Phần lưii<br />
BỆNH NỘI KHOA VÀ NHIÊM<br />
<br />
độc<br />
<br />
BỆNH VIÊM PHỔI<br />
<br />
I. PHÂN BỐ<br />
<br />
Bệnh viêm phổi xảy ra phổ biến ở bò nuôi tập trung, cũng<br />
như nuôi gia đình ở hầu hết các nước trên thế giới. Bệnh thường<br />
.phát sinh khi thời tiết thay đổi từ ấm áp sang lạnh. Bê non dưới 1<br />
năm tuổi mắc bệnh với tỷ lệ cao và nặng hon ở bò trưởng thành<br />
(Leroy G. Bicht, 1988).<br />
ở nước ta, bệnh viêm phổi của bê non thấy nhiều trong các<br />
cơ sở nuôi bò sữa trong thời gian từ mùa thu chuyển sang mùa<br />
đông hoặc trong thời tiết lạnh ẩm của đầu mùa xuân.<br />
II. NGUYÊN NHÂN<br />
<br />
1. Do vi khuẩn<br />
Vi khuẩn tụ huyết trùng Pasteurella pneumonia, vi khuẩn<br />
liên cầu Streptococcus hemolitica, phế cầu Streptococcus<br />
pneumonia, tụ cầu Staphylococcus aureus, Klebsiella sp.,<br />
Haemophilus pleuropneumoniae. Những vi khuẩn này có thể<br />
đon độc hoặc phối họp gây bệnh viêm phổi cho bò.<br />
<br />
118<br />
<br />
2. Do ký sinh trùng<br />
<br />
Giun phôi Dictyocaulus viviparus là nguyên nhân quan<br />
trọng gây viêm phổi bò. Ngoài ra, ấu trùng giun đũa Toxocara<br />
vitulorum trong quá trình di hành lên phổi cũng gây tổn thương<br />
và viêm phổi.<br />
3. Do nấm độc<br />
<br />
Các loài nấm Aspergillus íumigatus, Candida labrata,<br />
Cryptococcus neoíormans cũng gặp trong nhiều trường họp<br />
viêm phổi ở bò, nhất là bê non (David H. Ellis, 1994).<br />
Những nguyên nhân quan trọng trên thường phối họp gây<br />
bệnh nhưng quan trọng và phổ biến hơn là nhóm vi khuẩn gây<br />
bệnh đường hô hấp.<br />
III. ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ VÀ LÂM SÀNG<br />
1. Đặc điểm bệnh lý<br />
<br />
Các vi sinh vật gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn và nấm thường<br />
xâm nhập qua đường hô hấp của bò do hít thở không khí ô<br />
nhiễm có mang mầm bệnh.<br />
Các ký sính trùng như: ấu trùng giun đũa, giun phổi thường<br />
vào cơ thể qua đường tiêu hoá (ăn uống), xâm nhập vào máu, rồi<br />
di hành lên phổi súc vật. Nhưng ký sinh trùng chỉ là nguyên<br />
nhân gây tổn thương cơ giói (nguyên nhân tiền phát), tạo* điều<br />
kiện cho nhiễm khuẩn thứ phát (Cuningham, 1982).<br />
Súc vật chỉ phát bệnh trong trường họp gặp các điều kiện<br />
ngoại cảnh không thuận lợi (Stress), sức đề kháng giảm thấp.<br />
119<br />
<br />
Bình thường, người ta vẫn phân lập được vi khuẩn gây bệnh<br />
trong bộ mấy hô hấp của bò như: virut Adeno, Mycoplasma, vi<br />
khuẩn:<br />
Pasteurella pneumonia,<br />
Streptococcus íaecalis,<br />
Staphylococcus aureus... Nhưng chúng chỉ gây bệnh cho bò,<br />
nhất là bê non khi thời tiết chuyển lạnh, thức ăn thiếu và chăm<br />
sóc nuôi dưỡng kém, làm cho súc vật gầy còm, giảm sức đề<br />
kháng (Manninge, 1982).<br />
Các vi sinh vật gây bệnh phát triển và phá hoại tổ chức niêm<br />
mạc mũi, phế quản và mô phổi, các phế nang. Tụ cầu<br />
Staphylococcus hemolitica... dễ dàng xâm nhập vào máu qua<br />
các tổn thưong ở phổi, gây nhiễm trùng huyét (Septicemia).<br />
2. Triệu chứng lâm sàng<br />
<br />
Súc vật bệnh có thời gian nung bệnh dài ngắn khác nhau do<br />
từng nguyên nhân. Nhưng thòi gian này có thể từ 3-7 ngày. Sau<br />
thời gian nung bệnh, vật bệnh thể hiện các dấu hiệu lâm sàng<br />
đặc trưng:<br />
- Con vật mệt mỏi, ăn kém và sốt cao, thường 40-4l°c, sốt<br />
liên tục trong quá trình bệnh.<br />
- Sau đó, vật bệnh chảy nước mắt, nước mũi liên tục, và thở<br />
khó tăng dần. Bê non thê hiện nằm một chỗ, ngóc cổ thở mạnh,<br />
nhanh và khó khăn. Bệnh nặng sẽ xuất hiện chảy mủ từ mũi con<br />
vật. Vật bệnh ho khoạc từng con. Những ccm ho này xảy ra<br />
nhiều vào đêm khuya và sảng sớm.<br />
- Do tổn thưong phổi, việc tiếp nhận dưỡng khí khó khăn<br />
(thiếu dưỡng khí trong máu) nên mở các niêm mạc mắt, miệng<br />
của vật bệnh thấy đầu tiên đỏ sẫm, sung huyết, sau đó tím tái.<br />
120<br />
<br />
- Nhiều trường họp bê non có ỉa chảy kế phát, do vi khuẩn<br />
gây bệnh được nuốt theo dớt dãi và mủ xuống hệ thống tiêu hoá,<br />
tiếp tục gây viêm ruột cata. Trong các trường họp này, bê ỉa<br />
chảy nặng và chết nhanh, kết thúc 5-7 ngày.<br />
3. Bệnh tích<br />
<br />
Mô súc vật ốm hoặc chết, thấy niêm mạc mũi tụ huyết, xuất<br />
huyết, có dịch nhầy, niêm mạc phế quản tụ huyết. Các phế nang<br />
bị sưng, cắt ra trong có dịch và mủ. Màng phổi bị tụ huyết, có<br />
dịch vàng. Các trường hợp bệnh nặng, màng phổi dính vào<br />
xoang ngực. Hệ thống hạch lâm ba hầu và phổi sưng thũng và tụ<br />
huyết. Nếu súc vật có nhiễm trùng huyết thì máu đỏ sẫm và<br />
chậm đông.<br />
IV. DỊCH t I h ọ c<br />
1. Động vật cảm nhiễm<br />
<br />
Bệnh xảy ra ở bò, bò sữa các giống nhập nội, trâu và một số<br />
thú nhai lại khác như: dê, cừu, hưcm, nai... nhưng tỷ lệ bị bệnh ít<br />
hon ở bò.<br />
Bê non dưới 1 năm tuổi mẫn cảm và bị bệnh nặng hon ở bò<br />
trưởng thành. Khi bị bệnh, bê non bị chét tỷ lệ cao: 60-70% số bị<br />
bệnh. Bò trưởng thành qua thể bệnh cấp tính, chuyển thành mãn<br />
tính kéo dài hàng tháng.<br />
2. M ùa bệnh<br />
<br />
Bệnh xảy ra khi thời tiết thay đổi từ ấm áp sang lạnh ẩm.<br />
Mùa đông và đầu mùa xuân, bệnh thấy nhiều ở bê non, gây thiệt<br />
hại về kinh tế.<br />
121<br />
<br />
V. CHẨN ĐOÁN<br />
1. Chẩn đoán ỉâm sàng<br />
<br />
Căn cứ theo các dấu hiệu lâm sàng: sốt cao kéo dài, thở khó<br />
và ho của súc vật bệnh để chẩn đoán.<br />
2. Chẩn đoán vi sinh vật<br />
<br />
Nuôi cấy, phân lập vi khuẩn, nấm gây bệnh và virut từ bệnh<br />
phẩm của súc vật ốm.<br />
VI. ĐIỀU TRỊ<br />
<br />
Căn cứ vào các kết quả chẩn đoán nguyên nhân bệnh để xây<br />
dựng các phác đồ thích hợp điều trị cho súc vật bị bệnh. Có thể<br />
sử dụng các phác đồ sau:<br />
PHÁC Đ ồ 1<br />
Viêm phổi do nhiễm khuẩn<br />
<br />
- Thuốc điều trị: Phối họp kháng sinh và Sulíamid.<br />
+ Penicillin G hoặc Ampicillin dùng liều: 20.000 Ul/kg thể<br />
trọng/ngày.<br />
+ Kanamycin hoặc Streptomycin dùng liều 20mg/kg thể<br />
trọng/ngày.<br />
+ Sulfamerazin hoặc Sulfađimezin dùng liều 30-40mg/kg<br />
thể trọng/ngày.<br />
Dùng phối họp 3 loại thuốc liên tục 4-5 ngày.<br />
Kháng sinh tiêm, Sulíamid cho uống hoặc dùng dạng tiêm.<br />
- Thuốc chữa triệu chứng<br />
122<br />
<br />