intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay phụ huynh - Phần 17

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

83
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bậc cha mẹ thường tự hỏi nếu cho các cháu bé từ 3 đến 8 tuổi tiếp cận máy tính thì cần học những gì phù hợp với trí tuệ và độ tuổi của các em. Những câu hỏi mà chuyên gia thường gặp nhất về vấn đề này là: “Con tôi mới có 3 tuổi mà biết điều khiển chuột thành thạo rồi, cháu có phải là… thần đồng tin học hay không?” hay “Con tôi đã 5 tuổi mà chẳng thấy thích thú gì với máy tính. Nó có bị chậm phát triển không?”… Tất nhiên,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay phụ huynh - Phần 17

  1. Bé có phải thần đồng vi tính? Các bậc cha mẹ thường tự hỏi nếu cho các cháu bé từ 3 đến 8 tuổi tiếp cận máy tính thì cần học những gì phù hợp với trí tuệ và độ tuổi của các em. Những câu hỏi mà chuyên gia thường gặp nhất về vấn đề này là: “Con tôi mới có 3 tuổi mà biết điều khiển chuột thành thạo rồi, cháu có phải là… thần đồng tin học hay không?” hay “Con tôi đã 5 tuổi mà chẳng thấy thích thú gì với máy tính. Nó có bị chậm phát triển không?”… Tất nhiên, trẻ em luôn phát triển trí tuệ theo nhiều tốc độ khác nhau và theo nhiều phương cách khác nhau. Vì vậy, nếu con em của bạn không quan tâm gì đến chiếc máy tính trong nhà thì bạn cũng đừng nên lo ngại. Còn nếu bạn muốn biết những tiêu chuẩn để xác định trình độ “thần đồng tin học” của con em mình và cũng là những kỹ năng máy tính mà các em có thể dễ dàng tiếp thu trong độ tuổi từ 3 đến 8 thì xem phần dưới đây: Trẻ 3 tuổi - Biết nói chuyện và hát theo những nhân vật hoạt hình trong các chương trình máy tính - Biết dùng chuột để trỏ và nhấp - Biết khám phá ra những chỗ có thể nhấp chuột trên màn hình
  2. - Biết dùng chuột để vẽ các đường nét trong các chương trình đồ họa dành cho trẻ em - Nhớ được những vị trí mà chúng ưa thích trong các chương trình và luôn đòi quay lại những vị trí đó. Trẻ 4 tuổi - Biết khởi động chương trình từ màn hình desktop của máy tính - Biết tự tìm đường khám phá trong những chương trình đơn giản - Biết bấm chọn một đối tượng và kéo thả sang một vị trí khác trên màn hình - Biết chơi nhiều trò chơi đòi hỏi sự nhanh nhạy và xây dựng khái niệm như các trò chơi dạy chữ ABC, các chữ số và phân biệt các hình dạng - Biết tô màu trong các chương trình vẽ - Biết đặt đĩa CD vào trong ổ đĩa CD-ROM. Trẻ 5 tuổi - Biết khởi động máy tính - Biết sử dụng cách đăng nhập để chạy chương trình, chẳng hạn biết gõ tên mình trên bàn phím - Biết chơi các trò chơi đòi hỏi trí nhớ và kỹ năng giải quyết vấn đề
  3. - Biết sử dụng các phần mềm đồ họa đơn giản để làm thiệp mời, thiệp sinh nhật - Biết chức năng in của chương trình - Biết thoát ra khỏi chương trình sau khi đã hoàn tất. Trẻ 6 tuổi - Biết cách sử dụng các phím chức năng trên bàn phím như các phím mũi tên, Escape, phím cách,… - Biết chơi các trò chơi phát triển kỹ năng làm toán, tập đọc, kiến thức khoa học, địa lý… - Biết dùng phần mềm văn bản và các chương trình đồ họa đơn giản để viết một câu chuyện có hình vẽ minh họa - Biết tự trang trí màn hình nền – desktop - với những hình vẽ riêng của mình - Biết chơi những trò chơi đòi hỏi phải thay phiên với người khác - Biết lưu dữ liệu vào đĩa cứng - Biết tự tìm hiểu và khám phá qua các CD-ROM bách khoa dành cho trẻ em. Trẻ 7 tuổi - Biết viết và gửi email thăm hỏi người thân
  4. - Biết sử dụng internet để tìm kiếm thông tin liên quan đến việc học ở trường - Biết chơi những trò chơi đòi hỏi phải giải toán hay những câu đố logic - Biết quét (scan) hình ảnh với máy scanner - Biết làm và duy trì một nhật ký trong máy tính với minh họa kèm theo. Trẻ 8 tuổi - Biết bắt đầu tập gõ bàn phím bằng cả hai tay - Biết sử dụng các thực đơn trong chương trình để thay đổi font chữ - Biết dùng máy tính và internet để viết những báo cáo mà nhà trường yêu cầu - Biết sử dụng máy ảnh số - Biết chơi những trò chơi sử dụng các trình giả lập để xây dựng thành phố, nông trại - Biết tự cắm điện, cắm máy in, nối điện thoại vào modem và khởi động máy tính. Nếu con em bạn trong độ tuổi từ 3 đến 8 mà thành thạo được những kỹ năng tương đương với độ tuổi của chúng thì có thể xem các em là “thần đồng”. Nhưng đừng vội mừng vì cho trẻ em học sử dụng máy tính cũng là điều tốt để giúp chúng tiếp cận với những kỹ năng sẽ theo các em suốt đời từ khi đi học đến khi đi
  5. làm. Tuy vậy, nếu cho các em tiếp cận với máy tính quá sớm mà không có sự điều tiết cũng như sự giám sát của phụ huynh thì lại là điều không nên. Những động tác thường xuyên lập đi lập lại như gõ phím, di chuột cùng với tư thế ngồi không thoải mái sẽ khiến các em dễ bị đau nhức ở lưng, gáy, vai, cánh tay, cổ tay và đặc biệt là mắt. Số trẻ em dưới 12 tuổi dễ bị vẹo cột sống, cận thị nặng vì sử dụng máy tính quá mức đã lên tới mức báo động. Chính sự hấp dẫn của những chương trình sinh động, những trò chơi lôi cuốn là nguyên nhân khiến các em không muốn rời xa máy tính mặc dù thời gian ngồi trước máy đã vượt quá mức an toàn đối với các em. Do đó,việc dạy cho các em cách ngồi đúng, biết giữ gìn sức khỏe cũng không kém phần quan trọng việc dạy các em sử dụng máy tính. Và vai trò cũng như ý thức của phụ huynh trong việc này là quan trọng nhất.
  6. Bé và cô giáo cãi nhau Như thường lệ, chị Lệ, mẹ Tùng Quyên cho con ăn sáng rồi chuẩn bị cho con đi học nhưng hôm nay tự dưng Quyên cứ khóc và xin mẹ cho nghỉ học. Dỗ dành mãi chị mới biết Quyên nhất định không đến trường vì cho rằng "cô giáo không còn thương con nữa". Thì ra ngày hôm qua, anh Tiến, ba của Tùng Quyên đến đón con, anh và cô giáo có trao đổi với nhau về chuyện học phí, chuyện học hành, vui chơi của mấy đứa trẻ. Ðiều không bình thường ở đây là anh có hơi nóng nên nói chuyện với cô khá là to tiếng. Tùng Quyên đứng bên cạnh nghe thấy nên nghĩ là ba cãi nhau với cô giáo. Suy luận của cô bé 5 tuổi là: ba và cô cãi nhau vì thế cô sẽ không thương mình nữa, nên không chịu đến lớp học. Sau khi biết được nguyên nhân, mẹ Quyên giải thích cho bé hiểu không phải ba cãi nhau với cô mà là ba đang trao đổi với cô chuyện học hành của Quyên, cô vẫn thương Quyên... Nhưng nói cách gì thì cô bé cũng không chịu nghe, vẫn đòi nghỉ học. Cuối cùng vì đã trễ giờ nên chị Lệ đành cho con ở nhà. Tranh thủ buổi trưa rảnh rỗi, chị Lệ ghé trường trao đổi với cô và nhờ cô tới nhà giải thích để con bé yên tâm đi học tiếp. Chiều hôm đó cô ghé nhà giả vờ hỏi thăm bệnh của Tùng Quyên rồi cô tranh thủ ngồi nói chuyện với mẹ, có Quyên ngồi bên: - Hôm qua anh Tiến đến đón cháu, em có trao đổi với anh một số việc ở trường. Vì là giờ về nên trường rất ồn ào, nên em và bố cháu phải nói thật to mới nghe được.
  7. Rồi cô quay sang nói với Quyên: - Chúc con mau khỏe để mai đi học, cô và các bạn rất thương con, các bạn đang chờ con đi học lại đó. Tùng Quyên gật đầu vui vẻ, nói với cô là mai sẽ đi học, cô bé tỏ ra rất sung sướng vì biết cô giáo vẫn thương mình. Anh Tiến quả thật không ngờ là "con bé mới tí tuổi đầu mà nhạy cảm đến như vậy". Và anh tự nhủ rằng phải cẩn thận trong cách giao tiếp trước mặt con trẻ. Nhưng khi anh kể lại chuyện này cho hai anh bạn đồng nghiệp làm chung phòng, thật bất ngờ cả hai đều cho rằng vợ chồng anh khéo bày trò, là "chuyện bé xé to". Chung quy chỉ tại con bé lâu lâu giở chứng làm biếng đi học rồi đổ thừa này nọ chứ mới ngần ấy tuổi đầu làm gì có kiểu suy luận cô giáo và ba cãi nhau thì mình sẽ không được cô giáo thương nữa. Theo họ, cách giải quyết tốt nhất là cho con nhỏ nghỉ học một ngày, hôm sau đưa đến trường là xong. Mọi chuyện lại đâu vào đó. Lời khuyên Tuổi mẫu giáo là lứa tuổi trẻ đang học ăn, học nói và học làm người lớn. Qua tấm gương của người lớn, trẻ lĩnh hội những chuẩn mực đạo đức và quy tắc hành vi, mà những điều này cứ như mưa dầm thấm lâu vào trẻ. Trong giao tiếp hàng ngày, trẻ lĩnh hội được cách ứng xử của người lớn với nhau để rồi chúng lại ứng xử giống như những gì đã tiếp nhận. Nhưng thực tế thì không phải người lớn lúc nào
  8. cũng đúng, cũng là chuẩn mực để trẻ noi theo, quan trọng là người lớn phải nhận ra cái sai của mình và biết mạnh dạn sửa sai. Trong tình huống này, chị Lệ và cô giáo đã đưa ra một cách giải quyết khá đúng đắn. Ðiều này đã giúp cho bé Tùng Quyên đi từ sự sợ hãi đến tin tưởng vào mối quan hệ tốt đẹp giữa cô giáo với ba mẹ, giữa cô giáo với học sinh - cụ thể là Tùng Quyên. Người lớn cần phải nhìn nhận các mối quan hệ đó bằng đôi mắt của trẻ thơ để không làm trẻ thất vọng. TS Quốc Minh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2