YOMEDIA
ADSENSE
Sổ tay Hướng dẫn lồng ghép giới vào hoạt động đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm
101
lượt xem 13
download
lượt xem 13
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Sổ tay "Hướng dẫn lồng ghép giới vào hoạt động đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm" trình bày về những kiến thức tổng quan về dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm, hướng dẫn lồng ghép giới đối với công việc quản lý, trách nhiệm của các bên liên quan, hướng dẫn lồng ghép giới trong các dự án thí điểm. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung cuốn sổ tay để nắm bắt nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sổ tay Hướng dẫn lồng ghép giới vào hoạt động đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm
- Phiên bản 1- tháng 10/2011 DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN THỰC PHẨM (FAPQDCP) SỔ TAY HƯỚNG DẪN LỒNG GHÉP GIỚI VÀO HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG AN TOÀN THỰC PHẨM Nhóm tác giả: nhóm chuyên gia kỹ thuật của Dự án FAPQDC bao gồm: Bà Phạm Thu Hiền, thành viên Ông Trương Quang Hồng, thành viên Bà Hàn Mai Hương, thành viên Bà Denise Beaulieu, Chuyên gia Canada về Giới Tháng 10 năm 2011
- Phiên bản 1- tháng 10/2011 Mục lục Từ viết tắt 3 1. TỔNG QUAN 4 1.1. Mục đích và mục tiêu của Sổ tay hướng dẫn 4 1.3 Cấu trúc và Hướng dẫn sử dụng 4 2. Tổng quan về Dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm - FAPQDCP 5 2.1. Tổng quan về Dự án 5 2.2. Phương pháp tiếp cận đối với vấn đề giới trong Dự án FAPQDC 6 3. Hướng dẫn lồng ghép giới đối với công việc quản lý: Trách nhiệm của các bên liên quan 7 3.1 Bối cảnh: Khung chính sách 7 3.2 Ở cấp hoạt động: Lồng ghép giới vào tất cả các hoạt động dự án 8 3.2.1 Cơ quan điều phối dự án Canada -CCA & Ban quản lý dự án tại Việt Nam-VPMU: Nhóm Quản lý 8 3.2.2 Sở NN & PTNT: cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và tổ công tác 9 3.2.3 Các đối tác tham gia dự án thí điểm 10 3.3 Tổng quan lồng ghép giới của Dự án FAPQDC 10 4. Hướng dẫn lồng ghép giới trong các dự án thí điểm 13 4.1 Mục đích của Hướng dẫn- Kết quả mong đợi và Đối tượng sử dụng 13 4.2 Các câu hỏi thường dùng 13 4.4 Công cụ thực hành và các câu hỏi giám sát 16 5. Hướng dẫn Lồng ghép giới vào đào tạo/tập huấn 17 5.1. Mục đích, kết quả mong đợi và đối tượng sử dụng 17 5.2. Các hoạt động/các bước chuẩn bị và tổ chức thực hiện đào tạo/tập huấn 18 5.3. Một số câu hỏi thường dùng 18 5.3. Lồng ghép giới như thế nào vào các bước của đào tạo/tập huấn 18 6. Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạt động tiếp cận thị trường và truyền thông 21 6.1. Mục tiêu/ Kết quả mong đợi/ đối tượng sử dụng 21 6.2. Xác định các nội dung hoạt động chính cần được lồng ghép giới 22 6.3. Các câu hỏi thường dùng 22 Phụ lục A: Lồng ghép giới vào tài liệu kỹ thuật của ngành hàng rau, quả 25 Phụ lục B: Lồng ghép giới vào Tài liệu kỹ thuật ngành hàng thịt lợn 29 Phụ lục C: Lồng ghép giới vào Tài liệu kỹ thuật ngành hàng thịt gà 34 2
- Phiên bản 1- tháng 10/2011 Từ viết tắt CCA Cơ quan điều phối Dự án phía Canada CCS Chuyên gia chuỗi ngành hàng CIDA Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada DARD Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn FAPQDCP Dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm FQS Chất lượng và an toàn thực phẩm GPP Thực hành sản xuất tốt HACCP Phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NAFIQAD Cục Quản lý chất lượng Nông-Lâm sản và Thủy sản TOF Đào tạo nông dân TOT Đào tạo giảng viên TOS Đào tạo các bên liên quan VPMU Ban Quản lý dự án phía Việt Nam 3
- Phiên bản 1- tháng 10/2011 1. TỔNG QUAN 1.1. Mục đích và mục tiêu của Sổ tay hướng dẫn Mục đích chính của sổ tay hướng dẫn lồng ghép giới là hỗ trợ những nỗ lực của các đối tác dự án trong việc lồng ghép giới vào hoạt động đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Các mục tiêu cụ thể: - Cung cấp cách tiếp cận thực tế, từ thiết kế, lập kế hoạch đến giám sát, tích hợp các mối quan tâm về giới (tức là lồng ghép) vào tất cả các hoạt động của dự án (dự án thí điểm, đào tạo và tiếp cận thị trường/truyền thông), với trọng tâm là các dự án thí điểm; - Hình thành các nhóm, xây dựng một tài liệu tham khảo phổ biến được sử dụng bởi tất cả các bên liên quan, tất cả các thông tin và các công cụ được yêu cầu cho việc lồng ghép giới hiệu quả vào hoạt động đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm ; - Đảm bảo rằng các nhu cầu cụ thể của hai Giới được xem xét trong việc thiết kế, lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động về đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. 1.2 Người sử dụng Sổ tay hướng dẫn sẽ được sử dụng bởi tất cả các đối tác liên quan đến chất lượng an toàn thực phẩm ở các cấp: tổ công tác chịu trách nhiệm việc thực hiện các dự án thí điểm, các ban ngành, đơn vị, đối tác khác nhau tham gia vào thí điểm dự án1, đại diện cấp quốc gia và cấp tỉnh của dự án bao gồm: Bộ NN & PTNT và Sở NN & PTNT, Văn phòng ban quản lý dự án (VPMU) và Cơ quan Điều phối dự án phía Canada (CCA). 1.3 Cấu trúc và Hướng dẫn sử dụng Ngoài phần giới thiệu, sổ tay hướng dẫn bao gồm năm phần khác nhau: - Phần hai trình bày một cái nhìn tổng quan về Dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (FAPQDCP) và các cách tiếp cận về lồng ghép giới. - Phần ba bao gồm Hướng dẫn lồng ghép giới dành cho các nhà quản lý và các vị trí lãnh đạo ở các cấp khác nhau. - Phần bốn bao gồm Hướng dẫn lồng ghép giới vào các dự án thí điểm hoạt động trong lĩnh vực chất lượng và an toàn thực phẩm . - Phần năm trình bày Hướng dẫn chi tiết về lồng ghép giới đối với các hoạt động đào tạo trong lĩnh vực chất lượng và an toàn thực phẩm. Đào tạo là một phần quan trọng của các hoạt động cung cấp do dự án FAPQDC thực hiện và đó là lý do tại sao toàn bộ phần này sẽ trình bày về nhạy cảm giới trong hoạt động đào tạo. - Cuối cùng, phần thứ sáu là Hướng dẫn lồng ghép giới vào các hoạt động tiếp cận thị trường và truyền thông. Các nội dung nói trên được hoàn thành bởi ba phụ lục mô tả quá trình của việc lồng ghép giới vào các hoạt động kỹ thuật của ba nhóm hoạt động chính của Dự án. 1 bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, trang trại, cơ sở giết mổ, các doanh nghiệp kinh doanh và phân phối 4
- Phiên bản 1- tháng 10/2011 Trong khi đó, đối với việc sử dụng, các bên liên quan cần áp dụng những hướng dẫn lồng ghép một cách phù hợp với các công đoạn, các bước thực hiện dự án thí điểm, chuỗi giá trị cụ thể và các hoạt động cụ thể . Như vậy, cách tiếp cận "từ trang trại đến bàn ăn" của Dự án FAPQDCP cũng được áp dụng nhất quán trong việc sử dụng các hướng dẫn lồng ghép giới. Hình 1: Cách tiếp cận theo chuỗi từ trang trại đến bàn ăn Vận Vận chuyển Vận chuyển chuyển Sơ chế đóng gói (lò giết Người tiêu dùng Sản xuất mổ, cơ sở sản xuất….) Bán lẻ 2. Tổng quan về Dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm - FAPQDCP Phần này trình bày một cái nhìn tổng quan về Dự án FAPQDCP và cách tiếp cận trong việc lồng ghép giới. 2.1. Tổng quan về Dự án Dự án Xây dựng và Kiểm soát chất lượng Nông sản thực phẩm (FAPQDC) được Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (CIDA) tài trợ, thời gian triển khai Dự án 5 năm. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao làm đơn vị chủ quản. Mục tiêu của Dự án là hỗ trợ cải thiện chất lượng, an toàn thực phẩm và khả năng tiếp cận thị trường của hệ thống sản xuất nông sản thực phẩm thông qua tăng cường quá trình sản xuất chế biến và hệ thống kiểm soát chất lượng. Cách tiếp cận tổng thể của dự án FAPQDCP dựa trên bốn hợp phần chiến lược: 1. Xây dựng các tài liệu kỹ thuật (quy trình thực hành chuẩn (SOPs), hướng dẫn) để áp dụng thực hiện các Thực hành sản xuất tốt (GPP) trong tất cả các khâu theo chuỗi giá trị ngành hàng qua cách tiếp cận « từ trang trại đến bàn ăn ». Những GPP trong chuỗi ngành hàng (rau, quả, thịt gà và thịt lợn) dựa trên sự kết hợp dùng phương pháp phân tích các mối nguy và kiểm soát theo nguyên tắc HACCP và các hướng dẫn của Codex/OIE nhằm cải thiện chất lượng, năng suất và an toàn sinh học cho một số nông sản được lựa chọn. 2. Thử nghiệm/xác nhận giá trị của các tài liệu kỹ thuật để áp dụng thực hiện GPPs (GAP, GAHP, và GMP) phụ thuộc vào chuỗi ngành hàng và quá trình chế biến) trong bối cảnh của Việt Nam thông qua thực hiện các dự án thí điểm trong mỗi chuỗi ngành hàng. Những dự án thí điểm này sẽ có sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan từ cấp trung ương đến tỉnh, huyện, xã. Mỗi dự án thí điểm sẽ có sự tham gia của các bên liên quan tới chuỗi ngành hàng thực phẩm gồm cơ sở chế biến, phân phối và bán lẻ. 3. Để hỗ trợ cho việc áp dụng và giám sát tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành và xây dựng những tiêu chuẩn chất lượng mới dựa trên GPP trong dự án, cần cải tiến hệ thống kiểm 5
- Phiên bản 1- tháng 10/2011 soát theo ba cách sau đây: (i) hỗ trợ việc đánh giá, xem xét lại các điều luật và các quy định của Chính phủ Việt Nam về chất lượng thực phẩm (ii) Cải thiện hệ thống phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế như Thực hành phòng thí nghiệm tốt (GLP) và ISO 17025, iii) hỗ trợ xem xét về tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra và thẩm định chất lượng, ATTP. 4. Chiến lược thứ 4 được thực hiện đó là chiến lược về bình đẳng giới mà sẽ được thực hiện lồng ghép trong tất cả các hợp phần của dự án. Chiến lược này được triển khai và đưa vào dự án trên cơ sở phân tích vai trò tương ứng của nam giới và nữ giới trong toàn bộ chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp từ trang trại đến bàn ăn, đồng thời xem xét các chiến lược và chính sách bình đẳng giới của Việt Nam. Kết quả chính mong đợi đạt được là tạo điều kiện cho nam giới và nữ giới có được cơ hội bình đẳng trong việc tham gia vào các hoạt động của Dự án thí điểm, các nhóm kỹ thuật được thành lập bởi FAPQDCP, đạt được quan điểm chung của quan hệ đối tác giữa nam giới và nữ giới tham gia vào các hoạt động quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm. 2.2. Phương pháp tiếp cận đối với vấn đề giới trong Dự án FAPQDC Dự án FAPQDC đã thực hiện phân tích vai trò của các thành phần liên quan khác nhau tham gia vào việc cải thiện chất lượng và an toàn thực phẩm của Việt Nam. Kết quả cho thấy cả nam giới và nữ giới đều đóng vai trò quan trọng tuy nhiên lực lượng nữ lại thể hiện số lượng đông đảo trong một số lĩnh vực, ví dụ: các hoạt động trong trang trại, bán buôn rau, cụ thể số liệu như sau: - Một bộ phận dân số Việt Nam sống tại khu vực nông thôn chiếm 71%2, trong đó 80% nữ giới và 60% nam giới cho biết nông nghiệp là công việc chính của họ, họ có thể là chủ cơ sở/trang trại hoặc là đồng quản lý trang trại, hoặc là người làm công ăn lương; Một vài nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam khẳng định rằng nam giới và nữ giới làm việc theo quan hệ đối tác khi cùng đưa ra các quyết định quan trọng trong hoạt động sản xuất trồng trọt hoặc chăn nuôi; - Ngoài ra, các dữ liệu chung cho thấy phụ nữ Việt Nam chiếm 51% trên tổng số các vị trí kỹ thuật và mặc dù không có dữ liệu cụ thể theo lĩnh vực nhưng có thể cho rằng với tỉ lệ đó chắc chắn lĩnh vực chất lượng và an toàn thực phẩm cũng có tỉ lệ tương tự. Nhìn chung, trong lĩnh vực chất lượng và an toàn thực phẩm đều thể hiện sự tham gia đầy đủ của cả nam giới và nữ giới. Thực tế, phụ nữ vẫn tiếp tục đóng vai trò chính trong việc quyết định mua thực phẩm an toàn nhưng như đã đề cập ở trên vai trò của phụ nữ chắc chắn không bị giới hạn trong các khâu của chuỗi giá trị từ trang trại tới bàn ăn: - Phụ nữ là nông dân, họ thực hiện công việc và có trách nhiệm trong tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất ngành hàng rau và trái cây; - Phụ nữ tham gia vào hợp tác xã và đóng góp tích cực cho Ban chủ nhiệm của hợp tác xã; 2 Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, 2009, Trang 162. 3 Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP). 2009. Báo cáo phát triển con người: Vượt qua rào cản: Di cư và phát triển con người. New York. Trang 187 6
- Phiên bản 1- tháng 10/2011 - Phụ nữ làm việc trong cơ sở giết mổ thực hiện các công việc như làm sạch thân thịt và pha lóc, đóng gói. - Phụ nữ làm chủ các cơ sở bán buôn rau; - Phụ nữ là kỹ thuật viên trong phòng kiểm nghiệm và thú y viên trong đội thanh kiểm tra đảm bảo thực phẩm đạt yêu cầu an toàn; Mặc dù thực hiện nhiều vai trò như vậy nhưng phụ nữ vẫn phải đảm nhận thêm các vai trò truyền thống khác như: nội trợ, lao động chân tay như làm cỏ hoặc chỉ đi chợ chuẩn bị và mua thực phẩm. Do vậy, những đóng góp của phụ nữ trong vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm không được ghi nhận thích đáng do phụ nữ chỉ thể hiện với một con số rất hạn chế về vai trò mà họ thực hiện thay vì tất cả những vai trò khác nhau mà họ đã thực hiện như đã liệt kê ở trên. Một trong những kết quả mong đợi quan trọng của Dự án FAPQDC là nhằm đảm bảo phụ nữ có quyền tham gia vào các cơ hội của Dự án như đào tạo, tham quan trao đổi kinh nghiệm, tiếp cận thông tin về những thực hành sản xuất đã được hoàn thiện tương tự như nam giới. Dự án đã lựa chon các hoạt động ưu tiên để đạt được các kết quả này, đó là: - Đề cao vai trò quan trọng của phụ nữ trong tất cả các bước thực hiện của mô hình thí điểm như bước lập kế hoạch, xây dựng kế hoạch, thực hiện và giám sát. - Đặc biệt chú ý đến các yếu tố cản trở phụ nữ trong việc tiếp cận cơ hội đạo tạo, và đảm bảo rằng tất cả các hoạt động đào tạo đều xem xét đến yếu tố lồng ghép giới. - Lồng ghép giới vào tất cả các khía cạnh của dự án - Đảm bảo việc thực hiện lồng ghép giới là trách nhiêm của tất cả các đối tác tham gia dự án bao gồm Cơ quan điều phối dự án phía Canada, Văn phòng ban quản lý dự án, các nhóm chuyên gia kỹ thuật và các đối tác thực hiện dự án thí điểm tại địa phương. Dự án FAPQDC thúc đẩy lồng ghép giới nằm trong khuôn khổ chia sẻ trách nhiệm giữa nam giới và nữ giới cũng như tập trung vào cách thức cải thiện quan hệ giữa hai giới và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong việc ra quyết định. Sổ tay hướng dẫn này là một buwocs quan trọng đảm bảo việc lồng ghép giới được thực hiện đối với tất cả các hoạt động của Dự án. 3. Hướng dẫn lồng ghép giới đối với công việc quản lý: Trách nhiệm của các bên liên quan Phần này của Hướng dẫn trình bày một cái nhìn tổng quan về vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trên khía cạnh lồng ghép giới vào các hoạt động, tiếp theo là những mô tả chi tiết hơn về vai trò và trách nhiệm liên quan đến lồng ghép giới vào các hoạt động thực hiện của Dự án FAPQDC. 3.1 Bối cảnh: Khung chính sách Việc biên soạn sổ tay hướng dẫn lồng ghép giới này phù hợp với các ưu tiên về bình đẳng giới của Việt Nam và Canada. Các ưu tiên của Việt Nam được trình bày trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tại Việt Nam và các chiến lược giới cụ thể của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Các ưu tiên của Canada trong việc lồng ghép giới vào các hoạt động hợp tác phát triển được trình bày trong Chính sách của Bình đẳng Giới của CIDA, nhấn mạnh tất cả các chương trình/dự án do CIDA tài trợ phải có Chiến lược bình đẳng giới được lồng ghép trong tất cả các khía cạnh của chương trình hoặc dự án đó. Theo các khuôn khổ 7
- Phiên bản 1- tháng 10/2011 chính sách chung, trách nhiệm của việc lồng ghép giới trong Dự án FAPQDCP sẽ là trách nhiệm chung của cả đối tác Canada và Việt Nam. 3.2 Ở cấp hoạt động: Lồng ghép giới vào tất cả các hoạt động dự án Trong tiểu mục này, trình bày trách nhiệm chung của tất cả các đối tác dự án trong việc lồng ghép giới. 3.2.1 Cơ quan điều phối dự án Canada -CCA & Ban quản lý dự án tại Việt Nam- VPMU: Nhóm Quản lý Đội ngũ quản lý của Cơ quan Điều phối dự án phía Canada (CCA) và Ban Quản lý Dự án Việt Nam có trách nhiệm đảm bảo rằng các nội dung chính của Chính sách bình đẳng giới của cả Việt Nam và CIDA được lồng ghép vào các hoạt động của dự án. Bước đầu tiên trong việc hoàn thành yêu cầu này là để thực hiện phân tích giới3 trên cơ sở của chiến lược giới được thiết kế với mục tiêu lồng ghép giới vào tất cả các