SỰ BIẾN ĐIỆU HIỆN HỮU BÊN TRONG ĐIÊU KHẮC TRẺ LÊ NGỌC THÁI
lượt xem 5
download
Nhà điêu khắc Lê Ngọc Thái sinh năm 1972, tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Huế năm 2001, quê Quang Phú, TP Đồng Hới, Quảng Bình. Giới chuyên môn bắt đầu chú ý đến tác phẩm của nhà điêu khắc trẻ Lê Ngọc Thái khi anh nhận liên tiếp 03 giải thưởng. Năm 2008 tại cuộc LÊ NGỌC THÁI-Hiệu ứng kính-Tổng Triển lãm mỹ thuật khu vực Bắc Miền Trung do Hội Mỹ hộp, 100x100cm thuật Việt Nam tổ chức, anh đạt giải Tặng thưởng với tác phẩm “Nổi đau” (Tổng hợp 120 x 185cm), giải A năm 2009...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SỰ BIẾN ĐIỆU HIỆN HỮU BÊN TRONG ĐIÊU KHẮC TRẺ LÊ NGỌC THÁI
- SỰ BIẾN ĐIỆU HIỆN HỮU BÊN TRONG ĐIÊU KHẮC TRẺ LÊ NGỌC THÁI Nhà điêu khắc Lê Ngọc Thái sinh năm 1972, tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Huế năm 2001, quê Quang Phú, TP Đồng Hới, Quảng Bình. Giới chuyên môn bắt đầu chú ý đến tác phẩm của nhà điêu khắc trẻ Lê Ngọc Thái khi anh nhận liên tiếp 03 giải thưởng. Năm 2008 tại cuộc LÊ NGỌC THÁI-Hiệu ứng kính-Tổng Triển lãm mỹ thuật khu vực Bắc Miền Trung do Hội Mỹ hộp, 100x100cm thuật Việt Nam tổ chức, anh đạt giải Tặng thưởng với tác phẩm “Nổi đau” (Tổng hợp 120 x 185cm), giải A năm 2009 với tác phẩm “Hồi sinh” (gỗ cao 195cm), và năm 2010 mới đây anh lại nhận giải thưởng Khuyến khích Triển lãm mỹ thuật Toàn quốc với tác phẩm “Hiệu ứng kính” (điêu khắc tổng hợp
- 100 x 100cm). Những tác phẩm điêu khắc của Lê Ngọc Thái vừa là cảm xúc tự nhiên của tác giả trẻ, nhưng cũng là kết quả của một quá trình rèn luyện nhận thức muốn thể hiện, khám phá, vận động liên tục. Đó là tư duy và tình cảm, không phải là thủ pháp tạo hình, kỹ thuật chất liệu, là một cảm xúc toàn thể, bao quát. Lê Ngọc Thái nói lên tiếng nói của mình và không dựa vào ai để nói hoặc nhờ bất cứ ai nói hộ. Nghệ sĩ sống trong lòng xã hội và cũng có trách nhiệm với xã hội, vậy thì tiếng nói của tác phẩm nghệ thuật là tiếng nói mà bất cứ ai cũng muốn nghe đều được nghe, cũng có nghĩa là tiếng nói ấy về điều tốt, cũng như điều xấu, vì ai dám nhận mình là chỉ tốt mà không xấu là người ấy không thực bình thường, không thực tỉnh táo. Nhưng nghệ sĩ cũng cần có cả sự phóng khoáng lẫn sự tinh tế, hơn nữa cần sự kết hợp hai cực khác nhau ấy cả vĩ mô lẫn vi mô, trong đời sống nghệ thuật của mình. Ngôn ngữ tạo hình của Lê Ngọc Thái được nuôi dưỡng mang tính tượng trưng và ẩn dụ, quá trình biến điệu ý tưởng từ những nội quan, những giao lộ của suy tư đột biến tình cảm thiên tư tuổi trẻ. Các tác phẩm của anh có cấu trúc tạo nghĩa và sắc thái biểu cảm hết sức đa dạng. Ngọc Thái tỏ ra thuần thục trong việc sử dụng ngôn ngữ điêu khắc tự trị của hình và ý tưởng. Anh quan tâm nhiều hơn đến các phương diện siêu hình mang tính ẩn dụ cao. Anh là một trong số những tác giả trẻ thực sự đam mê với tình yêu nghệ thuật, và hướng niềm đam mê ấy đến chân - thiện - mỹ. Sự biến điệu hiện hữu bên trong tác phẩm
