Sự cần thiết và cấp bách trong việc cổ phần hóa DNNN
lượt xem 29
download
Từ cuối thế kỷ XIX, trong lòng CNTB với chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đang thống trị đã bắt đầu xuất hiện 1 loại hình xí nghiệp mới – xí nghiệp cổ phần hay công ty cổ phần, mà sở hữu trong đó là các cổ đông. Trong Bộ “Tự bản” Mác và Ăngghen đã tiên đoán hai khuynh hướng quan trọng của sự xuất hiện các công ty cổ phần (CTCP) xã hội tư sản: 1/ CTCP ra đời là sự manh nha của một hình thức sản xuất mới sẽ đưa đến chế độ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự cần thiết và cấp bách trong việc cổ phần hóa DNNN
- Sự cần thiết và cấp bách trong việc cổ phần hóa DNNN Nguồn gốc hình thành Từ cuối thế kỷ XIX, trong lòng CNTB với chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đang thống trị đã bắt đầu xuất hiện 1 loại hình xí nghiệp mới – xí nghiệp cổ phần hay công ty cổ phần, mà sở hữu trong đó là các cổ đông. Trong Bộ “Tự bản” Mác và Ăngghen đã tiên đoán hai khuynh hướng quan trọng của sự xuất hiện các công ty cổ phần (CTCP) xã hội tư sản: 1/ CTCP ra đời là sự manh nha của một hình thức sản xuất mới sẽ đưa đến chế độ độc quyền và đưa đến sự can thiệp của NN tư sản. Trong quá trình này sẽ phát sinh loại hình “ăn bánh” mới – quý tộc tài chính và cả hệ thống lừa đảo bịp bợm về việc phát hành và buôn bán cổ phiếu. Tức làm cho quyền sở hữu tư bản hoàn toàn tách rời với chức năng của tư bản trong quá trình tái sản xuất thức tế. Tiền công lao động của công nhân, nhà quản lý với lợi nhuận doanh nghiệp sẽ về tay nhà tư bản cổ phần dưới dạng lợi tức cổ phần. 2/ CTCP ra đời là sự thủ tiêu phương thức sản xuất TBCN ngay trong lòng phương thức sản xuất TBCN. Xuất hiện mâu thuẫn tự nó sẽ thủ tiêu nó. Khi có cổ phần, những lao động làm thuê sẽ có cơ hội mua được cổ phần, biến những người lao động liên hiệp thành “những nhà tư bản” với chính bản thân mình – nghĩa là cho họ có thể “dùng tư liệu sản xuất để bóc lột lao động của chính họ”. Và chính thế thực chất quá trình này “sản xuất tư nhân không
- còn có sự kiểm soát của quyền sở hữu tư nhân”. Như vậy, sự xuất hiện CTCP về mặt lịch sử là bước tiếp tư sở hữu tư nhân lên sở hữu tập thể của các cổ đông. Ở nước ta, việc thiết lập các công ty cổ phần hóa một số DNNN hiện nay không phải là tư nhân hóa mà là sự hình thành các DN đa sở hữu cho mọi thành phần kinh tế có thể tham gia, hợp tác chia sẽ rủi ro và hưởng lợi dưới sự quản lý của NN. Sự cần thiết của việc cổ phần hóa Cổ phần hóa (CPH) DNNN là một trong những nội dung quan trọng của quá trình cải cách DNNN - bộ phận không thể thiếu trong thành phần kinh tế NN. Trong đổi mới nền kinh tế, một vấn đề lớn được đặt ra là phải phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất. Để giải phóng lực lượng sản xuất tất yếu phải phát triển mạnh mẽ nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu ban cấp, chuyển sang cơ chế thị trường và xây dựng thể chế kinh tế thị trường, đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong đó kinh tế NN đóng vai trò chủ đạo. Muốn vậy phải đổi mới mạnh mẽ DNNN. Theo hướng đó, sau nhiều năm tìm tòi và thức nghiệm trong thức tế, Đảng và NN ta đã lựa chọn CPH như một phương hướng có hiệu quả để đổi mới các DNNN. Theo NĐ 109/2007 về chuyển DNNN thành CTCP nhằm: Chuyển đổi những DN mà NN không cần giữ 100% vốn sang lại hình DN có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý
- nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đảm bảo hài hoài lợi ích của NN, DN, nhà đầu tư và người lao động trong DN. - Sự kiểm soát: NN nhận thấy không cần thiết phải chiếm giữ cả 100% vốn trong DN nhưng cũng không muốn rút hết lực lượng ra khỏi DN vì còn muốn giữ thế cho sự giám sát, gây ảnh hưởng của mình đối với các chủ mới, đặc biệt là đối với mọt số loại chủ được chuyển giao một số ngành nghề mà NN quan tâm. Dù không có một cổ đông nào trong công ty, NN vẫn có thể giám sát và điều chỉnh đc cá hoạt động của mọi DN trong nnề kinh tế, nhưng cũng cần phải thấy rằng nếu được là một cổ đông trong công ty thì NN có nhiều cơ hội thuận lợi hơn, có nhiều kênh hơn trong việc nắm tình hình công ty để kịp thời có những tác động điều chỉnh theo thẩm quyền của mình cũng như gây ảnh hưởng đến quyết định hoạt động của DN. - Vốn đầu tư: CPH các DNNN sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong nước và nguồn ngoại tệ và khoa học kỹ thuật của các nhà đầu tư nước ngoài. Do tận dụng được nguồn vốn nên NN sẽ có vốn đầu tư vào các ngành nghề mới một cách rộng khắp. - Hết ỷ lại: Các công ty có 100% vốn NN được NN ưu đãi về vốn theo kiểu “nuôi con”. Khi làm ăn có lãi thì DN hưởng còn khi thua lỗ thì NN phải rót vốn vào để DN tiếp tục hoạt động. Vừa tạo tính cạnh tranh không lành mạnh vừa làm hao mòn ý chí làm việc của người lao động. - Tính minh bạch: CPH mang lại cho DN cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả, phù hợp với thị trường vì DN hoạt động theo cơ chế thị trường, tự chủ,
- tự chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và trước cổ đông. Việc kiểm tra, giám sát của cổ đông tại DN CPH đã góp phần nâng cao tính công khai minh bạch về tổ chức hoạt động và tài chính của công ty CP. Một số DNNN được chuyển đổi thành DN có nhiều loại hình sở hữu thì tài chính DN lành mạnh hơn thông qua xử lý tài chính và công nợ thanh lý, được điều chuyển tài sản không cần dùng, sức cạnh tranh và khả năng hội nhập của DN được nâng lên rõ rệt. - Người lao động: CTCPNN là trường học của nhân dân lao động, lần đầu tiên được làm chủ trực tiếp DN của mình. Với việc qua sự hoạt động với tư cách cổ đông dưới sự dìu dắt của NN, họ mới có thể hiểu biết dần công việc kinh doanh, cảm nhận được sự vận động kinh doanh của vốn liếng và trách nhiệm của người cho đồng vốn đó phải như thế nào. DN cổ phần NN là biện pháp để đặt người lao động vào thế phải quan tâm, năng động, sáng tạo, có ý thức kỷ luật lao động và tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh. Đây còn là môi trường an toàn cho người lao động làm chủ tài sản của mình, tiến hành có hiệu quả công cuộc làm giàu của họ, được sống theo tinh thần công bằng, văn minh. - Một số vấn đề khác: Góp phần cải tạo môi trường sống, làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu CTCPNN… Tính cấp bách của việc cổ phần hóa - Thời điểm tất cả các DNNN phải chuyển đổi sang hoạt động theo Luật DN đang đến gần (1/7/2010). Chỉ còn 6 tháng để khoảng 1.500 DNNN sắp xếp lại, hoặc CPH, hoặc chuyển đổi thành Cty TNHH Nhà nước một thành viên.
- Áp lực rõ ràng là rất lớn, bởi dù chưa tính toán tới khía cạnh chất lượng, chỉ tính về số lượng, để thực hiện đúng lộ trình này, cũng không phải đơn giản. Thậm chí, cũng đã có ý kiến bày tỏ sự băn khoăn về tính bất khả thi của nhiệm vụ quan trọng này. Trong khi việc CPH DNNN còn quá chậm chạp, đặc biệt trong 3 năm 2007 - 2009 thậm chí gần như giậm chân tại chỗ, với số DN được CPH trong năm 2007 là 150 DN, năm 2008 là 98 DN và năm 2009 chỉ là 40 DN (trong khi nhiệm vụ đặt ra cho giai đoạn 2007 - 2010 là 1.000 DN) và rất khó có thể đẩy nhanh trong 6 tháng tới, thì dường như gánh nặng lại được tăng lên. - Gia nhập WTO thì cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm vớ i sản phẩm, doanh nghiệp với doanh nghiệp. Cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước và nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài. Chiến lược phát triển có phát huy được lợi thế so sánh hay không, có thể hiện được khả năng “phản ánh vượt trước” trong một thế giới biến đổi nhanh chóng hay không. Do đó chúng ta phải gấp rút hoàn thành để DNNN cũng như cơ quan QLNN “làm quen” với cách thức và phương pháp điều hành để tiến hành hội nhập. - Vốn của DNNN là tài sản của toàn dân, việc DNNN chậm CPH sẽ gây thất thoát lớn tài sản của NN cũng như của nhân dân. Do đó phải nhanh chóng CPH để minh bạch tài sản cũng như tạo ra ngày càng nhiều lợi nhuận để đảm bảo cho an sinh xã hội ngày càng được đảm bảo! Một số giải pháp
- Các DNNN cần giảm mạnh về số lượng. Cơ cấu DNNN đã chuyển đổi theo hướng Nhà nước chỉ nắm giữ những lĩnh vực, ngành then chốt với thị phần đủ lớn đối với các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu; không nhất thiết phải giữ tỷ trọng lớn ở tất cả các ngành, lĩnh vực và sản phẩm của nền kinh tế. Tỷ lệ bán cổ phần ra bên ngoài không cao. Điều này cho thấy tình trạng cổ phần hóa “khép kín” trong nội bộ DN vẫn đang diễn ra phổ biến; hạn chế việc thu hút nhà đầu tư có tiềm năng về vốn, công nghệ và trình độ quản lý. Bởi vậy cần có chuyển biến mạnh mẽ từ hình thức CPH nội bộ là chính sang hình thức bán cổ phần ra ngoài doanh nghiệp, kể cả việc bán cho các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, diện doanh nghiệp CPH cũng được mở rộng, không chỉ các doanh nghiệp nhỏ mà còn tiến hành CPH cả các tổng công ty lớn. Việc xác định giá trị doanh nghiệp cũng đang là một trong những khâu bức xúc nhất trong tiến trình CPH. Ban định giá bao gồm các chuyên gia từ nhiều bộ ngành hiện nay cần được thay bằng các đơn vị trung gian có kiến thức và kinh nghiệm trong công tác định giá để đảm bảo chính xác và khách quan, sát với thị trường. Một số ngân hàng thương mại sẽ đi tiên phong trong việc thuê các công ty định giá nước ngoài.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu & trao đổi về xây dựng luật quy hoạch và kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội: việc cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay
9 p | 491 | 167
-
Một số đề xuất về cải cách chính sách tiền lương cán bộ, công chức trong giai đoạn 2012 – 2020
9 p | 219 | 49
-
Vai trò của kinh tế xanh trong tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam theo hướng phát triển bền vững
10 p | 117 | 9
-
Bàn thêm về sự cần thiết, tính cấp bách phát triển khoa học và công nghệ, gắn kết khoa học và công nghệ với kinh tế xã hội
12 p | 6 | 6
-
Hoàn thiện một số nội dung pháp luật về đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay
9 p | 32 | 4
-
Kiến nghị về chính sách đối với người cao tuổi trí thức - Một vấn đề cấp bách và thiết thực
4 p | 43 | 3
-
Hoàn thiện các quy định về hoạt động của các tổ chức trung gian nhằm phát triển thị trường khoa học - công nghệ
6 p | 44 | 2
-
Bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam
9 p | 26 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn