intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay phụ huynh - Phần 8

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

79
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cha mẹ không nên dạy con học quá sớm, bỏ qua lỗi lầm hay dùng biện pháp đòn roi đối với con. Đặc biệt, cần tránh không nuông chiều quá mức và nói dối trẻ. 1. Không nuông chiều con quá mức. Nếu bố mẹ cho con ăn uống luôn mồm, cho tiền tiêu vặt thoải mái, đáp ứng ngay mọi yêu cầu sẽ làm cho chúng quen lối sống hưởng thụ, không chịu học tập, lao động. Sau này, nếu có bất kỳ khó khăn nào xảy ra, trẻ rất dễ phạm pháp. 2. Tránh dùng lời giả...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay phụ huynh - Phần 8

  1. 5 điều nên biết khi dạy con Cha mẹ không nên dạy con học quá sớm, bỏ qua lỗi lầm hay dùng biện pháp đòn roi đối với con. Đặc biệt, cần tránh không nuông chiều quá mức và nói dối trẻ. 1. Không nuông chiều con quá mức. Nếu bố mẹ cho con ăn uống luôn mồm, cho tiền tiêu vặt thoải mái, đáp ứng ngay mọi yêu cầu sẽ làm cho chúng quen lối sống hưởng thụ, không chịu học tập, lao động. Sau này, nếu có bất kỳ khó khăn nào xảy ra, trẻ rất dễ phạm pháp. 2. Tránh dùng lời giả dối để dỗ dành con. Một số người thường dỗ con bằng những lời lẽ không đúng sự thật khi chúng quấy nhiễu. Lâu dần, trẻ sẽ mất niềm tin đối với bố mẹ, hay hoài nghi, không tin tưởng những người xung quanh. Thậm chí trẻ còn nhiễm tính nói dối. 3. Không nên bỏ qua lỗi lầm của con. Khi con cái làm bất cứ việc gì sai trái, bố mẹ biết nhưng lại biện hộ “nó còn nhỏ chưa biết gì”, hay “nó không cố ý làm như vậy” thì rất nguy hiểm. Bởi vì nếu nhiều lần như vậy, bọn trẻ sẽ nghĩ chúng được bố mẹ hậu thuẫn, có thể làm bất cứ việc gì ngay cả những việc xấu. 4. Tuyệt đối không dùng đòn roi để dạy con. Có một số người thay vì dùng lý lẽ thuyết phục con, họ chửi mắng, dùng roi vọt, thậm chí đuổi con đi. Họ cho rằng, không đánh con thì nó không tiến bộ được. Song thực tế thì không phải như vậy.
  2. Trẻ sẽ càng hận thù cha mẹ, sẽ tìm sự an ủi ngoài xã hội và như thế nguy hiểm hơn nhiều. 5. Dạy trẻ học toán quá sớm cũng không tốt. Cha mẹ không căn cứ vào khả năng tiếp thu của con, cố ép con học tính hay nhận biết con chữ quá sớm sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi vì phải chịu áp lực lớn. Nếu kéo dài như vậy, trẻ sẽ nảy sinh tâm lý sợ sệt, chán học và ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Nguồn: Internet 6 cách dạy trẻ nói dối Không ai trong chúng ta mà không trải qua những tình huống mà ta phải nói dối, nhưng việc làm đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bọn trẻ? Gia đình bạn ghé thăm người dì, trong khi ngồi uống trà và chuyện gẫu thì người dì mang bánh xèo lên mời. Thật sự thì bạn chẳng muốn ăn tí nào, bạn vốn ghét bánh xèo và bé cũng biết điều đó, thế nhưng bạn cứ tấm tắc khen: “Dì làm bánh ngon quá, dì khéo tay thật, cái gì cũng biết làm!” Ðứa bé khó hiểu, khẽ giật tay bạn: “Mẹ ơi, mẹ đâu có thích...” là bạn đã tiếp câu chuyện của mình để không cho bé cơ hội lên tiếng nữa. Vậy thì làm cách nào để dạy cho bọn trẻ hiểu đâu là lời nói dối không có hại và nói dối không tốt. Sau đây là một vài lời khuyên:
  3. Những lời nói dối nhỏ Chúng ta đều nói dối khi cần thiết nếu điều ấy không làm ai tổn thương nhưng sự khác biệt đâu là lời nói dối chấp nhận được và đâu là lời nói dối bị cấm đoán thì quá ư là khó hiểu đối với bọn trẻ. Nếu buộc phải nói dối trong một tình huống nào đó có mặt của bọn trẻ thì điều cần thiết là phải giải thích cho chúng hiểu ngay sau đó. Trở lại trường hợp nêu trên thì bạn có thể giải thích với trẻ như sau: “Bà dì tốn rất nhiều công sức để làm bánh, bà rất quý chúng ta mới mời chúng ta ăn bánh. Nếu mẹ từ chối, bà dì sẽ rất buồn và sẽ nghĩ rằng chúng ta từ chối vì bà làm bánh không ngon. Con biết không, thỉnh thoảng, có những lúc chúng ta buộc phải nói dối để tránh làm cho người khác buồn. Nhưng con phải luôn ghi nhớ rằng nói dối để làm hại người khác hay vì quyền lơi của mình là không tốt.” Cách giải thích như vậy sẽ giúp bé phân biệt “lời nói dối nho nhỏ” và “nói dối không được cho phép”. Ðe dọa “Nếu con còn làm như vậy nữa thì không được bước chân ra khỏi phòng!” Có bao giờ bạn tự hỏi mình đã hét câu đó bao nhiêu lần rồi nhỉ và mình thực hiện được bao nhiêu lần? Chắc hẳn bạn sẽ giật mình khi thấy rằng không phải lúc nào mình cũng làm gương cho trẻ trong việc thực hiện lời nói của mình.
  4. Nếu bạn không có ý định thực hiện hình phạt như lời đe dọa thì không nên nói, dù chỉ là lời đe dọa không nghiêm trọng lắm. “Trẻ cần phải hiểu luật đã đưa ra thì nhất định phải được tuân theo. Chúng cảm thấy an toàn khi giới hạn được đưa ra. Khi cảm nhận điều đó, chúng sẽ tự tin hơn để khàm phá thế giới chung quanh và phát triển tốt”. Bạn cũng cần phải tin vào chính bản thân mình và hãy giữ lấy lời. Thú tội Trong khi chạy xe vào chỗ giữ xe, bạn vô ý đụng phải chiếc xe bên cạnh, làm gãy cái kính chiếu hậu nhưng không ai thấy cả. Nếu bạn không mở miệng thì chẳng ai biết cả. Nhưng bạn cảm thấy áy náy vì không ai nhưng trừ một người chứng kiến từ đầu đến cuối, lương tâm bé bỏng đang ngồi ở phía sau. Nếu bạn đào tẩu thì sau này đừng trông mong sẽ nghe được câu trả lời cho câu hỏi “Ai vẽ bẩn lên tường thế này?” Trung thực là phương pháp tốt nhất để dạy trẻ trung thực. Việc làm gương cho trẻ rất quan trọng. Một trong những vấn đề khi làm cha mẹ là chỉ nên làm nhiều chứ không nên nói nhiều. Nói dối về cái chết Con chó yêu quý bệnh chết. Ðể tránh cho bé nước mắt ngắn nước mắt dài bạn nói dối là bạn đã cho người bạn mượn để nó giữ nhà. Lời nói này chỉ có tác dụng nhất thời và chẳng mấy chốc bạn lại phải đối đầu với sự việc này nữa. “Trẻ cũng biết suy đoán nên bạn sẽ chẳng nói dối mãi được. Nếu bạn cố tránh cho con nỗi buồn,
  5. không muốn nói về cái chết thì cách giải thích loanh quanh của bạn chỉ làm cho trẻ đoán mò và cảm thấy sợ hãi hoặc lo lắng mơ hồ mà chúng không giải thích được. Khi cha của chị Hiền chết vì bệnh ung thư, chị nói với con mình rằng ông ngoại sẽ đi đến một nơi rất xa và mình không thể đến thăm ông như trước nữa. “Tôi cứ nghĩ không nói đến nỗi đau đó thì tốt hơn cho bé nhưng sau đó tôi nghe bé nói với một người bạn của mình rằng ông ngoại của nó mắc phải một căn bệnh truyền nhiễm nên chúng tôi không thể đến thăm ông được.” “Có lẽ con bé đã vô tình nghe được những thông tin đó lúc người lớn nói chuyện với nhau. Bé chỉ nghe loáng thoáng, tiếng được, tiếng mất và có những điều nó không thể hiểu được và thế là nó tự rút ra kết luận không đúng với sự thật. Nhưng tôi cũng không thể sửa lại lời nói của nó vì như vậy tôi đã thừa nhận tôi đã nói dối. Nếu được làm lại từ đầu tôi sẽ nói cho bé nghe sự thật, cố gằng đơn giản hóa sự chết chóc để không làm bé sợ hãi và đau lòng nhưng bé có thể hiểu được sự thật.” Thật khó giải thích cho bọn trẻ hiểu thế nào là cái chết. Chúng chỉ hiểu rằng mọi vật luôn tồn tại mặc dù ta không thấy nó, vì vậy sự mất mát hoặc không gặp được người thân nữa là điều chúng không thể nào hiểu nổi. “Qua đời có nghĩa là khi cơ thể của người đó không làm việc được nữa”, giải thích càng đơn giản càng tốt và chắc rằng trẻ không sợ hãi khi nghe về điều đó. Nói về cái chết rất khó nhưng đừng giấu trẻ, nó sẽ cảm thấy bị phản bội khi nó hiểu ra được sự thật.
  6. Bịa đặt lý do Bạn không muốn đến nhà giúp người bạn tổ chức tiệc nên bạn viện ra lý do là bạn đã có hẹn. Trẻ tiếp thu thông tin rất nhanh nên khi bé khám phá ra bạn đã nói dối, nó sẽ bắt chước. Hãy cố gắng giải quyết tình huống mà không cần phải viện ra bất cứ lý do nào. Nếu không tìm được cách và quyết định nói dối thì bạn phải chắc rằng trẻ không luẩn quẩn đâu đó và có thể nghe được. Ðừng nghĩ là nó không hiểu những gì bạn nói. Nếu có lỡ bị lật tẩy thì đành phải đánh bài ngửa vậy. Giải thích rõ lý do vì sao bạn phải làm như thế nhưng lý do đưa ra phải hợp lý và thuyết phục. Kích động sự tưởng tượng Ðọc truyện cổ tích cho bé có hiệu quả không? Bạn nghĩ gì khi trẻ kể cho bạn nghe rằng khi nó đến nhà bà chơi, nó đã cưỡi trên một con ngựa trắng và bay đến tòa lâu đài của cô bé lọ lem để đánh nhau với lụ yêu tinh? Bạn nên hiểu đây chỉ là sự tưởng tượng chứ không phải là nói dối. Ðừng tức giận mà nên thoải mái ngồi thưởng thức câu chuyện của bé. Trẻ nhỏ thường hay lẫn lộn giữa thực tế và thế giới trong tưởng tượng, đó cũng là lý do tại sao trẻ thường nói “Con ước gì…” chứ không nói “Con đã làm…”. Chúng lấy những sự kiện có thực từ trong chuyện kể và dần dần sẽ học được cách phân biệt.
  7. Nếu con của bạn cứ sống mãi trong thế giới tưởng tượng và thêu dệt bao nhiêu là chuyện, đó là vì bé không thể phân biệt được sự thật và tưởng tượng, lúc này cần phải can thiệp, nhấn mạnh cho bé hiểu đó chỉ là những câu chuyện tưởng tượng mà thôi bằng cách nhắc khéo “Con kể chuyện vui lắm!” và hướng bé về những câu chuyện có thực. Ông già Noel Năm nào cũng có lễ giáng sinh, vì vậy, bạn hãy chuẩn bị sẵn câu trả lời cho câu hỏi “Có ông già Noel thật không?” Chỉ có bạn mới có thể biết hiểu được con bạn ra sao để quyết định cho câu trả lời của mình, đừng bỏ qua chi tiết về tuổi của bé. Nếu bé đặt câu hỏi trực tiếp như vậy thì chỉ còn cách trả lời thật: “Ông không có thật mặc dù rất nhiều trẻ tin rằng ông già Noel là hiện hữu và những món quà ông mang đến tặng cũng là thật. Ðó chỉ là một trò chơi để tạo lòng tin cho trẻ con và trao nhận quà cũng là một phần nghi thức của lễ giáng sinh." Những điều không nên/nên nói - Mẹ được quyền nói dối vì mẹ là người lớn. Con thì phải luôn nói thật/Bà sẽ giận nếu mẹ nói là mẹ không thích quà sinh nhật bà đã tặng mẹ. -Mẹ sẽ nói với bố là xe bị hư, nếu không bố sẽ nổi giận nếu biết rằng mẹ quên không đến lấy cái máy bố đưa cho người ta sửa/Mẹ đã hứa lấy đồ cho bố nhưng mẹ quên mất. Thôi đành phải xin lỗi bố vậy.
  8. - Nếu con còn hư nữa thì không được xem tivi” (trừ phi bạn sẽ thực hiện điều này)/Nếu con cứ tiếp tục vi phạm mặc dù mẹ đã nhắc nhở nhiều lần thì con không được xem tivi nữa. - Lucky nhà mình đã về quê để trông chừng nhà cho bác ba/Lucky đã chết vì nó quá già và cơ thể của nó không hoạt động được nữa. - Thật là hài hước (hoặc) con làm được như vậy sao?/Con nghĩ ra một câu chuyện rất hay. Tiếp theo là gì nữa vậy?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2