SỬ DỤNG BỘ SƯU TẬP TÀI LIỆU HỌC CÓ PHẦN TỰ PHẢN ÁNH<br />
CỦA NGƯỜI HỌC: NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CỦA NGƯỜI HỌC<br />
TRẦN QUANG NGỌC THÚY<br />
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Bộ sưu tập tài liệu học có phần tự phản ánh của người học (BST)<br />
được sử dụng như một công cụ dạy-học và đánh giá khá phổ biến trong các<br />
thập kỷ qua. Tuy nhiên ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu liên quan đến<br />
việc sử dụng BST, càng chưa có nghiên cứu nào thử nghiệm và hệ thống<br />
việc sử dụng công cụ này trong giảng dạy và đánh giá. Bài viết này trình bày<br />
phản hồi của người học đối với việc sử dụng BST – một phần trong một<br />
nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố và nguyên tắc để BST có thể được sử<br />
dụng như một phương pháp học tập hiệu quả và như một phương cách đánh<br />
giá liên tục người học ở các lớp rèn luyện kỹ năng viết và nói tiếng Anh ở<br />
trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Phần dữ liệu định lượng thu được<br />
từ một cuộc khảo sát trực tuyến cho thấy đa số người học nhận định BST có<br />
thể được sử dụng như một công cụ dạy-học hiệu quả với các ưu điểm như<br />
giúp người học tương tác với bạn cùng học, phát triển các kỹ năng phản ánh<br />
và làm chủ quá trình học. Tuy nhiên, việc thực hiện BST mất nhiều thời gian<br />
và gây lo lắng cho người học nên việc sử dụng BST như một công cụ đánh<br />
giá nhận được tỷ lệ tán thành và phản đối gần như nhau.<br />
<br />
1. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
Giáo dục chuyển dần từ mô hình truyền thống sang mô hình lấy người học làm trung<br />
tâm; do đó, việc đánh giá cũng chuyển từ đánh giá kiến thức sang đánh giá năng lực và<br />
khả năng thể hiện kiến thức. Trong số các phương pháp đánh giá, nhiều nhà giáo dục<br />
chọn bộ sưu tập tài liệu học có tự nhận xét của người học do công cụ này có thể bộc lộ<br />
được quá trình học tập và thể hiện năng lực của người học (Elango [5]). Khởi đầu, việc<br />
sử dụng bộ sưu tập tài liệu học có phần tự phản ánh của người học (BST) nhằm mục<br />
đích đánh giá người học toàn diện trong cả quá trình học, giảm thiểu yếu tố căng thẳng,<br />
tâm lý bất lợi ảnh hưởng đến khả năng thể hiện kiến thức, kỹ năng của người học khi<br />
chỉ được đánh giá bằng bài thi cuối chương trình học. Tuy nhiên Graves [7] cho rằng<br />
cần khai thác BST thành một phương tiện giảng dạy và hướng dẫn người học của mình<br />
phát hiện các giá trị của BST trong quá trình học. Ở Việt Nam, mô hình đánh giá và<br />
dạy-học bằng BST này mới chỉ được sử dụng rải rác ở qui mô rất nhỏ tại một số trường<br />
đại học, đặc biệt ở môn rèn luyện kỹ năng Viết tiếng Anh. Ngoài ra, chưa có nhiều<br />
nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng BST, càng chưa có nghiên cứu nào thử nghiệm<br />
và hệ thống việc sử dụng công cụ này trong giảng dạy và đánh giá. Bài viết này trình<br />
bày một nghiên cứu thử nghiệm việc sử dụng BST như một công cụ dạy-học và đánh<br />
giá tại các lớp sinh viên chính quy theo học chế tín chỉ ở các môn học rèn luyện kỹ năng<br />
Viết và Nói tiếng Anh, chú trọng vào phản hồi của sinh viên đối với việc sử dụng BST.<br />
<br />
SỬ DỤNG BỘ SƯU TẬP TÀI LIỆU HỌC CÓ PHẦN TỰ PHẢN ÁNH CỦA NGƯỜI HỌC...<br />
<br />
151<br />
<br />
2. NGUỒN GỐC THUẬT NGỮ “BỘ SƯU TẬP”<br />
Thuật ngữ “bộ sưu tập”, trong tiếng Anh là portfolio, xuất xứ từ động từ tiếng Latinh<br />
portare, nghĩa là cầm, mang và danh từ tiếng Latinh foglio, nghĩa là các tờ giấy. “Bộ<br />
sưu tập” là hộp đựng tác phẩm nghệ thuật, bài viết, bản nhạc của sinh viên hoặc nghệ sĩ.<br />
Khái niệm “bộ sưu tập” xuất phát từ bộ sưu tập tác phẩm của nghệ sĩ, sau đó ý tưởng<br />
này được tiếp nhận trong lĩnh vực giáo dục. Ở đây, “bộ sưu tập” được hiểu là một bộ<br />
sưu tập các bài làm của người học, có phần tự phản ánh, nhận xét của chính cá nhân<br />
người học và bạn cùng học.<br />
3. SỬ DỤNG BỘ SƯU TẬP TÀI LIỆU HỌC CHO MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ<br />
Nhìn chung BST thường được sử dụng để đánh giá tiến trình học tập (formative<br />
assessment: đánh giá tiến trình được thực hiện trong suốt quá trình học bởi giáo viên<br />
hoặc người học, được xem như công cụ hỗ trợ tiến trình học tập và không cần thiết phải<br />
đem lại điểm số) và chưa được dùng nhiều trong đánh giá kết quả tổng kết (summative<br />
assessment: đánh giá kết quả tổng kết được tiến hành vào cuối khóa học, nhằm cung cấp<br />
điểm số cho người học). Nếu BST được sử dụng để đánh giá kết quả tổng kết, tiêu<br />
chuẩn đánh giá cần phải được chuẩn hóa để đảm bảo sự khách quan (Mitchell [9]).<br />
Ngoài ra, các vấn đề khác như tính bảo mật (confidentiality), tính hiệu lực (validity) và<br />
độ tin cậy (reliability) cũng đều quan trọng (Redman [12]; Gannon và cộng sự [6]).<br />
Tuy nhiên, bản chất của BST mang tính cá nhân và không dễ chuẩn hóa; đồng thời việc<br />
đánh giá một bộ sưu tập thường mang tính chủ quan. Trong nghiên cứu của Pitts và<br />
đồng sự [11] về độ tin cậy của điểm số chấm chéo do các giảng viên giàu kinh nghiệm<br />
đánh giá bộ sưu tập tài liệu học của các giáo viên tương lai bằng cách sử dụng các tiêu<br />
chí đánh giá chuẩn, kết quả cho thấy độ tin cậy của điểm số chấm chéo thấp, và đánh<br />
giá tổng kết khó có thể chính xác. Họ đã kết luận rằng điều này chủ yếu là do tính chất<br />
cá nhân rất cao của các BST. Baume [2] cũng lập luận rằng khi một khóa học nhắm đến<br />
nhiều mục tiêu học tập, độ tin cậy gần như không đáng kể. Vì vậy để tăng độ tin cậy của<br />
các đánh giá tổng kết, cần phải giảm số lượng các mục tiêu. Tuy nhiên, điều này sẽ làm<br />
giảm hiệu lực của việc đánh giá. Karlowicz [8] thậm chí lập luận rằng việc đánh giá<br />
BST không có hiệu lực là do sự mập mờ trong định nghĩa về điểm số, sự phức tạp của<br />
việc chấm điểm cho người học. Các kết quả trên đây cho thấy những khó khăn trong<br />
việc đánh giá bộ sưu tập tài liệu học bằng cách sử dụng phương pháp định lượng thuần<br />
túy. Pitts và cộng sự [11] và Snadden [13] đề nghị thăm dò các phương pháp tiếp cận<br />
định tính khác. Vì thế, việc phối hợp các phương pháp có thể được xem là câu trả lời<br />
khá thỏa đáng: xác định tiêu chí đánh giá hướng vào cả nội dung và tiến trình thực hiện<br />
BST của người học, chấm chéo giữa các giáo viên hướng dẫn trên cơ sở các tiêu chí đã<br />
thống nhất. Theo Arter và Spandel [1] và Webb và cộng sự [16], các tiêu chí được đưa<br />
ra trên cơ sở cấu trúc và mục đích cụ thể của BST: một là, đánh giá từng bài làm trong<br />
BST; hai là, đánh giá liệu bài làm của người học trong BST đáp ứng được mục tiêu họ<br />
đã đặt ra; ba là, đánh giá mức tiến bộ của người học bằng cách so sánh và phân tích các<br />
bài làm của họ trong tiến trình thực hiện BST; và bốn là, đánh giá BST như một đề án<br />
<br />
152<br />
<br />
TRẦN QUANG NGỌC THÚY<br />
<br />
riêng biệt của người học, qua đó xem xét người học đã thực hiện ra sao và giáo viên biết<br />
và hiểu được người học đến chừng nào.<br />
4. SỬ DỤNG BỘ SƯU TẬP TÀI LIỆU HỌC NHƯ MỘT CÔNG CỤ DẠY-HỌC<br />
Phương pháp dạy-học sử dụng BST bắt nguồn từ các nguyên lý của lý thuyết học tập<br />
trải nghiệm (Stanton và Grant [15]); lý thuyết này xem học tập là một quá trình tuần<br />
hoàn các việc ghi chép, xem xét/phản ánh và học từ các mốc sự kiện (Dennison & Kirk<br />
[3]). Việc tiến hành sưu tập tài liệu học và viết phần tự phản ánh bồi dưỡng tư duy phán<br />
đoán, cách nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh đối với bài làm của mình và giúp người<br />
học điều chỉnh tiến trình học tập, rèn luyện của mình một cách hệ thống đồng thời chỉ ra<br />
các hướng phát triển phù hợp với cá nhân người học. Qua nghiên cứu của mình, Paulson<br />
và Paulson [10] nhận thấy BST có khả năng giúp người học tự chủ quá trình học vì khi<br />
thực hiện BST, người học dần dần trở nên độc lập trong việc định hướng việc học của<br />
mình. Người học tự do kiểm soát nội dung BST nên họ có thể theo đuổi hướng mà mình<br />
yêu thích. Tiến hành BST còn giúp người học phát triển kỹ năng phản ánh, và từ đó đạt<br />
được chiều sâu khi đánh giá bản thân và người khác. Việc trải nghiệm và chứng kiến sự<br />
tiến bộ của chính mình trong quá trình thực hiện BST cũng giúp người học trở nên tự tin<br />
(Mitchell [9]).<br />
Về phía giáo viên, BST trở thành một kênh trao đổi thông tin giữa giáo viên và người<br />
học, giúp giáo viên thấy được sự tiến bộ, thay đổi cũng như nắm bắt được suy nghĩ về<br />
việc học của người học. Giáo viên có thể điều chỉnh BST cho phù hợp với khả năng,<br />
đặc tính của người học và hoàn toàn có thể kết hợp BST vào chương trình giảng dạy của<br />
mình như một hình thức lưu lại các hoạt động trong lớp học.<br />
Tuy nhiên, tiến hành BST đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của cả giáo viên và người<br />
học do tính chất liên tục và cấu trúc yêu cầu hoạt động tích cực của người học. Ngoài ra,<br />
nếu người học không hiểu được ý nghĩa của BST (phản ánh sự tiến bộ qua một quá trình<br />
học) và không nắm rõ tiến trình thực hiện thì sẽ không thể thực hiện được một BST tốt.<br />
Theo Driessen và cộng sự [4], để tiến hành BST thành công và hiệu quả, cần 1) hướng<br />
dẫn cụ thể, rõ ràng để giúp người học thấy được mục đích rèn kỹ năng cá nhân và vạch<br />
ra kế hoạch học tập cho chính mình; 2) xác định cấu trúc của BST dựa trên mục tiêu<br />
giảng dạy của môn học; 3) hướng dẫn người học xác định mục tiêu học tập để tự phản<br />
ánh; nếu trong quá trình học không nhận thấy được những mục đích cần cố gắng, những<br />
thử thách cần vượt qua và kỹ năng/kiến thức cần đạt được, người học có thể không có<br />
động lực thực hiện BST; và 4) đề ra tiêu chí đánh giá vì những tiêu chí đánh giá sản<br />
phẩm và quá trình học rõ ràng sẽ thúc đẩy người học dành thời gian và công sức tiến<br />
hành BST nghiêm túc.<br />
5. NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM<br />
5.1. Mô hình thử nghiệm<br />
Ba lớp rèn luyện kỹ năng Viết và Nói tiếng Anh của sinh viên tiếng Anh chính quy theo<br />
học chế tín chỉ tại trường Đại Học Ngoại Ngữ, Đại Học Huế được chọn thử nghiệm.<br />
Mỗi lớp gồm 40 sinh viên năm thứ hai có trình độ kỹ năng thực hành tiếng Anh khá<br />
<br />
SỬ DỤNG BỘ SƯU TẬP TÀI LIỆU HỌC CÓ PHẦN TỰ PHẢN ÁNH CỦA NGƯỜI HỌC...<br />
<br />
153<br />
<br />
chênh lệch (theo kết quả học tập từ học kỳ trước và kết quả khảo sát sơ lược kỹ năng<br />
đầu học kỳ). BST được lồng vào chương trình dạy-học theo hình thức tự học, tự nghiên<br />
cứu có sự hướng dẫn của giáo viên và tương tác với bạn học, được đánh giá và tính<br />
điểm đến 30% tổng điểm học phần và được tiến hành cụ thể như sau:<br />
- Giáo hướng dẫn sinh viên lập nhóm 4 sinh viên: sinh viên có thể chọn một bạn cùng<br />
cặp trước và 2 cặp sinh viên được ghép ngẫu nhiên với nhau thành nhóm.<br />
- Sau mỗi bài học mỗi tuần, sinh viên viết đoạn văn/ghi âm đoạn hội thoại của mình với<br />
bạn và chuyển cho bạn cùng cặp/nhóm của mình xem và nhận xét (theo bản nhận xét<br />
được giáo viên cung cấp). Sau khi nhận bản nhận xét từ bạn, sinh viên xem/nghe lại rồi<br />
viết/nói lại. Tất cả bài viết của mỗi mục (bài viết/ghi âm đầu tiên, bản nhận xét và bài<br />
viết/ghi âm lại) được đưa vào BST. Sinh viên luân chuyển bạn nhận xét trong nhóm của<br />
mình để nhận được nhận xét từ nhiều người.<br />
- Sau 3 mục, sinh viên tự tổng hợp lại các bài viết/ghi âm đoạn hội thoại của mình và tự<br />
nhận xét cách mình viết/nói, các điểm mạnh, các lỗi mình thường mắc phải và hướng<br />
khắc phục. Sau đó, sinh viên chuyển phần này cho bạn còn lại trong nhóm xem và viết<br />
nhận xét.<br />
- Sau 7 mục, sinh viên tập hợp vào BST toàn bộ phiếu nhận xét của bản thân cũng như<br />
của bạn trong cặp, nhóm; tự chọn những bài viết/đoạn hội thoại mình yêu thích, những<br />
điểm mình tâm đắc để viết phần tự nhận xét và đánh giá toàn bộ quá trình học của bản<br />
thân (điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn, những điều đã thực hiện được và chưa thực hiện<br />
được, hướng khắc phục…)<br />
- Nếu có gì thắc mắc về quy trình thực hiện hay chưa đồng ý với nhận xét của bạn, sinh<br />
viên có thể email nhờ giáo viên góp ý.<br />
- Bản nhận xét, đánh giá được viết trên giấy A4 và đóng thành tập. Từ các điểm hướng<br />
dẫn cơ bản do giáo viên cung cấp, sinh viên có thể tự do phát triển ý tưởng về nội dung<br />
nhận xét và hình thức trình bày.<br />
5.2. Dữ liệu thu được và kết quả<br />
Bảng 1. Thông tin cơ bản về mẫu nghiên cứu<br />
Thông tin<br />
Giới tính<br />
Độ tuổi<br />
Sinh viên<br />
Môn học có thực hiện BST<br />
<br />
N = 88<br />
Nam = 13<br />
Nữ = 75<br />
17-22 = 63<br />
23-30 = 25<br />
Năm thứ tư = 88<br />
Viết = 23<br />
Nói = 8<br />
Cả hai môn Viết và Nói = 57<br />
<br />
%<br />
15<br />
85<br />
72<br />
28<br />
100<br />
26<br />
9<br />
65<br />
<br />
Sau đó 3 học kỳ, những sinh viên trong các lớp trên được mời tham gia một cuộc khảo<br />
sát trực tuyến để trả lời một bảng câu hỏi về việc sử dụng BST mà mình đã thực hiện và<br />
<br />
154<br />
<br />
TRẦN QUANG NGỌC THÚY<br />
<br />
một số được chọn ngẫu nhiên để tham gia phỏng vấn qua điện thoại. Tại thời điểm tham<br />
gia trả lời bảng câu hỏi trực tuyến và phỏng vấn, những sinh viên này đã là sinh viên<br />
năm thứ tư. Việc tiến hành khảo sát và phỏng vấn sau 3 học kỳ nhằm mục đích để người<br />
học có thời gian nhìn lại việc thực hiện BST và không phải lo ngại gì khi đưa ra ý kiến<br />
phản hồi của mình. Nội dung của bản khảo sát được thiết kế dựa trên các đặc điểm của<br />
BST mà các nghiên cứu trước đây nêu ra, cùng với các đặc thù của việc sử dụng BST<br />
trong mô hình thử nghiệm trên đây. Khảo sát trực tuyến thu được tổng số 109 bản trả lời,<br />
tuy nhiên chỉ có 88 bản hợp lệ do có một số sinh viên năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba<br />
tham gia, hoặc do có sinh viên năm thứ tư nhưng không thuộc nhóm thử nghiệm BST<br />
trước kia (xem chi tiết mẫu nghiên cứu ở Bảng 1). Với dữ liệu thu được gồm các BST<br />
và kết quả khảo sát, phỏng vấn, chúng tôi tiến hành phân tích cả định tính và định lượng.<br />
Trong bài viết này, chúng tôi tập trung trình bày nhận định của người học về BST họ đã<br />
thực hiện từ số liệu thu được trong cuộc khảo sát trực tuyến.<br />
a) Nhận định của người học về quá trình thực hiện BST:<br />
Bảng 2. Nhận định chung của người học về quá trình thực hiện BST (n = 88)<br />
Đồng ý<br />
(%)<br />
<br />
Không<br />
rõ (%)<br />
<br />
Không<br />
đồng ý %)<br />
<br />
Bạn được hướng dẫn các bước tiến hành BST cụ thể<br />
<br />
84,09<br />
<br />
15,91<br />
<br />
0,00<br />
<br />
2<br />
<br />
Bạn biết cách thực hiện BST theo đúng yêu cầu<br />
<br />
85,23<br />
<br />
10,23<br />
<br />
4,55<br />
<br />
3<br />
<br />
Bạn tiến hành BST sáng tạo theo ý thích<br />
<br />
29,55<br />
<br />
18,18<br />
<br />
52,27<br />
<br />
4<br />
<br />
Bạn đánh giá cao phản hồi của bạn cùng cặp/nhóm (peer<br />
feedback)<br />
<br />
68,18<br />
<br />
15,91<br />
<br />
15,91<br />
<br />
5<br />
<br />
Bạn đóng góp ý kiến giúp đỡ bạn cùng cặp/nhóm nhiệt<br />
tình<br />
<br />
85,23<br />
<br />
7,95<br />
<br />
6,82<br />
<br />
6<br />
<br />
Đánh giá của bạn cùng cặp/nhóm (peer evaluation) giúp<br />
bạn luyện kỹ năng tốt hơn<br />
<br />
73,86<br />
<br />
14,77<br />
<br />
11,36<br />
<br />
7<br />
<br />
Bạn xác định được mục tiêu để tự phản ánh<br />
<br />
60,23<br />
<br />
34,09<br />
<br />
5,68<br />
<br />
8<br />
<br />
Bạn cùng cặp/nhóm không đóng góp gì cho BST của bạn<br />
<br />
12,50<br />
<br />
12,50<br />
<br />
75,00<br />
<br />
9<br />
<br />
Bạn gặp khó khăn khi tự phản ánh quá trình học của mình<br />
qua BST<br />
<br />
50,00<br />
<br />
15,91<br />
<br />
34,09<br />
<br />
10<br />
<br />
Bạn dễ dàng chọn được ví dụ để viết phần tự phản ánh<br />
quá trình học cuối BST<br />
<br />
47,73<br />
<br />
27,27<br />
<br />
25,00<br />
<br />
Stt<br />
<br />
Nhận định<br />
<br />
1<br />
<br />
Mười nhận định được thiết kế để thăm dò người học về ba vấn đề: hướng dẫn thực hiện<br />
BST, phản hồi của bạn cùng học về BST và việc tự phản ánh. Đa số người học đồng ý<br />
rằng họ được hướng dẫn cụ thể các bước tiến hành BST (84%) và biết cách thực hiện<br />
BST theo đúng yêu cầu (85%). Dù được khuyến khích tự do phát triển ý tưởng về nội<br />
dung nhận xét và hình thức trình bày, đến 52% người học cho rằng họ không tiến hành<br />
BST sáng tạo theo ý thích của mình. Về tương tác giữa cá nhân người học và bạn cùng<br />
học, người học cho biết họ đánh giá cao ý kiến phản hồi của bạn học (68%) và các phản<br />
<br />