intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Song Nguyệt

Chia sẻ: Pham Bang Bang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

56
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ trong cửa sổ tôi nhìn ra, trăng mỗi lúc một sáng. Khoảng hàng ba hẹp vàng nhạt soi rõ mấy chậu phong lan treo lủng lẳng thơm ngát. Những đóa hoa hồng trắng của ông tôi nở rực rõ tỏa hương hòa vào trong đêm. Nơi góc nhà, chậu đổ quyên mang một màu tím sen nhàn nhạt khiêm tốn nép mình. Chậu hoa này khiến suýt nữa má bị hành hung vì tranh nhau mua. Những ngày giáp tết hoa nhiều nhưng đổ quyên rất hiếm, má vừa tìm thấy còn đang trả giá thì một người phụ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Song Nguyệt

  1. Song Nguyệt Trần Lệ Thường Song Nguyệt Tác giả: Trần Lệ Thường Thể loại: Truyện Ngắn Website: http://motsach.info Date: 28-October-2012 Từ trong cửa sổ tôi nhìn ra, trăng mỗi lúc một sáng. Khoảng hàng ba hẹp vàng nhạt soi rõ mấy chậu phong lan treo lủng lẳng thơm ngát. Những đóa hoa hồng trắng của ông tôi nở rực rõ tỏa hương hòa vào trong đêm. Nơi góc nhà, chậu đổ quyên mang một màu tím sen nhàn nhạt khiêm tốn nép mình. Chậu hoa này khiến suýt nữa má bị hành hung vì tranh nhau mua. Những ngày giáp tết hoa nhiều nhưng đổ quyên rất hiếm, má vừa tìm thấy còn đang trả giá thì một người phụ nữ khác đến tranh mua. Lời qua tiếng lại một lúc má định bỏ đi nhưng vì nhớ đến tôi lúc nãy đã dặn mua nên má quyết lòng dành cho được. May sao, chủ hàng kế bên còn một chậu đổ quyên to hơn, hoa nở nhiều hơn. “Chậu hoa này mua quá đắc”. Má về thở hổn hển than nhưng miệng mỉm cười. Chỗ ngồi đã quá quen thuộc, tôi ngồi học, nghe nhạc, lướt mạng ... Chỉ cần lăn chiếc xe đến bên bàn. Từ nơi đây, những đêm có trăng tôi nhìn trăng. Bầu trời cao trong vắt, không gợn mây. Thật ngậm ngùi! Mỗi một người khi sinh ra đã được đặt để vào một hoàn cảnh khác nhau. “Thượng đế làm ra lúa gạo nhưng con người làm ra cơm”. Tôi vẫn sống và muốn sống tốt. Nơi đây ba tôi đã ngồi viết nhạc hàng đêm, lưng hơi còng và cặp kính trể xuống sống mũi. Rồi ba đàn và hát, khi lên cao, khi xuống thấp, âm thầm ray rứt làm xáo động những sợi tóc. “Tóc em từng sợi nhỏ rớt xuống đời làm sóng lênh đênh” ba hát. Đêm thật sâu, đêm thật diệu kỳ, trăng mười sáu thất sáng. Má đến ngồi bên cạnh dựa đầu vào vai ba. Ba tắt đèn cho ánh trăng lùa vào phòng, hai người ngồi yên lặng rất lâu , rất lâu để cảm nhận sự êm ả tuyệt vời, một hạnh phúc ngút ngàn như những nốt nhạc của ba. “Lúc ấy con ở đâu?” khi nghe má kể, tôi đã thắc mắc. “Đang dần tựu hình trong má”. Tôi mở mạng lên trang web quen thuộc, click chuột vào một bản nhạc. “Đành nhũ lòng thôi giã từ kỷ niệm. Cho qua bao năm mộng buồn quên dấu. Nhưng sau bao năm ngày dài qua mãi ...” trên đời có những tình cờ không giải thích được, có những ngẫu nhiên như được bàn tay ai sắp đặt. Cuộc đời, huyền bí sau bức màn còn chờ bàn tay tạo hóa vén lên. Một lần, tôi tình cờ nhìn thấy tên ba trên trang web với hơn hai trăm bài hát được các ca sĩ thể hiện điêu luyện. Ba! Ở trong tôi không hình dung ra được gì ngoài những tấm ảnh chụp chung với má và những câu chuyện kể chắp vá. Ba còn để lại một cây đàn dương cầm và một cái tên trên giấy khai sinh của tôi. Thoạt tiên tôi bàng hoàng rồi sau đó hồi hộp như sắp sửa gặp ba. Tôi nói với má, không biết là má đã biết chưa, má chỉ biểu: “Đừng bao giờ mở trang web đó”. “Nhưng đó là ba con”. “Ông ta đã từ bỏ con”. Tiếp theo đó là má lặp lại những điều đã cũ, những điều má nói suốt mười mấy năm qua. Tuy nhiên mỗi một lần, theo thời gian gióng nói nhẹ nhàng hơn, thanh thản hơn. Vết thương trong má đã lành, vết sẹo đang dần phai. Ba bắt đầu suy sụp chán nản khi tôi chào đời Trang 1/4 http://motsach.info
  2. Song Nguyệt Trần Lệ Thường với đôi chân thỏng thượt không động đậy được, tôi khóc triền miên, èo uột đến tưởng phải bỏ đi. Kết tinh của mối tình quá say đắm. Đến với nhau, theo nhau mòn con đường đến trường. Những bài tình ca ba viết tặng má không bao giờ cạn. Hàng cây sao đã bao lần thay lá, cuối cùng là tôi. Lỗi tại ai? Không ai biết! Ba không dám nhìn tôi, ngại đến gần tôi. Ba thường xuyên vắng nhà, la cà ở nhà bạn bè hoặc ngoài quán nhậu. Có đêm ở nhà ba ngồi yên lặng hút thuốc không bật đèn, không viết, không đàn, chỉ nhìn ra ngoài cửa sổ. Trăng suông mờ mờ không soi rõ gương mặt ba. Má bước ra phòng khách, lặng lẽ nhìn ba một lúc rồi thở dài quay trở vào với tôi. “Cả một trời yêu bao giờ trở lại. Thôi ta xa nhau tưởng chừng như đã. Thôi ta xa nhau để lòng thương nhớ. Tình bất phân ly tình vẫn như mơ”. Một ngày, má từ cơ quan về mới hay ba đã ra đi, không một lời giã biệt. Là hết! Một mối tình kéo dài bốn, năm năm ròng rã và một cuộc hôn nhân chóng vánh. Tôi không hiểu và cũng không bao giờ muốn hiểu. Lý lẽ đó thuộc về người lớn. Ông không nói gì chỉ hầm hừ nho nhỏ, không muốn má đau lòng thêm. Lúc ấy tôi chưa đầy ba tuổi. “ ...Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi xuống trăm năm một cõi đi về ...” Tôi mở sang một bản nhạc khác. Lại cũng một bài tình ca. Những bài tình ca luôn tràn ngập trái tim ba tôi. Ba hát “Một cõi đi về” rất hay, má thích lắm nên hay ép ba hát đi hát lại nhiều lần. “Mây che trên đầu và nắng trên vai. Đôi chân ta đi sông còn ở lại. Con tim yêu thương vô tình chợt gọi. Lại thấy trong ta hiện bóng con người”. Bây giờ má hát một mình và khóc. Ba đi rồi, má ngồi nơi đây nhóm lại bếp than hồng quá khứ. Bỏ lại bao lo toan bộn bề của cuộc sống mà trãi hồn ra thao thức cùng trăng để nhớ một người. Đôi khi má tự an ủi, ba đi để vùng vẩy thỏa chí giang hồ, thị xã này quá nhỏ hẹp không giữ nổi con cá lớn. Những dòng nhạc như những dòng sông cuốn ba trôi, trôi mãi chẳng biết đến bến bờ nào. Ba đi với những cuộc tình như những mảnh vá chằn chịt trên chiếc áo đã sờn cũ, không hề ngó ngoáy lại sau lưng trong khi có một người lúc nào cũng đau đáu dõi mắt về một phương trời vô định. Tôi để âm thanh nhỏ hơn, sợ ông nghe thấy. Ông đã về hưu, tối đi nghỉ sớm. Tuyệt đối không muốn tôi nghe nhạc của ba hay nhắc đến tên ba. Tôi không muốn làm ông phật ý nhưng tôi thật sự không thể làm khác được. Đó là ba tôi! Cay nghiệt làm sao, má kinh hoàng khi thấy tôi suốt ngày mê mãi với cây đàn dương cầm. Ông tôi bàng hoàng khi thấy tôi ngồi nghe say sưa bài “Ánh trăng” của Bét-tho-van lúc mới tám tuổi. Làm sao tẩy rửa được thứ âm nhạc đã ăn sâu trong máu, trong từng chân tóc, kẻ răng, trong từng hơi thở. Chỉ khi nào tôi chảy hết máu chứ không mong tôi từ bỏ âm nhạc. Cả một sự tranh đấu dai dẳng, một thời gian dài dằn xé ray rứt, cuối cùng ông và má đành để tôi đến với con đường âm nhạc. Mỗi ngày, ngoài thời gian đến trường tôi có hai giờ học đàn tại nhà. Thầy dạy tôi là một nhạc sĩ do ông tôi mời về, kém má tôi bốn tuổi. Ngoài kia con đường nhỏ thật yên ắng. Ban ngày cũng chẳng thấy mấy người qua lại, đêm tối càng vắng lặng hơn. Ông tôi rất thích nơi này, chỉ là một con đường nhỏ trong thành phố, ông tôi đã sống trên ba mươi năm. Nhà cửa có sửa sang đôi chút, hàng ba hẹp lại và treo đầy phong lan, ông tìm mua đủ loại. Ông thích hoa phong lan và yêu hoa hồng trắng. Yêu quí ông, tôi cũng theo sở thích của ông, thích ngắm phong lan và hoa hồng trắng dưới trăng. Hình như trong trăng thực và ảo hòa lẫn vào nhau tạo nên một cõi thiên đường dù rằng vay mượn. Sau này tôi có thêm hoa đỗ quyên luôn nở rộ thấp thoáng dưới trăng huyền bí như trong các câu chuyện cổ tích. Yêu quí ông nhưng tôi đã lén ông nghe nhạc của ba, mail cho ba. Tôi không thể dừng được. Ba ở đó mail ràng ràng đó, cứ nhắp chuột là được thôi. Tôi kể với ba về cuộc sống khó khăn với đôi chân tật nguyền của tôi, ba chắc hẳn cũng hình dung được ông và má đã cực nhọc Trang 2/4 http://motsach.info
  3. Song Nguyệt Trần Lệ Thường vì tôi như thế nào rồi. Còn nỗi tủi thân của tôi lúc đến trường bị bạn bè dè bỉu, chăm biếm. Quanh năm suốt tháng tôi ở trong nhà không dạo phố mua sắm, ăn quà chỉ biết đàn, làm bạn với máy vi tính và thú nhồi bông. Tôi khóc nước mắt nhỏ xuống bàn phím lẫn trong tiếng lách cách. Tôi khao khát có ba như bao con người khác. Ông và má yêu thương tôi, hết lòng bù đắp cho tôi nhưng tôi vẫn thấy thiếu. Người ta có ba đưa đi xem Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc, đi Nhật Bản ngắm Phú Sĩ sơn , đi ăn Kim Chi ở Hàn Quốc... Mười tám tuổi tôi chưa một lần đối diện với ba, chua xót hơn là biết ba vẫn tồn tại trên đời. Điều quan trọng nhất tôi muốn nói với ba là tốt nghiệp phổ thông xong tôi sẽ vào nhạc viện Hà Nội. Tôi không quên khoe, năm mười hai tuổi tôi được giải thưởng đặc biệt của cuộc thi đàn piano toàn quốc, mười lăm tuổi được giải ba cuộc thi Âm nhạc quốc tế thường niên tại Ý. Thầy dạy đàn nói tôi có khả năng cảm thụ âm nhạc tuyệt vời. Ba ơi! Đó là gia tài vô giá ba để lại cho con. Tất cả tôi đều nói thật, nói với cả nỗi lòng của một đứa con mong mỏi gặp cha nhưng có một câu tôi đã nói dối. “Ông và má đều đã tha thứ cho ba”. Trăng lên cao sáng rõ hơn, tôi chợt thấy bụi Đỗ Quyên động đậy rồi có tiếng chim kêu ríu rít, thì ra có một chú chim non rơi xuống hốt hoảng kêu vang trời. Là một con chim sẻ lạc loài ! Chim đã về tổ hết rồi trong những tàng cây sao con chim này bị lạc và rơi xuống? Có lẽ là một con chim tật nguyền ! Thật đáng thương ! Hơn nửa năm, không thấy ba hồi âm, như thể tôi đã mail vào khoảng không nào mờ mịt, như ném một viên đá xuống biển. Ba không đọc được hay vì ba xấu hổ ngại ngùng? Tôi buồn thê thiết ! Tôi lại mail cho ba nói là buổi lễ tổng kết cuối năm của trường, tôi có tiết mục đàn piano một bản nhạc của ba, tôi tha thiết xin ba có mặt, chỉ để nhìn tôi trình diễn cũng là hạnh phúc với tôi rồi. Buổi sáng hôn ấy tôi mặc chiếc áo dài trắng mới, tóc thẳng qua vai, đôi mắt sáng trên gương mặt háo hức. Sau phần phát thưởng là đến phần văn nghệ. Tôi tự lăn xe ra sân khấu. Đã bao lần trình diễn trước đám đông tôi không hề hồi hộp, nhưng lần này tôi thấp thỏm không yên. Ngồi dưới kia là ông, là thầy tôi, là má tôi, là bạn bè tôi, là những người thân quanh tôi. Tôi đưa mắt nhìn tìm, chẳng thấy có điều gì khác lạ. Lòng lại lo âu, liệu tôi có nhận ra được ba không? Những ngón tay tôi bắt đầu run, những đầu ngón tay đã từng bật máu vì tập dượt. Thầy tôi bao giờ cũng bắt cắt ngắn móng tay và luôn giữ cho đôi bàn tay mềm mại. Thầy đang nhìn tôi với ánh mắt động viên cổ vũ. Hơn mười năm rồi, thầy luôn gần gũi tôi cũng như một người bạn thân thiết nhất. Bắt gặp ánh mắt thầy tôi, tôi bình tĩnh trở lại nhưng nước mắt tôi trào ra, vừa đàn vừa khóc. Ba đã không về, một nơi chốn có quá nhiều kỷ niệm, những kỷ niệm ba không bao giờ muốn nhớ. Thỉnh thoảng tôi thấy má đưa tay lên mắt, ông tôi húng hắng ho giả vờ che giấu xúc cảm. Bản đàn dứt trong tiếng vỗ tay rào rào, hoa chất đầy lên người tôi. Mắt tôi mờ đi vì nước mắt. Tiếng chuông điện thoại reo cắt đứt dòng suy nghĩ của tôi. Thầy gọi đến, nhắc tôi nghỉ sớm, giữ gìn sức khỏe, tiếng nhạc vọng vào điện thoại khiến thầy không yên tâm. Thầy không giống ba tôi, chiếc áo tình yêu còn lành lặn chưa vá một lần nào. Gác điện thoại, tôi nhẹ nhàng lăn xe vào nhà bếp rót một ly nước, tránh va chạm để không đánh thức mọi người. Khi quay trở ra, bất chợt tôi thấy dưới ánh trăng nhàn nhạt, bên cạnh chậu Đỗ Quyên, một người đàn ông tay xách chiếc ba lô nặng trĩu đang đứng nhìn tôi qua cửa sổ. Tất cả các giác quan trên người tôi đều trỗi dậy, một linh cảm nào đó cho tôi biết cái dáng vẻ bơ phờ mệt mỏi kia chính là người tôi hằng chờ đợi. Mường tượng người đàn ông đã đứng cạnh má tôi trong ngày cưới. Chiếc ly trong tay tôi rơi xuống nền nhà vỡ tan. Tiếng thủy tinh vỡ khô rắc khiến tôi bừng tỉnh. Là ba đó sao? Đã đến lúc tôi tưởng chừng tuyệt vọng, không còn hy vọng gì nữa thì ba xuất hiện. Cơn lũ nào đã cuốn ba về đây như một chiếc thuyền rách nát. Chiếc áo tình yêu vá đùm vá đụp có lẽ ba đã vứt ở dọc đường. Ba về đây có nghĩa là có người phụ nữ mất chồng, có những chàng trai, cô gái mất Trang 3/4 http://motsach.info
  4. Song Nguyệt Trần Lệ Thường cha. Nhưng tôi không cân biết, tôi chỉ biết tôi đã có ba, gia đình sum hợp. Người đàn ông bỗng dưng quỵ xuống, hai tay chống lên nền gạch, đầu cúi gục như sám hối bên cạnh chậu Đỗ Quyên. Chậu hoa mà má phải giành giật mới có. Phải giành giật mới có, kể cả ba. Tôi chợt nhận ra con chim lạc đã bay về tổ không con kêu thắt thẻo nữa. Một bàn tay mềm mại đặt nhẹ nhàng lên vai tôi. “Má ơi !” Tôi quay lại, ngước nhìn. Nước mắt long lanh nhưng miệng má hơi mỉm cười. Tôi không biết má đang cười hay đang khóc nữa. “Con có nghe câu hát của Trịnh Công Sơn. Yêu em yêu thêm tình phụ. Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”. Tôi òa khóc nức nở. Tôi tưởng má sẽ gào thét đuổi xua cho thỏa lòng oán hận bao năm nay. Má nói khẽ khàng như tiếng thì thầm và cũng rất nhẹ nhàng má đi ra mở cửa. Có tiếng ông tôi húng hắng ho rồi không nói gì ông lẳng lặng đẩy xe tôi ra cửa xuống thềm. Tôi còn chưa tắt máy vi tính. “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt...” Trang 4/4 http://motsach.info Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2