SỰ CỐ TRƯỢT MÁI MỎ ĐÁ ĐIII CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN BẢN<br />
VẼ, PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM<br />
The event of slide of rock quarry ĐIII of Ban Ve Hydropower Project, causes<br />
analyze and experience lessons<br />
PGS.TS. Phạm Hữu Sy<br />
Đại học Thuỷ lợi<br />
Tóm tắt: Công trình thuỷ điện Bản Vẽ nằm trên sông Cả, thuộc địa phận xã Yên Na huyện Tương<br />
Dương tỉnh Nghệ An. Mỏ đá ĐIII là mỏ đá chính trong dự án thủy điện Bản Vẽ. Trong quá trình<br />
khai thác đã xảy ra sự cố nghiêm trọng làm chết 18 người và chôn vùi các máy móc thiết bị. Với<br />
tư cách là chuyên gia của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng tham gia<br />
trong tổ điều tra nguyên nhân sự cố, tác giả bài báo đã thu thập tài liệu, điều tra thực địa, phân<br />
tích tỷ mỷ các nguyên nhân dẫn đến sự cố để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm trong khảo sát,<br />
thiết kế khai thác các mỏ đá nói chung.<br />
Abstract: The Ban Ve Hydropower project lies on Ca River, belonging to Yen Na Commune,<br />
Tuong Duong District, Nghe An Province. DIII rock quarry is main quarry supplying rock for<br />
Ban Ve Project. While exploiting it was happened serious catastrophe killed 18 persons and<br />
buried equipments. As a specialist of Government check and acceptance construction Committee<br />
participating in a group studying causes of event, the author of the paper had collected<br />
documents, field investigated, carefully analyzed causes leading to the catastrophe and drawn<br />
out experiences lessons in geology investigation, design for exploiting rock quarry in general<br />
I. Giới thiệu công trình thủy điện Bản Vẽ và mỏ đá DIII<br />
Công trình thủy điện Bản Vẽ nằm trên sông Cả, thuộc địa phận xã Yên Na huyện Tương Dương<br />
tỉnh Nghệ An. Đập chính là đập bê tông đầm lăn (RCC). Công trình có công suất lắp máy<br />
N lm 320 MW , điện lượng bình quân năm<br />
E=1.084 triệu KWh. Công trình chính thức khởi<br />
công ngày 07/8/2004, đã chặn dòng đợt 1 ngày<br />
26/12/2005, thi công đập chính RCC từ ngày<br />
11/02/2007. Để đắp đập thủy điện Bản vẽ đã sử<br />
dụng mỏ đá DIII. Mỏ đá này được cấu tạo từ đá<br />
trầm tích keo kết bao gồm cát kết hạt nhỏ đến hạt<br />
mịn (65-80%) phân lớp mỏng đến vừa xen kẹp<br />
các phân lớp bột kết, sét kết. Đá có mức độ keo<br />
kết không cao nên dễ bị phong hoá và hoá mềm.<br />
Các lớp đá xen kẹp nhau và có thế nằm đổ ra<br />
ngoài bờ dốc với góc dốc 45 500. Với thế nằm<br />
này thuận lợi cho việc khai thác (nổ mìn cho hiệu<br />
quả cao) nhưng tiềm ẩn nguy cơ trượt lớn. Ngoài<br />
Hình 1. Thành phần và thế nằm của đá ở các loại đá được nêu ở trên, quan sát tại hiện<br />
mỏ đá ĐIII. trường cho thấy trong các lớp đá còn xen kẹp các<br />
lớp sét kết chứa vôi với hàm lượng khá cao, nước dưới đất vận động theo mặt đứt gãy hoà tan vôi<br />
mở rộng kẽ nứt tạo hốc lớn có thạch nhũ.<br />
Trong phạm vi mỏ đá có 2 hệ đứt gãy kiến tạo. Hệ đứt gãy phát triển theo phương ĐB-TN và hệ<br />
đứt gãy theo phương gần B-N. Hệ đứt gãy ĐB-TN bao gồm 3 đứt gãy gần song song nhau. Các<br />
đứt gãy thuộc hệ này có hướng đổ trùng với hướng đổ của đá (đổ về hướng Nam, ra phía mái dốc<br />
khai thác) với góc nghiêng 70-800. Hệ thống đứt gãy theo phương B-N chỉ phát hiện một đứt gãy<br />
ở phía Đông của mỏ đá. Nó chính là biên phía Đông của khối trượt.<br />
Ngoài các hệ thống đứt gãy, trong<br />
đá phát hiện thấy ít nhất 3 hệ<br />
thống kẽ nứt. Hệ thống 1 phát<br />
triển theo phương ĐB-TN, cắm<br />
về phía ĐN với gốc dốc 50-600.<br />
Đây là hệ kẽ nứt kéo theo của các<br />
đứt gãy theo phương ĐB-TN nói<br />
trên. Hệ kẽ nứt thứ hai có đường<br />
phương B-N. Đây là hệ kẽ nứt<br />
kéo theo của đứt gãy B-N. Hệ kẽ<br />
nứt thứ ba phát triển theo phương<br />
Đ-T, cắm về hướng Bắc với góc<br />
dốc 15-200.<br />
Nước dưới đất trong phạm vi mỏ<br />
đá nằm rất sâu. Dấu hiệu hoạt<br />
động của nước dưới đất là thạch<br />
nhũ trong đứt gãy kiến tạo B-N.<br />
Hình 2. Mặt cắt thiết kế bờ mỏ và phạm vi khai thác đá Mỏ đá ĐIII được thiết kế khai<br />
thác gịât cấp tạo thành 11 tầng<br />
khai thác, từ cao trình 205 đến trên cao trình 328. Mỗi tầng có chiều cao 12m, chiều rộng 3 m, độ<br />
dốc mái m=0,25, tức là nghiêng 760. Như vậy, với<br />
độ dốc và độ rộng của mặt bậc như vậy tạo nên độ<br />
dốc chung của mái khai thác là 720 (hình 2).<br />
Mỏ được bắt đầu khai thác từ 22/9/2006. Vào lúc<br />
10h25’ ngày 15/12/2007, khi đã khai thác đến cao<br />
trình 273, một khối đá lớn ước tính khoảng<br />
500.000m3 đã trượt xuống làm chết 18 người và<br />
chôn vùi toàn bộ thiết bị khai thác. Sau khi thảm hoạ<br />
xảy ra, ngày hôm sau, 16/12/2007 chúng tôi có mặt<br />
tại hiện trường để xem xét thực tế, thu thập các<br />
thông tin cần thiết.<br />
II. Phân tích nguyên nhân sự cố<br />
Để xác định nguyên nhân sự cố, từ đó rút ra các bài<br />
học kinh nghiệm cho công tác khảo sát, thiết, khai<br />
thác các mỏ đá chúng tôi đã thu thập tài liệu từ thực<br />
tế quan sát hiện trường, các hồ sơ khảo sát, thiết kế,<br />
hồ sơ hoàn công, tìm hiểu trực tiếp từ Ban quản lý<br />
dự án, Tư vấn thiết kế và Nhà thầu thi công. Tổng<br />
<br />
Hình 3. Mặt cắt thiết kế chi tiết sườn tầng<br />
<br />
2<br />
hợp từ tất cả các nguồn thông tin chúng tôi tiến hành phân tích tỷ mỷ từng khâu để tìm nguyên<br />
nhân.<br />
Để phân tích làm rõ nguyên nhân gây trượt ở mỏ đá ĐIII, cần nhắc lại một số khái niệm về trượt.<br />
Trượt sườn dốc tự nhiên hoặc mái dốc nhân tạo là sự dịch chuyển khối đất đá trên sườn dốc<br />
