứu khoa học " Hiệu quả kinh tế - xã hội của công nghệ chế biến tổng hợp một số loại gỗ rừng trồng tại tỉnh phú thọ và tuyên quang "
6 p | 103 | 15
-
Nghiên cứu khoa học " Bệnh khô lá thông và một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của bệnh "
5 p | 110 | 11
-
Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN GIỐNG NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CHO MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG CHỦ LỰC "
10 p | 122 | 11
-
THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT GIAO THÔNG - BÀI 9
6 p | 68 | 10
-
Theo học chế tín chỉ và kỹ thuật dạy học trong đào tạo: Phần 2
79 p | 78 | 10
-
Nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của một số rừng trồng cây nhập nội chủ yếu đến môi trường đất ở việt nam "
10 p | 93 | 9
-
Giáo trình môn học Giáo dục Quốc phòng an ninh (Trình độ trung cấp): Phần 2
66 p | 76 | 9
-
Tài liệu Tập huấn cán bộ quản lý, giảng viên giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh các trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh
98 p | 92 | 8
-
Kỹ thuật trồng một số loại rau mới (cải củ, hành paro, bí ngồi, cải thảo) của Hàn Quốc - Sổ tay hướng dẫn: Phần 1
33 p | 12 | 6
-
Bài giảng Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật: Phần 1
55 p | 11 | 6
-
Một số kỹ năng mềm cần thiết đối với sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
3 p | 10 | 3
-
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong quản lý tại thư viện trường Đại học Hạ Long
4 p | 98 | 3
-
Một số thủ pháp dịch gắn với loại hình văn bản và khảo sát các thủ pháp dịch trong bản dịch truyện cổ tích “nàng bạch tuyết” từ tiếng Đức sang tiếng Việt
8 p | 71 | 2
-
Nhận diện một số tiêu chí đánh giá biến đổi lối sống của công nhân các khu công nghiệp gắn với bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
12 p | 7 | 2
-
Giáo trình Công tác xã hội với nhóm (Ngành: Công tác xã hội - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
98 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn