YOMEDIA
ADSENSE
Sử dụng máy Biodex kết hợp với lý liệu pháp để điều trị và phục hồi chấn thương cơ đùi sau trên vận động viên
21
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở tổng hợp các tài liệu và ý kiến các chuyên gia nhà chuyên môn trong lĩnh vực phục hồi và điều trị chấn thương trong thể dục thể thao. Công trình đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy và kiểm định có hàm lượng khoa học cao để xác định được 5 phương pháp điều trị, phục hồi chấn thương cơ đùi sau sử dụng lý liệu pháp và thực hiện điều trị trên máy Biodex.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sử dụng máy Biodex kết hợp với lý liệu pháp để điều trị và phục hồi chấn thương cơ đùi sau trên vận động viên
- SỬ DỤNG MÁY BIODEX KẾT HỢP VỚI LÝ LIỆU PHÁP ĐỂ ĐIỀU TRỊ VÀ PHỤC HỒI CHÁN THƯƠNG CƠ ĐÙI SAU TRÊN VẬN ĐỘNG VIÊN ThS. Nguyễn Văn Trung1, TS. Lê Vũ Ngọc Toàn2, ThS. Vũ Công Trường2 1 Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh 2 Trường Đại học Sư Phạm Thể dục Thể thao Thành Phố Hồ Chí Minh TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở tổng hợp các tài liệu và ý kiến các chuyên gia nhà chuyên môn trong lĩnh vực phục hồi và điều trị chấn thương trong thể dục thể thao. Công trình đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy và kiểm định có hàm lượng khoa học cao để xác định được 5 phương pháp điều trị, phục hồi chấn thương cơ đùi sau sử dụng lý liệu pháp và thực hiện điều trị trên máy Biodex Từ khóa: Máy Biodex, Lý liệu pháp, Điều trị, Phục hồi, Cơ đùi sau, Vận động viên 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề phục hồi sức khỏe và phục hồi chức năng vận động có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong quy trình đào tạo vận động viên thành tích cao ở nhiều nước trên thế giới, cũng như ở nước ta hiện nay. Trong tập luyện và thi đấu thể thao, chấn thương bộ máy vận động nói chung nói riêng là vấn đề thường xuyên xảy ra, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ phía các nhà quản lý, các huấn luyện viên, bác sĩ thể thao và chính bản thân các vận động viên. Hầu hết các vận động viên đều có thể bị chấn thương ở mức độ nào đó trong quá trình tập luyện và thi đấu. Các nguyên nhân gây ra chấn thương và cơ chế sinh bệnh ở vận động viên rất phức tạp. Cơ chế sinh bệnh quan trọng nhất được nhiều chuyên gia y học thể thao thừa nhận đó là tình trạng quá tải hệ vận động, sự tích tụ các vi chấn thương và hiện tượng viêm vô khuẩn dẫn đến thoái hóa trong các cấu trúc fibrin: gân, dây chằng, bao khớp, cơ, sụn và xương. Đối với các chấn thương liên quan đến chấn thương cơ đùi sau thì ngoài các nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh chung, thì việc tăng quá đột ngột tải trọng, cường độ, thời gian và sai động tác kỹ thuật tranh, sút bóng hoặc do thói chơi thô bạo của đối thủ là nguyên nhân trực tiếp, hoặc chịu áp lực cực lớn mỗi khi cơ thể vận động mạnh khi cần dùng nhiều sức. Đặc biệt, khi các cầu thủ cần tăng tốc trong thời gian cực ngắn, thực hiện các động tác vặn mình, thay đổi hướng một cách đột ngột, bất ngờ nếu động tác thực hiện không chuẩn rất dễ bị chấn thương này [Bác sĩ Đồng Xuân Lâm]. Hiểu được bản chất vấn đề này có vai trò rất quan trọng trong việc tìm kiếm các giải pháp điều trị và phục hồi phù hợp cho các vận động viên sau chấn thương. 2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Phương pháp này được sử dụng nhằm hệ thống hóa các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, là cơ sở quan trọng định hướng cho việc giải quyết các vấn đề một cách khoa học. Khi sử dụng phương pháp nghiên cứu này chúng tôi đã tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau, chủ yếu là các tài liệu thuộc Thư viện Viện Khoa học Thể dục thể thao, hồ sơ bệnh án và tủ sách của Bệnh viện Thể thao Việt Nam, các tài liệu chuyên 557
- môn, sách, báo, website, Việc nghiên cứu này giúp bổ sung các luận cứ khoa học, so sánh đối chiếu số liệu, lý luận có liên quan, tìm hiểu triệt để các vấn đề liên quan đến các phương pháp dùng để điều trị và phục hồi chấn thương cơ đùi sau trên các vận động viên khi sử dụng lý liệu pháp. Phương pháp chuyên gia: Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó. Đây là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiện khoa học để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề, sự kiện đó. Phương pháp chuyên gia rất cần thiết cho người nghiên cứu không chỉ trong quá trình nghiên cứu mà còn cả trong quá trình nghiệm thu, đánh giá kết quả, hoặc thậm chí cả trong quá trình đề xuất giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, củng cố các luận cứ…Phương pháp chuyên gia là phương pháp có ý nghĩa kinh tế, nó tiết kiệm về thời gian, sức lực, tài chính để triển khai nghiên cứu. Tuy nhiên nó chủ yếu dựa trên cơ sở trực cảm hay kinh nghiệm của chuyên gia, vì vậy chỉ nên sử dụng khi các phương pháp không có điều kiện thực hiện, không thể thực hiện được hoặc có thể sử dụng phối hợp với các phương pháp khác. Thông qua Phương pháp này chúng tôi lựa chọn được các phương pháp dùng để điều trị và phục hồi chấn thương cơ đùi sau trên các vận động viên sử dụng lý liệu pháp. 3. NỘI DUNG 3.1 Nguyên nhân chấn thương nhóm cơ đùi sau Nhóm cơ đùi sau hoặc nhóm cơ sau đùi (Hamstring): là nhóm cơ được hình thành từ 3 cơ chính Cơ bán gân (m. Semitendinosus): nguyên ủy: ụ ngồi; bám tận: mặt trong đầu trên xương chày, sau chỗ bám của cơ thon và cơ may. Chức năng: duỗi đùi, gấp cẳng chân, cùng với cơ bán màng xoay xương chày vào trong trên xương đùi. Cơ bán màng (m. Semimembronous): nguyên ủy: ụ ngồi; bám tận: mặt sau lồi cầu trong xương chày. Chức năng: duỗi đùi, gấp cẳng chân, cùng với cơ bán màng xoay xương chày vào trong trên xương đùi. Cơ nhị đầu đùi (m. Biceps femoris): nguyên ủy; đầu dài; ụ ngồi; đầu ngắn; mép ngoài đường ráp và đường trên lồi cầu ngoài; bám tận; chỏm xương mác. Chức năng: đầu dài: duỗi đùi; cả hai đầu: gấp và xoay ngoài cẳng chân. Chấn thương nhóm cơ đùi sau được phân ra thành 3 mức độ: Chấn thương độ 1: dưới 25% số sợi cơ bị tổn thương Chấn thương độ 2: 25-75% sợi cơ bị tổn thương Chấn thương độ 3: Đứt hoàn toàn bó cơ. 558
