intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sống chung với lạm phát

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

73
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Do vậy, đối phó lạm phát hiện nay không thể thu hẹp trong từng lãnh thổ và từng quốc gia, cũng không thể sử dụng công cụ xử lý lạm phátgói ghém chỉ trong các hoạt động tiền tệ, lãi suất, tín dụng và quản lý ngoại hối. Điều quan trọng là phải tìm ra chính sách tiền tệ - lãi suất - ngoại hối chống lạm phát thỏa đáng mà lại không bào mòn sức mua của người tiêu dùng, vừa cân đối được nhu cầu chuyển đổi kinh tế (trong đó phải cân nhắc cắt giảm hay tiếp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sống chung với lạm phát

  1. Sống chung với lạm phát Do vậy, đối phó lạm phát hiện nay không thể thu hẹp trong từng lãnh thổ và từng quốc gia, cũng không thể sử dụng công cụ xử lý lạm phátgói ghém chỉ trong các hoạt động tiền tệ, lãi suất, tín dụng và quản lý ngoại hối. Điều quan trọng là phải tìm ra chính sách tiền tệ - lãi suất - ngoại hối chống lạm phát thỏa đáng mà lại không bào mòn sức mua của người tiêu dùng, vừa cân đối được nhu cầu chuyển đổi kinh tế (trong đó phải cân nhắc cắt giảm hay tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các ngành kinh tế mũi nhọn; kìm giữ công xá hay nâng định mức lương tối thiểu; bao cấp hay điều tiết chính sách an sinh xã hội...). Từ những thách thức đó, thiết nghĩ, trước khi vận dụng vào thực tế chống lạm phát ở Việt Nam, cần nhất quán xác định rõ căn nguyên của tình trạng lạm phát khá dai dẳng hiện nay. Do đâu lạm phát dai dẳng? Không phải lần đầu kinh tế Việt Nam chạm mặt với lạm phát cao và khá dai dẳng. Tuy nhiên, so với thời kỳ siêu lạm phát 1986-1989 (ước 300%) dẫn đến Nghị quyết 8 (liên quan đến giá-lương-tiền) thì lạm phát lần này không đơn thuần xuất phát từ “bệnh lớn tăng trưởng” (maladie de croissance) kinh tế trong nước, mà chịu sức ép “lưỡng đao”: sự phồng giá đầu vào ở quy mô toàn cầu rất khó dự báo hay kiểm soát; tác động cầu dẫn đến tình trạng mất cân đối nghiêm trọng khối lượng hàng hóa và dịch vụ với lượng tiền đồng và ngoại tệ trên thị trường. Giới quan sát bên ngoài cho rằng thời gian qua Việt Nam tiến dần đến xã hội tiêu dùng do phồn vinh kinh tế có được từ quá trình đổi mới và đã giảm
  2. nhanh mức tiết kiệm cần có trên cơ sở kinh tế chuyển đổi. Riêng năm 2007, tổng mức tiêu dùng thông qua bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 23,3% so với năm 2006 (trong khi tổng cầu ở nước Anh chỉ tăng 0,3% cùng thời gian). Bù trừ lạm phát, tổng cầu tăng 14%, xấp xỉ hai lần hơn mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Lẽ ra Việt Nam cần tiết kiệm nhiều hơn cho mục tiêu phát triển mở rộng, bảo vệ môi trường, cân đối trên một triệu nhân khẩu mới mà nền kinh tế phải cưu mang mỗi năm. Thực ra, mức đầu tư này không mấy cách biệt so với tình hình đầu tư công trong khuôn khổ đổi mới kinh tế do Đại hội Đảng lần thứ VI (1986-1990) đề xướng. Tuy nhiên, mục tiêu và trọng điểm đầu tư công của hai thời kỳ khác nhau về nội dung. Đầu tư công 1986-1990 tập trung vào ba chương trình lớn là: nâng cao kim ngạch xuất khẩu lương thực - thực phẩm, chế biến hàng tiêu dùng thay nhập khẩu và tăng tốc hàng xuất khẩu. Lẽ ra, giữa hai thời kỳ cần có bước đệm, nhưng trái lại, các đại công trình phát triển hạ tầng đã đốt giai đoạn rót tiền vào khu vực đòi hỏi đầu tư dài hạn, chậm hoàn vốn. Chưa kể là hệ số ICOR của Việt Nam cao nên đầu tư kém hiệu quả (Đài Loan chỉ đầu tư khoảng 25%/GDP mà tăng được GDP bình quân 10 - 11% suốt một thập niên, đưa kinh tế của vùng lãnh thổ này cất cánh, trong khi Việt Nam đầu tư tới 40% GDP nhưng chỉ đạt 7,5 - 8%). Trên thực tế, kinh tế Việt Nam ba năm gần đây tiếp nhận lượng cung tiền đồng và ngoại tệ cao gấp bốn, năm khối lượng hàng hóa, dịch vụ tăng trưởng. Tính riêng lượng cung tiền, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đã tăng 135% phục vụ kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong khi giá trị hàng hóa và dịch vụ chỉ tăng 30% cùng kỳ.
  3. Về mặt tín dụng, toàn bộ các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng cổ phần cung ứng lượng tín dụng choáng ngợp: năm 2007 tăng 40% (năm 2005 tăng 32% và năm 2006 chỉ tăng 22%), đa phần không cho sản xuất trực tiếp, mà chảy vào nhà đất và chứng khoán. Mặt khác, ở Việt Nam có hai cơ chế tiền tệ song hành: muốn sử dụng hay chuyển hoán giữa tiền đồng và USD chính ngạch hay tiểu ngạch đều được (Bộ Tài chính đầu năm yêu cầu Ngân hàng Nhà nước đổi lượng khá lớn ngoại tệ dự trữ ra tiền đồng để chi... ngân sách)! Sử dụng lạm phát như đòn bẩy chuyển đổi Tương tác lạm phát - kinh tế khá giống quan hệ vừa chống lũ, vừa cần giữ lúa. Nếu lúa không thể tồn tại khi lũ cao thì kinh tế khó tăng trưởng và đời sống của đa số người tiêu dùng sẽ gặp khó khăn khi lạm phát hai con số kéo dài. Gần đây, giới kinh - tài London đặt vấn đề: Chính phủ Anh có nên kìm giữlạm phát “tối ưu” 2%/năm? Quan điểm “cách tân” coi yếu tố phồng giá đầu vào của nguyên nhiên liệu, lương thực, thực phẩm là khó tránh nổi và ngày càng mang tính toàn cầu hóa. Nếu đồng bằng Nam bộ buộc lòng sống chung với lũ thì kinh tế thế giới rồi đây cũng buộc phải cộng sinh với giá dầu thô 200 USD/thùng. Do vậy, việc Chính phủ mỗi năm tự đề xuất trần lạm phát được Quốc hội thông qua sẽ thành “lịch sử”. Cùng lúc, trường phái tiếp cận và xử lý lạm phát “cách tân” khẳng định Ngân hàng Nhà nước vô phương chống đỡ tình thế phồng giá đầu vào (nguyên liệu, vật tư, lương thực, thực phẩm nhập khẩu), lại phải gắng sức kìm tổng cầu trong nước, ghìm giá nội địa, hạ giá thành sản xuất bằng áp đặt qua mức lương tối thiểu thì khác gì phẫu thuật cắt đi tứ chi.
  4. Ở đây xin không đặt vấn đề về hiệu quả của các biện pháp chống lạm phát hiện hành, vốn nặng tính tiền tệ - ngân hàng hơn là nối mạng kinh tế - xã hội, mà thử xem sử dụng lạm phát thấp hay trung bình để làm đòn bẩy tạo lực chuyển đổi cơ chế quản lý vĩ mô. Nhìn chung, Việt Nam có nhiều lợi thế để không những xử lý được tác động phồng giá đầu vào, mà còn tích lũy dài lâu nhờ có dầu khí, kim loại đen và kim loại màu, kể cả nguồn lương thực thực phẩm phong phú. Để khắc phục sự khan hiếm lương thực, thực phẩm toàn cầu hiện nay, các nước sẽ mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực nuôi trồng đánh bắt và chế biến. Báo Financial Time (London) không ngần ngại cho rằng “Food investment is not imperialism” (Đầu tư vào lương thực, thực phẩm không phải là chủ nghĩa đế quốc). Lý do là trang trại là tài sản cố định mà nhà đầu tư nước ngoài không thể chuyển lậu được nên chính phủ có thể trọn quyền sử dụng công cụ như hạn ngạch, thuế quan... để quản lý, bất kể chủ trang trại là ai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2