intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự dung hợp tín ngưỡng thờ Mẫu trong chùa Việt ở Khánh Hòa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

47
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ xưa đến nay, chùa Việt ở Khánh Hòa không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh, mà nó còn dung hợp với tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống như tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng thờ tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ danh nhân, thờ anh hùng liệt sĩ, Đạo giáo, Nho giáo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự dung hợp tín ngưỡng thờ Mẫu trong chùa Việt ở Khánh Hòa

  1. TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG SỰ DUNG HỢP TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TRONG CHÙA VIỆT Ở KHÁNH HÒA NGUYỄN VĂN BỐN Tóm tắt Từ xưa đến nay, chùa Việt ở Khánh Hòa không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh, mà nó còn dung hợp với tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống như tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng thờ tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ danh nhân, thờ anh hùng liệt sĩ, Đạo giáo, Nho giáo. Đặc biệt, sự dung hợp tín ngưỡng thờ Mẫu trong chùa Việt ở Khánh Hòa phản ánh truyền thống, thể hiện sắc thái vùng miền và góp phần tạo nên tính đa dạng trong văn hóa Phật giáo Việt Nam. Từ khóa: Sự dung hợp, tín ngưỡng thờ Mẫu, chùa Việt, Khánh Hòa Abstract From ancient time up to present, Vietnamese pagodas in Khanh Hoa not only play an important role in the spiritual life, but also acculturate with traditional beliefs and religions such as nature worship beliefs, ancestors worship, worship of Mother Goddesses, worship of heroic martyrs, Taoism, Confucianism. Especially, the harmonious worship of Mother Goddess in the Vietnamese pagodas in Khanh Hoa reflects the traditions, expresses local nuances and contributes to the diversity of Buddhist culture in Vietnam Keywords: Acculturation, Mother Goddesses worship, Vietnamese pagoda, Khanh Hoa 1. Sự dung hợp tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na Mẫu là Mẫu bản thổ, có vai trò quan trọng Thánh Mẫu trong đời sống tâm linh người Việt ở Khánh N hư chúng ta biết, tín ngưỡng thờ Hòa. Chính vì thế, nhiều chùa Việt ở Khánh Thiên Y A Na Thánh Mẫu là kết Hòa từ lâu đã dung hợp với tín ngưỡng thờ quả của sự tiếp biến văn hóa Việt Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Đó là chùa Suối Đổ - Chăm. Đó là sự dung hợp và Việt hóa từ Nữ và chùa Hàng Thuận (Suối Hiệp, Diên Khánh), thần Mẹ xứ sở Pô Inư Nưgar của người Chăm chùa Oai Linh (Vĩnh Thọ, tp. Nha Trang), chùa thành Thiên Y A Na Thánh Mẫu của người Sắc Tứ Chí Linh Sơn, chùa Đá Lố và chùa Thanh Việt. Theo đó, tín ngưỡng này được người Việt Vân (Vĩnh Phương, tp. Nha Trang), chùa Nghĩa thờ phụng phổ biến ở Trung bộ nói chung và Quang (Phương Sài, tp. Nha Trang), chùa Linh Khánh Hòa nói riêng. Ở Khánh Hòa, tín ngưỡng Phong (Phương Sơn, tp. Nha Trang), chùa Đào này được người Việt thờ phụng phổ biến từ Viên (Ngọc Hiệp, tp. Nha Trang), chùa Chí Lý nông thôn đến thành thị. Theo thời gian, tín (Vĩnh Hải, tp. Nha Trang), chùa Bửu Long (Ninh ngưỡng thờ Thiên Y Thánh Mẫu đã dung hợp Quang, Ninh Hòa), chùa Thiên Phước (Ninh với nhiều hình thức tín ngưỡng dân gian khác Đông, Ninh Hòa)... của người Việt như tín ngưỡng thờ ông Nam Bên cạnh đó, sự dung hợp tín ngưỡng Hải, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu trong chùa Việt ngưỡng thờ tổ tiên... Song điển hình là sự dung ở Khánh Hòa thể hiện motip truyền thống hợp và phổ biến của tín ngưỡng thờ Thiên Y A Phật giáo Việt Nam, đó là: “tiền Phật, hậu Mẫu” Na Thánh Mẫu trong chùa Việt ở Khánh Hòa. hoặc “tiền Thánh, hậu Phật”. Theo tác giả Trần Theo quan niệm dân gian, Thiên Y A Na Thánh Lâm Biền, “Việc thờ Mẫu là một đảm bảo cho Số 25 - Tháng 9 - 2018 VĂN HÓA NGHIÊN CỨU 17
  2. VĂN HÓA NGHIÊN CỨU sự tồn tại của ngôi chùa, hay sự dung hội với Diêu Trì, bên dưới là tượng Thiên Y A Na Thánh tín ngưỡng dân dã này là đường đi tất yếu Mẫu. Bên trái tượng Thiên Y A Na Thánh Mẫu là của Phật giáo, nhờ đó mà đạo Phật có bệ đỡ ban thờ Quan Công. Bên phải tượng Thiên Y A quần chúng” (1, tr.637). Nói cách khác, đây là sự Na Thánh Mẫu là ban thờ nhị thập bát tiên, bài hòa hợp giữa tín ngưỡng dân gian của người vị của vị sư tổ, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh Việt với Phật giáo để cùng tồn tại, phát triển và chân dung Đại tướng Võ Nguyễn Giáp. và thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của cư dân Một ví dụ khác là cách bài trí trong chùa nông nghiệp. Cơ sở cho sự dung hợp này là Suối Đổ và chùa Nghĩa Quang, Thiên Y A Na niềm tin và nhu cầu vừa thờ Phật vừa thờ Thiên được thờ trong chính điện. Theo đó, chính Y A Na Thánh Mẫu của người Việt. Tuy nhiên, giữa là cung thờ Phật, bên phải từ tam quan theo không gian, hoàn cảnh lịch sử - xã hội và vào là cung thờ Quan Thánh Đế và bên trái là đặc trưng văn hóa vùng miền mà sự dung hợp cung thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Tuy nhiên tín ngưỡng thờ Mẫu trong chùa Việt có những trong chùa Nghĩa Quang (Phương Sài, tp. Nha nét khác biệt. Nếu như chùa Việt vùng văn hóa Trang), thì cung thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu Bắc Bộ phổ biến là sự dung hợp tín ngưỡng lại bài trí như sau: Hàng trên cùng là tượng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ như chùa Phật Tích Thiên Y A Na Thánh Mẫu, hàng thứ hai là Tam (Tiên Du, Bắc Ninh), chùa Trấn Quốc (Tây Hồ, tòa Thánh Mẫu, hàng thứ ba là Ngũ hành thần Hà Nội), chùa Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương)..., nữ và bên dưới là hạ ban thờ Ngũ Hổ, Thanh thì ngược lại, trong quá trình Nam tiến, chùa Bạch Xà. Ngoài ra, nhiều chùa chỉ tạo dựng Việt ở Khánh Hòa thường dung hợp với tín am hoặc cung thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu ngưỡng thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu và nhiều trong khuôn viên như chùa Phước Huệ (Vĩnh vị nữ thần, mẫu thần khác. Hải, tp. Nha Trang), chùa Đá Lố (Vĩnh Phương, Sự dung hợp tín ngưỡng Thiên Y A Na tp. Nha Trang), chùa Bửu Long (Diên Thọ, Diên Thánh Mẫu trong những ngôi chùa Việt ở Khánh)... Không những thế, vào những ngày Khánh Hòa rất đa dạng và linh hoạt. Tùy theo vía của Thiên Y A Na Thánh Mẫu, người Việt không gian của ngôi chùa mà có cung hoặc không chỉ đến dâng hương hoa, tụng niệm ban thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu trong chính kinh, mà họ còn thực hành nghi lễ hầu đồng điện. Ví dụ, cung thờ Thiên Y Thánh Mẫu trong theo Tam - Tứ phủ Bắc hoặc Tiên Thiên Thánh chùa Sắc Tứ Chí Linh Sơn, còn gọi là chùa Suối giáo/Tứ phủ Huế. Tiêu biểu như chùa Suối Đổ Ngổ (Vĩnh Phương, tp. Nha Trang). Ngôi chùa (Suối Hiệp, Diên Khánh), chùa Bửu Long (Diên được tạo dựng từ thời Nguyễn trên đỉnh núi Thọ, Diên Khánh), chùa Đá Lố (Vĩnh Phương, Hòn Én gồm tam quan, khuôn viên và chính tp. Nha Trang)... Như vậy, chùa Việt ở Khánh điện. Khuôn viên chùa gồm am thờ Chiến sỹ, Hòa không chỉ dung hợp và đa dạng về hình tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, tượng Phật thức thờ tự, mà còn tích hợp cả thực hành văn Di Lặc, am ông Hổ, miếu ông Địa Tạng, am hóa tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na. Đồng thời Ngũ hành thần nữ và am Cô hồn. Chính điện thực hành văn hóa Phật giáo đã ảnh hưởng là một tòa nhà theo bình đồ chữ nhất, được vào tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu chia thành hai khu vực: điện thờ Phật và điện của người Việt ở Khánh Hòa như lễ cúng chay, thờ Mẫu. Thứ nhất, điện thờ Phật nằm bên tụng kinh Phật, lễ cầu quốc thái dân an, lễ thả tay phải từ tam quan vào chùa, chính giữa là hoa đăng,... tượng Thích Ca Mâu Ni, bên trái là tượng Quan 2. Sự dung hợp tục thờ Ngũ hành thần nữ Thế Âm Bồ Tát và bên phải là tượng Bồ Đề Đạt Việt Nam là một quốc gia có truyền thống Ma. Thứ hai, điện thờ Mẫu ở bên tay trái từ tam canh tác nông nghiệp lúa nước, cho nên hình quan vào chùa, trên cùng là tượng Phật Mẫu thành tục thờ các nhiên thần mang tính nữ, 18 Số 25 - Tháng 9 - 2018
  3. TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG được thể hiện đậm nét trong tâm thức cộng cảnh lịch sử - xã hội, nhu cầu tín ngưỡng mà đồng các tộc người. Điều này được phản ánh, mỗi vùng miền ở nước ta có những nét tương lưu truyền thông qua những huyền thoại dân đồng và khác biệt trong tục thờ Nữ thần. Theo gian của các tộc người ở nước ta. Trước hết, đó, Khánh Hòa là vùng đất do chúa Nguyễn để tạo lập vũ trụ là công của nữ thần Mặt Trời mở cõi vào năm 1653, có điều kiện tự nhiên và nữ thần Mặt Trăng. Hai nữ thần này đã soi đa dạng như núi rừng, đồng bằng, biển đảo và sáng và sưởi ấm cho mặt đất từ thuở chỉ có cộng cư đa tộc người, cho nên đã hình thành bùn, nước và bóng tối. Theo đó, huyền thoại những phương thức sản xuất tương ứng. Đó là bà Nữ Oa cùng ông Tứ Tượng đội đá vá trời, xây sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, khai thác núi, khơi sông, mà trong một cuộc thi tài bà rừng và thương mại dịch vụ. Vì vậy mà tục Nữ Oa đã chứng tỏ được sức mạnh của mình thờ Nữ thần của người Việt ở đây không chỉ nên đã giành chiến thắng. Bên cạnh đó là phổ biến, đa dạng mà nó còn tạo nên sắc thái những nữ thần gắn với những hiện tượng tự riêng, đó là Ngũ hành thần nữ. Trong dân gian, nhiên như Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp người Việt ở Khánh Hòa thường gọi là Mẹ Ngũ Điện. Những yếu tố cội nguồn của vũ trụ và hành hoặc Ngũ vị Thánh Bà... Đó là bà Thủy sắc nguồn sống được dân gian người Việt cho là phục màu đen, bà Mộc sắc phục màu xanh, bà mang nữ tính. Đồng thời với đó là xu hướng Hỏa sắc phục màu đỏ, bà Kim sắc phục màu nữ hóa các vị thần, đặc biệt là những nhiên trắng và bà Thổ sắc phục màu vàng. Trong Ngũ thần như trường hợp năm bà Ngũ hành còn vị Thánh Bà, bà Thổ được đặt ở vị trí trung tâm. gọi là mẹ Ngũ hành. Đó là bà Thủy, bà Hỏa, bà Đặc biệt là Ngũ hành thần nữ đã được các vua Kim, bà Mộc và bà Thổ. Theo quan niệm của triều Nguyễn ban tặng nhiều sắc phong chung người phương Đông thì Ngũ hành tức là năm hoặc sắc phong riêng cho từng vị nữ thần. Tác loại vật chất gồm Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ, Kim. giả Đỗ Văn Khoái cho biết: “Sắc phong chung Mọi sự vật trên thế giới đều được sinh thành cho Ngũ hành được tìm thấy sớm nhất vào từ sự vận động và chuyển hóa từ năm loại vật năm Duy Tân thứ 5 (1911), hiện có ở nhiều chất cơ bản này. Mặt khác, dựa trên mối quan di tích, như miếu Ấp Bạch Qua (Diên Khánh), hệ tương sinh tương khắc trong Ngũ hành để đình Phong Ấp (Ninh Hòa). Sắc phong riêng lý giải mối quan hệ giữa các sự vật. Tục thờ Nữ cho từng vị trong năm vị thì Chủ thiết/Chúa sắt thần, Mẫu thần là một hiện tượng khá phố thần nữ (tức là bà Kim) có sắc phong sớm nhất biến trong đời sống tâm linh của người Việt và là vào năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) tại miếu cộng đồng các tộc người khác ở nước ta, cũng Hội Đồng (Diên Khánh)” (2, tr.11). như trên thế giới. Tục thờ Nữ thần của người Mặt khác, việc ban tặng sắc phong của Việt mang tính bản địa và đã có từ xa xưa. Tác triều đình nhà Nguyễn cho Ngũ hành thần giả Đặng Văn Lung viết: “Với tính chất là một nữ đã chính thức công nhận, tôn kính và cho tín ngưỡng bản địa, tục thờ Nữ thần xuất hiện phép người dân được thờ tự. Theo kết quả khá sớm, cách đây khoảng 2.500 năm. Hoa văn khảo sát của chúng tôi, nhiều ngôi chùa Việt ở trống đồng Đông Sơn ghi nhận ngày hội thờ Khánh Hòa thường có miếu hoặc am thờ Ngũ nữ thần Mặt Trời tràn trề sôi nổi. Đến thế kỷ II, hành thần nữ như chùa Suối Đổ (Suối Hiệp, tp. Phật giáo vào Luy Lâu, Nho giáo cũng vào đó, Nha Trang), chùa Đào Viên (Ngọc Hiệp, tp. Nha hai tôn giáo quốc tế chèn ép tín ngưỡng bản Trang), chùa Sắc Tứ Chí Linh (Vĩnh Phương, tp. địa. Đặc biệt, Phật giáo đã đưa Man Nương, Nha Trang), chùa Oai Linh (Vĩnh Thọ, tp. Nha một bà mẹ Nước lên làm Phật Mẫu” (3, tr.28). Trang)... Sự dung hợp tục thờ Ngũ hành thần Nhưng theo không gian, điều kiện tự nữ trong chùa Việt ở Khánh Hòa xuất phát từ nhiên, chủ thể, phương thức sản xuất, bối nhu cầu và niềm tin dân gian của người Việt. Số 25 - Tháng 9 - 2018 VĂN HÓA NGHIÊN CỨU 19
  4. VĂN HÓA NGHIÊN CỨU Theo họ, đây là những nữ thần sáng tạo ra thế hưởng Đạo giáo dân gian, được hệ thống hóa giới vạn vật và mang lại cuộc sống cho cộng thành “Tứ phủ công đồng” với ba Mẫu Thiên đồng. Vì thế mà nhiều Phật tử dâng cúng và Phủ, Địa phủ, Thủy phủ, hay có khi là bốn Mẫu, xin phép các nhà sư được thờ phụng Ngũ hành thêm Mẫu Thượng Ngàn, đại diện Rừng Xanh. thần nữ trong chùa. Do đó, các am hoặc miếu Mẫu Liễu Hạnh thường được thờ riêng, hay thờ Ngũ hành thần nữ trong chùa thường có được đồng nhất với Mẫu Thiên phủ” (8, tr.238). linh tượng và bài vị của 5 vị Nữ thần. Hơn thế Đến thế kỷ XVI, tín ngưỡng này trở thành một nữa, vào dịp vía Ngũ hành thần nữ (mùng sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng 5 tháng 5 âm lịch), người Việt thường dâng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức hương, hoa và thực hành lên đồng theo Tiên người dân Việt. Thánh Mẫu Liễu Hạnh được Thiên Thánh giáo. thờ cúng cùng với các vị Thánh Mẫu cai quản 3. Sự dung hợp tín ngưỡng thờ Mẫu Tam miền trời, rừng, nước và những nhân vật lịch phủ, Tứ phủ sử hoặc huyền thoại có công với nước, với dân. Như chúng ta đã biết, trên nền tảng của Theo thư tịch và huyền thoại, Mẫu Liễu là tiên tín ngưỡng thờ Nữ - Mẫu thần, tín ngưỡng thờ nữ giáng trần, làm người, rồi quy y Phật giáo, Mẫu Tam phủ - một hình thức thờ cúng người được tôn vinh là “Mẫu nghi thiên hạ” và là một mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng trong “Tứ bất tử” của người Việt. Tín ngưỡng núi - được hình thành và phát triển sâu rộng này còn hỗn dung với Đạo giáo, Phật giáo trong cộng đồng người Việt vùng châu thổ Bắc và các tục thờ dân gian khác của người Việt. Bộ. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ có Ngoài ra, trong thần điện Tam phủ, Tứ phủ còn mối quan hệ mật thiết với tục thờ Nữ thần và tích hợp nhiều vị thần của các tộc người khác Mẫu thần của người Việt. Mẫu Tam phủ là ba như người Mường, Tày, Nùng, Dao, Chăm... người Mẹ mang biểu tượng siêu nhiên của ba Điều này không chỉ tạo nên tính đa dạng văn miền vũ trụ. Đây là các bà mẹ vũ trụ cai quản hóa trong tín ngưỡng này, mà còn phản ánh những lĩnh vực quan trọng nhất của cư dân mối quan hệ và sự gắn kết đa tộc người ở Việt nông nghiệp lúa nước: Mẫu Thiên phủ là bà Nam. Có thể nói tín ngưỡng này như một “bảo mẹ cai quản miền Trời; Mẫu Địa phủ là bà mẹ tàng sống” góp phần lưu giữ, trưng bày, giới cai quản miền Đất; Mẫu Thoải phủ là bà mẹ cai thiệu về giá trị lịch sử - văn hóa Việt Nam. Nói quản miền Nước. Mẫu Tam phủ còn có thể gọi cách khác, tín ngưỡng này thể hiện bản sắc là Tam tòa Thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ văn hóa dân tộc, thỏa mãn nhu cầu của người Mẫu Việt Nam. Tác giả Trần Lâm Biền viết: “Ban Việt về tài lộc và sức khỏe. thờ Mẫu có ba tượng gọi là Tam tòa Thánh Theo thời gian, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Mẫu. Gốc xưa gồm Mẫu Thượng Thiên, Mẫu phủ, Tứ phủ đã xuất hiện ở Khánh Hòa từ Thoải, Mẫu Địa. Bà Thượng Ngàn gắn với người những năm đầu thế kỷ XX cùng với quá trình chết nên để riêng. Khi đạo Mẫu phát triển nam tiến của người Việt ở vùng Bắc Bộ và Bắc vào thành thị do Mẫu Thượng Ngàn ít nhiều Trung Bộ. Đây chính là hiện tượng khuếch tán gắn với tài lộc, nên Tam tòa Thánh Mẫu gồm: văn hóa theo bước di cư của người Việt đến Thượng Thiên, Thượng Ngàn, Mẫu Thoải” (1, vùng đất mới. Tuy nhiên, tín ngưỡng thờ Mẫu tr.650). Theo tác giả Chu Quang Trứ, “Tam tòa Tam phủ, Tứ phủ của người Việt ở Khánh Hòa Thánh Mẫu là ba lực lượng siêu linh gắn với ba gồm hai dòng, đó là Tam phủ, Tứ phủ Bắc và khu vực của thế giới là Thiên phủ, Nhạc phủ Tứ phủ Huế/Tiên Thiên Thánh giáo. Tín ngưỡng và Thủy phủ. Tứ phủ gồm: Thiên - Nhạc - Thủy thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ của người Việt ở và Địa” (7, tr.11). Còn theo Trần Quốc Vượng, “Ở Khánh Hòa chủ yếu được thực hành ở những đồng bằng Bắc Bộ, việc thờ thần Mẫu, dưới ảnh đền, điện tư trong những gia đình người Việt 20 Số 25 - Tháng 9 - 2018
  5. TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG gốc Huế, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Kết quả họ vẫn luôn mang theo và mong muốn bảo nghiên cứu thực địa cho biết, Tứ phủ Huế, còn lưu giá trị văn hóa truyền thống của họ trên gọi là Tiên Thiên Thánh giáo, xuất hiện ở Khánh những vùng đất mới. Hòa từ những năm 30 của thế kỷ XX. Đó là đền 4. Sự dung hợp với các vị thần dân gian khác Diệu Linh (Phước Tiến, tp. Nha Trang), điện Ngoài sự dung hợp tín ngưỡng thờ Thiên Định Phước (Vạn Thắng, tp. Nha Trang), điện Y A Na, tục thờ Ngũ hành thần nữ, tín ngưỡng Cứu Thế (Phương Sài, tp. Nha Trang), điện Nam thờ Mẫu Tam - Tứ phủ, trong chùa Việt ở Khánh Minh (Vĩnh Thọ, tp. Nha Trang), điện Cô Chín Hòa còn có sự dung hợp các vị thần của tín Thượng Ngàn (Vĩnh Phước, tp. Nha Trang), ngưỡng, tôn giáo khác, tiêu biểu như Cửu Thủy Long Bích điện (Ninh Ích, Ninh Hòa)... Thiên Huyền Nữ, Diêu Trì Kim Mẫu. Tư liệu điền dã cho chúng tôi biết, tín Một là, sự dung hợp Cửu Thiên Huyền Nữ ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ Bắc của trong chùa Việt ở Khánh Hòa. Cửu Thiên Huyền người Việt ở Khánh Hòa xuất hiện từ sau năm Nữ còn gọi là Cửu Thiên Huyền Nữ nương 1954 bởi một bộ phận người Việt di cư từ các nương hoặc Huyền Nữ. Bà là nữ thần trong thần tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (như Hà Tây (cũ), thoại cổ đại Trung Quốc, sau được Đạo giáo tín Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Ninh cử. Tác giả Nguyễn Tôn Nhan cho biết: “Cửu Bình, Thanh Hòa, Nghệ An…) vào Khánh Hòa Thiên Huyền Nữ cũng được gọi là Cửu Thiên, lập nghiệp. Những thần điện Mẫu Tam phủ, Huyền Nữ, Cửu Thiên nương nương, là một nữ Tứ phủ Bắc cũng chủ yếu là những điện thờ thần trong thần thoại Trung Quốc cổ đại, sau tư gia. Đó là đền Sòng Sơn (Phước Tiến, tp. này được Đạo giáo tôn thờ, trở thành một vị Nha Trang), đền Thánh Mẫu Đệ Nhất Thiên nữ thần nổi tiếng rất có ảnh hưởng trong dân Tiên (Cam Phúc Nam, Cam Ranh), Bảo Hà Linh gian” (5, tr.407). Truyền thuyết dân gian Trung từ (Tân Phú, Cam Ranh), Tiên Hương Vọng từ Quốc kể rằng: “Một hôm Cửu Thiên Huyền Nữ (Phước Tiến, tp. Nha Trang), điện Cửu Trùng cưỡi chim phượng đỏ, mặc bộ y phục chín (Ninh Hiệp, Ninh Hòa), Bắc Lệ Linh từ (Phước màu, đáp xuống hạ giới, trao cho Hoàng Đế lá Long, Nha Trang), điện Trần Lộc Thiên Trường bùa dùng binh Lục Giáp Lục Nhâm và sách sai (Phước Long, tp. Nha Trang)... Bên cạnh đó, tín khiến quỷ thần, đồng thời chế ra 80 cái trống ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ của người mà đánh bại Si Long” (4, tr.2211). Việt cũng được dung hợp trong chùa Việt ở Trong dân gian người Việt lưu truyền về Khánh Hòa. Đó là ban thờ Mẫu trong chùa câu chuyện Cửu Thiên Huyền Nữ dạy Lỗ Ban Nghĩa Quang (Phương Sài, tp.Nha Trang), Pháp làm nhà. Truyện kể rằng: “Thuở hồng hoang, Tánh Linh từ chùa Pháp Tánh (Vĩnh Thọ, tp. Nha con người có hỏi Thần Nông cách làm nhà để Trang), điện Ngọc Diêu cung trong chùa Bửu ở. Thần Nông đứng thẳng dang hai tay ngang Long (Diên Thọ, Diên Khánh), chùa Phước Huệ vai, thế là con người làm nhà bằng mái như (Vĩnh Hải, tp. Nha Trang). Do vậy, những cung giàn bầu, giàn bí. Kiểu nhà mái bằng này lợp thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ trong ngôi chùa Việt bằng lá cây nên gặp mưa dột tứ tung không còn là không gian thiêng cho các ông đồng, ở được. Bà Cửu Thiên thấy vậy bèn xuống trần bà đồng thực hành nghi lễ lên đồng Bắc hoặc dạy cho cách làm nhà: Bà đứng thẳng hai tay hầu đồng Huế. Có thể nói rằng, việc tạo lập chống nạnh vào hông. Lỗ Ban theo đó dựng những thần điện Mẫu Tam phủ, Tứ phủ của cột bắt kèo làm nên kiểu nhà hai mái dốc. Thế người Việt ở Khánh Hòa từ xưa đến nay đã là con người có nhà để trú nắng tránh mưa. góp phần vào quá trình gìn giữ và trao truyền Thần Nông thấy sự việc như vậy hận lắm, thề các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. Bởi rằng “Ta thề không chui qua dưới nách đàn vì, trong tâm thức của người Việt, dù đi đâu, bà mà ở”. Bởi vậy, người đời hoặc đắp đàn cao Số 25 - Tháng 9 - 2018 VĂN HÓA NGHIÊN CỨU 21
  6. VĂN HÓA NGHIÊN CỨU không lợp mái, hoặc xây miếu thì phải làm loại đào tiên - gọi là bàn đào - ai ăn được nó mái bằng để thờ Thần Nông. Tục ấy còn duy sẽ trường sinh bất lão. Loại đào này cứ 3.000 trì đến nay. Căn cứ vào truyền thuyết này, Cửu năm mới trổ hoa kết trái một lần. Khi đào chín, Thiên Huyền Nữ được coi là tổ của ngành mộc, Tây Vương Mẫu thường triệu tập chư tiên về ngành xây dựng nói chung và các ngành nghề thưởng thức loại quả trường thọ này, gọi là Hội thủ công: dệt may, đục chạm, điêu khắc...” (6, Bàn đào. Tây Vương Mẫu là vị thần chủ quản tr.78). Theo đó, chùa Việt Khánh Hòa thường việc trường thọ, tức liên quan đến việc thọ yểu phối thờ Cửu Thiên Huyền Nữ trong cung của con người, nhất là nữ giới. Có lẽ đây là tín lý thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu như chùa Suối cơ bản của tập tục thờ Tây Vương Mẫu là thần Đổ (Suối Hiệp, Diên Khánh), chùa Kim Long độ mạng của phụ nữ Huế với mỹ hiệu là “Trung và chùa Đào Viên (Ngọc Hiệp, tp. Nha Trang), thiên Tây cung Vương Mẫu bổn mạng Thánh chùa Bửu Long (Diên Thọ, Diên Khánh),... đức Tiên Bà” hay “Tây cung Vương Mẫu bổn Hai là, sự dung hợp với Diêu Trì Kim Mẫu mạng Chúa Tiên” (6, tr.83). trong chùa Việt ở Khánh Hòa. Trong dân gian, Kết quả nghiên cứu thực địa cho chúng tôi Diêu Trì Kim Mẫu còn được gọi theo những biết, Diêu Trì Kim Mẫu được thờ phụng trong danh xưng khác nhau như Vương Mẫu nương nhiều chùa Việt ở Khánh Hòa như chùa Bửu nương, Vương Mẫu, Tây Lão, Kim Mẫu Nguyên Long (Diên Thọ, Diên Khánh), chùa Quán Âm Quân, Kim Mẫu, Địa Mẫu, Phật Địa Mẫu Diêu Sơn còn gọi là chùa Suối Đổ (Suối Hiệp, Diên Trì,... Trong thần thoại Trung Hoa, Địa Mẫu Khánh), chùa Linh Sơn/chùa Suối Ngổ (Vĩnh được Đạo giáo tôn đứng đầu các vị nữ thần. Phương, tp. Nha Trang), chùa Phước Huệ (Vĩnh Dân gian tôn bà là vị thần tượng trưng cho sự Hải, tp. Nha Trang), chùa Quan Âm (Vĩnh Hải, trường sinh bất tử. Từ thuở bản khai hỗn độn, tp. Nha Trang)... Thông thường, tượng Diêu Trì Mẫu hóa sinh ra trước nhất, Mẫu là lớn nhất. Kim Mẫu được tạo ở thế đứng trên quả địa cầu Tác giả Doãn Hiệp Lý cho biết: “Tây Vương màu xanh với sắc phục màu đen. Theo lược sử Mẫu là vợ của Phù Tang Đại Đế, sinh ra 7 người Phật Địa Mẫu Diêu Trì, thì trước khi Mẫu hóa con gái, cô út tự tiện xuống hạ giới lấy một sinh ra có một vật thổ sản, đươc gọi là quả Địa chàng trai nghèo tên là Đổng Vĩnh, bị Ngọc cầu. Quả Địa cầu là báu vật để Mẫu tích trữ Hoàng và Tây Vương Mẫu bắt trở lại thiên đình. nhiều tài liệu phẩm thực dành cho sáu ngả Chuyện này lưu truyền từ đời Hán và đời Tấn, luân hồi sử dụng mà không bao giờ hết. Vào sau đó ngày càng được lưu truyền rộng hơn” ngày 18 tháng 10 âm lịch hằng năm là ngày (4, tr.2211). Tư liệu của Huỳnh Ngọc Trảng và vía của Phật Mẫu Diêu Trì, chủ các điện thờ Nguyễn Đại Phúc viết: “Tây Vương Mẫu trú tại thường lập đàn, dâng hương, đăng, trà, hoa, Ngọc Sơn, hình tướng như người, nhưng có quả, nước tinh khiết, tụng niệm kinh Địa Mẫu. tướng lạ là đuôi beo, răng cọp, tiếng kêu rất Những năm gần đây, trong ngày vía Phật Mẫu to, tóc như cỏ bồng bay phủ. Bà là thần chủ Diêu Trì còn có nghi lễ hầu đồng, hát chầu văn quản về các loại bệnh dịch và ngũ tàn - thứ gây theo tục thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ Bắc hoặc Tứ nên sự tàn phế, hiểu rộng là các tai nạn… Tây phủ Huế/Tiên Thiên Thánh giáo và múa dâng Vương Mẫu là biểu tượng nguyên khí thuần bông. Đặc biệt, ngày vía Mẫu Diêu Trì tại chùa âm, đối lại Đông Vương Công là thần biểu Suối Đổ (Suối Hiệp, Diên Khánh) được tổ chức tượng nguyên khí dương, quản lý các tiên nam long trọng, nhiều đoàn về dâng hương, thực đắc đạo. Tây Vương Mẫu được biết đến là vị hành nghi lễ hầu đồng, hát văn, múa dâng Thánh Mẫu chủ quản Diêu trì cung. Bà có 5 thị bông kính dâng lên Mẫu. Thông thường, trong nữ tên Hoa Lâm, Mỵ Lan, Thanh Nga, Dao Cơ một tháng âm lịch có 3 ngày Mẫu là ngày 8, và Ngọc Chi. Diêu Trì cung có một báu vật là ngày 18 và ngày 28 âm lịch. Trong các ngày 22 Số 25 - Tháng 9 - 2018
  7. TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG này, các con nhang đệ tử thường châm 6 cây và từ đó hỗn dung văn hóa. Điều đó khiến đèn, 5 nén hương, 6 ly nước lọc, hoa, trà, quả nảy sinh ở tâm thức người Việt cái mà nhiều và tụng niệm kinh Mẫu. Theo thông tin từ các người trong và ngoài nước đều nhận thấy, là sự tín đồ, việc thực hành nghi lễ thờ Địa Mẫu của khoan dung tôn giáo - không có “chiến tranh họ là có sự chỉ dẫn của thần linh, thông qua tôn giáo” trong lịch sử Việt Nam vốn có lắm nhiều hình thức khác nhau như báo mộng, ốm chiến tranh (...). Sự hỗn dung văn hóa và tôn đau lâu ngày chữa trị không khỏi... giáo, nét đặc thù của bản sắc văn hóa Việt Nam, Ngoài ra, chùa Việt ở Khánh Hòa còn dung nét trường tồn của văn hóa Việt Nam, được hợp với những vị thần của các tín ngưỡng, tôn cắt nghĩa về mặt địa văn hóa là do cái vị thế ở giữa Đông Nam Á, nơi gặp gỡ và giao thoa văn giáo khác như Ngọc Hoàng, Thái Thượng Lão hóa giữa hai nền văn minh lớn nhất châu Á là Quân, Quan Thánh Đế, Nữ Oa, Tiên Dung, Chúa Trung Hoa và Ấn Độ” (8, tr.270-271). Tóm lại, sự Tiên Huyền Nữ, Thần Tài, Thổ Địa, Ngũ Hổ... dung hợp tín ngưỡng thờ Mẫu trong chùa Việt Tiêu biểu như cung thờ Mẫu trong chùa Chí ở Khánh Hòa thể hiện tính truyền thống, tính Lý, chùa Phước Huệ (Vĩnh Hải, tp. Nha Trang), biến đổi, tính linh hoạt, tính tổng hợp và sắc chùa Linh Phong (Phương Sơn, tp. Nha Trang). thái địa phương. Nói cách khác, sự dung hợp 5. Kết luận tín ngưỡng thờ Mẫu trong chùa Việt ở Khánh Sự dung hợp tín ngưỡng thờ Mẫu trong Hòa góp phần tạo nên tính đa dạng trong văn chùa Việt ở Khánh Hòa đã có từ lâu và ngày hóa Phật giáo Việt Nam. càng trở nên phổ biến. Nó phản ánh truyền N.V.B thống văn hóa Phật giáo luôn hòa hợp với tín (TS., Trường Đại học Khánh Hòa) ngưỡng dân gian của người Việt, đồng thời thể Tài liệu tham khảo hiện niềm tin và nhu cầu tâm linh của cộng 1. Trần Lâm Biền (2000), Một con đường tiếp đồng. Mặt khác, sự dung hợp tín ngưỡng thờ cận lịch sử, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Mẫu trong chùa Việt ở Khánh Hòa đa dạng về 2. Đỗ Văn Khoái (2013), Giản giới tục thờ Ngũ đối tượng thờ phụng cũng như thực hành văn hành thần nữ ở Khánh Hòa, Tạp chí Văn hóa, Thể hóa. Đó là sự dung hợp tín ngưỡng thờ Thiên Y thao & Du lịch Khánh Hòa, (6). A Na Thánh Mẫu, sự dung hợp Ngũ hành thần 3. Đặng Văn Lung (1991), Tam tòa Thánh Mẫu, nữ, sự dung hợp tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Tứ phủ Bắc, Tứ phủ Huế và nhiều vị thần của 4. Doãn Hiệp Lý (chủ biên) (1994), Từ điển văn hóa cổ truyền Trung Hoa, Nxb. Văn hóa - Thông những tín ngưỡng, tôn giáo khác. Sự dung hợp tin, Hà Nội. tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu trong 5. Nguyễn Tôn Nhan (2000), Bách khoa thư chùa Việt ở Khánh Hòa không chỉ phổ biến, mà văn hóa cổ điển Trung Quốc, Nxb. Văn hóa - Thông nó còn góp phần tạo nên sắc thái văn hóa Phật tin, Hà Nội. giáo riêng. Không những thế, sự dung hợp tín 6. Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Đại Phúc ngưỡng thờ Mẫu trong chùa Việt ở Khánh Hòa (2013), Đặc khảo về tín ngưỡng thờ gia Thần, Nxb. còn là kết quả tiếp biến văn hóa Việt - Chăm và Văn hóa - Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh. văn hóa Việt - Hoa. 7. Chu Quang Trứ (2013), Văn hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội. Sự dung hợp tín ngưỡng thờ Mẫu trong 8. Trần Quốc Vượng (2014), Trong cõi, Nxb. Hội chùa Việt ở Khánh Hòa góp phần tạo nên tính Nhà văn, Hà Nội. đa dạng về văn hóa Phật giáo nói riêng và văn hóa tôn giáo Việt Nam nói chung. Tác giả Trần Ngày nhận bài: 6 - 4 - 2018 Quốc Vượng nhận định: “Sắc thái đặc thù của Ngày phản biện, đánh giá: 19 - 8 - 2018 văn hóa tôn giáo Việt là sự hỗn dung tôn giáo Ngày chấp nhận đăng: 25 - 9 - 2018 Số 25 - Tháng 9 - 2018 VĂN HÓA NGHIÊN CỨU 23
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1