bước và các hoạt động của dự án. Trách nhiệm chung của các nhóm quản lý dự án đối với phía Canada và phía Việt Nam trong việc lồng ghép giới: - Cung cấp thông tin cho đối tác dự án về các yêu cầu lồng ghép giới trong tất cả các hoạt động có liên quan đối với 3 nhóm hoạt động chính do dự án FAPQDCP thực hiện. - Hướng dẫn, Giám sát việc thực hiện lồng ghép giới của các đối tác. - Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các đối tác dự án, bao gồm hướng dẫn, đào tạo và cung cấp các tài liệu, công cụ phù hợp để lồng ghép giới vào các hoạt động. Trách nhiệm của Cơ quan điều phối dự án phía Canada CCA: - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc biên soạn và thực hiện chiến lược giới của dự án, phối hợp chặt chẽ với VPMU, lên kế hoạch và xác định các hoạt động chính được đưa vào kế hoạch hoạt động hàng năm. - Các hoạt động chính về lồng ghép giới tại Canada bao gồm: các chuyến tham quan khảo sát, trao đổi kinh nghiệm, xây dựng các tài liệu kỹ thuật, thuyết trình cho các đối tác Canada của dự án, các cuộc họp xây dựng kế hoạch hàng năm có sự tham gia của tất cả các chuyên gia Canada. - Định kỳ báo cáo CIDA về tiến độ, những hoạt động, kết quả đạt được trong việc lồng ghép giới vào các hợp phần và hoạt động của dự án. - Thông qua phối hợp với VPMU và các chuyên gia ngành hàng, đảm bảo việc lồng ghép giới vào các tài liệu kỹ thuật của dự án. Trách nhiệm của Ban quản lý dự án tại Việt Nam- VPMU: - Tuyển dụng và phối hợp chặt chẽ với các thành viên nhóm chuyên gia trong nước về Giới và các nhóm chuyên gia kỹ thuật khác để lồng ghép giới trong việc xây dựng kế hoạch hàng năm cho dự án cũng như thường xuyên giám sát và đánh giá kết quả đạt được. 4 Tài liệu phân tích giới của Dự án FAPQDC 8
- Phiên bản 1- tháng 10/2011 - Hợp tác chặt chẽ với CCA, đảm bảo việc lồng ghép được thực hiện tại bước xây dựng kế hoạch hàng năm và báo cáo định kỳ lên CIDA. - Thường xuyên trao đổi thông tin với đại diện CIDA tại Hà Nội và báo cáo với Chính phủ Việt Nam cũng như các Bộ/ngành tham gia khác (Bộ Y tế, Bộ KH&CN) về các vấn đề liên quan đến lồng ghép giới. - Với sự phối hợp với các chuyên gia ngành hàng và nhóm chuyên gia về Giới, hỗ trợ các các đối tác của dự án (cụ thể là tổ công tác thực hiện mô hình thí điểm của Sở NN & PTNT) thông qua các khóa tập huấn, hỗ trợ nguồn lực kỹ thuật và tài chính. - Tại các dự án thí điểm: Giám sát lồng ghép giới của các dự án thí điểm, bao gồm cả các hoạt động đào tạo. Tùy thuộc vào đặc điểm và tình hình của từng mô hình thí điểm mà sẽ quyết định mức độ và cách thức tham gia, hỗ trợ của các chuyên gia ngành hàng hoặc các thành viên của nhóm chuyên gia về giới. 3.2.2 Sở NN & PTNT: cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và tổ công tác Trách nhiệm chung của ba nhóm chuyên trách là: - Giới thiệu các yêu cầu lồng ghép giới vào tất cả các bước của các hoạt động mà 3 nhóm này thực hiện; - Đảm bảo rằng lồng ghép giới được thực hiện trong tất cả các hoạt động dự án thí điểm: nghiên cứu khảo sát ban đầu, áp dụng GPP, đào tạo, tiếp cận thị trường và giám sát như các hướng dẫn được trình bày trong phần dưới đây; - Cán bộ kỹ thuật chuyên trách của Sở NN & PTNT có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các thành viên khác của Tổ công tác và Ban quản lý dự án để giám sát việc lồng ghép giới vào các hoạt động của Dự án thí điểm. Bảng 1 dưới đây mô tả trách nhiệm chính của ba nhóm đối với việc lồng ghép giới vào tất cả các bước của các hoạt động. 9
- Phiên bản 1- tháng 10/2011 Bảng 1: Lồng ghép giới - Trách nhiệm của Tổ công tác thực hiện mô hình thí điểm Các bước Các hoạt động cụ thể Lập kế hoạch - Hoàn thành những phân tích về giới để tìm hiểu các vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ như thế nào. Thông tin chi tiết về phân tích giới được cung cấp tại mục 4.4 (Cách thức Lồng ghép Giới trong các hoạt động) - Xác định các kết quả cần đạt được tại bước xây dựng kế hoạch. Các kết quả đầu ra phải được gắn liền với ưu tiên giới. - Kế hoạch phải bao gồm các giải pháp để giải quyết sự bất bình đẳng (nếu có) thông qua việc phân tích giới. Các giải pháp đó cần được xác định rõ ràng và được trình bày trong kết quả đầu ra cần đạt được. Ví dụ: «số lượng học viên nữ tham gia đào tạo chiếm một nửa số lượng học viên». - Kế hoạch cũng phải bao gồm các chỉ số để đo lường sự cải thiện và nên kết hợp các nguồn lực để giám sát việc thực hiện các ưu tiên giới. Đây có thể là các chỉ tiêu định lượng (tỷ lệ phần trăm số người tham gia) hoặc chất lượng (những người tham gia có cảm thấy rằng việc đào tạo mang lại hữu ích cho họ hay không). Thực hiện và - Việc thực hiện các hoạt động cần được giám sát thường xuyên để Giám sát đảm bảo thực hiện đúng với kế hoạch đề ra. - Những thách thức phải được xác định và nếu cần thiết, cần phải có những hành động khắc phục để đảm bảo các hoạt động nhạy cảm về giới vẫn được tiến hành trong việc thực hiện các kế hoạch. - Giám sát cần được tiến hành trên cơ sở các chỉ số được xác định ở bước lập kế hoạch. Các chỉ số tương tự phải được sử dụng để đo lường sự tiến bộ/cải thiện theo thời gian. Đánh giá Vào cuối giai đoạn xây dựng kế hoạch, cần xây dựng một kế hoạch đánh giá các hoạt động khác nhau, trong đó cần có các chỉ số về lồng ghép giới, cũng như xem xét mực độ thành công của việc thực hiện lồng ghép giới. 3.2.3 Các đối tác tham gia dự án thí điểm Trách nhiệm chính của các đối tác tham gia dự án thí điểm là thực hiện các yêu cầu lồng ghép giới và báo cáo với Sở NN & PTNT và Ban quản lý dự án về tiến độ và kết quả. 3.3 Tổng quan lồng ghép giới của Dự án FAPQDC Hình 1 trình bày một cái nhìn tổng quan về vai trò và trách nhiệm của các đối tác liên quan đến lồng ghép giới vào các hoạt động của Dự án FAPQDCP, cũng như tổng quan về cơ chế phối hợp giữa các đối tác. Bản tóm tắt trình bày những trách nhiệm cho mỗi nhóm. Thông tin chi tiết về các hoạt động cần thực hiện để hoàn thành những trách nhiệm này được trình bày 10