- của Ngọc Thái là sự biến điệu hướng đến mùa xuân. Các chủ đề anh sáng tác đều tích lũy từ sự diệu kỳ của mùa xuân, bao hàm như tổ ấm, hồi sinh, hạnh phúc, ước mơ..., tất thảy như là sự huyền ảo, của niềm phức lạc chân phôi phai theo hiện thể, tự bạch. Tác phẩm “Nổi đau” anh được giải thưởng của Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2008 là tác phẩm điêu khắc phù điêu tổng hợp. Nội dung thể hiện là khuôn mặt người mẹ, một gương mặt mà trên đó hằn những dấu vết của thời gian, của chiến tranh, đó chính là gương mặt của sự chờ đợi và nỗi đau thương đến tột cùng. Bên trong gương mặt người mẹ phản chiếu chân dung của những người con đã mất mát và hy sinh trong quá trình nhiễm độc dioxin ở Việt Nam. Song song đó là hình ảnh sự hủy diệt của chất độc dioxin, chiến dịch dùng hóa chất dioxin ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất thế giới. Toàn bộ tác phẩm toát lên vẻ ảm đạm, u uất của chiến tranh, nhưng đôi mắt của mẹ đã vượt lên trên nỗi đau, đó là tia hy vọng của niềm hạnh phúc độc lập dân tộc. Tác phẩm này biểu hiện vừa “xù xì” vừa “nhẵn bóng”, vừa cụ thể lại vừa trừu tượng, có âm lại có dương, có thể giải thích được sự hiện hữu của xúc cảm tạo hình. Hình thể nhân vật trong tác phẩm Âm vang (xi măng, đồng) được biến điệu từ nhân vật nhạc công với nhiều động thái biểu diễn. Trong thủ pháp xây dựng tác phẩm này anh nhấn mạnh trọng tâm, biết chọn vấn đề quan trọng nhất để diễn tả, bên cạnh khối chuyển động, còn phản ánh nhằm hướng người xem vào nội dung, giản lược về hình thức, để không ảnh hưởng đến quá trình tri giác mà chỉ tập trung vào dòng âm
- thanh, tiết tấu khởi đầu của một mùa xuân. Tác phẩm sắt hàn Đau chiếc lá tạo thành khối điêu khắc hiện đại. Sự mảnh mai, mong manh, hình thể “tơi tả” của chiếc lá biến điệu thành cánh chim có thể nhận diện hình chim vạc và cò, gửi gắm vào tâm trạng một nỗi niềm của sự khắc khổ tìm về dĩ vãng, của một cõi nhớ day dứt không nguôi về những ngày ấm áp tiết vào xuân. Tác phẩm được kiến tạo màu sắc đỏ thắm, độ đậm nhạt hợp lý. Chủ đề là cái cớ để dẫn dắt cho ý tưởng, còn niềm say mê của anh chính là sự cảm nhận về khối tạo hình hiện đại biểu hiện sự tương phản. Tác phẩm này không còn là sự suy tư chung chung ẩn chứa nỗi đau của con người mà là dẫn dắt những câu chuyện rất cụ thể về mối quan hệ ràng buộc của con người trong gia đình và xã hội. Khát vọng về sự chuyển hướng của điêu khắc không chỉ là sự thay đổi về hình thức, về ngôn ngữ tạo hình mà quan trọng là sự chuyển biến về quan niệm và ý thức của tác giả. Tác phẩm của Lê Ngọc Thái đem đến cho người xem một ấn tượng, sự đối thoại hay những liên tưởng bất ngờ. Các tác phẩm Hạt mầm, Lòng mẹ, Tóc thề là những tác phẩm bằng chất liệu gỗ, chưa tạo được những bước đột phá đi tới sự cách tân về ngôn ngữ, về khối tạo hình. Tính thẩm mỹ được đánh giá cao hơn thuyết khái niệm mặc dù thuyết khái niệm lại là khuynh hướng chủ yếu trong nền nghệ thuật đương đại thế giới, nơi mà nguyên tắc thẩm mỹ đã bị đánh bật bởi niềm thôi thúc nghệ thuật không chỉ đơn thuần là kỹ năng miêu
- tả, mà còn là phương diện hình thành triết học và hình tượng sâu sắc chứa đựng nội dung mang tính ẩn dụ. Xét ở khía cạnh nội dung, những tác phẩm Hạt mầm, Lòng mẹ, Tóc thề của Lê Ngọc Thái đã hội đủ yếu tố hiệu quả mang tính tượng trưng, nhưng xét về yếu tố tạo hình thì không mới. Trái ngược lối tạo hình được đề cập trên, Ngọc Thái trở lại với phong cách biến điệu mang tính tượng trưng, trừu tượng, rõ nét ở tác phẩm Mở lối (sắt, gỗ) tạo ý tưởng hình tượng cá nằm trong lưới không có lối thoát. Nhìn sự vô vọng của con cá bộc lộ ở đôi mắt, cả nỗi sợ hãi, vẫy vùng tìm đường thoát, mới thấy rõ ràng tác giả đã cung hiến sự sáng tạo của mình không thể để cho những toan tính lợi lộc hay thói háo danh dẫn dắt. Mọi sự cực đoan trong đời sống đều dẫn đến nhiều hệ lụy, và phải chăng Ngọc Thái đã biến những hệ lụy của cuộc đời thông qua tác phẩm Mở lối? Có thể thấy tác phẩm Mở lối đã vượt qua khái niệm điêu khắc thông thường là vẻ đẹp của hình khối và không gian. Tác phẩm này gần hơn với điêu khắc hiện đại, chỉ sử dụng các hiệu ứng của nghệ thuật hình thể và các ước lệ, hướng tới những phát hiện, bộc lộ ý tưởng hơn là can thiệp hoàn toàn vào hình khối. Tác phẩm Tình yêu (phù điêu gò đồng) năng động trong việc tìm hình thể nhân vật, khỏe khoắn, chặt chẽ, giữa khái quát và thực tại với sự giản lược tối đa về hình. Lê Ngọc Thái tạo dựng sự hiện hữu bên trong của nhân vật, chắt lọc được cái cốt lõi của giá trị hình tượng nghệ thuật mang tính khái quát cao. Xây dựng một số ký hiệu, hình thể bí ẩn trên bề mặt tác phẩm gò đồng, biểu đạt những phức cảm nội tâm. Tâm trạng
- nhân vật thiếu nữ được tác giả cô đọng ở khối ngực và trái tim. Yếu tố tạo hình không mới nhưng là hướng đi tích cực, có ý nghĩa quan trọng vào xu hướng phồn thực của người Việt cổ. Nghệ thuật của Lê Ngọc Thái chỉ giữ lại những khối nét chính, đó là nhịp điệu khai phá của tự do, của độc thoại, của cái nhìn xem thực tại chỉ là những tồn tại tượng trưng với những biểu tượng mang tính ẩn dụ. Và, thêm nữa, với tính chân thực, sự xuyên suốt và trữ lượng biểu xuất nghệ thuật của nó có thể xem đó như là một sự dồn tụ tự nhiên. Một tác phẩm gò đồng khác được anh bố cục như cồng chiêng của người Tây Nguyên, cũng có thể lấy ý tưởng từ chiếc nia, chiếc sàn gạo của người nông dân. Có lẽ ý tưởng thứ hai gần với tên gọi Tổ ấm hơn. Bên trong có hình chim được thể hiện theo chiều hướng chuyển động, xoay tròn, chứa đựng khát vọng sống. Tác phẩm này không chuyển động theo một nhịp hữu cơ mà chuyển động theo từng đổi thay của hình thể trang trí có dạng chim và làm cho những chi tiết phụ như trôi nổi trên dòng nước êm đềm, gợi sự chuyển động. Tác giả muốn thông qua cái sàn gạo và hình tượng tổ chim để nói đến sự no ấm là niềm hạnh phúc của con người trong lao động sản xuất. Đề tài âm nhạc Hòa quyện bằng đất nung phát triển theo lối tạo hình vừa là cây đàn, nốt nhạc, giai điệu, vừa là hình thể thiếu nữ. Tất cả là sự mượn cớ để biểu hiện cái khoảnh khắc ngưng đọng của nghệ sĩ, hòa quyện cùng âm thanh. Khối âm, dương được tạo dựng, mềm mại, ngẫu hứng, gợi một chốn xa xăm, một sức sống trữ tình. Không còn là mối quan hệ trên dưới, thấp, cao trong không gian, mà chủ yếu tạo nên cảm
- giác về một thế giới âm thanh không thể định hướng, nơi đó là sự vần vũ của giai điệu, vừa đồng thời rút vào bên trong, vừa đồng thời nổ tung ra bên ngoài. Nghệ thuật của Lê Ngọc Thái đề cao tính điển hình, nhằm tạo nghĩa, làm rung nghĩa cho tác phẩm. Và, mức độ bộc lộ sáng tỏ ý nghĩa cái được biểu đạt trở thành tiêu chuẩn xác định giá trị biểu đạt. Công việc sáng tạo vốn vô cùng phức tạp, thúc đẩy bởi nhiều động lực khác nhau trong bản thân Ngọc Thái, từ ý thức cũng như từ tiềm thức, từ những tài sản văn hóa được tích lũy cũng như từ những ngẫu hứng bộc phát đã làm cho nghệ thuật điêu khắc của Lê Ngọc Thái có âm điệu riêng, có những cách thức biểu hiện riêng. TRỊNH HOÀNG TÂN
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn