intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Stress học đường

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

141
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chỉ một thời gian không phải là dài trước đây, trẻ em vẫn có được cho mình những khoảng thời gian và không gian riêng sau những giờ học trên lớp, thả sức cho tâm hồn và trí tưởng tượng bay bổng. Nhưng khi xã hội ngày càng hiện đại, phát triển thì những khoảng trống ấy lại càng mất dần, nhất là ở các đô thị hiện đại. Trẻ em bây giờ chủ yếu chỉ tập trung vào học tập và được đặt trên vai những gánh nặng trách nhiệm tương lai từ nhỏ. Sự trưởng thành của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Stress học đường

  1. Stress học đường Chỉ một thời gian không phải là dài trước đây, trẻ em vẫn có được cho mình những khoảng thời gian và không gian riêng sau những giờ học trên lớp, thả sức cho tâm hồn và trí tưởng tượng bay bổng. Nhưng khi xã hội ngày càng hiện đại, phát triển thì những khoảng trống ấy lại càng mất dần, nhất là ở các đô thị hiện đại. Trẻ em bây giờ chủ yếu chỉ tập trung vào học tập và được đặt trên vai những gánh nặng trách nhiệm tương lai từ nhỏ. Sự trưởng thành của một đứa trẻ cần có một thời gian dài và đòi hỏi sự tương tác của nhiều yếu tố, song một thực trạng dễ nhận thấy hiện nay là ngày càng có nhiều em sớm đánh mất đi sự hồn nhiên,
  2. trong sáng của tuổi thơ. Thay vào đó là những cạnh tranh không mệt mỏi trong học tập và những áp lực tâm lý nặng nề. Dần dần, xã hội chứng kiến một hiện trạng ngày càng phổ biến: Stress ở lứa tuổi học đường. Stress là một phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước những tình huống căng thẳng. Biểu hiện thông thường của stress là tâm lý dễ tổn thương, dễ xúc động, khó làm chủ bản thân, có xu hướng trầm trọng hóa các khó khăn và đánh giá thấp bản thân. Nhưng khi những tình trạng này lặp đi lặp lại trong một thời gian dài thì stress dễ trở thành một loại bệnh lý, vượt quá sức kiểm soát của đối tượng, gây ra các rối loạn cơ thể, tâm thần và ứng xử. Phương pháp điều trị stress hiện nay chủ yếu vẫn là bằng liệu pháp tâm lý, ngoài ra người bệnh còn có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc đặc trị theo hướng dẫn của bác sĩ để hỗ trợ khi cần thiết. Những trẻ có nhân cách mạnh mẽ, có ý chí và có sức chống đỡ thường có khả năng khỏi bệnh nhanh hơn những trẻ yếu đuối và bi quan. Đối tượng dễ bị stress là những học sinh đang trong giai đọan thi cử căng thẳng, những học sinh các lớp cuối cấp,
  3. đặc biệt là những trẻ sống ở thành phố, chịu đựng áp lực học tập căng thẳng hoặc từ nhỏ đã được gia đình bảo bọc, ít tự va chạm với những tình huống khó khăn trong đời sống. Nhưng nhìn chung, có ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng stress ở lứa tuổi học đường: Áp lực từ chương trình học căng thẳng: Ngày nay học sinh không chỉ phải đối diện với số lượng bài vở quá tải từ chương trình sách giáo khoa mà còn phải đối mặt với nhiều kỳ kiểm tra, những kỳ thi diễn ra liên tục trong suốt quá trình học của các em. Bên cạnh đó, phần lớn trẻ còn phải gắng sức chạy theo những buổi học thêm ngoài giờ lên lớp với mong muốn tích lũy thêm nhiều kiến thức cho bản thân. Thái độ của cha mẹ gây stress cho học sinh: Tâm lý của đa số phụ huynh là khuyến khích con cái lập thân bằng con đường học vấn, vì vậy họ không tiếc tâm sức đầu tư cho chuyện học của con. Nhưng chính những kỳ vọng đôi khi quá mức của cha mẹ lại vô tình trở thành gánh nặng đối với trẻ. Trẻ cảm thấy chuyện học không còn là hứng thú mà trở thành áp lực và trước những yêu cầu ngày càng cao về bài
  4. vở ở các cấp học khác nhau, trẻ dễ trở nên chán nản, đuối sức, thậm chí tuyệt vọng, mất niềm tin vào bản thân. Xu hướng phát triển của xã hội: Xã hội Việt Nam đang tiến nhanh trên con đường hội nhập quốc tế rộng lớn với nền tảng là nền kinh tế tri thức có trình độ chuyên môn hóa ngày càng cao. Những công việc trong xã hội do đó đòi hỏi nhiều hơn sự đầu tư về kiến thức và chất xám. Xu hướng này ít nhiều có tác động đến tâm lý lựa chọn ngành nghề của học sinh và định hướng ngành nghề của phụ huynh đối với con em mình. Cùng với áp lực từ chương trình học và gia đình thì ảnh hưởng từ phía xã hội cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng stress cho học sinh. Để vượt qua những biến động và áp lực, trẻ rất cần sự quan tâm, chăm sóc và chỉ dẫn từ phía gia đình, nhất là cha mẹ. Dưới đây là một số biện pháp mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo đế giúp đỡ con em mình: Tham gia các hoạt động rèn luyện thân thể: Việc tham gia thường xuyên các trò chơi vận động hoặc tập thể dục đều đặn sẽ giúp trẻ phát triển tốt về mặt thể chất, có sức khỏe để học tập và các họat động hàng ngày trong đời sống.
  5. Việc luyện tập cũng là cách thức có lợi nhất để thư giãn và làm dịu những cơn căng thẳng. Ăn uống điều độ: Mỗi ngày, bạn nên cho trẻ ăn uống điều độ và đầy đủ chất dinh dưỡng. Tránh dùng quá nhiều chất ngọt, nhiều đường, chất béo, vì những chất này có nguy cơ gây ra nhiều loại bệnh cho trẻ, làm cơ thể giảm khả năng đối phó với stress. Dành cho trẻ khoảng thời gian nhất định trong ngày để thư giãn: Sau những giờ học căng thẳng ở trường, bạn nên khuyến khích trẻ chơi đùa với bạn bè hoặc tham gia các lớp học năng khiếu (thể dục nhịp điệu, vẽ, âm nhạc…). Việc cân bằng giữa việc chơi và học sẽ giúp trẻ phát triển cân bằng về mặt tâm lý. Tạo sự gần gũi giữa trẻ và gia đình: Dù cuộc sống hằng ngày khá bận rộn, thời gian sinh hoạt giữa các thành viên trong gia đình khác nhau nhưng bạn hãy cố gắng để tạo mối liên hệ gắn bó giữa mỗi người. Bạn có thể tâm sự với trẻ về những gì bé trải qua sau một ngày ở trường, cùng bé học bài, cùng bé xem một chương trình truyền hình bé yêu thích hoặc nấu cho con một bữa cơm ngon lành. Tất cả
  6. những cử chỉ đó sẽ giúp bé cảm thấy gia đình, cha mẹ là nơi chốn gắn bó, là chỗ dựa tin cậy dành cho mình trước những biến động của đời sống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2