YOMEDIA
ADSENSE
Sổ tay Hướng dẫn lập định mức kinh tế kỹ thuật
780
lượt xem 92
download
lượt xem 92
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Sổ tay hướng dẫn lập định mức kinh tế kỹ thuật trình bày các nội dung chính: định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; định mức lao động và đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, định mức sử dụng nước mặt ruộng,... Đây là tài liệu dành cho sinh viên và giảng viên ngành Xây dựng.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sổ tay Hướng dẫn lập định mức kinh tế kỹ thuật
- Ch−¬ng 1. §Þnh møc kinh tÕ kü thuËt trong qu¶n lý... 9 Chương 1 ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT TRONG QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 1.1. ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT TRONG QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Để sản xuất ra một đơn vị khối lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, con người phải sử dụng ba yếu tố cơ bản cho quá trình sản xuất là sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất là quy định mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Định mức kinh tế kỹ thuật được xây dựng trong điều kiện trung bình tiên tiến của hoạt động sản xuất, ứng với một phạm vi xác định cho từng loại sản phẩm hàng hóa dịch vụ, ở từng doanh nghiệp, từng địa phương nhất định. Mức hao phí các yếu tố sản xuất được hiểu là các nguồn lực phục vụ cho quá trình sản xuất như nhân lực, vật lực, tài lực... Mức hao phí các yếu tố sản xuất là số lượng hao phí từng yếu tố sản xuất để tạo ra một đơn vị sản phẩm. Định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi là mức hao phí cần thiết về lao động, vật tư, nguyên nhiên vật liệu và máy móc thiết bị để hoàn thành nhiệm vụ tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh kinh tế theo kế hoạch được giao. Định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi (sau đây gọi tắt là định mức quản lý công trình thuỷ lợi) được xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình quy phạm kỹ thuật về quản lý vận hành công trình thuỷ lợi do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và hiện trạng công trình, máy móc thiết bị, phương tiện quản lý của đơn vị. Định mức quản lý công trình thuỷ lợi bao gồm: Định mức lao động; Định mức sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; Định mức sử dụng nước (tại mặt ruộng); Định mức tiêu hao điện năng cho bơm tưới, tiêu; Định mức tiêu hao vật tư nhiên liệu cho công tác vận hành, bảo dưỡng máy móc thiết bị; Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp... Định mức quản lý công trình thuỷ lợi là căn cứ để lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch sử dụng lao động, kế hoạch tài chính hàng năm của đơn vị, là cơ sở để sắp xếp và sử dụng lao động hợp lý nhằm nâng cao năng suất lao động, tinh gọn bộ máy, thực hiện cơ chế khoán cho công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trong đơn vị (tổ, cụm, trạm thuỷ nông...) nhằm gắn quyền lợi với trách nhiệm và kết quả lao
- 10 Sæ tay h−íng dÉn x©y dùng ®Þnh møc kinh tÕ kü thuËt... động của người lao động. Hơn nữa định mức quản lý công trình thuỷ lợi là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, thẩm định kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính của đơn vị và là cơ sở để xây dựng đơn giá đặt hàng, giao kế hoạch, xác định giá gói thầu quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi. Định mức quản lý công trình thuỷ lợi cũng là căn cứ để nghiệm thu, thanh quyết toán chi phí quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi cho các đơn vị khi hoàn thành nhiệm vụ được giao. 1.2. NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Xây dựng định mức quản lý công trình thuỷ lợi phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau: - Đảm bảo thực hiện đúng quy trình, quy phạm quản lý vận hành công trình. - Bảo đảm tính khoa học, phù hợp với hiện trạng công trình, máy móc, thiết bị hiện có trong điều kiện khí hậu, thời tiết bình thường. - Định mức phải đạt mức trung bình tiên tiến, phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm lao động, và năng lực tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất tại đơn vị. Để tuân thủ các nguyên tắc trên, quá trình nghiên cứu xây dựng định mức quản lý công trình thuỷ lợi phải đạt được các yêu cầu sau: - Số liệu khảo sát thống kê phục vụ xây dựng định mức phải có tính đại diện, phản ánh được tính khách quan của sự vật và hiện tượng trong một chù kỳ, giai đoạn sản xuất nhất định. - Tổ chức sản xuất hợp lý, bảo đảm hoạt động sản xuất diễn ra bình thường, nhằm loại bỏ các động tác thừa, hợp lý hoá các thao tác. - Bảo đảm người lao động có thể thực hiện tốt các định mức đã xây dựng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Phù hợp với các điều kiện tổ chức - kỹ thuật của đơn vị. - Thực hiện đúng các chế độ chính sách hiện hành của nhà nước đối với người lao động. 1.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THỜI GIAN LÀM VIỆC 1.3.1. Xác định kết cấu thời gian làm việc Kết cấu thời gian làm việc bao gồm thời gian định mức, thời gian phục vụ và thời gian không định mức. + Thời gian định mức: Thời gian định mức là thời gian trực tiếp dùng vào việc quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ công trình thuỷ lợi, bao gồm thời gian tác nghiệp chính và thời gian tác nghiệp phụ.
- Ch−¬ng 1. §Þnh møc kinh tÕ kü thuËt trong qu¶n lý... 11 - Thời gian tác nghiệp chính: Thời gian không ngừng làm cho đối tượng lao động thay đổi về cơ, lý, hoá, như công nhân vận hành trạm bơm, công nhân vận hành cống... - Thời gian tác nghiệp phụ: Thời gian cần thiết để thực hiện tác nghiệp chính, như thời gian đi lại từ văn phòng trạm đến cống để vận hành... + Thời gian phục vụ: Thời gian phục vụ bao gồm: - Thời gian thực tế cần thiết công nhân dùng để lo công việc, nơi làm việc trong suốt thời gian thực hiện công việc, như lĩnh, trả dụng cụ, kiểm tra lau chùi máy, quét dọn... - Thời gian ngừng công nghệ, nghỉ kỹ thuật: Thời gian đối với công việc có những gián đoạn nhất định trong quy trình công nghệ mà công nhân bắt buộc phải nghỉ tay không thể làm công việc hoặc thao tác gì khác, như khi máy bơm chạy quá điều kiện kỹ thuật cho phép, nhiệt độ động cơ quá cao... - Thời gian chuẩn bị, kết thúc: Thời gian tiêu hao để chuẩn bị làm việc và để kết thúc công việc, như tìm hiểu công việc, nhận chỉ thị sản xuất, kiểm tra mặt bằng, cho máy chạy thử... - Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu tự nhiên: Thời gian cần thiết công nhân phải nghỉ để lấy lại sức và do nhu cầu tự nhiên, sinh lý con người. + Thời gian không định mức: Thời gian không định mức bao gồm: - Thời gian công tác không hợp lý: Thời gian mà công nhân làm những công việc không thuộc phạm vi của mình, như phụ giúp một công việc nào đó, tìm trạm trưởng xử lý vi phạm công trình thuỷ lợi... - Thời gian lãng phí do tổ chức: Thời gian công nhân không có việc làm do tổ chức hoặc kỹ thuật, như chờ việc do mất điện, chờ nguyên nhiên liệu... - Thời gian lãng phí do công nhân: Thời gian ngừng việc khi công nhân không tôn trọng kỷ luật lao động hay sơ xuất trong sản xuất. Trong định mức không tính thời gian lãng phí do công nhân. 1.3.2. Phương pháp đo thời gian tiêu hao Để xác định các loại thời gian nói trên trong ngày làm việc (hoặc ca) hoặc quá trình làm việc của công nhân quản lý vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi phải tiến hành đo thời gian tiêu hao. Có 3 phương pháp để đo thời gian như sau: - Phương pháp chụp ảnh: Nghiên cứu tất cả các loại tiêu hao thời gian làm việc trong ngày và trong quá trình làm việc. Phương pháp này còn gọi là phương pháp theo
- 12 Sæ tay h−íng dÉn x©y dùng ®Þnh møc kinh tÕ kü thuËt... dõi hiện trường, đo thời gian bằng đồng hồ để nghiên cứu thời gian tiêu hao lao động của công nhân; - Phương pháp bấm giờ: Chỉ nghiên cứu thời gian tiêu hao trong từng động tác của quá trình làm việc có chu kỳ ngắn; - Phương pháp thống kê thời gian tổng hợp: Chỉ nghiên cứu thời gian tiêu hao trong hai phần tổng hợp là thời gian tiêu hao cần thiết, thời gian mất mát. Phương pháp này gọi tắt là “phương pháp thống kê thời gian”. Dụng cụ đo thời gian là đồng hồ bấm giây khi dùng phương pháp bấm giờ hoặc chụp ảnh, hay đồng hồ có kim dây khi dùng phương pháp thống kê thời gian. Trong quá trình đo thời gian tiêu hao phải ghi chép các tài liệu sau: số liệu về từng loại và từng phần tiêu hao thời gian cho nội dung công việc cụ thể; số liệu về lần vận hành hay sản phẩm đạt được trong thời gian theo dõi cho từng loại công việc; và đặc điểm chi tiết của công đoạn quản lý vận hành được theo dõi. Để đảm bảo đầy đủ và có độ chính xác nhất định của các tài liệu trên thì việc tiến hành đo thời gian phải qua các bước: chuẩn bị; tiến hành đo thời gian; và chỉnh lý kết quả đo thời gian. Để đảm bảo độ chính xác tương đối của phương pháp đo phải đảm bảo số lần đo. Thời gian kéo dài trong mỗi lần và tổng số thời gian kéo dài các lần đo đối với quá trình làm việc cho từng nội dung công việc trong từng công đoạn quản lý vận hành. 1.4. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC Trong thực tế có nhiều phương pháp xây dựng định mức khác nhau. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, vì vậy việc lựa chọn phương pháp xây dựng định mức phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất của từng loại định mức. Trong thực tế, việc xây dựng định mức quản lý công trình thuỷ lợi thường áp dụng một số phương pháp cơ bản như sau: 1.4.1. Phương pháp phân tích Phương pháp phân tích là phương pháp phân chia quá trình sản xuất, quá trình lao động thành nhiều công đoạn, nguyên công khác nhau theo quy trình sản xuất và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức hao phí về nhân lực, vật lực để thực hiện nội dung công việc. Trên cơ sở đó xác định các hao phí về nhân lực và vật lực để hoàn thành nội dung từng công việc về quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa các công trình thủy lợi... theo đúng quy trình quy phạm, trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và yêu cầu kỹ thuật. Phương pháp phân tích có ưu điểm đảm bảo tính khoa học, độ chính xác, tổng kết được kinh nghiệm lao động tiên tiến, linh hoạt, áp dụng được trong các điều kiện làm việc khác nhau. Phương pháp phân tích thường được thể hiện theo các hình thức sau:
- Ch−¬ng 1. §Þnh møc kinh tÕ kü thuËt trong qu¶n lý... 13 a) Phân tích khảo sát: Là phương pháp trực tiếp khảo sát theo dõi đo đếm tại hiện trường. Tính toán xác định các mức hao phí thông qua khảo sát thực tế từ khối lượng thực hiện trong một chu kỳ hoặc nhiều chu kỳ... để xác định được mức hao phí hợp lý và khoa học nhằm hoàn thành một đơn vị công việc, một hạng mục công việc nào đó. b) Phân tích tính toán: Dựa vào những tiêu chuẩn, quy chuẩn đã có để phân tích tính toán mức hao phí lao động, hao phí vật tư, nguyên nhiên liệu, vật liệu và hao phí máy thi công... chuẩn cho từng khâu công việc, từng công đoạn, và từng loại sản phẩm. c) So sánh điển hình: Xác định mức hao phí điển hình về lao động, vật tư, nguyên nhiên liệu, vật liệu và máy thi công... (với điều kiện đủ về trình độ, cơ sở vật chất... bằng phân tích khảo sát). Trên cơ sở đó dùng hệ số quy đổi (Kqđ) cho các công việc có điều kiện thay đổi. d) Phân tích tổng hợp: Phương pháp phân tích tổng hợp là xác định mức hao phí về lao động, vật tư, nguyên nhiên liệu, vật liệu và máy thi công... được xây dựng dựa trên quá trình tổng hợp những tài liệu ghi chép các kết quả thu được trong quá trình khảo sát và thực hiện thí điểm, kinh nghiệm tích luỹ của người làm định mức và tham khảo ý kiến các chuyên gia. 1.4.2. Phương pháp tiêu chuẩn Nội dung của phương pháp này là căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy định của Nhà nước để xác định định mức cho từng công việc. Trên cơ sở đó tính toán xác định định mức cho từng nội dung và tổng hợp định mức trong đơn vị. 1.4.3. Phương pháp thống kê - kinh nghiệm Phương pháp này là tổng hợp, thống kê về hao phí lao động, vật tư, nguyên nhiên liệu, vật liệu, máy thi công... thực hiện khối lượng công tác quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên hệ thống công trình và máy móc thiết bị... theo một chu kỳ hoặc nhiều chu kỳ của một loại công việc đã và đang thực hiện của đơn vị mình hay của một số đơn vị tương tự khác, hoặc từ số liệu được công bố theo kinh nghiệm của các chuyên gia hay tổ chức chuyên môn nghiệp vụ nào đó. Trên cơ sở số liệu thống kê tiến hành phân tích, xử lý số liệu để đưa ra định mức. Phương pháp thống kê kinh nghiệm có thể được áp dụng tại các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi. Tuy nhiên phương pháp tính toán này còn nhiều bất cập bởi vì công tác quản lý hiện nay còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. Hơn nữa công tác thống kê số liệu tại các đơn vị còn nhiều hạn chế, thiếu độ tin cậy. Các chương dưới đây hướng dẫn chi tiết xây dựng một số định mức kinh tế - kỹ thuật chủ yếu trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
- 14 Sæ tay h−íng dÉn x©y dùng ®Þnh møc kinh tÕ kü thuËt... Chương 2 ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG VÀ ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG TRÊN ĐƠN VỊ SẢN PHẨM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 2.1. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Định mức lao động là hao phí lao động cần thiết (từ khâu chuẩn bị đến khi kết thúc) để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng công việc nhất định theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng trong điều kiện tổ chức, kỹ thuật nhất định. Định mức lao động bao gồm định mức lao động chi tiết và định mức lao động tổng hợp. Định mức lao động chi tiết là hao phí lao động cần thiết để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định theo nhóm công việc trong từng công đoạn như một lần vận hành cống, một lần quan trắc, một lần tuần tra bảo vệ... theo đúng quy trình, nội dung công việc và yêu cầu kỹ thuật quản lý vận hành công trình. Định mức lao động tổng hợp là hao phí lao động cần thiết để quản lý vận hành một công trình, một hệ thống công trình theo từng vụ và cả năm. Định mức lao động tổng hợp được tính toán trên cơ sở định mức lao động chi tiết. Định mức lao động biểu hiện dưới hai hình thức: - Mức thời gian: Lượng thời gian hao phí quy định tối đa phải hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc khối lượng công việc), đúng tiêu chuẩn cho một hay một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp trong những điều kiện tổ chức, kỹ thuật nhất định. - Mức sản lượng: Lượng sản phẩm (hoặc khối lượng công việc) quy định tối thiểu phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian, đúng tiêu chuẩn chất lượng cho một hay một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp trong những điều kiện tổ chức, kỹ thuật nhất định. 2.1.1. Các căn cứ xây dựng định mức lao động Định mức lao động được xây dựng dựa trên một số căn cứ cơ bản sau: - Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức quản lý hiện tại của đơn vị; - Quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn về quản lý vận hành công trình thủy lợi; - Hiện trạng hệ thống công trình và máy móc thiết bị đơn vị đang quản lý;
- Ch−¬ng 2. §Þnh møc lao ®éng vμ ®¬n gi¸ tiÒn l−¬ng... 15 - Điều kiện khí hậu thời tiết bình thường của khu vực tưới tiêu (tính toán trong điều kiện bình thường); - Các chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước đối với người lao động. 2.1.2. Xây dựng định mức lao động 2.1.2.1. Trình tự xây dựng định mức lao động Để xây dựng định mức lao động trước hết cần tổng hợp, phân loại các công trình thủy lợi do đơn vị quản lý. Đây là căn cứ để xây dựng định mức chi tiết cho từng loại hình công trình khác nhau trong từng công đoạn sản xuất. Tiến hành xây dựng định mức lao động chi tiết cho từng loại công việc, tổng hợp tính toán xây dựng định mức chi tiết theo nhóm công việc chính (công tác vận hành công trình; công tác quan trắc công trình; công tác bảo dưỡng công trình; và công tác kiểm tra bảo vệ). Từ định mức lao động chi tiết, tổng hợp tính toán hao phí lao động công nghệ (Tcn), lao động phục, phụ trợ (Tpv) và lao động quản lý (Tql) làm căn cứ xây dựng định mức lao động tổng hợp. Từ định mức lao động tổng hợp của từng loại công trình và khối lượng các công trình do đơn vị quản lý tính toán định mức lao động trên đơn vị sản phẩm tưới tiêu. Trình tự xây dựng định mức lao động được minh họa như sơ đồ 2-1. Xây dựng định mức Xây dựng định mức lao lao động chi tiết động tổng hợp Tính Phân chia quá trình lao động Tổng hợp hao phí lao định và phân loại lao động động công nghệ (Tcn) mức lao Tổng hợp, động phân loại trên Xây dựng ĐMLĐ chi tiết Tính toán lao động đơn vị công trình theo cho từng loại công việc phục vụ, phụ trợ (Tpv) sản phẩm Tổng hợp ĐMLĐ chi tiết theo Tính toán lao động nhóm công việc chính quản lý (Tql) Sơ đồ 2-1. Trình tự xây dựng định mức lao động Nội dung xây dựng định mức lao động theo phương pháp phân tích như sau: 2.1.2.2. Tổng hợp, phân loại công trình - Thống kê, tổng hợp các công trình do đơn vị đang quản lý (hồ chứa, trạm bơm, cống, đập dâng đầu mối, các loại kênh mương và công trình trên kênh, thiết bị đóng mở...).
- 16 Sæ tay h−íng dÉn x©y dùng ®Þnh møc kinh tÕ kü thuËt... - Phân loại và phân nhóm công trình: Trên cơ sở số liệu công trình, sắp xếp phân loại và phân nhóm công trình theo tính năng và các thông số kỹ thuật. Ví dụ nhóm trạm bơm phân theo lưu lượng máy bơm như 1000 m3/h, 2500 m3/h, 4000 m3/h...; nhóm cống phân theo khẩu độ cống B×H (hoặc máy đóng mở); nhóm kênh mương phân theo bề rộng đáy kênh, kênh xây và kênh đất... Lập bảng tổng hợp theo nhóm và theo đơn vị quản lý (tổ, cụm trạm, xí nghiệp...). Mẫu biểu để tổng hợp các loại hình công trình, diện tích tưới tiêu tham khảo ở phần II Phụ lục số 1. 2.1.2.3. Xây dựng định mức lao động chi tiết a) Phân chia quá trình lao động và phân loại lao động + Phân chia quá trình lao động: Công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tuy có tính chất đặc điểm khác với các hoạt động sản xuất hàng hóa dịch vụ nhưng quy trình sản xuất cũng bao gồm 3 công đoạn chính là: sản xuất; lưu thông - phân phối; và tiêu thụ sản phẩm. Căn cứ vào quy trình quản lý vận hành công trình thủy lợi, phân chia quá trình sản xuất thành 3 công đoạn chính là quản lý vận hành công trình đầu mối (sản xuất ra sản phẩm); quản lý vận hành kênh và công trình trên kênh (lưu thông phân phối sản phẩm) và quản lý nước mặt ruộng (tiêu thụ sản phẩm). Trong mỗi công đoạn thường bao gồm 4 nhóm công việc chính đó là công tác quan trắc; công tác vận hành; công tác bảo dưỡng công trình; và công tác kiểm tra bảo vệ. Nội dung các công việc trong từng nhóm thực hiện theo quy phạm quản lý vận hành. Quy trình quản lý vận hành công trình thủy lợi được minh họa như sơ đồ 2.2. Công đoạn 1 (Công đoạn sản xuất): Quản lý vận hành công trình đầu mối nhằm tạo ra nguồn nước tưới, tiêu. Công đoạn này bao gồm các công tác quản lý vận hành công trình đầu mối như trạm bơm, hồ chứa, cống, đập dâng... Đối với hồ chứa là quá trình lao động vận hành hồ để tích nước trong hồ theo quy trình. Muốn tích được nước phải sử dụng phương tiện công cụ (cống, đập...). Khi có nhu cầu cấp nước thì mở cống (xuất kho) đưa nước vào kênh lưu thông và phân phối xuống hạ lưu tới hộ dùng nước. Đối với trạm bơm công đoạn sản xuất là bơm nước lên kênh, khi có yêu cầu dùng nước. Lực lượng lao động ở công đoạn này là công nhân quản lý vận hành các loại công trình thuộc khu vực đầu mối. Công đoạn 2 (Công đoạn lưu thông - phân phối): Công đoạn này là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Khâu lưu thông bắt đầu từ sau cửa lấy nước ở đầu kênh chính của hồ và trạm bơm. Nước chảy qua kênh chính, kênh cấp 1, cấp 2, đến đầu kênh cấp 3, khi nước đến chân ruộng của hộ dùng nước thì kết thúc khâu lưu thông. Công đoạn này bao gồm các công việc chính là công tác vận hành công trình, dẫn nước, điều tiết và phân phối nước. Công đoạn 3 (Công đoạn tiêu thụ sản phẩm): Quản lý nước mặt ruộng. Nước được chuyển giao từ người cung ứng sang hộ tiêu dùng. Khi nước về tới các vùng, các
- Ch−¬ng 2. §Þnh møc lao ®éng vμ ®¬n gi¸ tiÒn l−¬ng... 17 cánh đồng phải được quản lý phân phối tới đầu kênh cấp 2, đảm bảo tưới được nhiều diện tích và không gây lãng phí. Công việc trên được phối hợp với lực lượng nông giang địa phương để quản lý và phân phối đến tận các hộ dùng nước. Công đoạn này bao gồm các công tác nắm diện tích tưới tiêu, loại cây trồng, lập kế hoạch phân phối nước, ký kết hợp đồng dùng nước và nghiệm thu kết quả tưới tiêu... QUẢN LÝ VẬN HÀNH QUẢN LÝ VẬN HÀNH QUẢN LÝ NƯỚC CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI KÊNH VÀ CÔNG MẶT RUỘNG TRÌNH TRÊN KÊNH - Trạm bơm - Kênh tưới/tiêu - Lập kế hoạch - Hồ chứa - Công trình trên kênh - Quản lý công tác - Đập dâng tưới/tiêu - Cống vùng triều - Nghiệm thu Sơ đồ 2-2. Quy trình quản lý vận hành hệ thống công trình thủy lợi + Phân loại lao động: Phân loại lao động là việc phân chia lao động thành lao động công nghệ, lao động phụ trợ, phục vụ và lao động quản lý để định mức hao phí thời gian lao động theo từng loại, làm cơ sở xác định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm. Việc phân loại lao động phải căn cứ vào tính chất của ngành, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động của đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi. Điều kiện tổ chức sản xuất, tổ chức lao động khác nhau thì phân loại lao động khác nhau, vì vậy đơn vị phải có hệ thống các tiêu thức đánh giá, phân loại lao động cho phù hợp. - Lao động trong các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi được phân loại như sau: i) Lao động công nghệ: là những lao động trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý và vận hành hệ thống công trình thủy lợi theo quy trình công nghệ nhằm đảm bảo hệ thống công trình phát huy năng lực phục vụ tưới tiêu và cấp nước cho các các đối tượng dùng nước. Lao động công nghệ còn đảm nhiệm các công tác khác có liên quan để hệ thống công trình vận hành được an toàn và hiệu quả. Nội dung chủ yếu của lao động công nghệ trong quản lý vận hành các loại hình công trình của các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi bao gồm 4 nội dung chính: công tác quan trắc, công tác vận hành, công tác bảo dưỡng và công tác kiểm tra bảo vệ. Công tác mặt ruộng được xem là lao động công nghệ khi nó được gắn với quá trình quản lý vận hành hệ thống công trình từ đầu mối tới mặt ruộng. ii) Lao động phụ trợ, phục vụ: là những lao động không trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của quá trình công nghệ nhưng có nhiệm vụ phục vụ cho lao động công nghệ hoàn thành quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
- 18 Sæ tay h−íng dÉn x©y dùng ®Þnh møc kinh tÕ kü thuËt... iii) Lao động quản lý: là lao động của khối quản lý để quản lý và điều hành quá trình sản xuất của các đơn vị. Khi xác định được nội dung các công việc, tiến hành khảo sát xây dựng định mức chi tiết theo từng nhóm công việc. b) Xây dựng định mức lao động công nghệ chi tiết theo nhóm công việc trong từng công đoạn (Tcn) Trên cơ sở phân chia công đoạn quản lý vận hành công trình, tiến hành xây dựng định mức lao động chi tiết theo nhóm trong từng công đoạn. Phần này xây dựng định mức lao động công nghệ (Tcn) cho công tác quản lý vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi. Nội dung công việc, yêu cầu kỹ thuật trong công tác quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi được xác định theo quy trình, quy phạm quản lý vận hành cụ thể đối với từng công trình, loại công trình. Nội dung quản lý - vận hành - bảo vệ các loại công trình có thể tham khảo ở phần I của Phụ lục số 1. Đơn vị đo mức hao phí về lao động trong định mức là ngày công. Mức hao phí lao động được xác định theo công thức: n Ti = ∑ (t i =1 g ®mi × K c® ) v [2-1] Trong đó: Ti - định mức lao động chi tiết để thực hiện một nhóm công việc trong một công đoạn (công); t g - định mức giờ công trực tiếp để thực hiện một nội dung công việc cụ thể (công); ®mi K c® - hệ số chuyển đổi đơn vị tính tiêu hao lao động thực tế về ngày công. Nếu đơn vị v tiêu hao lao động thực tế là giờ công thì hệ số K c® = 1/8 hoặc K c® = 1/480 v v nếu đơn vị tiêu hao lao động tính là phút; i - nhóm công việc cụ thể trong công đoạn. Định mức giờ công trực tiếp để thực hiện từng nội dung công việc cụ thể được xác định trên cơ sở khảo sát, bấm giờ theo quy trình quản lý vận hành hoặc theo thống kê kinh nghiệm. Ví dụ 2-1: Xây dựng định mức lao động công nghệ chi tiết cho công tác quản lý vận hành đầu mối, trạm bơm có 5 máy 1000 m3/h (trạm bơm X) thuộc Xí nghiệp A quản lý: Để tính được hao phí lao động cho công tác quản lý vận hành trạm bơm đầu mối trước hết cần xác định nội dung công việc, sau đó xác định hao phí lao động công nghệ cho từng nội dung quản lý vận hành. Công tác quản lý vận hành trạm bơm đầu mối bao gồm 4 nội dung chính: công tác quan trắc, công tác vận hành, công tác bảo dưỡng và công tác kiểm tra bảo vệ.
- Ch−¬ng 2. §Þnh møc lao ®éng vμ ®¬n gi¸ tiÒn l−¬ng... 19 + Hao phí lao động công nghệ chi tiết cho công tác quan trắc: Công tác quan trắc trạm bơm bao gồm các công việc: Chuẩn bị máy móc, dụng cụ quan trắc; thời gian đi về; thời gian kiểm tra lún, nghiêng, xê dịch bằng máy, riêng đối với phần trạm bơm thì quan trắc bằng mắt; ghi chép số liệu quan trắc vào sổ về quá trình lún, nghiêng, xê dịch; thu dọn máy móc thiết bị; xử lý phân tích số liệu, tổng hợp báo cáo. Hao phí thời gian bao gồm cả thời gian đi, về từ văn phòng (công ty, cụm, trạm) đến trạm bơm. Giả sử kết quả đo thời gian cho từng loại công việc theo phương pháp phân tích (bao gồm cả thời gian định mức và thời gian phục vụ) như sau: - Công tác chuẩn bị máy móc, dụng cụ: 25 phút - Thời gian đi về tính bình quân 1500m: 30 phút - Quan sát lún, nghiên, xê dịch: 360 phút - Ghi chép: 30 phút - Thu dọn máy móc, thiết bị: 15 phút - Xử lý số liệu, tổng hợp báo cáo: 35 phút Tổng cộng: 495 phút = 1,03 công/1lần quan trắc/trạm + Hao phí lao động công nghệ chi tiết cho công tác vận hành: Công tác vận hành trạm bơm bao gồm các công việc chính sau đây: Kiểm tra và chuẩn bị chạy máy; đóng điện chạy máy và theo dõi chạy máy; ngừng máy và bảo dưỡng ca sau khi vận hành. Giả sử kết quả đo thời gian cho từng loại công việc theo phương pháp phân tích (bao gồm cả thời gian định mức và thời gian phục vụ) như sau: - Thời gian đi về tính bình quân 1500m: 30 phút - Công tác kiểm tra và chuẩn bị chạy máy: 50 phút - Công vận hành 2 công nhân /5 máy: 2 công/ca - Công bảo dưỡng sau vận hành: 40 phút Cộng = 2,25 công/ trạm-ca Định mức lao động cho công tác vận hành trạm 5 máy: 2,25 công/trạm-ca. + Hao phí lao động công nghệ chi tiết cho công tác bảo dưỡng: Công tác bảo dưỡng đầu mối trạm bơm bao gồm các công tác sau: chuẩn bị dụng cụ, vật tư; thời gian đi về; thời gian bảo dưỡng phần đất, phần xây đúc cho những hư hỏng nhỏ; thời gian bảo dưỡng máy bơm và động cơ điện và các thiết bị khác thuộc đầu mối trạm bơm; kết thúc bảo dưỡng và thu dọn dụng cụ, vật tư.
- 20 Sæ tay h−íng dÉn x©y dùng ®Þnh møc kinh tÕ kü thuËt... Giả sử kết quả đo thời gian cho từng loại công việc theo phương pháp phân tích (bao gồm cả thời gian định mức và thời gian phục vụ) như sau: - Công tác chuẩn bị dụng cụ, vật tư: 40 phút - Thời gian đi về tính bình quân 1500m: 30 phút - Bảo dưỡng phần công trình trạm: 180 phút - Bảo dưỡng phần máy bơm, động cơ: 320 phút - Thu dọn dụng cụ, vật tư: 30 phút Tổng cộng: 600 phút = 2,25 công/1lần bảo dưỡng/trạm + Hao phí lao động công nghệ chi tiết cho công tác kiểm tra bảo vệ trạm bơm: Công tác bảo vệ phải được tiến hành thường xuyên bao gồm tất cả các công trình, thiết bị thuộc trạm bơm như cống dẫn nước, bể hút, trạm bơm và các thiết bị máy bơm, bể xả và các cống sau bể xả, thiết bị truyền dẫn, nhà trạm và máy biến thế. Theo tình hình thực tế bố trí 1 công nhân kiểm tra bảo vệ ngày đêm ngoài những thời gian vận hành của công trình. Định mức lao động công nghệ chi tiết cho công tác quản lý vận hành đầu mối trạm bơm (trạm bơm X của Xí nghiệp A) được tổng hợp trong bảng 2-1. Bảng 2-1: Bảng tổng hợp định mức lao động chi tiết cho quản lý vận hành đầu mối trạm bơm X Tên trạm Loại máy Tổng số Đơn vị Định mức TT bơm (m3/h) máy định mức công nghệ chi tiết (1) (2) (3) (4) (5) (6) I Trạm bơm X 1000 5 1 Quan trắc Công/lần 1,03 2 Vận hành Công/ca 2,25 3 Bảo dưỡng Công/lần 2,25 4 Bảo vệ Công/ngày 2 Ví dụ 2-2: Xây dựng định mức lao động công nghệ chi tiết cho công tác quản lý vận hành kênh tưới N12. Kênh N12 là kênh đất, có B đáy là 1,2 m (kênh thuộc trạm bơm X do Xí nghiệp A quản lý). Hệ thống kênh mương có nhiều loại khác nhau như kênh tưới và kênh tiêu, kênh đã được bê tông hóa hoặc kênh đất, và kênh có kích thước mặt cắt khác nhau. Kênh có thể phân loại ra thành 2 nhóm chính là kênh xây hoặc bê tông và kênh đất, trong từng nhóm phân thành thành từng loại kênh có B đáy khác nhau, ví dụ: B < 1m; 1m ≤ B ≤ 2m; và B > 2m theo đặc điểm của từng vùng cho phù hợp để xác định mức hao phí lao động công nghệ chi tiết cho từng loại kênh khác nhau.
- Ch−¬ng 2. §Þnh møc lao ®éng vμ ®¬n gi¸ tiÒn l−¬ng... 21 + Hao phí lao động công nghệ chi tiết công tác quan trắc kênh: Công tác quan trắc kênh bao gồm các công việc chính như quan trắc bồi lắng, xói lở; quan trắc nứt nẻ bờ kênh, mái kênh; quan trắc thẩm lậu rò rỉ và quan trắc công trình trên kênh. Giả sử kết quả đo thời gian cho từng loại công việc theo phương pháp phân tích (bao gồm cả thời gian định mức và thời gian phục vụ) tính bình quân cho 1 km kênh cho một lần quan trắc là: - Thời gian đi về tính bình quân: 20 phút - Quan trắc bồi lắng, xói lở: 20 phút - Quan trắc nứt nẻ bờ kênh: 30 phút - Quan trắc thẩm lậu rò rỉ: 40 phút - Quan trắc công trình trên kênh: 30 phút - Xử lý số liệu, tổng hợp báo cáo: 15 phút Cộng: 155 phút = 0,323 công/1lần/1km + Hao phí lao động công nghệ chi tiết cho công tác vận hành kênh: Công tác vận hành kênh bao gồm các công việc chính như tính toán xác định lượng nước tưới (tiêu); lập lịch đóng mở cống, vận hành công trình điều tiết; kiểm tra dẫn nước trên kênh; đọc ghi chép mực nước trên kênh và tại vị trí bàn giao nước cho hộ dùng nước. Giả sử kết quả đo thời gian cho từng loại công việc theo phương pháp phân tích (bao gồm cả thời gian định mức và thời gian phục vụ) tính bình quân cho vận hành 1 km kênh là: - Lập lịch đóng mở cống, công trình điều tiết: 20 phút - Thời gian đi về tính bình quân: 30 phút - Kiểm tra dẫn nước trên kênh: 30 phút - Đọc ghi chép mực nước và bàn giao nước: 15 phút Tổng cộng: 95 phút = 0,2 công/lần/km + Hao phí lao động công nghệ chi tiết công tác bảo dưỡng kênh: Công tác bảo dưỡng kênh bao gồm các công việc chính như: Dọn sạch bờ, lòng kênh (dọn bờ kênh, mái kênh, lòng kênh, vớt rác rưởi, đất cát làm cản trở dòng chảy); kiểm tra bảo dưỡng kênh (bồi trúc bờ kênh, mái kênh, nạo vét lắng đọng tại các bể lắng trước và sau cống luồn, xi phông, cắt cỏ dọc bờ kênh, trồng cỏ những chỗ cỏ bị chết; sửa lại các chỗ kè đá, gạch lát, tấm bê tông... bị bong ra; cọ rửa cánh cống; tra dầu mỡ vào các thiết bị).
- 22 Sæ tay h−íng dÉn x©y dùng ®Þnh møc kinh tÕ kü thuËt... Giả sử kết quả đo thời gian cho từng loại công việc theo phương pháp phân tích (bao gồm cả thời gian định mức và thời gian phục vụ) tính bình quân cho 1 km kênh cho một lần bảo dưỡng kênh là: - Thời gian đi về tính bình quân: 30 phút - Dọn sạch bờ, lòng kênh: 360 phút - Kiểm tra bảo dưỡng kênh: 480 phút Tổng cộng: 870phút = 1,81 công /1lần/1km kênh + Hao phí lao động công nghệ chi tiết công tác kiểm tra, bảo vệ kênh: Căn cứ quy phạm quản lý sử dụng, bảo vệ kênh, trong những ngày dẫn nước kiểm tra bảo vệ kênh một lần, trong những ngày không dẫn nước mỗi tuần đi kiểm tra bảo vệ kênh một lần. Ghi chép kết quả vào sổ nhật ký kiểm tra bảo vệ kênh. Giả sử kết quả đo thời gian cho từng loại công việc theo phương pháp phân tích (bao gồm cả thời gian định mức và thời gian phục vụ) tính bình quân cho 1 km kênh cho một lần kiểm tra bảo vệ là: - Thời gian đi về tính bình quân: 30 phút - Kiểm tra bờ mái kênh: 10 phút - Kiểm tra công trình: 15 phút - Sửa chữa các hư hỏng nhỏ: 30 phút - Xử lý lập văn bản, ghi sổ nhật ký: 10 phút Tổng cộng: 95 phút = 0,198 công/1lần/1km Sau khi xác định được định mức lao động chi tiết cho từng nội dung quản lý vận hành, lập bảng tổng hợp định mức lao động chi tiết cho từng nhóm kênh và hệ thống kênh. Ví dụ 2-3: Xây dựng định mức lao động công nghệ chi tiết cho công tác quản lý nước mặt ruộng. Để tính được định mức lao động công nghệ chi tiết cho công tác quản lý nước mặt ruộng cần xác định các nội dung công việc mà đơn vị phải thực hiện. Công tác quản lý mặt ruộng bao gồm 3 nhóm công việc chính là công tác lập kế hoạch tưới tiêu, cấp nước; công tác quản lý tưới tiêu, cấp nước; và công tác nghiệm thu kết quả tưới tiêu, cấp nước. + Hao phí lao động công nghệ chi tiết cho công tác lập kế hoạch: Công tác lập kế hoạch tưới, tiêu, cấp nước bao gồm các công việc chính như: tổng hợp nhiệm vụ tưới (số lượng Tổ chức hợp tác dùng nước; diện tích tưới, tiêu, cấp
- Ch−¬ng 2. §Þnh møc lao ®éng vμ ®¬n gi¸ tiÒn l−¬ng... 23 nước; cơ cấu cây trồng, hình thức tưới, thời gian tưới, tiêu...); hiện trạng kênh nội đồng và lập báo cáo lãnh đạo công ty xây dựng kế hoạch tưới và ký kết hợp đồng dùng nước. Giả sử kết quả đo thời gian cho từng loại công việc theo phương pháp phân tích (bao gồm cả thời gian định mức và thời gian phục vụ) tính bình quân cho đơn vị sử dụng nước A có diện tích tưới quy đổi là 100 ha/vụ như sau: - Tổng hợp nhiệm vụ tưới: 1,134 công - Kiểm tra hiện trạng kênh nội đồng: 1,134 công - Tổng hợp báo cáo lập kế hoạch: 0,284 công - Ký kết hợp đồng dùng nước: 0,250 công - Thời gian đi lại: 0,5 công Tổng cộng: 3,302 công/vụ Vậy hao phí lao động công nghệ chi tiết bình quân cho công tác lập kế hoạch đối với đơn vị sử dụng nước A là 0,033 công/ha/vụ. + Hao phí lao động công nghệ chi tiết cho công tác quản lý tưới: Công tác quản lý tưới, tiêu, cấp nước bao gồm các công việc chính như: Họp với từng đơn vị dùng nước để xây dựng lịch tưới; lập lịch và thông báo lịch tưới từng đợt cho các đơn vị dùng nước (từng đợt, từng vụ); kiểm tra, giao nhận nước với đơn vị dùng nước từng đợt; kiểm tra việc sử dụng nước của đơn vị dùng nước. Giả sử kết quả đo thời gian cho từng loại công việc theo phương pháp phân tích (bao gồm cả thời gian định mức và thời gian phục vụ) tính bình quân cho đơn vị sử dụng nước A có diện tích tưới quy đổi là 100 ha/vụ như sau: - Thảo luận lịch tưới từng đợt: 0,215 công - Lập và thông báo lịch tưới từng đợt: 0,350 công - Kiểm tra giao nhận nước: 7,938 công - Kiểm tra sử dụng nước: 8,505 công - Thời gian đi lại: 0,5 công Tổng cộng: 17,505 công/vụ Vậy hao phí lao động công nghệ chi tiết bình quân cho công tác quản lý tưới đối với đơn vị sử dụng nước A là 0,175 công/ha/vụ. + Hao phí lao động công nghệ chi tiết công tác nghiệm thu kết quả tưới: Công tác nghiệm thu kết quả tưới, tiêu, cấp nước được thực hiện theo từng vụ bao gồm các công việc chính như: Kiểm tra diện tích thực tưới; tổng hợp kết quả nghiệm thu từng đợt tưới và cả vụ; viết báo cáo kết quả tưới trong vụ...
- 24 Sæ tay h−íng dÉn x©y dùng ®Þnh møc kinh tÕ kü thuËt... Giả sử kết quả đo thời gian cho từng loại công việc theo phương pháp phân tích (bao gồm cả thời gian định mức và thời gian phục vụ) tính bình quân cho đơn vị sử dụng nước A có diện tích tưới quy đổi là 100 ha/vụ như sau: - Kiểm tra diện tích thực tưới: 5,670 công - Tổng hợp kết quả nghiệm thu: 1,702 công - Tổng hợp báo cáo kết quả tưới...: 0,284 công Tổng cộng: 7,655 công/vụ Vậy hao phí lao động công nghệ chi tiết bình quân cho công tác quản lý tưới đối với đơn vị sử dụng nước A là 0,076 công/ha/vụ. Từ kết quả tính toán trên, tổng hợp xác định định mức lao động công nghệ chi tiết cho công tác quản lý nước mặt ruộng như bảng 2-2. Bảng 2-2: Bảng tổng hợp định mức lao động chi tiết cho công tác quản lý nước mặt ruộng TT Loại công việc chính Đơn vị định mức Định mức công nghệ chi tiết (1) (2) (3) (4) 1 Công tác lập kế hoạch Công/ha/vụ 0,033 2 Công tác quản lý tưới Công/ha/vụ 0,175 3 Công tác nghiệm thu kết quả tưới Công/ha/vụ 0,076 Tổng cộng: Công/ha/vụ 0,284 c) Tổng hợp định mức lao động chi tiết theo nhóm công việc chính trong từng công đoạn Tùy theo tổ chức của từng đơn vị, lập bảng tổng hợp hao phí lao động công nghệ cho quản lý vận hành theo từng vụ hoặc cả năm. Bảng tổng hợp có thể tính riêng cho từng đơn vị (theo số lượng công trình quản lý) hoặc tính cho từng hệ thống công trình (theo số lượng các loại công trình trong hệ thống). Bảng 2-3: Bảng tổng hợp định mức lao động chi tiết theo từng loại công việc TT Nội dung công việc Đơn vị tính Định mức Ghi chú I Công đoạn 1: Quản lý vận hành công trình đầu mối 1.1 Quản lý vận hành trạm bơm Định mức xây dựng 1.1.1 Công tác vận hành trạm bơm Công/ca riêng theo từng nhóm máy bơm, số 1.1.2 Công tác bảo dưỡng trạm bơm Công/lần máy bơm 1.1.3 Công tác quan trắc trạm bơm Công/lần 1.1.4 Công tác bảo vệ trạm bơm Công/ngày
- Ch−¬ng 2. §Þnh møc lao ®éng vμ ®¬n gi¸ tiÒn l−¬ng... 25 TT Nội dung công việc Đơn vị tính Định mức Ghi chú 1.2 Quản lý vận hành cống đầu mối Định mức xây dựng 1.2.1 Công tác vận hành cống Công/lần riêng theo nhóm khẩu độ cống (hoặc 1.2.2 Công tác bảo dưỡng cống Công/lần nhóm máy đóng 1.2.3 Công tác quan trắc cống Công/lần mở) 1.2.4 Công tác bảo vệ cống Công/ngày 1.3 Quản lý vận hành hồ chứa Định mức xây dựng 1.3.1 Công tác vận hành hồ chứa Công/lần theo nhóm hồ dựa vào dung tích hồ, 1.3.2 Công tác bảo dưỡng hồ chứa Công/lần chiều cao, chiều dài 1.3.3 Công tác quan trắc hồ chứa Công/lần đập 1.3.4 Công tác bảo vệ hồ chứa Công/ngày v.v… II Công đoạn 2: Quản lý vận hành kênh và công trình trên kênh 2.1 Quản lý vận hành kênh 2.1.1 Công tác vận hành kênh Công/km 2.1.2 Công tác bảo dưỡng kênh Công/km 2.1.3 Công tác quan trắc kênh Công/km Định mức xây dựng 2.1.4 Công tác bảo vệ kênh Công/km riêng cho loại kênh (đất, xây), theo 2.2 Quản lý vận hành công trình trên kênh nhóm (B đáy) và 2.2.1 Công tác vận hành công trình Công/ c.trình tính bình quân cho 2.2.2 Công tác bảo dưỡng công trình Công/ c.trình từng vụ 2.2.3 Công tác quan trắc công trình Công/ c.trình 2.2.4 Công tác bảo vệ công trình Công/ c.trình v.v… III Công đoạn 3: Quản lý nước mặt ruộng 3.1 Nắm diện tích tưới tiêu, loại cây trồng, lập Công/ha /vụ Định mức xây dựng kế hoạch phân phối nước, ký kết hợp đồng cho từng vụ 3.2 Kiểm tra và nghiệm thu kết quả tưới, tiêu Công/ha /đợt Định mức xây dựng theo từng đợt cho từng đợt tưới 3.3 Tổng hợp kết quả tưới, nghiệm thu, thanh Công/ha /vụ Định mức xây dựng lý hợp đồng cho từng vụ 3.4 Thu thủy lợi phí hoặc tiền nước đối với các Công/ha /vụ Định mức xây dựng đối tượng phải thu thủy lợi phí cho từng vụ 2.1.2.4. Xây dựng định mức lao động tổng hợp a) Tính toán tổng hợp hao phí lao động công nghệ chi tiết (Tcn) Lập bảng tính toán tổng hợp hao phí lao động công nghệ chi tiết (Tcn) cho công tác quản lý vận hành theo từng công trình, hệ thống công trình hoặc theo từng đơn vị quản lý.
- 26 Sæ tay h−íng dÉn x©y dùng ®Þnh møc kinh tÕ kü thuËt...
- Ch−¬ng 2. §Þnh møc lao ®éng vμ ®¬n gi¸ tiÒn l−¬ng... 27
- 28 Sæ tay h−íng dÉn x©y dùng ®Þnh møc kinh tÕ kü thuËt...
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn