intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay Hướng dẫn phòng ngừa và ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân (Đối với tổ chức và công dân)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sổ tay Hướng dẫn phòng ngừa và ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân (Đối với tổ chức và công dân) gồm có 3 phần chính, được trình bày như sau: các nguy cơ và dấu hiệu nhận biết; hiểu biết cơ bản về bức xạ ion hoá; nguyên tắc, biện pháp bảo vệ trước sự cố bức xạ, hạt nhân. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay Hướng dẫn phòng ngừa và ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân (Đối với tổ chức và công dân)

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG ----------------------- SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ HẠT NHÂN (Đối với tổ chức và công dân) Hải Phòng, năm 2021 2
  2. THÔNG TIN LIÊN LẠC KHẨN CẤP KHI PHÁT HIỆN XẢY RA SỰ CỐ BỨC XẠ, HẠT NHÂN Điện Stt Tên tổ chức Địa chỉ thoại/fax Ban chỉ huy ứng phó sự cố Số 1 Phạm Ngũ Lão, 0225.3846475 1 bức xạ, hạt nhân Ngô Quyền 0225.3845183 Ủy ban nhân dân thành phố Số 18 Hoàng Diệu, 080-31274 2 Hải Phòng Hồng Bàng 0225.3842368 Số 1 Phạm Ngũ Lão, 0225.3846475 3 Sở Khoa học và Công nghệ Ngô Quyền 0225.3845183 Số 2 Lê Đại Hành, 0225.3842298 4 Công an thành phố Hồng Bàng 0692.786103 Công an, Chính quyền địa 5 phương gần nhất MỘT SỐ HƯỚNG DẪN ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NHÂN DÂN KHI XẢY RA SỰ CỐ VỚI NGUỒN PHÓNG XẠ 1. Di tản mọi người ra khỏi khu vực sự cố, phía đầu gió, bán kính tối thiểu 30m; 2. Lập hàng rào cách ly, không cho ai được phép vào khu vực hàng rào; 3. Thông báo sự cố theo số điện thoại đường dây nóng 24/7 cho Ban chỉ huy ứng phó sự cố; 4. Không cầm nắm và thông báo cho người ứng phó những vật có khả năng là chất phóng xạ ở bên trong khu vực khi lập hàng rào; 5. Yêu cầu mọi người không hút thuốc, ăn uống xung quanh khu vực hàng rào an toàn; 6. Yêu cầu mọi người hợp tác với công an để giữ gìn trật tự, tạo điều kiện để ứng phó sự cố nhanh gọn, hiệu quả; 7. Những người lo lắng về sức khoẻ hoặc những người liên quan (nhân viên của cơ sở, cơ sở bên cạnh, công chúng vô tình liên quan,…) phải tập hợp lại, không gây hỗn loạn. Lập danh sách và chờ đợi thông tin; 8. Theo dõi thông tin và tuân theo hướng dẫn chính thức qua các phương tiện thông tin của phường, xã; quận, huyện; Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng và người phụ trách ứng phó sự cố tại hiện trường. 3
  3. PHẦN I: CÁC NGUY CƠ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT 1. CÁC NGUY CƠ GÂY SỰ CỐ BỨC XẠ 1.1. Nguy cơ từ các hoạt động ứng dụng bức xạ, hạt nhân trong công nghiệp Nguồn bức xạ được sử dụng để kiểm tra chụp ảnh phóng xạ tại các công trình xây lắp, chế tạo cơ khí, sản xuất… hoặc các thiết bị đo độ dày, đo mức, đo mật độ, đo độ ẩm, đo thăm dò địa chất… Nếu không được kiểm soát tốt có thể gây chiếu xạ ra ngoài khu vực được phép hoạt động; hoặc xảy ra mất cắp, thất lạc, bị bỏ rơi vô thừa nhận … làm phát tán chất phóng xạ ra môi trường, ảnh hưởng đến dân chúng. 1.2. Nguy cơ từ các hoạt động ứng dụng bức xạ, hạt nhân trong y tế Các thiết bị chụp X-quang, CT, chụp răng, chụp vú, chụp tim mạch can thiệp, đo mật độ xương, xạ trị bằng máy gia tốc, chẩn đoán và điều trị y học hạt nhân được kiểm soát bới các qui định của pháp luật để đảm bảo chất lượng, hoạt động ổn định, an toàn. Nhưng trong thực tế đã từng xảy ra các sự cố chiếu quá liều trong y tế do lỗi của nhân viên vận hành thiết bị không được đào tạo đầy đủ hoặc do sai sót trong quá trình vận hành. Sự cố mất an toàn đối với thiết bị xạ trị có thể gây hiệu ứng sinh học tất định đối với nạn nhân. Sự cố mất an toàn với cơ sở y học hạt nhân có thể gây nhiễm bẩn phóng xạ diện rộng. 1.3. Nguy cơ từ các hoạt động khác - Hoạt động xuất nhập khẩu và vận chuyển: Hàng hóa nhập khẩu có thể là chất phóng xạ hoặc có khả năng đã bị nhiễm bẩn phóng xạ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Hoạt động vận chuyển hàng hóa từ Hải Phòng đi các địa phương khác tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố mất an toàn (tai nạn xe vận chuyển) và an ninh nguồn phóng xạ (lấy trộm nguồn phóng xạ, phá hoại phương tiện vận chuyển). - Hoạt động kinh doanh, tái chế phế liệu kim loại: Thiết bị sử dụng nguồn phóng xạ khi bị hỏng nếu không được quản lý tốt có thể bị bán cho các cơ sở thu mua sắt thép phế liệu. Khi bị phá dỡ, chúng sẽ phát tán ra môi trường. - Nguy cơ từ quốc gia khác: Các hoạt động sử dụng năng lượng hạt nhân ở quốc gia khác, chẳng hạn sự cố nhà máy điện hạt nhân hoặc các vụ thử vũ khí hạt nhân, vì một lý do nào đó có thể phát tán theo không khí và nước biển, ảnh hưởng đến Hải Phòng. 4
  4. 2. Một số dấu hiệu nhận biết nguồn phóng xạ Nguồn phóng xạ nằm ngoài kiểm soát bao gồm các nguồn bị mất cắp, thất lạc, bỏ rơi, vô thừa nhận, chuyển giao bất hợp pháp và các nguồn được lưu giữ, sử dụng bất hợp pháp (không được cấp phép sử dụng). Các nguồn phóng xạ khi được sản xuất ra thường được gắn nhãn cảnh báo phóng xạ bên ngoài vỏ chứa. Dựa vào nhãn cảnh báo phóng xạ để nhận biết một vật thể có chứa nguồn khi tiếp xúc với nó. Hình 1: Một số nhãn cảnh báo để nhận biết nguồn bức xạ Hình 2: Nguồn chụp ảnh phóng xạ trong công nghiệp 5
  5. Hình 3: Nguồn gamma và X ray đo lường trong công nghiệp Hình 4: Nguồn gamma để nghiên cứu và chuẩn máy Hình 5: Nguồn gamma và neutron đo độ ẩm, mật độ 6
  6. PHẦN II: HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ BỨC XẠ ION HÓA 1. Bức xạ ion hóa là gì ? Bức xạ ion hoá là một hạt hoặc một tia bất kỳ (phát ra từ nguồn phóng xạ hoặc các thiết bị bức xạ, được gọi chung là Nguồn bức xạ) có đủ năng lượng để bứt các điện tử khỏi các nguyên tử, phân tử hoặc ion và gây ra sự ion hoá môi trường vật chất mà nó đi qua. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta thường đươc biết đến bức xạ ion hóa với các tên gọi như máy chụp X quang, máy chụp CT, nguồn phóng xạ, tia đất … Trong môi trường sống, chúng ta luôn phải tiếp xúc với bức xạ ion hóa và bức xạ không ion hoá. Bức xạ không ion hóa có thể kể đến như: tia cực tím, tia hồng ngoại, sóng điện từ …. Các tia này đều là bức xạ nhưng không phải bức xạ ion hoá, do chúng có năng lượng thấp và không có khả năng ion hoá môi trường vật chất mà chúng truyền qua. Hình 6 : Dải năng lượng của các loại bức xạ 2. Tại sao bức xạ ion hóa có thể gây nguy hiểm ? Bức xạ ion hóa không màu, không mùi, không vị. Con người không cảm nhận được nó, do vậy khi tiếp xúc cũng không hề hay biết. Khi cơ thể con người tiếp xúc với bức xạ ion hóa sẽ bị tác động bởi cơ chế trực tiếp và/hoặc gián tiếp, dẫn đến tổn thương làm mất thuộc tính sinh học hoặc phá hủy các phân tử sinh học. Tùy theo mức độ liều lượng của bức xạ ion hóa (loại bức xạ ion hóa, năng lượng, thời gian chiếu) và một số yếu tố ảnh hưởng như vị trí bị chiếu xạ (loại tế bào), độ tuổi của người bị chiếu xạ… mà mức độ ảnh hưởng khác nhau. Ở mức độ nhẹ, các tế bào bị tổn thương và sau đó tự phục hồi. Ở mức nặng, các triệu chứng sớm có thể biểu hiện như bị mờ mắt, phù nề, xuất huyết, tiêu chảy, sút cân, nổi ban đỏ trên da, viêm loét và họai tử da. Các biểu hiện muộn và ảnh hưởng lâu dài là bệnh ung thư, máu trắng, giảm tuổi thọ. Nếu trong độ tuổi sinh sản có thể ảnh hưởng di truyền đến thế hệ sau. 7
  7. Hình 7: Bệnh nhân bị chiếu xạ quá liều ở khoảng cách ngắn 3. Có những loại bức xạ ion hóa nào ? Có một số cách phân loại bức xạ khác nhau, tùy theo mục đích ứng dụng và quan điểm khi tiếp cận nghiên cứu. Trong công tác ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân, bức xạ ion hóa được phân loại thành bức xạ hạt, gồm các hạt alpha (), beta (), neutron (n); và bức xạ điện từ, gồm tia X và tia gamma (). Hình 8: Vật liệu che chắn phù hợp với loại bức xạ ion hóa Mức độ nguy hiểm của mỗi loại bức xạ ra sao? - Bức xạ alpha và beta của các đồng vị phóng xạ tự nhiên không nguy hiểm đáng kể khi chiếu ngoài, chúng không xuyên qua được lớp da của con người nên không cần che chắn. Nhưng chúng sẽ rất nguy hiểm khi bị ăn uống, hít thở vào trong cơ thể và trở thành chiếu trong, đặc biệt là bức xạ alpha do năng lượng của nó thường rất lớn. Các bệnh ung thư đường hô hấp có đóng góp rất lớn của các loại khí phát xạ alpha. 8
  8. - Bức xạ tia X và gamma có khả năng đâm xuyên rất mạnh nên chúng có mức độ nguy hiểm cao. Che chắn hiệu quả bức xạ này bằng các vật liệu nặng (chì, bê tông, thép…) - Bức xạ neutron có khả năng đâm xuyên mạnh, tương tác mạnh với các phân tử nước trong cơ thể con người (trên 70% cơ thể là nước) nên mức độ nguy hiểm rất cao. Che chắn hiệu quả bức xạ này bằng các vật liệu nhẹ (nước, parafin) 4. Nguồn gốc bức xạ ion hóa Bức xạ ion hoá có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc nguồn gốc nhân tạo (do con người tạo ra chứ không có sẵn trong tự nhiên). Bức xạ ion hóa có nguồn gốc tự nhiên đến từ vũ trụ, đất đá tồn tại khi hình thành trái đất hay trong chính bên trong cơ thể con người do không khí, thức ăn và đồ uống. Chúng là một phần tất yếu mà loài người phải tiếp nhận trong cuộc sống. Ngày nay do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, bức xạ ion hóa đã và đang được ứng dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống con người như: trong y tế, công nghiệp, nông nghiệp, nghiên cứu đào tạo…Đa phần các nguồn bức xạ được sử dụng trong các ứng dụng đó là nguồn phóng xạ nhân tạo như: Co-60, Cs-137, Ir-192, Tc-99m, I-131, các thiết bị phát tia X…. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta thường biết đến và tiếp xúc với các nguồn phóng xạ và thiết bị phát tia X được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị trong các cơ sở y tế (máy chụp X-quang, máy chụp cắt lớp vi tính, máy gia tốc, khoa y học hạt nhân) hoặc tại các điểm kiểm soát an ninh (máy soi chiếu kiểm tra hành lý). Một số cá nhân tham gia công việc bức xạ sẽ tiếp xúc với bức xạ ion hóa từ các nguồn phóng xạ hoặc thiết bị được sử dụng trong dây truyền sản xuất như thiết bị đo mức, thiết bị phân tích thành phần, thiết bị đo bề dày, thiết bị chiếu/chụp kiểm tra khuyết tật sản phẩm,… 9
  9. PHẦN III. NGUYÊN TẮC, BIỆN PHÁP BẢO VỆ TRƯỚC SỰ CỐ BỨC XẠ, HẠT NHÂN 1. Nguyên tắc chung Trong trường hợp vô tình hay bắt buộc phải tiếp xúc với bức xạ ion hóa, cũng như trường hợp khẩn cấp về phóng xạ, chúng ta có thể sử dụng các nguyên tắc sau để giúp bảo vệ cho bản thân, gia đình và những người xung quanh: - Khoảng cách: Giống như nhiệt từ đám cháy giảm khi bạn di chuyển ra xa hơn, liều lượng bức xạ giảm đáng kể khi bạn gia tăng khoảng cách so với nguồn. - Thời gian: Hạn chế hoặc giảm thiểu thời gian tiếp xúc sẽ giảm được liều lượng từ nguồn bức xạ. - Che chắn: Các rào cản bằng kim loại, bê tông cung cấp sự bảo vệ cho cá nhân trước bức xạ tia gamma và tia X, hoặc nước đối với bức xạ nơtron. Hình 10: Ba nguyên tắc cơ bản cần thực hiện khi sự cố xảy ra 2. Các hành động ban đầu Các hành động ban đầu đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế hoặc ngăn chặn ảnh hưởng của bức xạ ion hóa đến cá nhân và cộng đồng. a. Đối với công chúng: - Trong mọi trường hợp liên quan đến sự cố bức xạ, mọi cá nhân không phải là nhân viên bức xạ được yêu cầu tránh xa khu vực xảy ra sự cố bức xạ. - Tuyệt đối tránh tụ tập đông người do hiếu kỳ hay tò mò. - Áp dụng các nguyên tắc khoảng cách, thời gian và che chắn để tự bảo vệ bản thân và hướng dẫn cho những người xung quanh. - Thông tin về sự cố cho Ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân của thành phố theo số điện thoại đường dây nóng được cung 10
  10. cấp ở phần đầu tài liệu này. Ngoài ra, các cơ quan tiếp nhận thông tin cũng bao gồm: o Trụ sở Công an các cấp; o UBND các xã, phường, thị trấn, quận, huyện nơi xảy ra sự cố; o Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố; b. Đối với nhân viên bức xạ: - Với các thiết bị bức xạ như máy phát tia X, máy gia tốc… o Tìm cách ngắt nguồn điện cung cấp cho thiết bị o Yêu cầu tất cả mọi người xung quanh cùng di chuyển ra xa thiết bị o Báo cáo cho Ban chỉ huy ứng phó sự cố để xử lý. - Với các đồng vị phóng xạ o Yêu cầu tất cả mọi người rời khỏi khu vực càng xa càng tốt. o Bằng mọi nỗ lực có thể một cách hợp lý trên cơ sở các hiểu biết đã được đào tạo, sử dụng trang thiết bị cần thiết để thực hiện các hành động ban đầu nhằm hạn chế sự phát tán của nguồn phóng xạ (dập lửa, ngắt thiết bị, thu hồi nguồn về vị trí an toàn, loại bỏ các tác nhân gây phát tán đối với nguồn phóng xạ hở…). o Thông báo cho Ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ của cơ sở. o Dùng thiết bị đo chuyên dụng để lập hàng rào khoanh vùng cách ly. o Phối hợp với lực lượng bảo vệ tại chỗ để đảm bảo khoảng cách an toàn, kiểm soát an ninh trước khi có lực lượng ứng phó sự cố đến. 3. Các biện pháp phòng ngừa sự cố bức xạ hạt nhân Sự cố bức xạ là tình trạng mất an toàn bức xạ và mất an ninh đối với nguồn phóng xạ. Sự cố hạt nhân là tình trạng mất an toàn hạt nhân và mất an ninh đối với vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân. Sự cố bức xạ hạt nhân chỉ có thể xảy ra khi có các hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên tử của con người. Do đó, việc đảm bảo an toàn và phòng ngừa sự cố bức xạ hạt nhân phải được thực hiện đầu tiên và trước hết tại các cơ sở tiến hành công việc bức xạ. Trong điều kiện hoạt động bình thường, có ba biện pháp cơ bản được áp dụng đồng thời để đảm bảo an toàn bức xạ ion hóa và phòng ngừa sự cố bức xạ hạt nhân, đó là: 11
  11. Hình 11: Đảm bảo an toàn bức xạ đới với cơ sở bức xạ 3.1. Biện pháp về nhân sự Nhân sự bao gồm người đứng đầu cơ sở bức xạ, người phụ trách an toàn và nhân viên bức xạ. Trách nhiệm của các nhân sự này được quy định trong điều 26, 27 của Luật năng lượng Nguyên tử. Các nội dung chính là: - Người đứng đầu cơ sở: o Nắm rõ các qui định của pháp luật về quản lý đảm bảo an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ (nếu cơ sở sử dụng nguồn), ứng phó sự cố bức xạ. o Tổ chức thực hiện đầy đủ theo các qui định này. - Người phụ trách an toàn: o Có chuyên môn phù hợp, được trang bị các trang thiết bị và đào tạo đầy đủ các nội dung cần thiết cho người phụ trách an toàn bức xạ. o Hiểu rõ các qui định của pháp luật về quản lý đảm bảo an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ (nếu cơ sở sử dụng nguồn) để tư vấn cho người quản lý cơ sở và phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện các qui định này. o Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các hoạt động bức xạ tại cơ sở. o Lập và lưu giữ hồ sơ về an toàn bức xạ. 12
  12. - Nhân viên bức xạ: o Được trang bị các trang thiết bị phục vụ công việc, đào tạo và cấp chứng chỉ về an toàn bức xạ, đào tạo vận hành thiết bị sử dụng nguồn bức xạ. o Nghiêm túc thực hiện các nội qui, qui định của pháp luật và cơ sở khi thực hiện công việc bức xạ. o Báo cáo ngay cho người quản lý các hiện tượng bất thường về an toàn, an ninh nguồn bức xạ. o Thực hiện khắc phục sự cố bức xạ hạt nhân khi được phân công. 3.2. Biện pháp hành chính - Thực hiện nghiêm túc qui định khai báo cấp phép; xây dựng nội qui, qui trình làm việc, kế hoạch ứng phó sự cố; phân công tránh nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, bộ phận trong công tác đảm bảo an toàn và ứng phó khi sự cố xảy ra. - Tổ chức đào tạo đầy đủ các nội dung theo qui định của pháp luật cho người phụ trách an toàn, các nhân viên bức xạ và các bộ phận liên quan. - Thực hiện các biện pháp kiểm soát liều bức xạ cho nhân viên và dân chúng (kiểm xạ môi trường định kỳ, đọc liều kế cá nhân, mua sắm các trang thiết bị bảo hộ, kiểm tra đảm bảo chất lượng của thiết bị sử dụng nguồn bức xạ). 3.3. Biện pháp kỹ thuật - Chuẩn bị cơ sở hạ tầng phù hợp với công việc bức xạ trước khi tiến hành (phòng ốc đảm bảo an toàn bức xạ, mua sắm trang thiết bị bảo hộ cá nhân và ứng phó sự cố). - Phân loại khu vực kiểm soát, khu vực giám sát để thuận tiện trong công tác quản lý, giám sát. 4. Khuyến cáo về khoanh vùng an toàn cho sự cố bức xạ, hạt nhân Khu vực hàng rào bên trong ban Tình huống đầu (vành đai an toàn) Xác định ban đầu - Bên ngoài môi trường Nguồn nguy hiểm tiềm tàng không bán kính tối thiểu 30m có che chắn hoặc bị phá vỡ Tràn đổ lượng lớn nguồn nguy bán kính tối thiểu 100m 13
  13. hiểm tiềm tàng Cháy nổ hoặc bị phun khói liên bán kính tối thiểu 300m quan đến nguồn nguy hiểm tiềm tàng Nghi ngờ có bom, đã nổ hoặc chưa bán kính tối thiểu 400m để tránh nổ ảnh hưởng bom nổ Xác định ban đầu - Bên trong các khu nhà Nguồn nguy hiểm tiềm tàng không Các khu vực bị ảnh hưởng và khu có che chắn hoặc bị phá vỡ hoặc vực lân cận (bao gồm các sàn nhà bị tràn đổ trên và dưới) Hoả hoạn hoặc các sự cố khác liên Toàn bộ toà nhà và khoảng cách bên quan đến nguồn nguy hiểm tiềm ngoài thích hợp như đã chỉ ra ở trên tàng có thể phát tán chất phóng xạ khắp toà nhà (qua hệ thống thông khí) Mở rộng vành đai dựa trên việc khảo sát bức xạ Suất liều xung quanh 100 μSv/h Bất cứ khu vực nào đo được giá trị này Chú ý: Biên giới thực tế của vành đai an toàn và an ninh phải được xác định theo cách mà chúng dễ dàng có thể nhận diện được (đường giao thông) và phải đảm bảo an ninh được. 14
  14. MỤC LỤC THÔNG TIN LIÊN LẠC KHẨN CẤP KHI PHÁT HIỆN XẢY RA SỰ CỐ BỨC XẠ, HẠT NHÂN ......................................................................... 3 MỘT SỐ HƯỚNG DẪN ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NHÂN DÂN KHI XẢY RA SỰ CỐ VỚI NGUỒN PHÓNG XẠ ............................................ 3 PHẦN I: CÁC NGUY CƠ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT ......................... 4 1. CÁC NGUY CƠ GÂY SỰ CỐ BỨC XẠ ........................................... 4 1.1. Nguy cơ từ các hoạt động ứng dụng bức xạ, hạt nhân trong công nghiệp .................................................................................................. 4 1.2. Nguy cơ từ các hoạt động ứng dụng bức xạ, hạt nhân trong y tế . 4 1.3. Nguy cơ từ các hoạt động khác .................................................... 4 2. Một số dấu hiệu nhận biết nguồn phóng xạ ......................................... 5 PHẦN II: HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ BỨC XẠ ION HÓA ......................... 7 1. Bức xạ ion hóa là gì ? .......................................................................... 7 2. Tại sao bức xạ ion hóa có thể gây nguy hiểm ? ................................... 7 3. Có những loại bức xạ ion hóa nào ? .................................................... 8 4. Nguồn gốc bức xạ ion hóa ................................................................... 9 PHẦN III. NGUYÊN TẮC, BIỆN PHÁP BẢO VỆ TRƯỚC SỰ CỐ BỨC XẠ, HẠT NHÂN ....................................................................................... 10 1. Nguyên tắc chung .............................................................................. 10 2. Các hành động ban đầu ...................................................................... 10 3. Các biện pháp phòng ngừa sự cố bức xạ hạt nhân............................. 11 3.1. Biện pháp về nhân sự.................................................................. 12 3.2. Biện pháp hành chính ................................................................. 13 3.3. Biện pháp kỹ thuật ...................................................................... 13 4. Khuyến cáo về khoanh vùng an toàn cho sự cố bức xạ, hạt nhân ..... 13 MỤC LỤC ................................................................................................. 15 15
  15. SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ HẠT NHÂN1 (Đối với tổ chức và công dân) --------------- CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN TS. Trần Quang Tuấn Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG Nguyễn Mai Ngọc Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng BAN BIÊN TẬP TS. Trần Quang Tuấn - Giám đốc Sở PGS.TS Nguyễn Thị Hiên - Phó Giám đốc Sở ThS. Phạm Thị Sen Quỳnh - Phó Giám đốc Sở Nguyễn Mai Ngọc - TP. Phòng Quản lý Chuyên ngành Phạm Danh Cường - PTP. Phòng Quản lý Chuyên ngành 1 In 500 cuốn, khổ 14,5 x x20,5cm. In Quý IV năm 2021. Tài liệu lưu hành nội bộ. 16
  16. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2