intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

sống, biển trong văn hóa dân gian của tộc người RALAI ở Khánh Hòa

Chia sẻ: Trần Kiêm Hoàng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

148
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việt Nam có 54 dân tộc anh em thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ -tộc người khác nhau: Nhóm Việt- Mường, nhóm Môn-Khơme, nhóm Tày-Thái, nhóm Hmông-Dao, nhóm Tạng-Miến...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: sống, biển trong văn hóa dân gian của tộc người RALAI ở Khánh Hòa

  1. SÔNG, BIỂN TRONG VĂN HOÁ DÂN GIAN CỦA TỘC NGƯỜI RALAI Ở KHÁNH HOÀ (In trong Văn hoá Thông tin Khánh Hoà số 6-2006, từ trang 15 – 17, 32 ) ____________________Trần Kiêm Hoàng Việt Nam có 54 dân tộc anh em thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ -t ộc người khác nhau: Nhóm Việt- Mường, nhóm Môn-Khơme, nhóm Tày-Thái, nhóm Hmông-Dao, nhóm Tạng-Miến, nhóm Hán và nhóm Nam Đảo. Tộc người Raglai là một tộc người trong nhóm ngữ hệ Nam Đảo cùng với các dân t ộc Chăm, Êđê, Giarai, Churu. Nhóm Nam Đảo sống chủ yấu ở Tây Nguyên, chỉ có tộc Chăm ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong nhóm này chỉ có người Chăm phát triển cao hơn về trình độ xã hội, người Chăm đã xây dựng được nhà nước cổ đại đầu Công nguyên với nền văn minh Chămpa rực rỡ. Hiện nay vấn đề nguồn gốc tộc người Raglai vẫn đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, có những nhận đinh khác nhau. Trong công trình “Văn hoá, văn hoá tộc người và văn hoá Việt Nam” của GS.TS Ngô Đức Thịnh [Ngô Đức Thịnh 2006: trang 228] đã viết: “Nhóm Đa Đảo …đó là đại diện cho một nền văn hoá mang đậm tính “biển” mà tổ tiên xa xưa là “người Sa Huỳnh” đã sáng t ạo nên nền văn hoá Sa Huỳnh cùng với nền văn hoá Đông Sơn, là một bằng chứng cho dù sau này, văn hoá c ủa ng ười Chăm và nhất là của các tộc người khác ở Tây Nguyên ít nhiều xa rời môi trường biển, nhưng dấu vết về truyền thống văn hoá biển vẫn còn đậm nét…” Là người công tác ở địa bàn miền núi Khánh Sơn của tỉnh Khánh Hoà hơn 20 năm nay, đã đi gần khắp các địa bàn cư trú của người Raglai ở Khánh Hoà (Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Cam Ranh…), tôi quyết định đi tìm thử văn hoá biển của người Raglai còn đọng lại trong các palơi của họ ở đâu. Và tôi bắt đầu từ văn hoá dân gian của họ: những người Raglai đang sinh sống trên hai huyện miền núi Khánh Hoà. Người Raglai từ lâu sinh sống ở các vùng núi có độ cao trên dưới 500 mét, họ tập trung đông nhất ở tỉnh Ninh Thuận (hơn 50% trên tổng dân số tộc người), tỉnh Khánh Hòa, một số khác sống r ải rác trên vùng núi các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng. Ở Khánh Hoà, người Raglai cư chiếm đa số ở hai huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, một ít sống ở xã Cam Thịnh Tây, Cam Phước Tây, Sơn Tân, thị xã Cam Ranh, ở huyện Diên Khánh , Ninh Hoà, hiện nay có một vài hộ sinh sống ở thành phố Nha Trang. Từ sau năm 1975, người Raglai cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội với xuất phát điểm của một nền kinh tế l ạc h ậu, thô sơ, lấy nương rẫy làm phương thức chủ đạo. Cùng với quá trình sinh tồn và phát triển của mình, người Raglai ở Khánh Hoà đã sáng tạo nên lớp văn hoá dân gian. Lớp văn hoá này “đã được trao truyền cho các thế hệ kế tiếp thông qua trí nhớ, truyền miệng và qua thực hành xã hội. Nó giúp cho con người có được những ứng xử thích hợp với môi tr ường tự nhiên, điều hoà các quan hệ xã hội, những hiểu biết cần thiết trong sản xuất, trong dưỡng sinh và tr ị bệnh”. Người ta thường nói văn hoá dân gian là cội nguồn của văn hoá dân tộc, là "văn hoá gốc", "văn hoá mẹ". Điều đó hàm nghĩa văn hoá dân gian gắn với lịch sử lâu đời của dân tộc, là nguồn, sản sinh và tiếp tục nuôi dưỡng văn hoá dân tộc[Ngô Đức Thịnh, Văn hoá dân gian với đời sống xã hội]. Như vậy, truyền thống văn hoá biển của tộc người Raglai ở Khánh Hoà thể hiện như thế nào trong văn hoá dân gian của họ và những tàn tích về văn hoá biển còn lưu giữ gì trong các giá trị văn hoá hôm nay? Chúng ta th ử xét nội dung của văn hoá được thể các lĩnh vực về ngữ văn dân gian (thành ngữ, ca dao, dân ca, sử thi,…); về nghệ thuật dân gian (kiến trúc tạo hình, hội hoạ, trang trí dân gian, nghệ thuật biểu diễn…); Về tri thức dân gian (môi trường tự nhiên, con người, ứng xử xã hội, sản xuất…); về tín ngưỡng, phong t ục và lễ hội của người Raglai ngày nay, qua đó tìm lại những nét nào còn dính dáng đến văn hoá biển như nhận định của một số nhà nghiên cứu khi nói về tộc người này. Trong ngữ văn dân gian, suốt 14.840 câu trong 28 khúc hát của Akhàt Jucar Udai – Ujàc đã có hơn 10 lần những nhân vật trong chuyện ra sông to biển lớn để tắm gội, t ẩy rửa mọi ám ảnh hoặc nh ờ c ậy thần linh ở biển khơi giúp đỡ. Sau đây là những lần tiêu biểu nhất trong chuyện: Chàng Udai sau khi dùng phép linh đốt sạch nhà to, kho tàng, thiêu sống vợ chồng người Cọp, tuốt gươm chém chết Chicapa Via Rawơi- con gái của họ, Udai mang xác em là nàng Nãi Tiluiq ra bờ nước sông to biển lớn để xóa sạch mọi ám ảnh của gia đình nhà Cọp: “…Dừng chân ngựa chiến… Chàng Udai đưa em gái đã chết về bên sông , bên biển Rồi niệm chú viện phép thần linh cứu sống em… Chàng Udai cứu sống em gái út của mình đây:… …Sau đó hai anh em tắm nước biển lớn bãi dài Bây giờ chàng bơi lội trong nước biển to…” 1
  2. Cũng tại sông to biển lớn hai người con gái vua Chăm là Nãi Via (người chị ) và Nãi Riya (người em) xin phép cha mẹ ra sông to biển lớn để tắm rửa. Tại đây , hai anh em Udai và Nãi Tiluiq hóa thành hai con ruồi bay vào miệng nàng Via. Nàng Via thấy nặng tay nặng chân, biết mình đã có thai… “…Bọn con gái từ làng khác- Làng của Vua Chăm- Tên là Nãi Via người chị và Nãi Riya người em Đi tắm sông to biển lớn Chúng nó xin phép với mẹ cha: -Bây giờ bọn con gái tui xin với mẹ Được đi tắm nước biển rộng sông to… Nàng Via bị hàm oan mắc tội với vua cha với chàng Chita (chồng chưa cưới) bị ruồng bỏ nơi lối kiến đường voi. Được chim Quạ thần hai lần cứu thoát, nàng Via chỉ còn một đ ường duy nhất là r ời bỏ kinh thành vua cha, tìm ra bờ nước sông to biển lớn “…Rồi nàng Via tự mình quyết định cuối cùng: Đi ở nơi bờ nước bờ biển… bên bờ biển nước rộng dài…” Udai đầu thai ra kiếp khác tự đặt tên mình là Ujàc, vừa lọt lòng chàng đã đòi xuống biển tắm: “…Sau đó nàng Via tự mình sinh con trai Vừa lọt lòng mẹ cậu ta đã cất tiếng nói: -Thôi nào ta thăm mẹ rồi đấy Ta sinh lần nữa rồi đâu có dễ Ta hãy xuống biển tắm thôi, Ta xuống bơi lội nước sông đây…” Sau khi giết sạch cả nhà vua Chăm, thiêu hủy tòan bộ lầu to đài lớn. Ujàc trả công cho Cậu Gà trống thần, trả ơn cho Cậu Công. Hai anh em lại ra sông to biển lớn tắm rửa mọi tị hiềm hãm hại: “…Chàng Ujàc làm xong mọi chuyện … rồi nói: -Lửa cháy nhà ông rồi, lửa cháy hết chổ bà… hết từ heo, vắng bóng từ người… từ bọn trẻ… Đi thôi… ta bảo hãy xuống tận bờ biển, xuống tận bờ sông Đi làm cái lễ tẩy rửa mọi tị hiềm hãm hại…” Hulơu Valàc nghe tiếng của chàng Ujàc đã đến hỏi nàng Via mẹ của Ujàc về làm vợ. Nhưng sau đó Hulơu Valàc ngược đãi nàng Via, đánh chết nàng vứt ở lối kiến đường voi, đ ược Quạ thần một lần nữa cứu sống. Chàng Ujàc đến đánh đuổi Hulơu Valàc, xong chàng lại ra bờ sông to biển lớn để tắm gội: “…Hulơu Valàc chạy thục mạng vào rừng … Tiếp sau, hối thúc nhau ra bờ sông to biển lớn Đến tận bờ nước biển nước sông kia… Xuống đấy bơi lội, xuống đấy tắm rửa… Hai anh em Ujàc và Nãi Tahla rẽ nước xuống gặp Vua thủy tề và hai anh em đã cưới hai chị em con Vua Thủy tề: “…Chàng Ujàc niệm thần chú để nhập vào xứ sở của Chúa Hà Bá- Vua Thủy tề Ào ào ào- anh sau em trước cùng đi cuồn cuồn… cuồn cuộn…” Hulơu Valàc muốn trả thù xưa đến cầu viện Putau Tuwaq là vua chủ thần linh biển khơi giúp đỡ chống lại Ujàc nhưng không thành, Ujàc lại được chàng Jiphác là con trai của Putau Tuwaq giúp đ ỡ dùng phéplinh vượt lên từ biển mênh mông cùng với Vợ và hai con của Ujàc đánh diệt Hulơu Valàc và các thế lực thần ác. Nàng Via , mẹ của Ujàc dùng gươm giết chết Hulơu Valàc- người chồng tàn ác của mình và muốn đưa xác ông ta về sông to biển lớn để tẩy rửa mọi tội lỗi nhưng Ujàc không chịu, chàng nói: “Hãy để ông ấy ngũ yên tại tảng đá thần- cây cau thần một góc” Đất nước thanh bình mọi người cùng nhau ra bờ sông to biển lớn để làm lễ tẩy rửa “… Đòan quân của chàng Ujàc Tắm nước biển sông to… Để cho con gái con trai chúng tôi xuống bơi… Bơi lội cho mệt mới thôi, bơi lội cho mệt mới nghỉ…” Mặc dù không cần tính tóan ở mức độ chính xác , nhưng ta cũng có thể thấy đ ược sự xuất hi ện của sông to biển lớn vào khỏang trên dưới 2% của tòan bộ Akhàt Jucar Udai – Ujàc. Trong các bản thảo sử thi akhàt jucar Raglai chúng tôi vừa hoàn thành có thể thống kê đ ược s ố lần xuất hiện của biển lớn (tasìq), con sông lớn (kròc) như sau: • Awơi Nãi Tilơr: 160 lượt và vua thần biển xuất hiện đến 433 lượt trong 54 khúc hát. 2
  3. • Amã dam CuvauVongcơi: 104 lần /24 khúc hát • Amã dam ChiSa: 63 lượt/ 21 khúc hát. Thần biển (putau Tuwaq) trong các akhàt jucar Raglai ban đầu luôn làm khó dễ các nhân vật chính trong câu chuyện như hợp quân cùng với Hulơu Valàc để đánh chàng trai Raglai Ujàc (akhàt jucar Raglai Udai-Ujàc), bắt nàng Tilơr cống nạp trầm hương bằng đùi, ngà voi cao bằng đầu (akhàt jucar Raglai Awơi Nãi Tilơr). Nhưng chính sau này lại gíup cho họ đánh thắng quân xâm lược Cur, Jawa hay đánh bại kẻ thù hung ác Hulơu Valàc. Thần biển kết thân với người Raglai bằng cách cho con trai của mình (Jiphàc trong Udai-Ujàc), cho công chúa con của mình là hai nàng Sa-ien, Matien cưới những các cô gái, các chàng trai chiến binh Raglai dũng cảm tài ba. Vợ của putau Tuwaq cũng chính là vị nữ thần Via Valìq dạy cho người Raglai biết đập bông dệt vải. Những chàng trai, cô gái Raglai được sanh ra ngay trên bờ biển, cạnh những con sóng bạc đ ầu luôn luôn trở thành con người tài giỏi. Chúng lớn nhanh như cây bí đỏ ban đêm, lớn như cây bầu ban ngay. Không chỉ giúp cho các chiến binh, giúp cho tất cả mọi người rửa hết mọi chuyện ô uế, tị hi ềm hãm hại, nước sông, nước biển cũng còn giúp cho chú trâu thần cởi lốt hoá thành người (akhàt jucar Raglai Amã CuvauVong cơi). Con sông thần lớn cũng chính là nơi chàng trai Raglai ChiSa gặp cô gái con những vị thần linh để kết thành đôi lứa; Những đám cỏ non, những cánh đồng bằng phẳng xanh rì trong các chuyện cổ akhàt ter, các thành ngữ Raglai đều được đặt trên những con đường ra biển lớn sông to. Truyền thuyết Raglai kể lại núi cô Tiên (phía Bắc thành phố Nha Trang) nằm xỏa tóc đầu hướng về núi, chân thả xuống biển chính là hình ảnh của nữ thần Tilơr chận đường đàn voi thần để xin ngà cống nạp cho vua thần biển putau Tuwaq, tảng đá lớn nơi nàng Tilơr giặt giũ áo bào chiến trận là Hòn Chồng ngày nay ở t ỉnh Khánh Hoà (Phường Vĩnh Hải-Nha Trang-Khánh Hoà). Trong Akhàt Jucar Cơi Vaxiri Mỏq Vila (Ông trồng cây , Bà xây núi), một câu chuyện có âm hưởng như chuyện Sự tích “Cha Rồng -Mẹ Tiên” của người Việt. Câu chuyện kể lại nguồn gốc của các dòng họ Raglai mang đầy tính huyền thoại, nhưng ở đây sinh ra con cháu không phải là thần thánh mà chính những con người trần gian. Đó là hai anh em ruột được Cơi Vaxiri Mỏq Vila c ứu sống trong một cơn Đại Hồng Thủy, tất cả đều chết hết trong biển lớn . Và cũng từ đây con người sinh sôi phát triển từ hai người sống sót… Theo chân các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian trong các đợt điền dã, tham gia các buổi liên hoan văn hóa văn nghệ của bà con Raglai trong các palơi ta vẫn thường nghe nhắc đến những chi ếc bè, chi ếc tàu màu trắng được thả theo con suối xuôi về sông to biển lớn trong các làn điệu dân ca Raglai. “…Cô nàng cây cau rừng. Con tàu mình rời neo Con đò rời xứ Ơi nhé con đò nhỏ…” (Lý cây cau rừng) Hay con sông dẫn ra biển chứng giám mọi điều khi chàng trai, cô gái thề non hẹn biển: “…Có con sông làm chứng, Có son sông tỏ mọi điều Dòng sông chảy qua bờ lau sậy Từ này về sau Từ sau mãi về sau nữa...” (Hò đối đáp-AhiAhư) Viếng một Lễ bỏ ma của người Raglai chúng ta lại thấy hình ảnh chiếc thuyền Kơgoq trắng được tô điểm hoa văn ngự giữa nóc nhà mồ, thật nhỏ bé so với thiên nhiên hùng vĩ giữa màu xanh của núi rừng trùng điệp. Phải chăng con tàu trắng đưa linh hồn của họ trở về lại nơi xuất phát c ủa cha ông, c ủa tổ tiên ngày trước. Trong thế giới tâm linh của người Raglai, thần biển (putau Tuwaq) cùng với thần đất, núi, rừng ở tầng mặt đất trong cõi trần gian. Ta có thể mô hình hoá về thế giới quan của họ như sau: Tầng trên trời:Putau ia huruơi, Tầng trên trời: Thượng đế (Aluah) via Vila, Sagana… Cõi sống Cõi chết Tầng Mặt đất: Tầng Mặt đất: Ông bà tổ tiên Ỳac Chưq, Yàc Dlai, Puatu Tuwaq… Tầng dưới mặt đất: Putau Longca Tầng dưới mặt đất:Quỷ sứ (Vhùq) Longgadir, Ching tar inã garai… 3 Chết (Matai)
  4. Trong các cuộc lễ tạ, lễ cúng cầu an của người Raglai ở Khánh Hoà hiện nay vẫn phổ biến việc làm các con bè trắng là tàu, thân cây chuối. Trên con bè để một hay ba ly (cắt cây lồ ô thành ly) rượu trắng, vài miếng trầu cau, có thể bỏ thịt, cơm…Sau khi cúng kiếng xong, họ mang ra để ở ở sông, bờ suối để thả cho con bè trôi theo dòng nước. Khi đi điền dã ở xã Thành Sơn, chúng tôi đã nghe ông Cao Xà Buôn cho biết rằng: Đối với người Raglai, khi trong nhà có người bị tai nạn như cây đè, cọp vồ, chết bất đắc kì tử, chết do nguyên nhân nào đó mà không phải do già yếu… họ đều làm con bè thả xuống suối cùng với l ễ vật để cầu mong nhang (`yàc) đừng làm hại người khác trong gia đình nữa. Con bè sẽ chở lễ vật xuôi v ề biển, về với ông bà (?). Trong đồ dùng hằng ngày hiện nay của người Raglai, chúng ta vẫn còn thấy hoa văn như sóng biển trên ống đựng tên của họ, hay ở đường diềm cà chăn (váy) của những phụ nữ Raglai già vẫn còn mang tại một số palơi ở huyện Khánh Sơn. Trong công trình Văn hoá Nguyên thuỷ, E.B Taylor đã cho rằng “Những sự kiện của một nền văn hóa thấp đã tiêu vong vẫn còn lại trong nền văn hóa cao hơn đang tồn t ại… Những nghi th ức, t ập quán, những quan điểm đã từng là những thói quen, được truyền tải từ giai đoạn trước sang một giai đoạn khác muộn hơn, nơi chúng còn lại như những chứng cớ sinh động, những tượng đài của quá khứ” chính là tàn tích của nền văn hoá đó. Mặc dù vậy, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không hề có ý định chứng minh hay khẳng định biển là biểu tượng văn hoá của tộc người Raglai ở Việt Nam. Mục đích ở đây chỉ cung cấp thêm cho các nhà nghiên cứu một vài dữ liệu về hình ảnh của biển trong văn hoá dân gian ở tộc người Raglai mà chúng tôi góp nhặt từ các tài liệu, từ các đợt điền dã của chúng tôi mà thôi. Công vi ệc nghiên cứu, tìm hiểu biển có phải là biểu tượng văn hoá, là chứng tích một thời của người Raglai thuở phải theo “đòan quân” của khối Malayô- Pôlinêdi từ các đảo Nam Trung Quốc di cư xuống vùng Đông Nam Á để tìm đất mới, hay nền văn hoá của họ là văn hoá biển như người Chăm trong nhóm ngôn ngữ Nam Đ ảo… việc đó là của các nhà khoa học. __________________________TKH 54 Hoàng Văn Thụ-Cam Ranh-Khánh Hoà ________________________ TÀI LIỆU THAM KHẢO • NGÔ ĐỨC THỊNH, Văn hoá, văn hoá tộc người và văn hoá Việt Nam, H.Nxb KHXH, 2006, 861 trang. • NGÔ ĐỨC THỊNH, Văn hoá vùng & phân vùng văn hoá ở Việt Nam, Nxb Trẻ,2004 • PHAN VĂN BIÊN (chủ biên),Văn hóa& xã hội người Raglai ở Việt Nam, Nxb KHXH, 1998. • PHAN ĐĂNG NHẬT (chủ biên), Luật tục Chăm & Luật tục Raglai, Nxb Văn hóa Dân tộc, 2003. • VIỆN KHOA HỌC XHVN , Kho tàng Sử thi Tây Nguyên, Nxb KHXH, 2004. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2