- Phiên bản 1- tháng 10/2011 trong phần bốn và năm - Lồng ghép giới trong các dự án thí điểm và Lồng ghép giới trong hoạt động đào tạo. Hình 2: Tổng quan Vai trò và trách nhiệm lồng ghép giới vào hoạt động đảm báo Chất lượng an toàn thực phẩm Khung chính sách Áp dụng chính sách về giới của - Chính phủ Việt Nam: Chính sách CIDA và Việt Nam vào Dự án quốc gia FAPQDC: xây dựng và thực - Chiến lược giới của Bộ NN và PTNT - Chính sách bình đẳng giới của CIDA hiện chiến lược Văn phòng dự án/ Cơ quan điều phối phía Canada - Chuyên gia ngành hàng (bao gồm các chuyên gia về giới): hỗ trợ Chuyên gia ngành Ban quản lý dự án hàng văn phòng dự án ở Việt Nam - Văn phòng dự án quản lý Cán bộ quản lý/ Cán bộ kỹ thuật của Sở NN và PTNT Đưa ra các yêu cầu lồng ghép giới cho tổ công tác tại các tỉnh, chịu trách nhiệm và giám sát việc thực hiện tại các mô hình thí điểm Tổ công tác tại các tỉnh Tổ công tác chịu trách nhiệm việc thực hiện lồng ghép giới tại các mô hình thí điểm Nông dân, cơ sở bán buôn, lò giết Chủ động thực hiện lồng ghép mổ, điểm phân phối, hợp tác xã bình đẳng giới tại các mô hình thí điểm 11
- Phiên bản 1- tháng 10/2011 Bảng 2: Tóm tắt Trách nhiệm lồng ghép giới vào hoạt động đảm báo chất lượng an toàn thực phẩm Các đối tác tham Trách nhiệm lồng ghép giới trong tất cả các bước của việc thực hiện các gia dự án hoạt động đảm báo chất lượng an toàn thực phẩm Thiết lập các Cung cấp hỗ Lồng ghép Lồng ghép Giám sát yêu cầu về trợ kỹ thuật giới trong giới trong việc lồng ghép lồng ghép trong việc thiết kế dự thực hiện dự giới trong giới thực hiện án thí điểm án thí điểm các dự án yêu cầu lồng thí điểm và ghép giới các hoạt động khác Ban quản lý dự án /Cơ quan điều phối dự án phía Canada Cán bộ quản lý Chuyên gia ngành hàng Nhóm chuyên gia về giới Tổ công tác Phó Giám đốc/Tổ trưởng tổ công tác Cán bộ kỹ thuật chuyên trách Cán bộ kỹ thuật kiêm nhiệm Đại diện từ các đơn vị khác (nếu có) Các cơ sở, đơn vị tham gia dự án thí điểm Nông dân/Công nhân Hợp tác xã Doanh nghiệp kinh doanh và phân phối Cơ sở giết mổ Cửa hàng bày bán 12
- Phiên bản 1- tháng 10/2011 4. Hướng dẫn lồng ghép giới trong các dự án thí điểm Phần này của hướng dẫn tập trung vào ba bước của dự án thí điểm: khảo sát điều tra ban đầu, áp dụng Thực hành sản xuất tốt GPPs và quy trình thực hành chuẩn- SOP, và giám sát các dự án thí điểm. 4.1 Mục đích của Hướng dẫn- Kết quả mong đợi và Đối tượng sử dụng Mục đích của Hướng dẫn là để đảm bảo đều có sự tham gia và thể hiện vai trò, đóng góp về lồng ghép giới của các bên liên quan trong mỗi dự án thí điểm . Từng đối tác sẽ nắm được từng bước của hoạt động cần thực hiện cũng như yêu cầu lồng ghép giới ở từng các bước đó. Nhóm hỗ chuyên gia về giới của dự án và các chuyên gia ngành hàng sẽ hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc khi áp dụng Hướng dẫn của việc áp dụng các hướng dẫn này trong thực tiễn. 4.2 Các câu hỏi thường dùng Một số câu hỏi thường dùng trong việc hướng dẫn lồng ghép giới vào các dự án thí điểm: - Các kết quả mong đợi của dự án thí điểm của bạn là gì? Bạn có thể xác định các kết quả có được nhằm mục tiêu cải thiện mối quan hệ giữa nam giới và phụ nữ, phân chia lao động công bằng hơn giữa họ hoặc cải thiện bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ về quyền và nghĩa vụ của mình? - Trong chuỗi giá trị ngành hàng hoặc lĩnh vực hoạt động của bạn, ai là người lao động chính trong mỗi bước/công đoạn của quy trình? Nam giới hay Phụ nữ? Họ có tầm quan trọng như thế nào? - Trong các nhiệm vụ và các hoạt động mà bạn cảm thấy, có hay không việc nam giới hay phụ nữ bị đối xử khác biệt hoặc có quyền khác nhau trong việc tiếp nhận kiến thức mới hoặc các nguồn lực khác? Có khi nào bất bình đẳng không? - Những ai được hưởng lợi chính trong các hoạt động của dự án thí điểm? Nam giới hay Phụ nữ? Có những khác nhau gì trong sự tham gia của họ? 4.3 Các hoạt động cụ thể Dưới đây là bảng tóm tắt việc lồng ghép giới vào ba bước chính của dự án thí điểm - điều tra khảo sát ban đầu, áp dụng GPP và giám sát. Từ các hướng dẫn này, mỗi nhóm giám sát có thể phát triển các phương pháp riêng, phù hợp với chuỗi giá trị ngành hàng hoặc với dự án thí điểm của nhóm đấy. Nhóm chuyên gia về Giới của Dự án FAPQDC có thể giúp đỡ trong việc góp ý tài liệu, công cụ và cung cấp hướng dẫn làm thế nào để thiết kế và sử dụng các tài liệu, công cụ đơn giản và thiết thực, ví dụ như các bảng phân công công việc. 13
- Phiên bản 1- tháng 10/2011 Bảng 3: Tổng quan việc lồng ghép giới vào các dự án thí điểm Các bước và hoạt động Cách thức lồng ghép giới Bước 1 - Điều tra khảo sát ban đầu/Phân tích giới - Thiết lập nhóm nghiên cứu. - Bao gồm cả nam giới và phụ nữ có chuyên môn trong - Có được sự hiểu biết về các bước nhóm và cung cấp cho họ điều kiện làm việc bình đẳng trong chuỗi giá trị. - Phỏng vấn cả nam giới và phụ nữ trong các cuộc điều - Lập danh sách câu hỏi một cách cụ tra thể trong chuỗi giá trị. - Thu thập dữ liệu về bất bình đẳng giới: Cần chú ý đến - Thu thập dữ liệu, bao gồm cả công các câu hỏi hoặc tình huống ảnh hưởng khác nhau đến tác kiểm tra các cơ sở hiện có. nam giới và phụ nữ , thu thập tất cả các chỉ số của cả nam giới và phụ nữ. - Xử lý và phân tích dữ liệu : Phân loại dữ liệu và xác định xu hướng và - Xác định nam giới hay nữ giới có cơ hội tiếp cận và các kiểu mẫu xuất hiện trong khi kiểm soát các cơ sở sản xuất phân tích. - Sử dụng các kỹ thuật thu thập dữ liệu như nhau cho tất - Kết luận và kiến nghị của nhóm cả các nhóm cần điều tra. Khi cần sẽ sử dụng phương nghiên cứu điều tra. pháp phỏng vấn riêng biệt để cho phép họ chia sẻ thông tin một cách tự do. - Lập kế hoạch để xác định các bước tiếp theo. - Phân tích ý kiến của cả nam giới và phụ nữ. - Xác định các chỉ số về hiệu suất, bao - Phân tích sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ trong gồm chỉ số kỹ thuật và xã hội (giới mỗi nhiệm vụ cụ thể của chuỗi giá trị ngành hàng: tiếp tính) cận và kiểm soát nguồn lực sản xuất, nhu cầu giới hiện tại và nhu cầu giới chiến lược, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự bất bình đẳng (nếu có). - Xác định các kết quả có thể áp dụng cho nam giới và phụ nữ: ví dụ, có nhu cầu cụ thể tại nơi làm việc hoặc yêu cầu sức khỏe. Bước 2- Áp dụng GPP - Cần xây dựng kế hoạch về sự thay - Nội dung đào tạo phù hợp với cả nam giới và phụ nữ đổi trong việc áp dụng các GPPs. nhưng đối tượng mục tiêu tham gia đào tạo là những - Xây dựng SOP. người sẽ trực tiếp tham gia vào chuỗi ngành hàng. Để biết thêm chi tiết về làm thế nào để giới lồng ghép vào - Đào tạo và hướng dẫn áp dụng GPP các hoạt động đào tạo, hãy tham khảo phần 5 - Hướng (xem phần 5 của Sổ tay Hướng dẫn). dẫn lồng ghép giới trong hoạt động đào tạo - Ứng dụng GPP: Khâu trang trại (đối - Cả nam giới và nữ giới thực hiện các hoạt động ở từng với công nhân kỹ thuật, quản lý, giai đoạn, cả khâu trong các trang trại và bên ngoài công nhân sản xuất trực tiếp) và trang trại. khâu ngoài trang trại (vận chuyển, lò mổ, thị trường tiêu thụ). - Hướng dẫn thực địa: 2 hoặc 3 thao tác hướng dẫn thực 14
- Phiên bản 1- tháng 10/2011 Các bước và hoạt động Cách thức lồng ghép giới - Đầu tư cơ sở hạ tầng . tế cho cả nam giới và nữ giới. - Thiết lập hệ thống kiểm soát chất - Cơ sở hạ tầng được xây dựng cho phù hợp với nhu cầu lượng. của cả nam giới và nữ giới, ví dụ. một số cơ sở không - Xác định thuộc tính vai trò và trách có khu vực nghỉ ăn trưa. nhiệm để áp dụng GPPs mới. - Thực hiện phân công công việc cho mỗi nhóm: nam giới và phụ nữ. Bước 3- Giám sát - Thiết lập nhóm giám sát của dự án - Thành phần của một đội giám sát gồm cả nam giới và thí điểm. phụ nữ. - Sau hoạt động điều tra khảo sát, Sử - Bao gồm các bên liên quan dự án: thực hiện phỏng vấn, dụng các chỉ số đã xây dựng về hiệu thu thập ý kiến, đảm bảo có cả ý kiến của nam giới và quả công việc để so sánh kết quả nữ giới, bao gồm cả Đối tượng hưởng lợi từ các hoạt trước và sau khi thực hiện GPPs và động của dự án. cần ghi chép lại các hoạt động này, - Đảm bảo sự tham gia của những người trực tiếp tham ví dụ như sử dụng bảng giám sát. gia các hoạt động trong chuỗi giá trị ngành hàng. - Thu thập các dữ liệu tại cơ sở. - Chỉnh sửa các tài liệu GPPs để đảm bảo việc áp dụng - Phân tích dữ liệu, kiểm tra và đánh phù hợp với các bối cảnh, khu vực khác nhau, ví dụ: giá định kỳ . xem xét đến quy mô khác nhau của các trang trại, sự - nhóm giám sát gồm các bên liên khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc Việt Nam; và quan : cán bộ kỹ thuật, quản lý, nhu cầu khác biệt giữa nam giới và nữ giới. người hưởng lợi. - Trong quá trình phân tích, nếu thấy những điểm khác - giám sát ở ba cấp độ : tự giám sát, biệt trong việc áp dụng GPP, cần cố gắng tìm hiểu lý do giám sát bên thứ ba và kiểm tra giám tại sao các bên liên quan không thể áp dụng một cách sát của các cơ quan chức năng . chính xác và cần tìm hiểu nguyên nhân này ở cả phía nam giới và phụ nữ. - Báo cáo đánh giá các mức độ áp - So sánh kết quả trước và sau khi thực hiện GPP, đưa ra dụng GPPs. các đề xuất về làm thế nào để cải thiện tác động đến cả nam giới và nữ giới. 15
- Phiên bản 1- tháng 10/2011 Bảng 4: Kế hoạch giám sát và đánh giá Các chủ Nguồn dữ liệu/Phương pháp thu thập dữ liệu đề/câu hỏi Phỏng thường dùng vấn nhóm tài liệu do Phỏng và các kết Thăm Thảo luận tại Tổ công tác Các nguồn vấn cá Nhóm quả cần đạt thực địa các cuộc họp hoặc Dự án khác nhân trọng được soạn thảo điểm Có bao nhiêu Báo cáo đào phụ nữ tham tạo gia đào tạo? Phụ nữ có phỏng vấn Bảng đánh nhận thấy sự ngắn với giá về đào hữu ích của học viên tạo do học việc tham gia nữ viên thực đào tạo? hiện 4.4 Công cụ thực hành và các câu hỏi giám sát Việc giám sát lồng ghép giới vào các dự án thí điểm phải được thực hiện thường xuyên. Mục tiêu là để so sánh kết quả dự kiến với kết quả đạt được. Nhóm giám sát sau đó phải tham khảo kế hoạch thực hiện và thu thập dữ liệu dựa trên kế hoạch. Các dữ liệu thu thập phải được phân bổ theo giới tính, báo cáo về số lượng nam giới và phụ nữ tham gia vào tất cả các hoạt động và kết quả đạt được cho mỗi nhóm. Các công cụ sau đây có thể được sử dụng để ghi lại thông tin cần thiết trong việc đánh giá kết quả đạt được. Bảng 5: thu thập dữ liệu phục vụ cho giám sát Phương pháp Tần số và trách Kết quả Chỉ số Nguồn dữ liệu thu thập nhiệm Xin vui lòng chỉ Ở đây bạn phải Bạn nhận được Bạn sẽ tìm thấy Ai chịu trách ra ở đây các kết chỉ ra bạn đang có thông tin từ những thông tin nhiệm thu thập quả dự kiến sẽ kế hoạch như thế nguồn nào? thông qua các thông tin, phân lồng ghép giới nào để đánh giá Những người cuộc phỏng vấn, tích thông tin và vào các dự án thí kết quả đạt được tham gia? Cán bộ thảo luận nhóm tần xuất thực hiện điểm. Quản lý? Hệ trọng điểm, tiếp như thế nào? thống tư liệu của cận hệ thống tư Dự án hiệu ? 16
- Phiên bản 1- tháng 10/2011 Các câu hỏi để hướng dẫn phân tích dữ liệu trong hoạt động điều tra khảo sát ban đầu và hoạt động giám sát Cần phải phân tích thông tin sau khi thu thập. Câu hỏi khi thỏc hiỏn phân tích bao gỏm: - Các loại hình và xu hướng gì? có điểm chung nào và có gì khác nhau trong các thông tin mà 2 giới cung cấp? Có sự khác biệt như thế nào giữa công việc của nam giới và phụ nữ không? Các loại hình tham gia của phụ nữ và nam giới trong các hoạt động của dự án có gì khác nhau? - Tại sao những sự khác biệt xảy ra? Làm thế nào bạn có thể tìm ra lý do cho sự khác biệt của 2 giới ? - Có sự khác biệt trong quan điểm của các nhóm liên quan (nam giới và phụ nữ) về những lợi ích dự án là mang đến cho họ? Bất kỳ nhóm (nam hay nữ) gặp trở ngại gì trong việc tiếp cận các hoạt động của dự án? - Nam giới và phụ nữ nghĩ gì về những vấn đề mà bạn đã phát hiện ra trong nghiên cứu này? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tiếp cận của nam giới và của phụ nữ đối với cơ hội đào tạo và các cơ hội khác của dự án? - Làm thế nào để tác động đến sự thành công của dự án thí điểm? Việc giám sát lồng ghép giới có thể được thực hiện hàng tháng bởi các nhân viên của Ban quản lý dự án VPMU và hoạt động giám sát sẽ được hoàn tất bởi nhóm chuyên gia về giới tại giai đoạn đánh giá kết thúc pha thực hiện mô hình thí điểm. 5. Hướng dẫn Lồng ghép giới vào đào tạo/tập huấn 5.1. Mục đích, kết quả mong đợi và đối tượng sử dụng - Hướng dẫn Lồng ghép giới vào đào tạo, tập huấn được thiết kế nhằm thúc đẩy sự tham gia bình đẳng của phụ nữ và nam giới, nhất là phụ nữ vào toàn bộ chương trình đào tạo/tập huấn do Dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm tổ chức. - Kết quả mong đợi: Bản Hướng dẫn được đưa vào áp dụng trong quá trình xây dựng kế hoạch và thực hiện các khóa đào tạo. - Hướng dẫn được áp dụng cho các khóa đào tạo cho giảng viên (TOT), đào tạo nông dân (TOF) và đào tạo cho người lao động, công nhân sơ chế đóng gói, giết mổ, vận chuyển và người kinh doanh tham gia vào mô hình thí điểm (TOS) cho cả 3 chuỗi ngành hàng là rau/quả, lợn và gia cầm. Do vậy, các cá nhân, đơn vị tham gia vào quá trình tổ chức và thực hiện đào tạo, tập huấn trong khuôn khổ dự án là những người sử dụng Hướng dẫn này. - Ban Quản lý Dự án, Tổ Công tác của tỉnh có trách nhiệm cuối cùng về việc kiểm soát giới đã được lồng ghép vào quá trình đào tạo. 17
- Phiên bản 1- tháng 10/2011 5.2. Các hoạt động/các bước chuẩn bị và tổ chức thực hiện đào tạo/tập huấn Để thực hiện lồng ghép giới, việc đầu tiên là cần xác định các hoạt động hay bước tiến hành cần thực hiện trong quá trình tổ chức và thực hiện đào tạo/tập huấn. Đây là cơ sở quan trọng đế tiến hành lồng ghép giới vào các bước cụ thể. - Một là, chuẩn bị cho tập huấn: Bao gồm xác định đối tượng tập huấn; Lựa chọn tập huấn viên/người hướng dẫn; Đánh giá nhu cầu đào tạo; và Xác định thời gian và địa điểm. - Hai là, Xây dựng nội dung tập huấn - Ba là, Xây dựng phương pháp tập huấn - Bốn là, Viết báo cáo tập huấn 5.3. Một số câu hỏi thường dùng - Làm thế nào để phụ nữ và nam giới có thể tham gia bình đẳng vào các khóa đào tạo/tập huấn? - Các yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ và nam giới vào đào tạo/tập huấn? - Các khía cạnh giới nào cần được quan tâm trong công tác chuẩn bị, phương pháp và nội dung tập huấn? - Ai có trách nhiệm chính trong việc lồng ghép giới ở mỗi bước thực hiện? Ai có trách nhiệm chính trong việc đảm bảo lồng ghép giới được thực hiện trong toàn bộ quá trình tổ chức và thực hiện khóa đào tạo/tập huấn? 5.3. Lồng ghép giới như thế nào vào các bước của đào tạo/tập huấn Lồng ghép giới vào qúa trình chuẩn bị cho tập huấn - Đánh giá nhu cầu đào tạo: Đây được xem là hoạt động quan trọng trước tập huấn nhằm tìm hiểu có sự khác biệt về nhu cầu đào tạo giữa nam và nữ, nhất là ở cấp cơ sở. Nam, nữ có thể có những ý kiến khác nhau về nội dung, cách thức tổ chức đào tạo, tập huấn; thời gian và địa điểm. Đây cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo/tập huấn - Xác định đối tượng tập huấn: Sự cân bằng tỷ lệ nam nữ tham gia các khóa đào tạo là yêu cầu quan trọng để đảm bảo nam, nữ có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận với kiến thức và kỹ năng mới. Để có thể có số lượng nam, nữ tham gia như mong muốn, cần phân tích về giới trong các công việc liên quan đến đối tượng của khóa tập huấn– những người có vai trò chủ chốt trong việc thực hiện các công việc tiếp theo sau tập huấn. Lập danh sách và có giấy mời trực tiếp đối với nam, nữ đã được lựa chọn theo hướng ưu tiên phụ nữ tham gia. - Lựa chọn giảng viên/tập huấn viên: Sẽ là lý tưởng nếu các tập huấn viên, giảng viên có kiến thức và hiểu biết về giới. Yêu cầu về lồng ghép giới trong khóa đào tạo cần được đưa vào Điều khoản tham chiếu/Hợp đồng. Dự án có thể cung cấp các tài liệu về giới và Bản Hướng dẫn lồng ghép giới này cho các giảng viên tham khảo và yêu cầu áp dụng các gợi ý trong quá trình tập huấn. 18
- Phiên bản 1- tháng 10/2011 - Xác định thời gian và địa điểm: Lưu ý những yếu tố nhằm đảm bảo sự thuận lợi cho cả nam và nữ, nhất là nữ ở cơ sở, ví dụ địa điểm gần nơi ở, thời gian không quá kéo dài… Lồng ghép giới vào Phương pháp tập huấn hay Phương pháp tập huấn có nhạy cảm giới Lồng ghép giới vào phương pháp tập huấn cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây: - Thu hút sự tham gia thảo luận, hỏi đáp, chia sẻ kinh nghiệm tích cực của cả nam và nữ - Tổ chức các thảo luận nhóm nam, nữ riêng (nhất là đối với các tập huấn TOF, TOS) để khuyến khích sự tham gia tích cực. Điều này xuất phát từ thực tế ở cấp cơ sở, phụ nữ có thể ít tham gia phát biểu ý kiến nếu thảo luận cùng nam giới. - Khuyến khích nam nữ (nhất là nữ - TOF) tham gia điều hành thảo luận trong quá trình tập huấn - Giảng viên cần thể hiện sự động viên, khuyến khích và ghi nhận đóng góp, cố gắng của cả nam và nữ - Giảng viên nên tránh phê bình trực diện đối với các nhóm ít có sự tự tin trong quá trình tập huấn - Nên hướng vào các “nhóm ít tự tin” để thu hút sự chia sẻ ý kiên của họ - Quan sát và ghi nhận những ý kiến khác nhau của nam và nữ Lồng ghép giới vào xây dựng nội dung tập huấn Dự án đã xây dựng một Tài liệu riêng về Lồng ghép giới trong nội dung tập huấn kỹ thuật, ngành hàng thịt lợn, thịt gà và ngành rau /quả. Tài liệu này đề cập một cách chi tiết những câu hỏi, những vấn đề cần lưu ý trong nội dung đào tạo của mỗi ngành hàng. Dưới đây là một số gợi ý về khía canh giới liên quan đến nội dung tập huấn kỹ thuật nói chung cho cả 3 ngành hàng. Vấn đề xuyên suốt cần ở đây là cần tìm hiểu sự khác biệt giới trong chuỗi ngành hàng, cụ thể là: Tùy theo chương trình, thời gian của từng khóa tập huấn (TOT, TOF, TOS) xây dựng bổ sung một phần về nội dung Lồng ghép giới vào trong chương trình khóa tập huấn. Nội dung bài giảng về Lông ghép giới cần đạt được các nội dung chính sau đây: - Giới thiệu về bình đẳng giới, khái niệm, mục đích, yêu cầu cần đạt được - Phân tích về giới: Nam, nữ tham gia chủ yếu trong các khâu nào của chuỗi giá trị, liên quan đến từng SOP nào? Nam hay nữ, ai có điều kiện/nguồn lực gì để tham gia vào các chuỗi hay từng SOP? - Tìm hiểu những khó khăn mà nam và nữ khi tham gia vào chuỗi ngành hàng? - Tác động của những khó khăn đó đối với hiệu quả, năng suất của mỗi chuỗi ngành hàng? - Cần chú trọng đến lồng ghép các khía cạnh giới và xã hôi vào tập huấn kỹ thuật như: (i) Tăng cường sự chia sẻ của nam, nữ trong mọi hoạt động của chuỗi ngành hàng; (ii) Khuyến khích phụ nữ tham gia vào các quá trình lập kế hoạch, đóng góp cho sự phát triển của các chuỗi ngành hàng; nhất là sự tham gia vào những lĩnh vực mới (iii) Tạo 19
- Phiên bản 1- tháng 10/2011 điều kiện làm việc cho người lao động có tính đến các nhu cầu đặc thù của lao động nữ (nhu cầu về điều kiện nhà ở, nhà vệ sinh, vấn đề sức khỏe…) (iv) đào tạo, tập huấn cần hướng vào cả nam và nữ… Báo cáo tập huấn - Cần có số liệu tách biệt giới tính về thành phần tham gia tập huấn - Đánh giá kết quả tập huấn cần có phân tích về chất lượng tham gia, kiến thức và kỹ năng của nam và nữ có gì khác biệt? - Các đề xuất, kiến nghị của học viên về khóa học và nội dung lồng ghép giới. Bảng 6: Lồng ghép giới vào các bước của đào tạo/tập huấn Lồng ghép giới như thế nào? Ai có trách nhiệm lồng ghép giới? 1. Chuẩn bị cho tập huấn TOT: VPMU đưa ra tiêu chí, yêu cầu về số Xác định đối tượng tập huấn: Cân bằng tỷ lượng nam nữ tham gia; DARD/PP: Lựa chọn lệ nam nữ tham gia các khóa đào tạo đối tượng theo yêu cầu của VPMU TOF/TOS: DARD/PP có trách nhiệm lựa chọn đúng đối tượng nam nữ theo yêu cầu của VPMU Lựa chọn giảng viên: Giảng viên cần có TOT: VPMU lựa chọn giảng viên đảm bảo có hiểu biết về giới. Yêu cầu về lồng ghép giới trách nhiệm cung cấp tài liệu và Hướng dẫn trong khóa đào tạo cần được đưa vào Điều lồng ghép giới cho giảng viên khoản tham chiếu/Hợp đồng TOF/TOS: DARD/PP lựa chọn tập huấn viên và cung cấp tài liệu và Hướng dẫn lồng ghép giới cho giảng viên Đánh giá nhu cầu đào tạo : Tìm hiểu sự TOT: TC có trách nhiệm đánh giá nhu cầu đào khác biệt về nhu cầu đào tạo, nội dung, cách tạo có lồng ghép giới. VPMU, CCS rà soát đánh thức tổ chức đào tạo giữa nam và nữ; tìm giá nhu cầu hiểu ý kiến về thời gian và địa điểm tập huấn TOS/TOF: Giảng viên đánh giá nhu cầu đào tạo có lồng ghép giới. DARD rà soát đánh giá nhu cầu, đảm bảo giới đã được lồng ghép vào đánh giá nhu cầu. Thời gian và địa điểm: Đảm bảo sự thuận lợi TOT: DARD có trách nhiệm lến kế hoạch thời cho cả nam và nữ, nhất là nữ ở cơ sở, (địa gian, địa điểm phù hợp điểm gần, thời gian không quá kéo dài… TOF/TOS: DARD và PP có trách nhiệm lến kế hoạch thời gian, địa điểm phù hợp 2. Phương pháp tập huấn Thu hút sự tham gia tích cực của nam và nữ, TOT: TC có trách nhiệm áp dụng lồng ghép nhất là nữ- giới trong phương pháp tập huấn. VPMU, CSS Tổ chức các thảo luận nhóm nam, nữ riêng rà soát đảm bảo phương pháp tập huấn có lồng Khuyến khích nữ tham gia điều hành thảo ghép giới luận, trình bày TOF/TOS: Giảng viên có trách nhiệm áp dụng lồng ghép giới trong phương pháp tập huấn. Hướng vào các nhóm “ít tự tin” để thu hút sự 20
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn