intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay đảm bảo chất lượng - Trường ĐH Đại Nam

Chia sẻ: Thesonus Thesonus | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:188

449
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn Sổ tay đảm bảo chất lượng của Trường Đại học Đại Nam lần đầu tiên được biên soạn nhằm góp phần thông tin cho các cá nhân, đơn vị trong toàn trường và các bên liên quan ngoài trường những hướng dẫn, diễn giải cụ thể trong việc thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục của Trường Đại học Đại Nam trong việc xây dựng và duy trì Hệ thống đảm bảo chất lượng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay đảm bảo chất lượng - Trường ĐH Đại Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 1
  2. Hà nội – 10/2018 (Lưu hành nội bộ) 2
  3. Chịu trách nhiệm: TS. Lương Cao Đông Biên Soạn: ThS. Nguyễn Việt Anh ThS. Ngô Ngọc Giang ThS. Chu Hà Chung
  4. Hà nội – 2018 (Lưu hành nội bộ) 4
  5. LỜI GIỚI THIỆU Trong quá trình phát triển của đời sống xã hội và khoa học công nghệ  của  các  quốc  gia,  vai  trò  và  vị  trí  của  giáo  dục  đại  học  nói  chung và  các trường đại học nói  riêng ngày càng trở nên quan trọng. Các trường đại học không chỉ có vai trò chủ chốt  trong lĩnh vực đào tạo nhân lực khoa học & công nghệ trình độ cao mà thực sự đã và  đang  trở thành các trung  tâm  nghiên cứu  lớn  về  sản  xuất  tri  thức  mới  và  phát  triển,  chuyển giao công nghệ hiện đại, góp phần phát triển bền vững. Ở nhiều nước phát  triển như Mỹ, Anh, Úc, Nhật Bản... hệ thống giáo dục đại học trở thành một ngành  dịch vụ tri thức cao cấp góp phần đáng kể vào thu nhập quốc dân GDP của quốc gia  thông qua các hoạt động dịch vụ đào tạo và khoa học & công nghệ. Nhiều nước trong  khu vực ASEAN như Thái Lan, Malaisia, Philippin... đã và đang thực hiện đổi mới, cải  cách giáo dục đại  học theo hướng phát triển đa dạng hoá, chuẩn hoá, hình thành hệ  thống  bảo  đảm chất  lượng  đại  học  với  nhiều  tiêu chí  và chuẩn  mực đánh  giá chất  lượng  đào  tạo, nghiên  cứu  khoa  học  và chuyển  giao  công  nghệ,  dịch  vụ  phát  triển  cộng  đồng.  Tuyên  bố  của  Hội  nghị   quốc  tế  về  giáo  dục  đại  học  năm   1998  do  UNESCO tổ chức đã chỉ rõ: "Sứ mệnh của giáo dục đại học là góp phần vào yêu cầu  phát triển bền vững và phát triển xã hội nói chung”. Nghị Quyết 14/2005/NQ­CP ngày  2/11/2005 của Chính phủ Việt Nam về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học  Việt Nam giai đoạn 2006­2020 cũng đã đặt ra yêu cầu: “ Hiện đại hóa hệ  thống giáo  dục đại học trên cơ sở kế thừa những thành quả giáo dục và đào tạo của đất nước,  phát huy bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa nhân loại, nhanh chóng tiếp cận xu thế phát  triển giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới “. Triển khai hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục là một trong những nhiệm  vụ mang tính pháp lý của các trường đại học đã được ghi nhận trong Luật Giáo dục  Đại học năm 2012. Duy trì, cải tiến và từng bước hình thành văn hoá chất lượng giáo  dục là chủ trương nhất quán, mang tính chiến lược của Trường Đại học Đại nam,  một cơ sở giáo dục đại học có bề dày 10 năm xây dựng và phát triển, là một trong  những trường đại học dân lập hàng đầu trong hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam,  là  thành  viên  của  Hiệp  hội  các  trường đại  học,  cao  đẳng  Việt  Nam  và  của  Mạng  lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network). Sổ tay Đảm bảo  5
  6. chất lượng giáo dục (sau đây gọi là Sổ tay đảm bảo chất lượng) là một trong số các  tài liệu không thể thiếu của một hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục hiệu quả. Cuốn Sổ tay đảm bảo chất lượng của Trường Đại học Đại Nam lần đầu tiên  được biên soạn nhằm góp phần thông tin cho các cá nhân, đơn vị trong toàn trường và  các bên liên quan ngoài trường những hướng dẫn, diễn giải cụ thể trong việc thực  hiện  công  tác  đảm  bảo  chất  lượng  giáo dục  của  Trường  Đại  học  Đại Nam  trong  việc xây dựng và duy trì Hệ thống đảm bảo chất lượng. Ban soạn thảo hy vọng cuốn Sổ tay này trở thành cẩm nang hữu dụng và được  đón nhận. Cuốn Sổ tay này không những giúp độc giả có thêm thông tin về các hoạt  động có liên quan đến Hệ thống đảm bảo chất lượng của Trường Đại học Đại Nam  mà còn là công cụ hữu hiệu cho từng cá nhân và đơn vị trong công tác đảm bảo chất  lượng giáo dục. Ban  soạn  thảo  rất  mong nhận  được các  ý  kiến đóng  góp  xây  dựng  từ  các cá  nhân và đơn vị trong và ngoài trường để ngày càng hoàn thiện hơn cuốn Sổ tay này.  Mọi ý kiến góp ý, xin vui lòng gửi về địa chỉ ktdbcl@dainam.edu.vn.  Trân trọng! Hà nội, ngày     tháng     năm 2017 Ban soạn thảo 6
  7. MỤC LỤC 7
  8. CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 1.1 Tổng quan Sổ  tay đảm bảo chất lượng là tập hợp  các  tài liệu  về  quyết định, quy trình,  chính sách chất lượng về  hệ  thống đảm bảo chất lượng của Trường Đại học Đại   Nam được thể hiện dưới dạng văn bản, hướng dẫn áp dụng cho công tác quản lý và  hoạt động đào tạo của Nhà trường.  Chu  trình   vòng   tròn   chất   lượng  Plan­Do­Check­Act  (PDCA)   cho  phép  Nhà  trường và các đơn vị trực thuộc (sau đây gọi chung là tổ chức) đảm bảo rằng các quá  trình của tổ  chức có đủ nguồn lực, được quản lý đầy đủ, đồng thời xác định và thực  hiện các cơ hội để cải tiến chất lượng. Sổ  tay đảm bảo chất lượng là cẩm nang, định hướng mọi hoạt động của  Nhà  trường trong công tác quản lý, giảng dạy nhằm thực hiện và duy trì hệ thống quản lý  chất lượng của Trường. Sổ tay đảm bảo chất lượng là thể hiện ý thức, trách nhiệm và sự cam kết lâu dài  của Ban Giám hiệu nhà trường, với phương pháp quản lý khoa học, chặt chẽ, thực   tiễn nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả các hoạt động của Trường. Sổ tay Hệ thống đảm bảo chất lượng gồm: Việc xác định phạm vi áp dụng của hệ thống ĐBCL. Các thủ tục dạng văn bản được thiết lập hoặc viện dẫn. Mô tả sự tương tác giữa các quá trình trong hệ thống ĐBCL. 1.2 Cấu trúc sổ tay đảm bảo chất lượng  Sổ tay đảm bảo chất lượng gồm 2 chương, 10 điều khoản và phần phụ lục: CHƯƠNG I: Giới thiệu về sổ tay đảm bảo chất lượng 1.  Giới  thiệu  chung  về sổ tay đảm bảo chất  lượng. 2.  Thông tin về Trường Đại học Đại Nam 3. Trách nhiệm của lãnh đạo 4. Hệ thống đảm bảo chất lượng 8
  9. 5. Đo lường­ Phân tích­ Cải tiến CHƯƠNG II: Các công cụ, quy trình đảm bảo chất lượng 8. Các công cụ giám sát 9. Các công cụ đánh giá 10. Các quy trình đảm bảo chất lượng PHỤ LỤC 1.3 Phạm vi áp dụng của sổ tay đảm bảo chất lượng Hệ thống ĐBCL nêu trong Sổ tay đảm bảo chất lượng này áp dụng cho các lĩnh  vực hoạt động của Trường Đại học Đại Nam. 1.4 Tài liệu viện dẫn 1.4.1 Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 1.4.2 Quy định của các cơ quan quản lý nhà nước: 1.4.2.1 Luật  số  38/2005/QH11  của  Quốc  hội  :  Luật  Giáo  dục  ban  hành  ngày  27/06/2005  và  Luật  số  44/2009/QH12  sửa  đổi,  bổ  sung  một  số  điều của Luật giáo dục số 08/2005/QH11 1.4.2.2 Luật  số:  08/2012/QH13  của  Quốc  hội  :  Luật  giáo  dục đại  học  ban  hành ngày 18/06/2012 1.4.2.3 Thông tư số 62/2012/TT­BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Giáo dục và  Đào  tạo :  Ban  hành Quy định về  quy trình và  chu  kỳ  kiểm định  chất  lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp 1.4.2.4 Thông  tư  số  38/2013/TT­BGDĐT  ngày 29/11/2013  của  Bộ  Giáo dục  và  Đào  tạo  :  Ban  hành Quy  định  về  quy  trình  và  chu  kỳ  kiểm  định  chất lượng  chương  trình  đào  tạo  của  các  trường  đại  học,  cao  đẳng  và trung cấp chuyên nghiệp 1.4.2.5 Thông  tư  số  12/2017/TT­BGDĐT  ngày 19/05/2017  của  Bộ  Giáo dục  và Đào tạo : Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo  dục đào tạo 1.4.2.6 Công  văn  462/KTKĐCLGD­KĐĐH  ngày  09/05/2013,  Hướng  dẫn  tự  đánh giá trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp 9
  10. 1.4.2.7 Công  văn  768/QLCL­KĐCLGD  ngày  20/04/2018,  Hướng  dẫn  đánh  giá theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học. 1.4.2.8 Công  văn 767/QLCL­KĐCLGD  ngày  20/04/2018,  Hướng dẫn  đánh  giá ngoài cơ sở giáo dục đại học. 1.4.2.9 Công văn 766/QLCL­KĐCLGD ngày 20/04/2018, Hướng dẫn tự  đánh  giá cơ sở đại học. 1.4.2.10 Quyết định 07/2014/QĐ­TTg : Ban hành điều lệ trường đại học 1.4.2.11 Quyết  định  06/VBHN­BGDĐT  ngày 04/03/2014,  ban  hành  Quy định  về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học. 1.4.3 Quy định của Trường Đại học Đại Nam 1.4.3.1 Quyết định 54/QĐ­ĐN ngày 25/12/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản  trị về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường Đại  học Đại Nam. 1.4.3.2 Quyết  định   1674/QĐ­ĐN  ngày  31/12/2016,   của  Chủ   tịch   Hội   đồng  quản trị về Chiến lược đảm bảo chất lượng giáo dục của trường Đại  học Đại Nam (Giai đoạn 2017­2020, tầm nhìn 2030). 1.4.3.3 Quyết  định  317a/QĐ­ĐN  ngày  14/03/2018  của  Hiệu  trưởng  ban hành  về  việc thành lập Hội đồng Đảm bảo chất lượng giáo dục trường  Đại học Đại Nam. 1.4.3.4 Các Quy định, quy trình, hướng dẫn của Trường 1.5 Quản lý sổ tay đảm bảo chất lượng 1.5.1 Trách nhiệm Đại diện lãnh đạo về đảm bảo chất lượng là người chịu trách nhiệm phân công  biên soạn  và  kiểm  tra  sổ  tay đảm bảo chất  lượng.  Đại  diện lãnh đạo  về  đảm bảo  chất lượng có trách nhiệm chỉ đạo quản lý, sửa đổi, cập nhật kịp thời cho phù hợp  với điều kiện thực tế của Trường trong từng thời kỳ. 1.5.2 Đối tượng sử dụng Đối  tượng  sử  dụng Sổ  tay  đảm bảo  chất  lượng  là  Ban  Giám  Hiệu;  Đại  diện  lãnh  đạo  về  đảm bảo  chất  lượng;  Trưởng  các  khoa,  bộ  môn,  trung  tâm,  viện,  các  phòng ban có liên quan và toàn thể cán bộ giảng viên thuộc Nhà trường. Sổ tay ĐBCL  10
  11. chỉ được phân phối tới khách hàng, cơ quan chứng nhận, các cơ quan có thẩm quyền  khác hoặc các tổ  chức, cá nhân bên ngoài khi được Hiệu trưởng hoặc Đại diện lãnh  đạo về đảm bảo chất lượng chấp thuận. 1.5.3 Quản lý sổ tay đảm bảo chất lượng Sổ tay đảm bảo chất lượng được kiểm soát, quản lý theo các nội dung: Tên tài  liệu,  Mã  hiệu,  Lần  ban  hành,  Ngày  ban  hành,  Số  trang.  Sổ  tay  ĐBCL trước khi gửi  tới  các  đơn  vị  trong  Nhà  trường  phải  ký  tên  xác nhận.  Khi  phân phối  tới  cơ  quan  chứng nhận thì không cần ký duyệt. Đại diện lãnh đạo về đảm bảo chất lượng chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm soát,  phân phối sổ tay đảm bảo chất lượng cũng như các bản sửa đổi, hiệu chỉnh sau này. Khi Nhà trường có những thay đổi về tổ chức hay phương thức hoạt động, Sổ  tay đảm bảo chất lượng sẽ được hiệu chỉnh và phân phối lại (tuân theo thủ tục kiểm  soát tài liệu). Quyền sao chép: Mọi sự sao chép sổ tay đảm bảo chất lượng phải được sự đồng  ý của Đại diện lãnh đạo về chất lượng, phê duyệt của Hiệu trưởng và chỉ được sao  chép từ bản gốc. 1.6 Thuật ngữ, định nghĩa và các từ viết tắt 1. BGH : Ban Giám hiệu 2. ĐDLĐCL : Đại diện lãnh đạo chất lượng 3. STĐBCL : Sổ tay đảm bảo chất luợng 4. CSCL : Chính sách chất lượng 5. MTCL : Mục tiêu chất lượng 6. ĐBCL : Đảm bảo chất lượng 7. NCKH : Nghiên cứu khoa học 8. ISO :  Tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 9. TCGDĐH : Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Đại học 10. QT : Quy trình 11. HD : Hướng dẫn 12. QC : Quy chế Chính  sách   chất  lượng:  là  định  hướng   chung  có  tính   chiến  lược  do  Hiệu  trưởng công bố chính thức. 11
  12. Mục tiêu chất lượng: là các chỉ tiêu của Nhà trường, các đơn vị trực thuộc đặt  ra để  hướng đến trong các linh vực nghiên cứu, quản lý, giảng dạy, học tập và công  tác; MTCL phải đo  lường hoặc so sánh được. Quy trình: Cách thức để tiến hành một hoạt động hay một quá trình. Hướng dẫn: chỉ dẫn cụ thể phương pháp thực hiện một công việc. Quá trình: tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau để chuyển hóa đầu vào  thành đầu ra. Hành động khắc phục: hành động được tiến hành để loại bỏ nguyên nhân của  sự không phù hợp hay các tình trạng không mong muốn đã được phát hiện. Hành động phòng ngừa: hành động được tiến hành để loại bỏ nguyên nhân của  sự không phù hợp tiềm tàng hay các tình trạng không mong muốn tiềm tàng khác. Tài  liệu:  văn  bản  hướng  dẫn  cách  thực  hiện  một  công  việc  hoặc  một hoạt  động. Hồ sơ: văn bản thể hiện các kết quả đạt được hay cung cấp bằng chứng về các  hoạt động đã được thực hiện. Khách hàng:  Người học (sinh viên, cao học viên) và người sử dụng lao động. Quy chế: tài liệu quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phân cấp trách  nhiệm của các phòng, khoa và của các cá nhân. Văn bản pháp quy: những tài liệu có nguồn gốc từ bên ngoài, từ cơ quan quản  lý được Trường lưu giữ, áp dụng nhằm mục đích phuc vụ cho các hoạt động của Nhà  trường  luôn  phù  hợp  với  yêu  cầu  của  pháp  luật,  các  chế  định có  liên quan  của nhà  nước.  2. THÔNG TIN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM 2.1 Giới thiệu về Trường 2.1.1. Tổng quan về Trường ­ Tên trường: Tên tiếng Việt: TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM Tên tiếng Anh: DAI NAM UNIVERSITY (DNU) ­ Cơ quan/Bộ chủ quản: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ­ Địa chỉ trường: 12
  13. Cơ sở chính: Số 1 Phố Xốm, Phú Lãm ­ Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 1: 56 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. ­ ĐT: (024) 35577799 ­ Fax: (024) 35578759 ­ Website: http: //www.dainam.edu.vn                  ­ Email: dnu@dainam.edu.vn ­ Loại hình trường: Tư nhân ­ Chức năng, nhiệm vụ chính: Đào tạo các bậc đại học, sau đại học. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. 1. Lịch sử phát triển Trường Đại  học  Đại  Nam  được  thành  lập  theo  Quyết  định  số 1535/QĐ­ TTg ngày 14/11/2007 của Thủ  tướng chính phủ. Trường là một cơ  sở  Giáo dục đại   học tư  thục nằm trong hệ thống Giáo dục quốc dân do Bộ  Giáo dục và Đào tạo trực   tiếp quản lý. Trường có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong các  lĩnh vực Kinh tế; Kỹ  thuật­ Công nghệ; Y Dược; Khoa học Xã hội­ Nhân văn và  Ngoại ngữ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối  cảnh hội nhập quốc tế. Ngay từ ngày thành lập, Trường Đại học Đại Nam đã đề  ra  mục tiêu trở  thành một trong những Trường đại học có uy tín trong nước và quốc tế  về “Chất lượng đào tạo, đổi mới và phục vụ”. Các thành viên Hội đồng Quản trị  của Nhà trường nguyên là các nhà giáo của  các Trường đại học và các chủ doanh nghiệp trong nước. Đứng đầu là chủ tịch HĐQT   ­ Tiến sỹ  Lê Đắc Sơn ­ nguyên giảng viên Đại học Bách khoa Hà nội (1979­1989),  Cựu   Nghiên   cứu   sinh   ở   Châu   Âu  (1989­2000),   nguyên   Tổng   giám   đốc   Ngân  hàng  VPBank (2001­2009). Trong những ngày đầu thành lập (2007) Trường có 220 sinh viên  hệ  Đại học chính quy. Chỉ  sau hơn 2 năm thành lập,  đến năm 2010 Trường có 3000  sinh viên, đến năm 2015 có hơn 10.000 sinh viên đã và đang theo học tại trường  theo  hệ chính quy với 14 ngành đào tạo Đại học: Tài chính­ ngân hàng; Kế toán­ Kiểm toán;  Quản trị  kinh doanh; Luật kinh tế; Quan hệ  công chúng­ Truyền thông (PR); Công  nghệ  thông tin; Kỹ  sư  xây dựng; Kiến trúc; Kỹ  thuật Hóa học; Dược sỹ  Đại học;  Tiếng Anh, Du lịch. Ba ngành đào tạo cao học Thạc sỹ: Tài chính – Ngân hàng; Kế  toán – kiểm toán và Quản lý Kinh tế. 13
  14. Trường Đại học Đại Nam xây dựng các Trung tâm thực hành nhằm tạo điều  kiện để  sinh viên rèn luyện kỹ  năng nghề  nghiệp ngay từ  khi còn ngồi trên ghế  Nhà  trường. Phương châm “Học đi đôi với hành”, “Lý luận gắn liền với thực tế” đã phát  huy kết quả tốt. Năm 2015 Trường đã có 5 khóa sinh viên tốt nghiệp ra trường với hơn   5000 sinh viên của các ngành đào tạo. Hầu hết các sinh viên ra trường đã có việc làm. Cho đến nay, Trường Đại học Đại Nam có 13 Khoa; 11 Phòng, Ban, Trung tâm,  Viện; 13 ngành đào tạo; với 312 cán bộ giảng dạy gồm các giáo sư, phó giáo sự, tiến  sỹ  và thạc sỹ  có trình độ  chuyên môn nghiệp vụ  cao, nhiều người được đào tạo từ  nước ngoài như  Mỹ, Anh, Australia, Singapore, v.v. và hơn 6000 sinh viên đang theo   học các hệ. Trường đang nỗ lực chuẩn bị mọi điều kiện để mở thêm đào tạo Thạc sỹ  các ngành: Luật kinh tế, Quản lý công  và trình độ  Tiến sỹ  ngành Tài chính  ­ Ngân  hàng. Trong những năm qua, trên cơ  sở  chức năng và nhiệm vụ  của mình Nhà trường  đã luôn luôn thực hiện tốt mục tiêu: Chất lượng đào tạo đi đôi với đa dạng hóa các  loại hình đào tạo, cấp độ  và lĩnh vực đào tạo; phấn đấu xây dựng Nhà trường trở  thành cơ sở giáo dục đại học có uy tín cao trong nước và quốc tế.   2. Những dấu ấn và thành tích đạt được Sau 10 năm kể từ ngày thành lập, Trường Đại học Đại Nam đã có những dấu ấn   nổi bật: a. Sự gia tăng nhanh chóng của các ngành đào tạo, cấp bậc đào tạo  Hiện nay, nhà trường có 13 ngành đào tạo trình độ đại học ở 4 Khối ngành. ­ Khối Kinh tế có 5 ngành gồm: Tài chính  ­ Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh,   Luật kinh tế, Quản trị Khách sạn và Du lịch. ­ Khối Kỹ thuật có 3 ngành: Xây dựng, Kiến trúc, Công nghệ Thông tin.  ­ Khối Sức khỏe 2 ngành gồm: Dược sỹ Đại Học, Điều dưỡng.  ­  Khối Khoa học Xã hội & Nhân văn có 3 ngành: Quan hệ  công chúng, Tiếng Anh,   Tiếng Trung. ­ Cùng với đó là 3 ngành đào tạo trình độ sau đại học: Tài chính ­ Ngân hàng, Kế toán  và Quản lý kinh tế. b. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng sinh viên và học viên cao học tại trường: 14
  15. ­ Đối với sinh viên đại học, nếu Khóa 1 chỉ với 230 sinh viên thì hiện nay, sau  hơn 10  năm thành lập, đã có gần 17.000 sinh viên theo học. Trong đó, hơn 9.000 sinh viên đã  tốt nghiệp ra trường. Hiện tại hàng năm có trên 8.000 sinh viên đang học tập tại 13   ngành kể trên. ­ Về đào tạo sau đại học, đã có gần 700 học viên tốt nghiệp Thạc sỹ  khóa 1, 2, 3, 4 và  khoảng 400 học viên cao học đang theo học tại 3 ngành đào tạo cao học nói trên. ­ Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường đã có việc làm qua khảo sát đạt khoảng 90%.  c. Sự gia tăng nhanh chóng cả số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên   cơ hữu.  ­ Nếu niên học đầu tiên 2007/2008 chỉ có 35 Cán bộ và Giảng viên cơ hữu thì tại thời   điểm 8/2017 con số này là 450 người.  ­ Trong 304 giảng viên cơ hữu có 3 Giáo sư, 27 Phó Giáo sư, 87 Tiến sỹ, 126 Thạc sỹ,   91 Cử nhân, tăng 10 lần so với năm học đầu tiên. d. Sự gia tăng nhanh chóng cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo: ­ Tổng diện tích đất của nhà trường: 89.643,5 m2 (gần 9 ha xây dựng quần thể  nhà  trường). ­ Tổng diện tích sàn xây dựng phục vụ   đào tạo, nghiên cứu khoa học (gồm: Hội  trường, giảng đường, phòng học, thư  viện, trung tâm học liệu, phòng thí nghiệm,  phòng thực hành, nhà tập đa năng): 16.631 m2.  e. Một số dấu ấn khác ­ Bằng khen của Bộ GD&ĐT 2007­2012; 2007­2014; ­ Cờ Thi đua thành tích tiêu biểu xuất sắc giáo dục đại học của Bộ GD&ĐT năm học  2015­2016; ­ Giải thưởng Chu Văn An về thành tích giáo dục và đào tạo 2014­2015 ­ Giải thưởng Vì sự nghiệp phát triển giáo dục của Hội Khuyến học VN 2015­2016. 3. Hợp tác quốc tế Trường  đã  thiết  lập  và  mở  rộng  nhiều  mối  quan  hệ  hợp  tác  quốc  tế  với các  trường đại học ở nước ngoài, tiêu biểu là Trường đại học Saxion (Hà Lan), Đại học  Charles Sturt (Australia) và Đại học Worcester (Anh); Tr ường đã được Bộ  Giáo dục  và   Đào   tạo   cho   phép   liên   kết   đào   tạo   với   Trường   Stamford   Raffles   (Singagore);   Chương trình trao đổi sinh viên với Đại học Khoa học Công nghệ Nam Đài Loan... 15
  16. 2.1.2. Sứ mạng, tầm nhìn và hệ giá trị 2.1.1.1  Sứ m      ạn g     : Trường Đại học Đại Nam cung cấp kiến thức cho người học phát triển toàn   diện, đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Thầy và trò tận tụy cống hiến, đóng góp vào  công cuộc xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh. 2.1.1.2  Tầm nhìn:  Trường Đại học Đại Nam là trường đại học cung cấp dịch vụ đào tạo đa ngành   nghề với trục đào tạo cốt lõi là bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nhà trường  phát triển theo định hướng ứng dụng. Đến năm 2025, Đại học Đại Nam trở thành: ­ Địa chỉ  đào tạo được xã hội tín nhiệm cao về chất lượng đào tạo “học tập gắn   liền với thực tiễn cuộc sống”. ­ Đạt được nh trong lĩnh v ững thành t ực khoa h ọc bảựo v u quan tr ọng về nghiên c ệ ­ chăm sóc s ứu và chuy ức khỏe c ển giao công nghệ  ộng đồng. 16
  17. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức hành chính của Trường 2.1.4. Đội ngũ cán bộ, giảng viên Tính  đến  thời  điểm tháng  09/2016,  đội  ngũ  giảng viên,  cán bộ, công nhân viên  hiện đang công tác tại trường là 479 người, bao gồm: ­ Giảng viên: 391 ­ Cán bộ quản lý: 41 Trong đó: Giáo sư Phó Giáo sư Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Khác Giảng viên 3 35 69 190 94 Cán bộ quản lý 6 12 10 13 Nguồn: Báo cáo tự đánh giá 2016 2.2 Phạm vi áp dụng của hệ thống ĐBCL Hệ thống ĐBCL trình bày CSCL, cơ cấu tổ chức và phương pháp quản lý công  tác giảng dạy, quản lý người học và công tác quản lý, hỗ trợ, phục vụ người học của  Nhà trường. 17
  18. Sổ tay đảm bảo chất lượng giới thiệu về hệ thống đảm bảo chất lượng và sự  đáp  ứng của Nhà trường theo các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ  sở giáo dục (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT­BGDĐT ngày 19 tháng 5 năm  2017 của Bộ  trưởng Bộ  Giáo dục và Đào tạo)   trong  việc  thực  hiện các  hoạt  động  giảng dạy, hỗ trợ, phục vụ giảng dạy và quản lý người học. Sổ  tay  đảm bảo  chất  lượng này  hướng dẫn  giảng viên,  cán  bộ, nhân  viên và  người  học  thực  hiện  theo đúng  CSCL  mà  BGH nhà  trường  cam  kết  bằng  việc áp  dụng đúng các quy trình, quy định hoặc nội quy tương ứng với từng yêu cầu. 2.3 Hệ thống đảm bảo chất lượng  2.3.1. Quy định chung ­ Hệ  thống ĐBCL  của  Trường Đại học Đại Nam bao gồm: Sổ tay đảm bảo chất  lượng, CSCL, MTCL, các quy trình điều hành hệ thống ĐBCL,  cơ  cấu  tổ  chức,  các  nguồn  lực cần thiết nhằm kiểm soát các quá trình trong hệ thống ĐBCL. ­ Nhà trường xác định các quy trình, xây dựng các phương pháp trong Sổ tay đảm  bảo chất lượng để  kiểm soát các quy trình trên nhằm đáp ứng ngày càng tốt  hơn các  yêu cầu của khách hàng (người học, phụ  huynh, các tổ chức, doanh nghiệp…) ­ Các quy trình của  hệ thống ĐBCL  quy định rõ người thực hiện, các bước thực  hiện, phương pháp thực hiện, biểu mẫu ghi chép. ­ Trường  cam  kết  cung  cấp  kịp  thời  và  đầy  đủ  nguồn  lực,  thông  tin  cần  thiết  nhằm thực hiện hiệu quả hệ thống ĐBCL. ­ Nhằm đánh giá tính hiệu lực, cũng như tính hiệu quả của hệ thống ĐBCL, các  quy trình được theo dõi, đánh giá và phân tích đầy đủ. ­ Nhà trường thực hiện các hành động  cần thiết nhằm đạt  được  kết quả  mong  muốn và cải tiến liên tục các quy trình thông qua việc đánh giá  nội bộ, phân tích dữ  liệu và các công cụ thích hợp  khác. ­ Khi chọn các nguồn bên ngoài để thực hiện bất kỳ quy trình nào ảnh hưởng đến  sự  phù  hợp  của  hoạt  động  đào  tạo,  Nhà  trường  đảm bảo  kiểm soát được các hoạt  động đó. 2.3.2. Cơ cấu tổ chức hệ thống đảm bảo chất lượng Cơ cấu tổ chức Hệ thống ĐBCL của Nhà rường như sau: 18
  19. TT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ ĐƠN VỊ TRÌNH ĐỘ 1. Nguyễn Việt Anh Phó Hiệu trưởng BGH Thạc sĩ 2. Lê Thanh Hương Phó Hiệu trưởng BGH Tiến sĩ 3. Phạm Văn Minh Trưởng Khoa QTKD Thạc sĩ 4. Đỗ Thu Hương Phó trưởng phòng Đào tạo Thạc sĩ 5. Ngô Ngọc Giang Phó trưởng phòng KT&ĐBCL Thạc sĩ 6. Phạm Tố Nga Phó trưởng Khoa CNTT Thạc sĩ 7. Lê Thế Anh Phó trưởng Khoa Kế toán Tiến sĩ 2.4    Thông tin liên lạc liên quan đến hệ thống đảm bảo chất lượng Đơn vị: Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng. Điện thoại: (+84)243 555 77799. Thư điện tử: ktdbcl@dainam.edu.vn 3. TRÁCH NHIỆM CỦA LÃNH ĐẠO 3.1 Cam kết của lãnh đạo BGH Trường Đại học Đại Nam cam kết xây dựng, áp dụng và liên tục cải tiến  một cách có hiệu quả nhất hệ thống ĐBCL bằng các hình thức sau: 19
  20. ­ Thông báo trong toàn trường về tầm quan trọng của việc đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của hệ thống ĐBCL. ­ Đào tạo nhận thức chung về hệ thống ĐBCL cho toàn thể cán bộ giảng viên, nhân viên trong Nhà trường. ­ Đào tạo lại khi cần thiết hoặc có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức. ­ Phổ biến CSCL, MTCL qua các cuộc họp và trong các tài liệu của Nhà trường. ­ Tổ chức đánh giá chất lượng nội bộ nhằm phát hiện những điểm chưa phù hợp của hệ thống ĐBCL để cải tiến. 3.2 Định hướng vào khách hàng BGH nhà trường đảm bảo rằng mọi yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của  các khách hàng, của người học và gia đình sẽ  được đáp  ứng thông qua các quá trình  mô tả trong mục 6.2 của Sổ tay này. Bằng cách đặt ra và thực  hiện  các  chính sách,  MTCL  và  kiểm soát  chặt  chẽ  các  quá  trình  được  trình  bày  trong  sổ  tay chất  lượng  này. Nhà trường đảm bảo cung cấp đầy đủ  các điều kiện để  đáp  ứng mọi  yêu cầu  của khách hàng. Trường liên tục thu thập và giải quyết các ý kiến, khiếu nại và đánh  giá sự thoả mãn của khách hàng theo quy trình . 3.3 Chính sách đảm bảo chất lượng Hiệu trưởng đề ra tầm nhìn trong đường lối phát triển chiến lược của trường và  đó cũng là CSCL. Tầm   nhìn:  “Đến   năm   2025,   Đại   học   Đại   Nam   trở   thành:   địa chỉ đào tạo được xã hội tín nhiệm cao về chất lượng đào tạo, học tập gắn liền   với thực tiễn cuộc sống.   Đạt được những thành tựu quan trọng về  nghiên cứu và   chuyển giao công nghệ  trong lĩnh vực khoa học bảo vệ  ­ chăm sóc sức khỏe cộng   đồng.” CSCL của trường thể hiện sự cam kết của BGH và toàn thể cán bộ  giảng viên  thực hiện theo đúng các quy định đã được trường đề ra, áp dụng và liên tục cải tiến  phương pháp  quản  lý,  giáo  dục,  đào  tạo  để  ngày càng nâng  cao chất  lượng  người  học. CSCL  được  nhà  trường phổ  biến  tới  từng  giảng  viên,  cán  bộ, nhân  viên  và  người học, mọi người đều phải có trách nhiệm thực hiện tốt. CSCL của Trường hàng năm được BGH xem xét và sửa đổi khi thấy cần thiết. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2