intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sống Với MPS (Mucopolysaccharides)

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

114
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chứng MPS làm cơ thể bị biến dạng, khi cha mẹ mang con đi phố hay khi trẻ đi học, em có thể bị chú ý quá đáng khiến trẻ và cha mẹ không thoải mái, anh chị em trong nhà còn có thể xấu hổ với bạn bè. Với câu hỏi 'Người ngoài nhìn chăm chú và trẻ con tò mò hỏi mái hơn hết. đủ chuyện thì phải làm sao?', cha mẹ bảo rằng cách tốt nhất là làm điều gì bạn thấy thoải

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sống Với MPS (Mucopolysaccharides)

  1. Sống Với MPS (Mucopolysaccharides) Ts Võ Nguyễn Tịnh Vân Chứng MPS làm cơ thể bị biến dạng, khi cha mẹ mang con đi phố hay khi trẻ đi học, em có thể bị chú ý quá đáng khiến trẻ và cha mẹ không thoải mái, anh chị em trong nhà còn có thể xấu hổ với bạn bè. Với câu hỏi 'Người ngoài nhìn chăm chú và trẻ con tò mò hỏi đủ chuyện thì phải làm sao?', cha mẹ bảo rằng cách tốt nhất là làm điều gì bạn thấy thoải mái hơn hết. Có người chọn thái độ là làm ngơ, người khác có óc hài hước và bảo sẽ tuôn ra một lô chi tiết về bệnh làm ai thắc mắc phải đầu hàng thối lui. Nói rốt ráo thì tùy bạn xử sự và không có cách nào là hay nhất. Một lời khuyên chung là dù người lạ nhìn chăm chăm vào trẻ, lên tiếng chỉ bảo điều bạn không cần, bạn không bắt buộc phải tỏ ra ngượng ngùng vì diện mạo khác thường của con, hay chú ý tới hành động có tính xâm phạm sự riêng tư này. Nhiều cha mẹ nói rằng người khác phê bình lớn tiếng về trẻ trước mặt em, làm như em không có đó. Hành động thiếu tế nhị này có khi như giọt nước làm tràn ly khiến cha mẹ nổi xung, họ thấy mình phải lên tiếng cho con, là tiếng nói cho con. Vì vậy, có người nắm lấy mọi cơ hội để giảng giải cho ai thắc mắc nhìn trẻ về MPS là gì, bệnh lộ ra sao. Nếu bạn có giờ và sức lực thì cuộc nói chuyện ngắn ngủi ấy có thể rất hiệu quả, làm người khác ý thức rõ hơn về khuyết tật. Tuy nhiên có người thô lỗ, rảnh rỗi không biết làm gì cho hết giờ ngoài việc phê bình kẻ khác. Cha mẹ thường phản ứng hòa nhã, thấy phải trả lời ôn tồn với ai nói năng thiếu lịch sự nhưng bạn chớ nên cảm thấy có lỗi hay thấy cần phải phân trần biện bạch. Bạn chỉ cần nhủ lòng rằng phẩm giá của bạn và con không phải do kẻ xa lạ ban phát, nên không mất đi do lời lẽ thiếu hiểu biết của họ. Vài đề nghị cho cách đối xử với người lạ là: ● Làm ngơ, hay tìm cách giải thích. ● Dùng sự hòa nhã chế ngự, thí dụ đáp lại bằng nụ cười và nói một cách nhẹ nhàng. ● Dùng cơ hội để xả giận một cách tích cực, hăng hái giải thích về MPS cho người khác hiểu, làm vậy còn là tăng ý thức về khuyết tật. ● Thấy trước và chuẩn bị đối phó với cái nhìn chòng chọc, câu hỏi bằng nụ cười và đáp trả. Thái độ này giúp hiểu biết về MPS được lan rộng. ● Hỏi ngược lại ai tò mò, 'Bạn có biết MPS là gì không ?'. Nếu họ đáp 'Không' thì nhã nhặn bảo họ nên làm thinh trừ phi họ muốn biết MPS là gì. ● Mang theo tờ chỉ dẫn, sách báo về MPS khi đi phố. ●Ai nhìn chòng chọc vào con thì bảo họ, 'Cám ơn ông bà để ý tới con cưng của gia đình tôi, nếu có thắc mắc về cháu xin cứ hỏi, chúng tôi rất vui lòng trả lời.' ● Có sẵn số điện thoại của hội MPS và địa chỉ trang web. Giải thích rằng con bạn có bệnh di truyền hiếm thấy, nếu muốn biết thêm xin liên lạc về chỗ này, này ... Hoặc mang theo trong người tấm thẻ ghi các chi tiết và đưa cho ai hỏi bạn. ● Một cách nâng ý thức về khuyết tật là hễ thuận tiện thì mang con theo với bạn khi ra ngoài, bằng cách ấy người ta thấy trẻ và hiểu thêm được một chút về việc chăm sóc trẻ khuyết tật. Cha mẹ nói rằng khi ý thức rồi thì bạn hữu và thân nhân mạnh dạn ngỏ ý muốn giúp đỡ, hỗ trợ như tình nguyện dẫn những con bình thường của bạn đi chơi một buổi cho bạn được rảnh tay vài giờ, tình nguyện cùng với bạn dẫn trẻ MPS đi chơi khiến bạn đỡ cực hơn, đi chợ giùm v.v. TÌM KIẾM THÔNG TIN Đối phó với việc chẩn bệnh của con có thể là chuyện khó khăn nhất mà bạn gặp trong đời. Nhiều cha mẹ nghiệm ra rằng thâu thập, xếp đặt và theo dõi các chi tiết là phương
  2. cách tốt nhất để giải trừ cảm nghĩ bất lực hay đi kèm với việc tìm ra bệnh của con. Để có kết quả tốt đẹp, bạn cần học cách đi tìm và sử dụng thông tin thành thạo, có hiệu quả; hiểu biết về bệnh sẽ làm giảm nỗi lo sợ về tương lai và giúp bạn chăm sóc con tốt đẹp. Thường khi bạn bị đòi hỏi phải biết chuyện gì cần làm cho con, điều gì phải cho bệnh viện hay chuyên viên y tế biết về con bạn. Cha mẹ đi trước có những kinh nghiệm sau muốn chia sẻ cùng bạn. ● Không có câu hỏi nào là ngu ngốc cả, nếu có điều gì bạn không biết thì hãy mạnh dạn hỏi. Ai cười thì người đó hở mười cái răng, còn phần bạn thì cần phải biết để lo cho con. Ở đời không ai biết hết mọi chuyện, và việc bạn không rành về MPS là chuyện hết sức tự nhiên không có gì phải mặc cảm. ● Bạn có thể hỏi xin thông tin và nên làm vậy. Hãy tìm hiểu cách làm sao yêu cầu để có được chi tiết và hồ sơ, và quyền của bạn là gì. Nếu được thì ký giấy để bác sĩ thường xuyên gửi thông tin về bệnh cho bạn. Vào website của các hội MPS để tìm hiểu những đề tài liên quan đến bệnh MPS, nếu không có internet ở nhà thì ra thư viện hỏi, nhờ giúp để có thông tin. ● Đừng tự cô lập mình mà tìm nhóm tương trợ và gia nhập. Bạn có thể hỏi hội MPS để được giới thiệu đến cha mẹ cùng cảnh ngộ, hay địa chỉ của nhóm tương trợ gần nhà. Một cách khác là nhờ bệnh viện, bác sĩ chỉ cách tìm thông tin, hỏi ý kiến hai hay ba bác sĩ khác nhau về thuốc uống và việc giải phẫu. Tuy vậy nên nhớ rằng có rất ít bác sĩ là chuyên viên về bệnh MPS. ● Đừng giữ hết trong đầu mọi chuyện mà nên viết ra giấy bản tóm tắt về sự phát triển của con và đều đặn cập nhật nó. Tài liệu này rất có ích khi bạn mang con đi khám, đến gặp bác sĩ , trả lời thắc mắc, gọi điện thoại hay lựa chọn dịch vụ. ● Hỏi xin bản sao về bệnh lý của con sau khi đã nói chuyện với bác sĩ. Yêu cầu bác sĩ cho bản tóm tắt chuyện gì đã thảo luận sau mỗi lần tới khám. Giữ những tờ này trong một bìa cứng để tiện lấy ra xem khi cần. Cũng y vậy, nên tập thói quen ghi chú trong buổi nói chuyện, ghi lời giải thích của nhân viên y tế và nếu có chữ lạ hay điều gì bạn không hiểu thì hỏi ngay để được cắt nghĩa rõ ràng, làm vậy rất hữu ích khi bạn phải trả lời câu hỏi khi mang con đi khám. Tốt hơn nữa thì trước ngày hẹn, hãy soạn sẵn ở nhà vài câu hỏi cần thiết và ghi ra giấy kẻo bạn quên, tới nơi thì bạn thoải mái nói chuyện và đặt câu hỏi, biết rằng mình đã chuẩn bị kỹ càng. ● Tập cách hỏi sao cho câu trả lời chứa đựng thông tin bạn muốn có. Đừng hỏi để người đối diện trả lời 'Đúng/Sai, Có/Không' (vì như vậy là ... hết chuyện), mà hãy đặt câu hỏi mở tức người được hỏi sẽ giải thích và cho bạn chi tiết. Thí dụ đừng hỏi: - Liệu khả năng nói (hay việc đi đứng v.v.) của cháu sẽ khá hơn không ? (Câu trả lời sẽ là Có/Không, chẳng có ích mấy cho bạn). mà nên hỏi: - Làm sao / Có cách nào mà bác sĩ hay gia đình có thể làm để giúp cháu nói / đi khá hơn không ? Thí dụ khác là tránh đặt câu như sau: - Bác sĩ có thể giới thiệu một bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho cháu được không ? (Câu đáp sẽ là Được/Không mà như vậy thì chưa đủ). thay vào đó hỏi để có giải đáp cho vấn đề: - Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng nào có thể giúp cháu ? Bác sĩ có thể giới thiệu tôi đi tới ai ? Khi nào ông/bà có thể cho biết việc ấy ? ● Sau buổi nói chuyện bạn hãy tự hỏi: Những thắc mắc của mình có được trả lời thỏa
  3. đáng chưa ? Có ai khác mà mình cần phải gặp ? Còn có gì khác mình phải biết thêm, đi tìm thêm chi tiết ? ĐỒ CHƠI Cha mẹ trẻ có bệnh MPS II và MPS III nặng cần chuẩn bị chi tiền mua đồ chơi để nhai, có càng nhiều càng tốt. Bạn cần để ý là tất cả đồ chơi phải sạch vì vi trùng sinh sôi nẩy nở rất mau lẹ, nhất là đồ chơi bằng vải. Một số đề nghị về đồ chơi để nhai và giữ gìn chúng là: ● Có một hộp/rổ/túi riêng đựng đồ chơi sạch, khi một cái rơi xuống đất thì lấy cái mới cho con, bỏ cái dơ vào hộp khác để giặt. ● Cột đồ chơi vào xe đẩy khi trẻ còn nhỏ. ● Cho con khăn mặt bằng vải để nhai mà không cần mua đồ chơi cầu kỳ đắt tiền. Khăn còn dễ thấm nước và dễ giặt. ● Vật khác để nhai là vòng bằng plastic (ring toss toy), đồ chơi bằng cao su cho chó nhay thí dụ cục xương bằng cao su. Bạn cười thì cứ cười vui, nhưng các món này rất hợp cho trẻ. Tã vải, búp bê nhỏ bằng vải cũng rất tốt. ● Mua ống bằng nhựa trong ở tiệm bán dụng cụ làm rượu, ống ở đây có khử trùng còn ống mua ở tiệm bách hóa hardware không có. Cắt ống thành khúc dài khoảng 10 cm, xỏ dây và cột hai đầu dây lại rồi cài bằng kim tây vào áo của con. ● Khi chọn lựa đồ chơi bạn nên đặt những câu hỏi sau: - Đồ chơi có bền không ? Hãy lượng sức và tầm vóc của con. Nếu đồ chơi dễ vỡ thì liệu những mảnh vỡ có làm con nuốt nghẹn cổ ? - Đồ chơi có dễ sử dụng ? Cần sức bao nhiêu để chơi ? Cách chơi có dễ hay khó hiểu ? - Đồ chơi có thích ứng được với tật của trẻ, có gì khiến trẻ khó chơi vì giới hạn do bệnh gây ra, thí dụ trẻ không xoay trở, đi đứng dễ dàng ? - Trẻ chơi một mình hay cần có trẻ khác để chơi chung ? - Chót hết và cần nhấn mạnh là đồ chơi phải an toàn. Tránh mua Legos hay vật gồm những mảnh nhỏ ráp lại, nhất là cho trẻ nhỏ lăng xăng chộn rộn thích nhai đồ chơi. ● Bạn có thể làm lấy đồ chơi cho con, thí dụ lấy vớ làm thành con rối cho trẻ nào thích nhai, vẽ thêm mắt mũi lên vớ. ● Bệnh hóa nặng dần thì ngón tay của con không còn khéo léo, và trẻ thấy khó mà cầm nắm vật nhỏ. Khi đọc sách em sẽ khó lật trang sách, vậy hãy dán vào mỗi trang một miếng bìa nhỏ ló ra ngoài một chút cho con dễ lật, cho phép em đọc sách một mình. ĂN UỐNG 1. Nhai, Nuốt Khó. Nhiều trẻ MPS gặp khó khăn với việc nhai nuốt. Ngoài việc có thanh quản và khí quản hẹp, trẻ có MPS không điều hợp được cử động nhai và nuốt, dẫn tới việc ăn khó. Ăn là động tác phức tạp gồm nhiều cử động hòa hợp nhau để việc thở và nuốt diễn ra đúng lúc, bằng không trẻ có thể hít thức ăn vào phổi và bị nhiễm trùng. Động tác gồm ba giai đoạn: nhai khi thức ăn nằm trong miệng, nuốt khi thức ăn đi vào thực quản, và co bóp khi thức ăn đi xuống tới bao tử. Với trẻ MPS, tật khiến em nhai yếu và bữa ăn kéo dài hơn; khi nuốt thì trợn trạo có khi hít thức ăn và thức uống vào khí quản, bị những chứng như nhiễm trùng ngực trở tới trở lui, nhiễm trùng đường hô hấp, nghẹn, sặc khi ăn, nhễu nước miếng không kiểm soát được. Một khi tật ăn khó được xác định thì nên mang trẻ đến chuyên viên chỉnh ngôn (speech and language therapist) để thẩm định vấn đề. Chuyên viên có hiểu biết chuyên môn về cơ thể học và sinh lý học của đầu, cổ, cơ chế việc nhai nuốt. Ngoài khả năng thẩm định
  4. những điều liên quan đến việc phát triển ngôn ngữ và cách nói của trẻ, chuyên viên còn có thể cho ý kiến về kỹ năng ăn uống và cách tập cho em. Họ sẽ chỉ dẫn cách ngồi thích hợp trong lúc ăn; loại thực phẩm và tính chất (mềm/cứng/trơn v.v.) tốt nhất cho tật của trẻ; cách dùng và loại muỗng, ly, chén v.v. đặc biệt, tương ứng với khả năng hay cử động giới hạn của trẻ. Chuyên viên sẽ cân nhắc các yếu tố y khoa, tính bổ dưỡng của thức ăn và việc an toàn khi nuốt. Thường thường chuyên viên không làm việc đơn độc mà họ thuộc về một toán chăm lo cho trẻ gồm bác sĩ, chuyên viên chỉnh hình, chuyên viên thể chất trị liệu v.v. Để chữa trị thì gia đình và chuyên viên hợp lực soạn cách thức thích hợp cho tật nuốt khó. Những yếu tố phải kể tới là thay đổi cách dinh dưỡng; tránh món có tính chất gây rủi ro (cứng, xảm v.v.); cho ăn chậm lại; thức uống đặc hơn bằng cách pha chất làm sánh lại; giảm lượng thực phẩm (ăn ít thì rủi ro hít thức ăn vào phổi cũng ít đi); không ăn bằng đường miệng mà có giải phẫu để gắn ống vào bao tử, thức ăn sẽ đi thẳng vào đây. Những loại thức ăn sau gây nhiều rủi ro: ● Loại có xơ, sợi như dứa, cần, đậu string bean, xà lách, đậu nói chung, nho; ● Loại lộn nhộn không nhuyễn hoà vào với nhau thí dụ như cốm chan sữa để ăn sáng; thịt chế nước sốt; muesli; thức ăn dòn như bánh mì nướng, bánh biscuit, khoai chiên; ● Loại xảm như vỏ bánh pie, bánh nướng; ● Loại cứng như kẹo ngậm, kẹo nhai, các loại hạt, bắp. Bệnh viện và chuyên viên y khoa có thể đề nghị hai phương pháp khám bệnh dùng hai dụng cụ mới mà bạn nên biết. — Videofluroscopy là vật dùng để xem xét kỹ hơn phản xạ nuốt của người, và thẩm định sự khó khăn khi nuốt. Nó cho cái nhìn rõ ràng về tất cả những giai đoạn nuốt và có thể khám phá ra việc hít thức ăn nếu có. Vật cũng xác định ảnh hưởng mà các loại thức ăn khác nhau và vị trí ngồi khi ăn có đối với sự an toàn khi nuốt. Việc khám nghiệm lâu chừng 10 - 15 phút, nó chỉ là việc dùng quang tuyến X để xem cơ chế nuốt làm việc suông sẻ ra sao. — Phương pháp thứ hai (Cervical Auscultation) thẩm định những âm khác nhau phát ra trong lúc thở và nuốt. Nó tỏ ra rất hiệu quả để chẩn bệnh chính xác tật khó nuốt, nhất là khi đi kèm với khám nghiệm bằng videofluoroscopy nói ở trên. 2. Cách Ăn Uống An Toàn. Khi bệnh ngày càng nặng thì trẻ MPS bị suy sụp, mất dần kỹ năng đã có, em có thể thấy khó nuốt hơn với hệ quả là ăn ít, ăn không đủ chất dinh dưỡng. Nếu lo lắng thì cha mẹ nên họp chung với bác sĩ, chuyên viên chỉnh ngôn, chuyên viên trị liệu thể chất và chuyên viên dinh dưỡng. Toán đa ngành sẽ xác định vấn đề cần giải quyết, đưa ra đề nghị giúp bảo đảm trẻ được an toàn, dễ chịu và ăn đủ chất bổ dưỡng Thức Uống. Chúng ta dùng lưỡi, má và môi để kiểm soát mức độ mau chậm khi nuốt chất lỏng nhưng trẻ MPS thấy khó mà làm vậy. Vài cách giúp điều hòa mức nuốt là dùng ly đặc biệt, bình sữa cho em bé, ống hút, chất làm đặc. Tùy theo việc nuốt khó tới mức nào, ta có thể làm thức uống đặc hơn bằng cách pha thêm chất làm đặc, khi đó chất lỏng trở thành sánh như mật ong, bột khuấy, cháo, cho phép trẻ nuốt được an toàn. Những chất làm đặc có bán trong tiệm thuốc tây hay cửa hàng thực phẩm đặc biệt.. Sau khi nhai trong miệng thức ăn thành viên dễ nuốt trôi. Trẻ bị suy thoái làm em mất khả năng điều hoà việc nhai như đưa đẩy thức ăn qua lại trong miệng, em cũng không thể đẩy nó tới cuống họng để nuốt. Các triệu chứng khác là thức ăn trong miệng rớt ra, ho, hít
  5. thức ăn vào phổi; tất cả là dấu hiệu muốn nói có rủi ro bị nghẹn, và cần có biện pháp để giảm thiểu các rủi ro này. Vươn dài đầu ra cũng là hành động đáng ngại. Kỹ Thuật. Điểm căn bản là ngồi đúng cách và đầu có vị trí đúng đắn. Trẻ MPS khó kiểm soát được thân hình và đầu. Ngồi xe lăn hay ghế ăn (feeding chair) giúp thân hình và đầu vững, thẳng. ● Cắt thức ăn thành miếng nhỏ vừa miệng. ● Cho lượng thức ăn ít một cách chậm chạp. ● Uống bằng ly an toàn, có nhiều kiểu để chọn lựa. Khi bệnh tới mức trẻ không thể ăn được miếng nhỏ vừa miệng và có triệu chứng như ho, sặc, thức ăn trong miệng rơi rớt ra ngoài thì có những cách sau: ● Xay nhuyễn, nghiền thức ăn. ● Mỗi lần chỉ cho ăn một chút ● Khiến chất lỏng đặc một chút, khen con trong lúc ăn ('Good chewing, Nhai giỏi quá) Nếu thấy nhai và nuốt quá khó thì nên nghĩ đến chuyện: ● Xay nhuyễn tất cả thức ăn. ● Làm tất cả thức uống đặc hơn, làm tất cả chất lỏng đặc hơn ● Cho ăn với mức mau chậm vừa phải. Ăn chậm lại, cho con giờ để nhai và nghỉ. Ăn Ống. Tới một lúc nào đó bạn phải quyết định là nên cho con ăn bằng ống hay không (gọi là g- tube). Đây là quyết định hết sức riêng tư và không có trả lời đúng hay sai, chỉ có bạn là có thể quyết định mà thôi. Phương pháp là có giải phẫu nhỏ ở bụng để gắn ống vào bao tử, trẻ không ăn bằng miệng nữa mà thức ăn từ ngoài đi qua ống vào thẳng bao tử. Sau đây là lợi và hại của cách này để bạn so sánh. Lợi. - Tăng thêm an toàn. - Bảo đảm có đủ chất bổ dưỡng. - Giữ y trọng lượng, không xuống cân. - Cải thiện phẩm chất cuộc sống. - Bớt căng thẳng về chuyện ăn uống. - Mất ít giờ hơn và bạn có thể làm nhiều chuyện khác. Bất Lợi. ● Can thiệp vào diễn tiến tự nhiên của bệnh. ● Kéo dài sự sống của trẻ đau yếu nặng nề. ● Tăng rủi ro hít thức ăn vào phổi nếu con bạn bị ói, ngồi không đúng cách, ăn quá nhiều thức ăn. ● Việc đặt ống thường thực hiện sau khi trẻ quá suy yếu không còn hưởng được mấy lợi ích của việc này. Hãy nói chuyện với bác sĩ về khi nào nên đặt ống. HÀNH VI Không phải tất cả trẻ có MPS đều phá phách hoặc có trục trặc hành vi, tuy nhiên với cha mẹ nào muốn có thông tin để đối phó với tật của con, sau đây là một số chỉ dẫn và đề nghị. Trẻ có thể rất hiếu động, chạy nhẩy không ngừng mà không chịu chú ý lâu vào một việc gì. Em cầm hết vật này tới vật kia, đi lan man từ nơi này sang nơi khác làm như không có chủ đích gì. Trẻ thường không nghe lời, không có ý thức về nguy hiểm và tỏ ra hung hăng. Bạn nên tìm hiểu tại sao có hành vi như thế, các lời giải thích ghi là có bốn yếu tố
  6. chính: ● Yếu tố sinh lý: Đói, mệt, đau ốm, hệ quả phụ của thuốc, chậm nói, buồn chán, sợ, lo lắng, không biết cách giải tỏa năng lực. ● Yếu tố môi trường: Ồn ào, ánh sáng chói, chỗ hẹp hay rộng, khung cảnh xa lạ, mức hoạt động nhiều hay ít. ● Yếu tố tình trạng: Thời điểm trong ngày, lúc giữa hai hoạt động -chuyển từ việc này sang việc kia-, loại hoạt động, lời yêu cầu/đòi hỏi. ● Yếu tố tương tác: Bị đụng chạm hay níu kéo, thúc hối, người khác đứng quá gần em. Cách Đối Phó. Khi đã có ý niệm tại sao hành vi trục trặc bạn có thể tự nghĩ ra cách giải quyết, mà cũng có thể nhờ chuyên viên về hành vi cố vấn phương pháp thích hợp với hoàn cảnh và cách xếp đặt chuyện nhà của bạn. ● Nếu có thể thì dành riêng một phòng cho con chơi mà bạn ở ngoài nghe được. Bày biện phòng cho an toàn để con tự chơi không cần bạn dòm ngó. ● Học sống với thế giới của con, thay vì ép buộc con thuận theo ý nghĩ của bạn. ● Đặt máy truyền hình ở chỗ con không với tới được. ● Cất hết những vật dễ vỡ, bàn ghế có góc nhọn; thay vào đó dùng ghế bean bag hay nệm. ● Gắn cửa an toàn trong nhà, nhất là cửa bếp. Bạn có thể thấy khó mà cứng rắn, áp dụng kỷ luật với con, một phần vì thương con không may, phần khác vì tội nghiệp con phải chịu giải phẫu nhiều lần v.v., tuy nhiên nên biết rằng trẻ con rất tinh tế và biết lợi dụng sự yếu lòng của cha mẹ. Nếu thấy bạn xiêu lòng không thẳng tay thì trẻ sẽ không tuân theo luật đặt ra như làm giường sáng thức dậy, làm chuyện nhà, bài cho về nhà ... Mặt khác khi trẻ ăn vạ giữa đường phố và bạn nhượng bộ thì trẻ mau lẹ học rằng đó là cách hay nhất để đòi theo ý chúng. Rải rác trong những số trước đã có trình bày kinh nghiệm của nhiều cha mẹ khác, xin bạn coi lại. ● Hãy uyển chuyển và áp dụng cách nào hợp nhất cho bạn. Chuyên viên, sách vở, thầy cô có thể biết nhiều, nhưng không ai biết về con bằng bạn; hãy tin vào chọn lựa của bạn. Cũng có ngày bạn làm đúng bài bản mà không ăn thua gì, vậy hãy nhủ thầm "Tới đâu hay tới đó!" ● Cha mẹ bảo trẻ có MPS III nhiều khi la khóc mà không có lý do, họ gãi đầu tìm hoài vẫn không hiểu và cảm thấy bất lực, nên có người nhờ bác sĩ cho trẻ uống thuốc . ● Vợ chồng nên thay phiên nhau lo cho con để một trong hai người có giờ phút xả hơi. ● Hành vi của trẻ có thể làm em không có bạn, không trẻ nào khác chịu chơi với em và bạn đau lòng thấy con thui thủi một mình. Tuy nhiên bạn có thể dạy những trẻ khác cách tiếp xúc và chơi với con, giải thích về MPS, cho biết chúng cần phải làm gì để chơi. Làm vậy là bạn cho chúng sự hiểu biết về bệnh và giải tỏa được lo lắng của các trẻ về con bạn. ● Khuyến khích chúng nhắc nhở con là nắm tay, sờ tay mà không đấm, đá; đứng xa với khoảng cách vừa phải, thông thường là cách một cánh tay, để con bạn không cảm thấy chật chội. Nếu trẻ bị lãng tai em sẽ không biết có ai khác chung quanh trừ phi thấy họ, vậy nên dạy những trẻ khác đi tới trước mặt cho con thấy và không làm con bạn giật mình kinh ngạc. ● Nếu trẻ khác bị con bạn chộp tay hay nắm tóc, dạy chúng đặt tay lên tay của con và bảo 'Ngưng lại', hay 'Buông ra'. Giải thích rằng hành vi không có tính cố ý hay ác ý. Bạn kiên nhẫn thì trước sau kết quả sẽ đến.
  7. ● Trẻ nào không biết nói thì phải có cách khác cho em liên lạc tỏ ý và cho bạn làm con hiểu bạn muốn gì. Những số báo trước đã đề cập tới việc dùng hình, ngôn ngữ bằng dấu như Auslan, Makaton, xin bạn coi lại. Thí dụ muốn cho con hiểu là sắp đi phố thì cho thấy hình nhà của em, xe hơi (hay xe lửa) và chỗ sẽ đến. Trẻ có MPS II và MPS III đặc biệt hay bỏ chạy chơi xa, em chạy rất mau vậy bạn chớ nên coi thường khi dẫn con đi chợ, đi phố. Chỉ cần xe ngừng và bạn mở cửa là con có thể chạy biến đi. ● Cho con mặc y phục mầu sáng để bạn dễ thấy. ● Cho con đeo vòng tay có ghi địa chỉ nhà, số điện thoại. Tuy nhiên trẻ có thể tuột ra nên cách khác là làm thẻ kim loại và cột vào dây giầy. ● Giữ mọi vật trên người bạn, như đeo chìa khóa xe vào dây lưng, cất tiền vào túi áo. Theo cách đó bạn rảnh tay chộp con khi cần mà không phải lo lắng về những chuyện khác, hay không phải buông tay con lúc trả tiền ở quầy. ● Luôn luôn nắm lấy tay con, nhất là khi bước ra khỏi xe. Chọc Ghẹo. Trẻ bị chòng ghẹo nhiều phần không nói cho cha mẹ hay, nhưng có thể lộ qua triệu chứng như khó ăn khó ngủ, làm thinh, trở nên hung hăng, thấy muốn ói. Nếu tin là con bị chọc phá thì bạn cần có phản ứng ngay để không những chặn đứng sự việc, mà còn giúp trẻ đối phó với những chuyện khác trong tương lai. Vì diện mạo, thân hình của trẻ MPS sẽ thay đổi khi bệnh tiến triển, em sẽ trở thành cái đích cho sự chọc ghẹo, ánh mắt, lời phê bình mai sau. Vậy cách hay nhất là chuẩn bị. ● Có khi sự chọc ghẹo được mặc nhiên chấp thuận qua việc người lớn, ai chăm sóc trẻ giữ yên lặng lúc chuyện xẩy ra, hay do họ không biết về bệnh. Hãy nói chuyện để giáo dục thầy cô, thân hữu và hàng xóm về bệnh của con. ● Chơi đổi vai với con, giả làm người chọc ghẹo và người bị chọc. Đóng vai trong nhiều trường hợp có thể xẩy ra và nhìn sự việc theo óc hài hước. ● Nếu con vẫn còn đi được, hãy dạy con đi một cách tự tin, vai thẳng, đầu ngẩng lên. ● Liên lạc với nhà trường, gặp thầy cô, hiệu trưởng nếu e ngại có bạo hành. ĐAU KHỔ Đau lòng là phản ứng của cơ thể đối với sự mất mát, đó là đáp ứng bình thường và tự nhiên của cơ thể. Mất mát là chuyện hết