xuống chân dốc theo một hoặc một vài mặt trượt nào đó do tác dụng của lực trọng trường và một<br />
số lực khác. Lực trọng trường luôn luôn tác dụng lên đất đá của mái dốc, tuy nhiên, trượt chỉ xảy<br />
ra khi cùng với lực trọng trường có một số tác động khác hỗ trợ làm suy giảm độ ổn định của mái<br />
dốc đến một lúc nào đó xảy ra sự mất cân bằng dẫn đến trượt. Các tác động hỗ trợ đó gọi là các<br />
nguyên nhân gây trượt. Các nguyên nhân gây trượt thường là:<br />
1. Khai đào, cắt xén hoặc xói lở chân sườn dốc (mái dốc) làm tăng độ dốc của sườn<br />
hoặc thi công mái đào quá dốc;<br />
2. Sự dỡ tải ở mái dốc làm biến đổi trạng thái ứng suất của đất đá trong đới sườn dốc,<br />
hình thành mới hoặc mở rộng các khe nứt đã có song song với bề mặt dỡ tải;<br />
3. Sự tẩm ướt, hoá mềm, trương nở, phong hóa, phá hủy kết cấu tự nhiên của đất đá,<br />
hoặc do phát triển hiện tượng lưu biến làm giảm độ bền của đất đá;<br />
4. Tác động của áp lực thủy tĩnh và thủy động;<br />
5. Chất tải trên sườn dốc (mái dốc), dao động địa chấn, vi địa chấn, ...<br />
Mỗi một nguyên nhân riêng biệt kể trên đều có thể làm mất cân bằng của khối đất đá ở sườn dốc<br />
(mái dốc), nhưng thông thường trượt xảy ra là do tác động đồng thời của một số trong những<br />
nguyên nhân đó. Ngoài các nguyên nhân tác động trực tiếp lên mái dốc gây ra trượt còn có các<br />
nhân tố ảnh hưởng, đó là các nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho các lực tác dụng, xúc tiến quá<br />
trình trượt, đó là: 1) đặc điểm khí hậu khu vực; 2) chế độ thủy văn của các sông, hồ đối với khu<br />
vực trượt ven bờ; 3) địa hình; 4) cấu trúc địa chất của sườn dốc (mái dốc); 5) vận động kiến tạo<br />
mới và hiện đại, địa chấn; 6) điều kiện địa chất thủy văn; 7) sự phát triển các quá trình và hiện<br />
tượng địa chất ngoại sinh khác; 8) đặc điểm tính chất cơ lý của đất đá; 9) hoạt động xây dựng của<br />
con người.<br />
Như vậy, nguyên nhân gây trượt và nhân tố ảnh hưởng trượt không phải là một.<br />
Để phân tích chúng tôi sử dụng mặt cắt 4-4 và 5-5, là những mặt cắt gần chính giữa khối trượt,<br />
rút từ hồ sơ khảo sát, thiết kế của Công ty Tư vấn Xây dựng Điện I. Từ các mặt cắt nói trên thấy<br />
rằng mái tự nhiên của mỏ đá có góc nghiêng gần bằng với góc nghiêng của các lớp đá trầm tích<br />
mà như đã nêu ở trên là trong khoảng 45-500. Theo thiết kế, mái của sườn tầng m=0,25, tương<br />
ứng góc nghiêng của mỗi đoạn sườn tầng là 760; góc nghiêng chung của bờ mỏ là 720. Theo quy<br />
phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên – TCVN 5718-2004 thì góc<br />
nghiêng bờ mỏ không được lớn hơn góc trượt lở tự nhiên của đất đá và góc nghiêng sườn tầng<br />
không được lớn hơn 600. Như vậy, với góc nghiêng thiết kế của mái dốc 720 là quá lớn, phạm vào<br />
nguyên nhân thứ nhất nêu ở trên. Đây là nguyên nhân chính gây trượt mái mỏ đá.<br />
Ở mỏ ĐIII do đã đào lấy đi một khối lượng lớn đất đá ở sườn dốc trong một thời gian dài (hơn 3<br />
năm) nên đã làm biến đổi trạng thái ứng suất trong đất đá ở sườn dốc, hình thành các khe nứt dỡ<br />
tải song song với bề mặt dỡ tải. Do ở mỏ ĐIII có mặt các đứt gãy và hệ khe nứt phù hợp với bề<br />
mặt dỡ tải nên tác dụng dỡ tải dẫn tới chủ yếu là mở rộng các đứt gãy và khe nứt đã có. Sự mở<br />
rộng các khe nứt do dỡ tải dẫn tới làm giảm cường độ kháng cắt của đá theo các mặt đứt gãy và<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
khe nứt, làm suy giảm hệ số ổn định của khối đá. Đây chính là nguyên nhân thứ hai góp phần gây<br />
ra trượt như đã nêu ở trên.<br />
Đá ở mỏ đá ĐIII là đá cứng xen đá nửa cứng, có chứa vôi, tương đối dễ phong hóa. Để khai thác<br />
đá, đơn vị thi công phải bóc phủ. Sau khi bóc lớp đất thổ nhưỡng và đới IB, đá đới IIA phơi lộ<br />
nhiều ngày, các tác nhân phong hóa dễ dàng xâm nhập sâu vào trong đá, làm cho đá bị phong<br />
hóa, giảm độ bền, trước hết là giảm độ bền chống cắt theo bề mặt các khe nứt cũng góp phần gây<br />
ra trượt. Đây là nguyên nhân thứ ba tham gia gây trượt.<br />
Ở khu vực mỏ đá ĐIII trong tháng 9 và tháng 10 năm 2007 có mưa lớn và kéo dài. Theo số liệu<br />
của Trung tâm Dự báo khí thượng thủy văn Trung ương ở khu vực Tương Dương – Nghệ An<br />
ngày 10/9/2007 có lượng mưa tới 89,8mm, trong các ngày từ 03 đến 06/10/2007 mưa liên tục với<br />
tổng lượng mưa 250,1mm, trong đó riêng ngày 04/10 lượng mưa tới 126,2mm. Từ ngày 10/10<br />
đến 16/10 đều có mưa với tổng lượng mưa 46,9mm. Mưa lớn và kéo dài và với thời gian 2 tháng<br />
sau đó đủ để thấm sâu vào đất đá theo các hệ thống kẽ nứt, đứt gãy dẫn tới làm tẩm ướt, bão hòa<br />
đất đá gây hoá mềm, trước hết là phần đất đá tiếp giáp với bề mặt khe nứt, làm giảm sức chống<br />
cắt của đá. Như vậy cùng với quá trình phong hoá, yếu tố tẩm ướt, hoá mềm thuộc nhóm nguyên<br />
nhân thứ ba góp phần là suy giảm hệ số ổn định của mái dốc gây trượt.<br />
Về vai trò của áp lực thuỷ tĩnh và thuỷ động trong nhóm các nguyên nhân thứ tư, đối với mỏ đá<br />
ĐIII những tác động này không thể hiện rõ vì trượt xảy ra vào mùa khô, mực nước ngầm ở rất<br />
sâu. Tuy nhiên, ảnh hưởng của áp lực thuỷ động đã xảy ra trước đó cũng gián tiếp gây ra trượt.<br />
Do mưa lớn như đã nói ở trên, áp lực thủy động của nước dưới đất tăng cao, nước thoát ra mạnh<br />
ở khu vực chân mái dốc bờ mỏ, làm hòa tan các vết bám cacbonat canxi, các vết bám dạng thạch<br />
nhũ trên bề mặt khe nứt và lôi cuốn các vật chất sét lấp nhét ở các khe nứt đã được mở rộng do<br />
dỡ tải và phong hóa, dẫn tới làm giảm độ bền chống cắt theo các mặt khe nứt của đá.<br />
Mỏ đá ĐIII thường xuyên bị chấn động do hoạt động nổ mìn khai thác đá. Các chấn động do nổ<br />
mìn với quy mô nổ nhỏ đúng theo quy phạm, không trực tiếp gây trượt lớn nhưng ít nhiều cũng<br />
làm phát sinh các khe nứt mới và mở rộng các khe nứt đã có ở phần đất đá gần bề mặt khoan nổ.<br />
Điều đó cũng góp phần làm giảm độ bền chống cắt của khối đá và đây là nhóm nguyên nhân thứ<br />
năm.<br />
Các nguyên nhân kể trên, một mặt, làm tăng lực gây trượt (lực cắt), mặt khác, làm giảm độ bền<br />
chống cắt theo các mặt đứt gãy, khe nứt của đất đá, làm cho lực gây trượt thắng lực chống trượt<br />
nên đã phát sinh trượt. Trong các nguyên nhân đó, yếu tố khai đào tạo ra bờ mỏ có góc dốc lớn<br />
trong điều kiện các lớp đá và khe nứt cắm về chân dốc với góc dốc lớp đá nhỏ hơn so với góc dốc<br />
của sườn tầng và bờ mỏ, làm tăng độ dốc chung của sườn dốc, tăng lực gây trượt (lực cắt) có vai<br />
trò chủ đạo.<br />
Trong số 9 nhân tố ảnh hưởng nêu trên trước hết phải kể đến nhân tố “cấu trúc địa chất”. Nếu mỏ<br />
đá ĐIII là các loại đá khác hoặc cũng là đá trầm tích nhưng các lớp đá đổ về phía ngược lại, tức là<br />
đổ vào phía trong thì dù bờ mỏ có góc nghiêng 720, thậm chí dốc hơn nữa thì cũng không xảy ra<br />
trượt. Ở mỏ đá ĐIII, các lớp đá trầm tích đổ ra ngoài bờ dốc với góc nghiêng 45-500 tạo thuận lợi<br />
cho trượt, khi bị khai thác cắt xén chân dốc thì dễ dàng trượt sụt xuống theo bề mặt tầng đá, điều<br />
đó là quá rõ ràng.<br />
Nhân tố thứ hai là kiến tạo. Hoạt động kiến tạo khu vực đã cắt mái đá bởi 2 hệ thống đứt gãy gần<br />
vuông góc nhau. Mỏ đá ĐIII được giới hạn phía Nam bởi mái dốc đổ ra phía bờ suối, bị cắt mái<br />
dốc hơn do khai thác mỏ, phía Tây bởi mái dốc đổ ra phía suối cạn. Dưới chân là hệ thống kẽ nứt<br />
mặt lớp đổ ra ngoài như đã phân tích ở trên. Đứt gãy phía Đông (đứt gãy á kinh tuyến) và đứt gãy<br />
<br />
<br />
4<br />
ĐB-TN cắt nốt hai phía còn lại, tạo thành khối đá độc lập không còn liên kết đáng kể với khối núi<br />
nên bị dịch chuyển, xảy ra trượt. Như vậy, ở đây không những có sự tham gia của nhân tố kiến<br />
tạo mà ngoài ra có sự phối hợp của các nhân tố đất đá, địa hình.<br />
Nhân tố thứ 3 là thành phần, tính chất của đất đá. Theo hồ sơ khảo sát, mỏ đá ĐIII được cấu tạo<br />
bởi cát kết xen kẹp sét kết, bột kết. Các lớp đá này có mức độ keo kết và thành đá thấp nên dễ<br />
hoá mềm và phong hoá. Kết quả thí nghiệm các mẫu đá cho thấy bột kết có hệ số hoá mềm<br />
Khm=0,85; của đá sét kết Khm=0,75. Như vậy, khi bị nước mưa thấm ướt thì cường độ của đá có<br />
thể giảm đến 25%. Chính các lớp sét kết xen kẹp trong cát bột kết đóng vai trò là các đới yếu để<br />
trượt có thể xảy ra.<br />
Các điều kiện khí hậu như mưa, địa chất thủy văn cũng tạo thuận lợi cho sự hình thành trượt ở<br />
mỏ đá ĐIII. Ảnh hưởng của các điều kiện này đã được làm rõ khi phân tích các nguyên nhân gây<br />
trượt.<br />
Từ những phân tích ở trên có thể kết luận rằng sự cố trượt mái mỏ đá ĐIII của công trình Thuỷ<br />
điện Bản Vẽ là do tổ hợp của tất cả các nguyên nhân cùng với sự hỗ trợ của nhiều nhân tố ảnh<br />
hưởng. Tất cả các nguyên nhân đó tác động lên mái dốc và phát triển theo thời gian: mái bờ mỏ<br />
ngày càng sâu; phong hoá phát triển ngày càng mạnh và sâu, tẩm ướt mặt lớp ngày càng rộng; dỡ<br />
tải ngày càng nhiều. Kết quả là hệ số ổn định ngày càng bị suy giảm, đến một lúc nào đó mất<br />
trạng thái cân bằng vốn có của nó và xảy ra trượt.<br />
Trong thời gian này, cùng với mỏ đá ĐIII một loạt sự cố mỏ đá đã xảy ra như sụt mỏ đá Rú Mốc<br />
làm chết 7 người, sụt mỏ đá Lèn Nậy làm chết 2 người…đã gióng lên hồi chuông báo động về<br />
công tác khảo sát, thiết kế, quản lý khai thác các mỏ đá.<br />
III. Bài học kinh nghiệm rút ra từ sự cố mỏ đá DIII<br />
Qua phân tích tài liệu của mỏ đá ĐIII cùng một số mỏ đá khác trong đợt kiểm tra chúng tôi thấy ở<br />
tất cả các khâu từ khảo sát, thiết kế, quản lý khai thác, tổ chức thi công khai thác đều có nhiều<br />
vấn đề cần suy nghĩ và rút kinh nghiệm.<br />
Về công tác khảo sát: Ở mỏ đá ĐIII chỉ thực hiện hai loại công tác khảo sát là khoan thăm dò (18<br />
hố) và thí nghiệm mẫu trong phòng. Kết quả khảo sát được trình bày trong báo cáo rất vắn tắt , chỉ<br />
phản ánh trữ lượng và chất lượng của vật liệu mà không làm rõ đầy đủ các đứt gãy kiến tạo, các hệ<br />
thống khe nứt và đánh giá ảnh hưởng của chúng cũng như thế nằm của đá đến ổn định bờ mỏ;<br />
không lập bản đồ địa chất mỏ, trên bản vẽ mặt bằng khai thác không thể hiện thế nằm lớp đá,<br />
hướng dốc, cấp và số hiệu đứt gãy; không đưa ra giá trị kiến nghị chỉ tiêu góc ma sát trong (φ),<br />
lực dính kết (C) của đá trong các trường hợp khác nhau để tính toán thiết kế bờ mỏ, chưa đánh<br />
giá điều kiện địa chất thủy văn mỏ. Nói tóm lại, khảo sát địa chất chỉ thu thập các thông tin phục<br />
vụ tính toán trữ lượng và chất lượng mà không quan tâm đến các thông tin phục vụ tính toán ổn<br />
định bờ mỏ. Đây là tình trạng chung chứ không chỉ ở mỏ đá ĐIII. Bài học kinh nghiệm rút ra ở<br />
đây là kỹ sư khảo sát không chỉ điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng mỏ vật liệu mà phải cung<br />
cấp cả những thông tin phục vụ cho việc tính toán ổn định bờ mỏ. Không những thế, với trách<br />
nhiệm là người quan sát trực tiếp mỏ đá ở hiện trường kỹ sư địa chất cần phân tích, khuyến nghị<br />
cho người thiết kế trong việc lựa chọn phương pháp tính toán ổn định bờ mỏ cho phù hợp điều<br />
kiện thực tế của mỏ.<br />
Về công tác thiết kế: Để đánh giá công tác thiết kế mỏ đá chúng tôi đối chiếu với các văn bản<br />
hiện hành có liên quan:<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Thông tư của Bộ Công nghiệp số 01/1997/TT-BCN ngày 31/12/1997 Hướng dẫn về nội<br />
dung báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế mỏ và thủ tục thẩm định, phê duyệt thiết kế mỏ;<br />
Tiêu chuẩn TCVN-5178:2004 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá<br />
lộ thiên;<br />
Đối chiếu với Thông tư 01/1997/TT-BCN của Bộ Công nghiệp nhận thấy rằng công tác thiết kế<br />
mỏ đá ĐIII có nhiều sai sót do cả chủ quan và khách quan. Nội dung của TKKT-TC do Cơ quan<br />
Tư vấn thiết kế lập tháng 12/2003 và tháng 7/2005 tuy đã thể hiện được một số nội dung chủ yếu,<br />
song còn sơ sài, thiếu nhiều so với quy định, đáng chú ý là thiếu những nhận định về mức độ đáp<br />
ứng của các tài liệu địa chất, địa chất thủy văn và địa chất công trình để thiết kế mỏ, thiếu phương<br />
án thoát nước mỏ, thiếu biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, chưa có văn<br />
bản Thẩm định thiết kế mỏ như quy định tại mục III-1 trong Thông tư kể trên.<br />
Đối chiếu với Tiêu chuẩn TCVN-5178:2004 thì nhận thấy:<br />
Quy định của TCVN-<br />
Nội dung thiết kế Thực tế đã thiết kế<br />
5178:2004<br />
Gốc dốc bờ mỏ sau khi kết < góc trượt lở tự nhiên (45-<br />
720<br />
thúc khai thác 500) của đá (điều 4.3.1)<br />
Gốc dốc sườn tầng 760 < 600 (điều 4.3.2)<br />
≥ chiều cao tầng khai thác<br />
Bề rộng mặt tầng bảo vệ ≤ chiều cao tầng khai thác<br />
(điều 4.3.4)<br />
Trong thiết kế mỏ đá ĐIII, nhất là thiết kế góc dốc các mái tầng và bờ mỏ, hướng mở mỏ Tư vấn<br />
thiết kế chưa xét tới đầy đủ các đặc điểm địa chất của mỏ như mức độ phát triển các đứt gãy và<br />
khe nứt, thế nằm đá cắm về phía chân bờ mỏ với góc dốc chỉ 45-500, sự xen kẹp giữa đá cát kết<br />
cứng chắc với đá sét kết, phiến sét mềm yếu trong cấu trúc địa chất mỏ, do vậy đã thiết kế độ dốc<br />
của sườn tầng trong đá IIA với m = 0,25, tức là bằng 760 và với chiều cao mỗi tầng khai thác 12m<br />
và mặt tầng 3m đã tạo nên góc dốc chung của bờ mỏ 720 như vậy là đã vi phạm các quy định tại<br />
điều 4.3.1 và 4.3.2. Ngoài ra, với các thông số thiết kế chiều cao tầng khai thác12m và mặt tầng<br />
3m là phạm vào điều 4.3.4 vì rằng bề rộng mặt tầng bảo vệ nhỏ hơn 1/3 chiều cao tầng khai thác.<br />
Từ thực tế này có thể rút ra những nhận xét như là bài học kinh nghiệm rằng Tư vấn thiết kế chưa<br />
nhận thức được đầy đủ về mỏ đá, không nhận thấy những đặc điểm dễ gây nên trượt trong cấu<br />
trúc địa chất của mỏ ĐIII mà thực ra là lỗi do báo cáo khảo sát địa chất không cung cấp đầy đủ số<br />
liệu, không phân tích ảnh hưởng của các điều kiện này đến ổn định bờ mỏ.<br />
Một lý do có phần khách quan khi thiết kế khai thác mỏ đá là trong các dự án xây dựng thủy lợi,<br />
thủy điện mỏ đá nói riêng, mỏ các vật liệu xây dựng khoáng tự nhiên nói chung được xem là<br />
hạng mục công trình tạm vì thế việc đầu tư khảo sát, thiết kế và thực hiện các biện pháp gia cố,<br />
bảo vệ thường bị hạn chế. Ví dụ, khi tính toán ổn định bờ mỏ kỹ sư thiết kế thường lấy hệ số ổn<br />
định như thiết kế cho hố móng đập nhưng giải pháp gia cố có phần sơ sài hơn vì coi nó là công<br />
trình tạm. Đó là điều nguy hiểm. Hố móng đập trong quá trình đắp sẽ nông dần và hệ số ổn định<br />
ngày càng tăng trong khi mái đá thì ngược lại, càng khai thác thác mái đá càng cao và vì vậy hệ<br />
số ổn định của mái ngày càng giảm, đó là chưa nói đến càng phơi lộ theo thời gian các yêu tố về<br />
phong hoá, giảm tải…càng phát huy tác dụng như đã phân tích ở trên. Thực tế mái mỏ đá không<br />
nên tốn kém trong gia cố bởi vậy, hệ số ổn định cần được chọn lớn hơn.<br />
Về thi công khai thác: Có hai vấn đề cần phải nhắc đến, đó là đơn vị thi công không kiểm tra hồ<br />
sơ thiết kế mà thực hiện thụ động nên đã thi công theo một đồ án thiết kế sai. Vấn đề thứ hai là<br />
<br />
<br />
6<br />
bản vẽ hoàn công không lập theo số liệu thực đo mà copy lại đồ án thiết kế. Đây là “bệnh” chung<br />
cần phải khắc phục.<br />
IV. Kết luận<br />
Có thể nêu một kết luận rất kinh điển nhưng không thừa rằng sự cố của một công trình xây dựng<br />
thường bao giờ cũng do tổ hợp các nguyên nhân của cả 3 khâu: khảo sát, thiết kế và thi công, vì<br />
vậy, tất cả mọi người, từ kỹ sư khảo sát đến kỹ sự thiết kế, kỹ sư thi công, giám sát đều phải rất<br />
trách nhiệm trong công việc và kiếm tra lẫn nhau, kỹ sư thiết kế nên trả lại hồ sơ khảo sát nếu<br />
thiếu thông tin, kỹ sư thi công nên kiểm tra hồ sơ thiết kế, vì rằng một khi sự cố xảy ra thì không<br />
ai có thể vô can được.<br />
Tài liệu tham khảo:<br />
1. Báo cáo khảo sát địa chất công trình mỏ đá ĐIII - Công trình thuỷ điện Bản Vẽ. Công ty<br />
cổ phần Tư vấn xây dựng Điện I<br />
2. Hồ sơ thiết kế giai đoạn thiết kế kỹ thuật - Bản vẽ thi công mỏ đá ĐIII của Công trình<br />
thuỷ điện Bản Vẽ. Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện I<br />
3. Hồ sơ thiết kế biện pháp tổ chức thi công đào bóc phủ và khai thác mỏ đá ĐIII của Xí<br />
nghiệp Sông Đà 2.08 - Công ty Sông Đà 2<br />
4. Báo cáo tình hình thực hiện và quản lý chất lượng công trình thuỷ điện Bản Vẽ của Ban<br />
quản lý dự án thuỷ điện 2<br />
5. Báo cáo về vụ sạt lở mái taluy mỏ đá ĐIII - Công trình thuỷ điện Bản Vẽ của Tổng công<br />
ty Sông Đà<br />
6. Báo cáo về vụ sụt lở núi tại khu vực mỏ đá ĐIII của Công trình thuỷ điện Bản Vẽ. Công<br />
ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện I.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />