intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sống ảo trên mạng xã hội của giới trẻ Việt

Chia sẻ: Ngũ Nguyệt Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

66
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu trình bày các trang mạng xã hội đã kéo họ rời xa thực tế đến với một cuộc sống mới mang tên "Sống ảo". Sống ảo đang là một trào lưu rất phổ biến của giới trẻ, họ tạo niềm vui bằng những việc làm rất xa rời thực tế. Tất cả mọi người đều hùa theo và tạo ra một thế giới đầy sự phức tạp, hỗn loạn. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sống ảo trên mạng xã hội của giới trẻ Việt

  1. SỐNG ẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA GIỚI TRẺ VIỆT Đặng Thị Ng c Ánh Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Lê Quang Hùng TÓM TẮT Với sự bùng nổ của internet, đặc biệt là các trang mạng xã hội đã có những tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành vi của giới trẻ ngày nay. Các trang mạng xã hội đã kéo họ rời xa thực tế đến với một cuộc sống mới mang tên ‚Sống ảo‛. Sống ảo đang là một trào lưu rất phổ biến của giới trẻ, họ tạo niềm vui bằng những việc làm rất xa rời thực tế. Tất cả mọi người đều hùa theo và tạo ra một thế giới đầy sự phức tạp, hỗn loạn. Chính vì thế vấn đề cấp thiết nhất bây giờ là cần đề ra những giải pháp hiệu quả nhằm đưa giới trẻ trở về đúng cuộc sống thực tại. Từ khóa: Sống ảo, mạng xã hội, giới trẻ Việt Nam. ABSTRACT With the explosion of the internet, especially social networking sites, there has been a strong impact on the minds and behaviors of youth Vietnam. Social networking sites have pulled them away from reality to a new life called "Virtual Life". Virtual life is a very popular trend of young people, they create joy by doing things very far from reality. Everyone follows and creates a world full of complexity and chaos. Therefore, the most urgent problem is the need to propose effective solutions to bring young people back to true life. Keywords: Virtual life, social network, youth Vietnam. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Với sự phát triển của các trang mạng xã hội thì việc bắt kịp xu hướng hay chạy theo những trào lưu một cách nhanh chóng là điều rất bình thường. Tuy nhiên, vì quá lạm dụng mạng xã hội nên một bộ phận giới trẻ đang sống lệch lạc, bị biến chất về cả tinh thần lẫn hành vi. Thực trạng ngày nay đã cho thấy cuộc sống của các bạn trẻ đang bị đe dọa bởi những giá trị ảo và hậụ quả thì chắc chắn sẽ rất khôn lường. Vậy thực trạng này đang diễn ra như thế nào? Vấn đề này xuất hiện từ bao giờ và do đâu mà ra? Hậu quả của việc sống ảo là như thế nào? Và cần có những biện pháp gì để giúp họ trở về cuộc sống thực của mình. 2 NỘI DUNG 2.1 Thực trạng sống ảo hiện nay 2.1.1 Điện thoại là vật bất ly thân ‚Báo cáo Digital 2019: Global Internet Use Accelerates mới nhất do We Are Social và Hootsuite thực hiện đã chỉ ra rất nhiều con số về việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số của người Việt Nam. Có 97% 2246
  2. người Việt Nam sử dụng điện thoại di động, 72% có smartphone, 43% có laptop hoặc máy tính để bàn, 13% có máy tính bảng. Trung bình mỗi người Việt dành 6 giờ 42 phút để sử dụng Internet, 2 giờ 32 phút dùng mạng xã hội, 2 giờ 31 phút để xem TV. Có 94% người Việt dùng Internet hằng ngày và 6% còn lại thì sử dụng ít nhất 1 lần/tuần. Việt Nam có 62 triệu người thường xuyên sử dụng mạng xã hội, chiếm 64% dân số. Độ tuổi sử dụng mạng xã hội nhiều nhất là từ 25-34 tuổi, tiếp theo là nhóm từ 18-24 tuổi. Trung bình mỗi người dùng Internet có tới hơn 10 tài khoản mạng xã hội, 45% sử dụng mạng xã hội trong công việc, 99% người dùng Internet sẽ xem các video trên mạng, 55% thì có xem TV trực tuyến, 53% có chơi game và 32% xem livestream các streamer chơi game. Có 3 trang web được truy cập nhiều nhất ở Việt Nam là Google, Facebook và Youtube.‛ [1] Từ những số liệu đó, chúng ta thấy rằng giới trẻ Việt lúc nào cũng dán mắt vào chiếc smartphone và xem đó là vật không thể thiếu. Và thời gian mà họ sử dụng internet và các trang mạng xã hội là rất đáng báo động. Những tờ báo, quyển sách hay các trò chơi truyền thống đang dần bị triệt tiêu và được thay thế bằng những trang báo mạng tràn lan, các ứng dụng trò chơi,… Ở đó có những thông tin, hình ảnh không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi gây nên những ảnh hưởng đến tâm lý và dẫn đến những hành vi phản cảm với xã hội. Thực tế cho thấy giới trẻ đang có quá nhiều thời gian chết trong ngày. Thời gian rảnh của họ thay vì tập thể dục, chơi thể thao hay đọc một quyển sách thì chiếc smartphone lại là một lựa chọn hàng đầu của họ. Họ có thể lướt web, chat chit cả ngày trên mạng xã hội mà không biết chán tới nỗi quên ăn quên ngủ. Thậm chí có nhiều người vì quá mải mê với chiếc điện thoại mà xảy ra những tai nạn rất đáng tiếc. 2.1.2 Cuồng lượt like, follow Trước đây, muốn được nổi tiếng thì phải là những người xinh đẹp và có tài năng. ‚Nhưng giờ đây mức độ nổi tiếng của một người được phản ánh bằng lượt like và follow mà họ có được trên các trang mạng xã hội.‛[2] Vào thời gian rảnh, không biết làm gì thì họ sẽ chụp hình. Sau đó, đầu tư một khoảng thời gian để chỉnh sửa cho bức hình trở nên ảo nhất, lung linh nhất để đăng lên mạng xã hội nhằm câu like. Trước một vẻ đẹp thì tất nhiên mọi người sẽ like và follow người đã có tấm hình đó và thế là được nhiều người biết đến. ‚Thậm chí nhiều người còn lên lịch trình đăng status.‛ 6h ngủ dậy, 6h30 đi học, 12h ngủ trưa, 13h đang rảnh ai có nhu cầu inbox không?, 15h đang học bài,… Điều đó thật kinh khủng và nhiều người sẽ cảm thấy rất phiền. Để được nổi tiếng, nhiều người còn sẵn sàng tạo sacandal bằng những phát ngôn hay hành động không chuẩn mực để thu hút sự chú ý của cộng đồng. Đáng sợ hơn, có một bộ phận giới trẻ ăn like và follow để sống. Nếu lượt like và follow không nhiều thì họ sẽ bị ảnh hưởng đến tâm lý dẫn đến những hành động ngu ngốc. 2.1.3 Sống khác với bản thân Một thực tế cho thấy rằng những người sống ảo rất thích khoe bản thân mình lên mạng xã hội và chạy theo những thị hiếu của cộng đồng mạng. Cà phê sang chảnh, áo quần lung linh,… mặc dù điều kiện của bản thân không cho phép. Đặc biệt, nhiều người trên mạng xã hội là người rất vui vẻ, phóng khoáng, ‚chém gió‛ thì không ai bằng nhưng ra ngoài đời thực thì thu mình, chẳng nói một lời. Nhiều mối quan hệ tình cảm xuất phát từ những bức hình trên mạng xã hội rất nhanh chóng bị dập tắt vì ngoài đời thực đối phương không giống như trong hình. Việc sống ảo lúc nào cũng cho 2247
  3. bản thân họ thấy họ là người đẹp nhất, hoàn hảo nhất nên khi nhận được những lời chê bai ở ngoài đời thực thì họ cảm thấy bị tổn thương rất nặng nề. 2.1.4 Thờ ơ với hiện thực Thời gian của họ, họ dồn vào thế giới ảo nên đã đánh mất đi những mối quan hệ xung quanh.Sẽ chẳng bao giờ thấy họ có thời gian rảnh đề dành cho bạn bè hay người thân trong khi đó lúc nào cũng thấy họ dính lấy chiếc smartphone hay lap top không rời. Cứ như thế những mối quan hệ bạn bè ngày càng ít đi, mối quan hệ với người thân cũng không được trọn vẹn như trước nữa. Và điều đáng sợ hơn đó chính là sự vô cảm của họ. Lúc nào cũng lên mạng xã hội bảo yêu thương bố mẹ nhưng chẳng thấy gọi về hỏi thăm hay về thăm nhà. Gặp những mảnh đời bất hạnh thì không giúp đỡ nhưng lại lên mạng xã hội đăng status thương cảm họ. Giới trẻ đang ngày càng biến chất, họ sống cùng những giá trị vô hình mà họ tạo ra được trên các trang mạng xã hội và dần đánh mất đi những giá trị thực tại. 2.2 Nguyên nhân 2.2.1 Bản thân Giới trẻ ngày nay sống ảo với mục đích là được nhiều người biết đến, được nổi tiếng và nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Họ còn non nớt và thiếu hiểu biết về cách dùng mạng xã hội đúng cách và hệ lụy của việc sống ảo. Thiếu định hướng về sống đẹp và giá trị con người. Không biết tạo niềm vui cho mình trong cuộc sống hằng ngày. 2.2.2 Gia đ nh Gia đ nh họ thiếu hiểu biết về mạng xã hội, cách dùng mạng xã hội hiệu quả và hệ lụy của việc sống ảo trên mạng xã hội. Các bậc phụ huynh ít quan tâm đến đời sống cá nhân của con cái mình và không nắm bắt được tâm lý của chúng. Các bậc cha mẹ đã để cho con cái họ tiếp xúc mạng xã hội từ lúc còn bé, cứ nghĩ vô hại nhưng hệ lụy là điều họ không nắm bắt được. Cách sống của cha mẹ cũng là điều ảnh hưởng đến cách sống của con cái. 2.2.3 Xã hội Hiện tượng sống ảo đã trở thành một trào lưu phổ biến. Mặc dù, tất cả mọi người đều biết nhưng chẳng mấy ai quan tâm đến việc người khác sống ảo hay sống thật như thế nào. Thêm vào đó, xã hội chưa có những sự quan tâm sát sao đến môi trường sống của giới trẻ bây giờ. 2.3 Hậu quả 2.3.1 Bản thân Việc sống ảo từ một trào lưu đang dần trở thành một vấn nạn rất đáng báo động. Giới trẻ có thể sẽ bị ảnh hưởng đến tâm lý dẫn đến những hành vi sai lệch. Tùy vào mức độ sống ảo của mỗi người mà giới trẻ có thể bị trầm cảm, không tiếp xúc được với mọi người xung quanh và mất đi khả năng giao tiếp bên ngoài cuộc sống thực. Đặc biệt, khi họ đang là những cô cậu học sinh, sinh viên thì việc học tập sa sút là điều không thể tránh khỏi. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống bây giờ mà tương lai của giới trẻ sau này cũng có thể bị phá hủy. 2248
  4. 2.3.2 Xã hội Hằng ngày chỉ chăm chăm vào chiếc điện thoại và đắm chìm trong thế giới ảo. Giới trẻ ngày nay vẫn chưa nhận ra rằng thế giới thực đã bị lấn át bởi một thế giới với những giá trị không bao giờ là thật. Con người sống với nhau bằng những lời khen, chê trên các trang mạng xã hội dần dần con người bị biến chất. Và cũng ở thế giới đó những ‚anh hùng bàn phím‛ được sinh ra. Chính những con người đó đã giết chết bao nhiêu tâm hồn, tạo nên một thế giới đầy hỗn loạn. 2.4 Biện pháp 2.4.1 Bản thân ‚Giới trẻ nên học cách nhận thức được mặt tiêu cực và tích cực của sử dụng mạng xã hội đối với đời sống. Bên cạnh đó, giới trẻ ngày nay nên dành nhiều thời gian để trò chuyện với gia đ nh, bạn bè và những người xung quanh nhiều hơn.‛ [3] Đặc biệt, họ phải biết sống thật với bản thân, nhận rõ được ưu điểm, nhược điểm của mình và chấp nhận sống đúng với những gì bản thân có. Họ cũng phải nhận thức được thế giới thực ngoài kia luôn tươi đẹp biết bao và hãy tự tạo niềm vui từ những điều nhỏ nhất. Mỗi ngày, bản thân mình nên lập kế hoạch chi tiết những việc cần làm và tập trung hoàn thành nó một cách tốt nhất để tránh tạo ra quá nhiều thời gian chết trong ngày. 2.4.2 Gia đ nh ‚Các bậc phụ huynh nên quan tâm đến đời sống các nhân của con nhiều hơn. Hãy tâm sự, lắng nghe nỗi lòng của chúng. Tổ chức những buổi sum họp, gặp mặt để mọi người được vui vẻ bên nhau.‛ [4] Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng nên nhận thức được những mặt tích cực và tiêu cực khi sử dụng mạng xã hội. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ đừng nên cho con tiếp xúc với những chiếc smartphone và mạng xã hội quá sớm. Hãy tạo dựng một gia đ nh có nếp sống văn hóa, tạo cho con cái những thói quen lành mạnh và bồi dưỡng cho chúng một tâm hồn đẹp ngay từ lúc nhỏ. Hãy dạy chúng cách tìm thấy niềm vui từ những điều nhỏ bé xung quanh mình. 2.4.3 Xã hội ‚Thường xuyên tổ chức những buổi tọa đàm, hội thảo về việc sống ảo, sống thật và cách sử dụng mạng xã hội đúng cách, những ảnh hưởng của nó đến tâm lý và hành vi của con người. Chính quyền nên tạo nhiều sân chơi lành mạnh hơn nữa cho giới trẻ thỏa sức với niềm đam mê và sáng tạo của m nh.‛[5] Chính quyền nên có những biện pháp mạnh để ngăn chặn những hành vi thiếu văn hóa, gây phản cảm cho cộng đồng. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên lan tỏa những hành động đẹp, những việc làm tốt trong cuộc sống đến với tất cả mọi người. Luôn tạo nguồn cảm hứng, động lực để khơi dậy bản chất tốt đẹp trong mỗi con người giúp họ tìm thấy được hạnh phúc từ những giá trị thật trong cuộc sống. 3 KẾT LUẬN Thế giới phát triển thì buộc con người phải thay đổi để hòa nhập với cộng đồng. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta thay đổi và sống với những giá trị ảo. Việc sống ảo đã gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, hành vi của giới trẻ, không những thế còn ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới đời sống con người. Xã hội cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để thế giới ảo không 2249
  5. bao giờ thay thế được thế giới thật. Đặc biệt, bản thân mỗi người cần có trách nhiệm với chính bản thân mình, gia đ nh và xã hội để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Thái Trang, ‚Người Việt sử dụng Internet, thiết bị điện tử, mạng xã hội nhiều như thế nào?‛. Trí thức trẻ, cafebiz.vn, https://cafebiz.vn/infographic-nguoi-viet-su-dung-internet-thiet-bi-dien- tu-mang-xa-hoi-nhieu-nhu-the-nao-20190513190943223.chn, 11h, 9/4/2020 [2] Thảo Ly, ‚Nếu mắc phải những thói quen này, bạn quả thật là một người sống ảo‛, nguyenkim.com, https://www.nguyenkim.com/neu-co-nhung-thoi-quen-nay-ban-qua-that- la-mot-nguoi-song-ao.html, 11h, 9/4/2020 [3] Thanh Trần, ‚Sống ảo- Thuyết trình môn xã hội học‛, Slideshare, https://www.slideshare.net/cugoilathanhtit/sng-o, 12h, 9/4/2020 [4] Duy Nguyễn-Thiên Nhi, ‚Chúng ta đang từ bỏ sống thật để chiều theo đám đông trên mạng xã hội‛, https://zingnews.vn/chung-ta-dang-song-ao-chi-de-chieu-theo-dam-dong-tren- mang-xa-hoi-post930675.html, 10h, 7/4/2020 [5] Administrator, ‚T nh trạng sống ảo là vấn đề quan tâm trong xã hội hiện đại‛, https://vieclam123.vn/song-ao-la-gi-b519.html, 10h, 7/4/2020 . 2250
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2