sức cá nhân, mỗi người phản ứng một cách khác nhau như có người khóc thầm mà người khác lại khóc to, người nữa thì hỏi đủ điều. Trong những điều này, phản ứng được xem quan trọng nhất là nhìn nhận sự việc đã xẩy ra. Khi gia đình chăm lo cho trẻ khuyết tật thì có nhiều mất mát cần được nhận biết: ● Mơ ước tan vỡ, kỳ vọng không thành, mong mỏi là đời mình sẽ diễn biến theo một cách khác và ý nguyện không đạt. ● Lo lắng triền miên và đau lòng không nguôi, ngay cả khi việc tỏ ra tốt đẹp. Thường xuyên có những điều nhắc nhở đến sự mất mát, lo rầu, mối bận tâm. ● Căng thẳng trong gia đình khi không đồng ý về cách chăm sóc, nghĩ rằng trẻ được lo quá mức hay chưa đủ. ● Thì giờ hao hụt vì có hẹn đi bác sĩ khám, giải phẫu ở bệnh viện, đi học chỉnh ngôn, thêm vào đó phải lo cho những con khác, thiếu ngủ. ● Tới tuổi con đi học thì lo rầu khi trường học, dịch vụ không cung ứng đủ cho em; hệ thống pháp luật, an sinh xã hội còn nhiều thiếu sót. Khi không nhìn nhận có sự đau lòng thì người ta không được giải tỏa để cảm thấy thoải mái, vui sống với con khuyết tật. Ngược lại khi nhận biết có cảm xúc ấy thì chuyện lạ là
  8. hành động mang lại hy vọng, vui vẻ và có sự mở lòng hòa hợp với cuộc sống. Cách đối phó cho gia đình sinh con khuyết tật, dù là bệnh gì, được đề nghị là: ● Chấp nhận có nó, dù cảm xúc đen tối ra sao đi nữa. ● Chăm lo chính bản thân mình để con có được săn sóc của cha mẹ thoải mái, nhiều năng lực, thay vì cha mẹ xuống tinh thần, dã dượi. ● Khóc, cười khi thấy muốn vậy. ● Hỏi xin được hỗ trợ. ● Quan tâm, để ý tới chồng/vợ. Lắng nghe chồng/vợ bầy tỏ sự lo lắng, căng thẳng, cách họ nhìn sự việc. Nhớ rằng mỗi người phản ứng theo cách khác nhau. ● Đừng chỉ cắm đầu cắm cổ giải quyết khó khăn, trở ngại mà khuyết tật sinh ra, mà cũng nên nhìn nhận là bạn bị đau lòng. ● Tập nhìn sự việc đúng tầm mức, đừng bi thảm hóa, phóng đại quá đáng tình trạng để phản ứng sai lạc; nhưng cũng tránh không coi nhẹ vấn đề, lạc quan không đúng chỗ. Điều cần thiết là có sự quân bằng, vì nhiều gia đình bận rộn lo cho con và không nhận ra hay làm ngơ sự đau khổ của chính mình. Chuyện xẩy tới cho gia đình nên được nhìn theo mọi mặt, và hiểu rằng sự đau lòng là một phần của cuộc sống mà khi được nhận biết và làm hòa thì có thể mang lại lợi ích cho cả gia đình. Tài Liệu: Down Syndrome Association's Newsletter - Spring 2006 Daily Living with MPS - MPS Canada & USA. Tài liệu do Nhóm Tương Trợ Phụ Huynh Việt Nam có con Khuyết Tật và Chậm Phát Triển tại NSW - Úc Châu soạn. 2007. Ts Võ Nguyễn Tịnh Vân Copyright, 2008. Muốn phổ biến bài viết này, cần xin phép tác giả và xin ghi rõ nguồn Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com Chondroitin sulfate (Nguồn: Wikipedia) Hyaluronan (-4GlcUAβ1-3GlcNAcβ1-)n (Nguồn: Wikipedia) Mucopolysaccharidosis là một bệnh di truyền liệt nhiễm sắc thể định hình. Trong bệnh này thiếu một phân hóa tố tên là lysosomal thường dùng bẻ gẫy những phân tử glycosaminoglycans cần thiết trong việc cấu tạo xương, gân, xụn, giác mạc, da và mô đàn hồi. (Nguồn: Wikipedia)
  9. Bs Trần Mạnh Ngô sưu tầm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2