- Hình 1: Nhóm cơ đùi sau hoặc nhóm cơ sau đùi (Hamstring) [6] a) Các nguyên nhân thuộc về vận động viên –nguyên nhân chủ quan. Tuổi và giới tính: Tác giả Jones và cộng sự (năm 1993) nhận thấy chấn thương có tỷ lệ cao hơn ở phụ nữ và tuổi càng cao nguy cơ chấn thương càng nhiều. Tuy vậy theo nghiên cứu của K.S. Clacke và W.E. Buckley (1980), R.R. Lanese và cộng sự (1990) khi nghiên cứu ở các Trung tâm huấn luyện quân đội Mỹ thấy rằng không có sự khác nhau giữa tỷ lệ chấn thương giữa nam và nữ trong tập luyện. Trình độ tập luyện: Trình độ tập luyện của vận động viên thấp sẽ dễ dàng dẫn đến chấn thương trong khi tập luyện và thi đấu. Điều này được thể hiện rõ rệt trong thi đấu thể thao. Theo Douglas B. Brown W. và cộng sự, David O. Hough và cộng sự (1993) thì tỷ lệ chấn thương trong thi đấu cao hơn trong tập luyện từ 2 tới 4 lần. Các giai đoạn trong quá trình tập luyện và thi đấu của VĐV: các trường hợp chấn thương có tỷ lệ cao ở thời kỳ đầu và thời kỳ cuối của chu kỳ huấn luyện. Đây là các thời điểm có các biến đổi về lượng vận động và khả năng thích nghi của VĐV. Tác giả Joseph J.Knappik and Rebecca L. McCollam thấy rằng việc thực hiện các bài tập thể lực khi hệ cơ xương khớp chưa có sự thích nghi đầy đủ với các yêu cầu vận động được đề ra là một yếu tố tất yếu đưa tới chấn thương. Theo các tác giả B. H. Jones và cộng sự (1993); J. J. Knapik và cộng sự (1999) luôn có một mối tương quan tỷ lệ giữa việc tăng khối lượng tập luyện với việc tăng tỷ lệ chấn thương ở VĐV. 559
- Do sai sót trong khởi động trước khi tập luyện và thi đấu: các tác giả Lyle J. Micheli and Mark Jenking cho rằng việc tập các bài tập nâng cao độ mềm dẻo và căng cơ là biện pháp cơ bản phòng tránh chấn thương. Do các bệnh có từ trước: các nhiễm trùng dai dẳng về tai - mũi - họng hoặc răng - hàm - mặt và các chứng bệnh về khớp là các yếu tố thuận lợi dễ dàng gây ra các chấn thương khi tập luyện thi đấu. Chấn thương cũ cũng được các tác giả M. R. Safran (1985; I. B. Stewart và G. G. Sleivert (1998); J. Ekstrand và J. Gillquist; Jones và cộng sự; J. J Knapik, và B.H. Jones (2000), ghi nhận như một yếu tố làm tăng nguy cơ chấn thương của VĐV. Yếu tố tâm lý: Căng thẳng tâm lý do sức ép của chế độ tập luyện hoặc thành tích thi đấu là một yếu tố dễ gây chấn thương cho VĐV. Nghiên cứu của J. J Knapick và cộng sự (1999) cho thấy ở các đối tượng tham gia tập luyện với sự hứng thú và tâm lý tốt sẽ ít bị chấn thương hơn các đối tượng khác. Nguyên nhân chủ quan này gây nên 35 – 45% các trường hợp chấn thương thể thao. Các nguyên nhân khác: Không đầy đủ hoặc sai lầm, do dùng thuốc kích thích, uống rượu, hút thuốc lá. Theo nghiên cứu của Jones và cộng sự (1993) thì nguy cơ chấn thương tăng tỷ lệ thuận với thói quen hút thuốc lá. Theo tác giả hút thuốc lá làm giảm khả năng tập trung chú ý của vận động viên trong tập luyện và thi đấu thể thao; và theo nghiên cứu của P.J. Amoroso và cộng sự (1977) thói quen hút thuốc lá làm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ chấn thương. b) Các nguyên nhân khách quan - Các nguyên nhân do trang thiết bị tập luyện và thi đấu. Bao gồm tất cả các điều kiện, trang thiết bị không phù hợp cho tập luyện và thi đấu, như: giày tập không vừa hoặc lâu không được thay thế, quần áo tập không phù hợp với thời tiết, hệ thống chiếu sáng kém gây hạn chế tầm quan sát của vận động viên, sân bãi kém chất lượng, các dụng cụ thi đấu của từng môn đặc trưng không đủ chất lượng… Theo nghiên cứu của Dr. Lytt Gardner (1988) [trong 3], giày tập là một yếu tố quan trọng gây chấn thương. Nguyên nhân này gây nên 15 – 20% các trường hợp chấn thương thể thao. - Công tác kiểm tra y học, chăm sóc sức khỏe và hồi phục cho vận động viên không đạt yêu cầu. Việc kiểm tra y học cho vận động viên các cấp trước các đợt tập trung tập huấn có vai trò đặc biệt quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe, tình trạng hoạt động của các hệ chức năng trong cơ thể của vận động viên. Những vận động viên có sự chuẩn bị chức năng kém, mới ốm dậy hoặc đang bị mắc các bệnh cấp tính, mãn tính và bị chấn thương, thì nhất thiết phải được chữa trị và có chế độ tập luyện cá biệt và chăm sóc đặc biệt. Nguyên nhân này gây nên 2 – 10% các trường hợp chấn thương thể thao. -Nguyên nhân do môi trường. Đây là các nguyên nhân khách quan do thời tiết, khí hậu: nhiệt độ - độ ẩm - ánh sáng, lượng ô xy không khí, độ cao, sự thông gió… dẫn đến chấn thương của VĐV. Theo kết quả nghiên cứu của J. J Knapik và cộng sự (2004), các chấn thương hay gặp hơn trong khi tập luyện trong điều kiện thời tiết nóng. Nguyên nhân này gây nên 8 – 9% các trường hợp chấn thương thể thao. 560
- - Công tác giáo dục đạo đức, nhân cách vận động viên chưa tốt dẫn đến tính kỷ luật của vận động viên kém, chơi thô bạo, sử dụng các động tác bị cấm… Nhóm nguyên nhân này gây nên 8 – 15% các trường hợp chấn thương thể thao. Riêng trong bóng đá, việc không tuân thủ luật chơi, chơi thô bạo có tính chất triệt hạ đối phương, chơi xấu…là nguyên nhân gây nên 36% tổng số các chấn thương. 3.2 Điều trị và phục hồi chấn thương cơ đùi sau sử dụng máy Biodex kết hợp với lý liệu pháp Sử dụng máy Biodex System 4Pro-2012: Để kiểm tra sức mạnh đẳng động của nhóm cơ đùi sau và thiết kế các bài tập dùng để điều trị nhằm phục hồi chấn thương. Thông qua chỉ số của máy công trình sử dụng các thông số: Moment lực đỉnh (Nm), Thời gian đạt moment lực đỉnh (ms), Công suất trung bình (W), Tỷ lệ lực cơ đồng vận/đối vận (%) theo quy chuẩn đánh giá sức mạnh đẳng động của khớp gối (sức mạnh đẳng động cơ gập – duỗi gối). Trong nghiên cứu của mình đề tài có đủ cơ sở để thực hiện các phương pháp phát triển sức mạnh tối đa: Phương pháp cường độ tối đa (Maximum Load Method), Phương pháp đẳng trường – Tĩnh lực (Isometric Method) và phương pháp đẳng động (Isokinetic Method), chương trình điều trị phục hồi tố chất sức mạnh cơ vùng đùi sau có điều kiện thực hiện tập luyện trên phòng tập với nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại. Các bài tập thực hiện trên máy gồm: 4 bài tập công xuất tối đa trong đó: 02 bài tập theo phương pháp đẳng động (Isokinetic Method). - Bài tập Isokinetic trên máy Biodex (30/60/90). - Bài tập Isokinectic trên máy Biodex (30/90/120). 02 bài tập theo hình thức đẳng trương (Isotonic) - Bài tập Isotonic trên máy Biodex (30/60/90). - Bài tập Isotonic trên máy Biodex (30/90/120). Các phương pháp lý liệu pháp: Điều trị bằng siêu âm (ultrasound therapy): Siêu âm ứng dụng trong y học ở hai lĩnh vực chính: siêu âm chẩn đoán hình ảnh và siêu âm điều trị. Siêu âm điều trị thường sử dụng âm tần cao 0,7 – 3MHz; còn siêu âm chẩn đoán hình ảnh có thể đến 10MHz. Tác dụng sinh lý của siêu âm. Tác dụng đầu tiên của siêu âm là tác dụng cơ học. Tác dụng cơ học được gọi là xoa bóp vi thể (micromassage); nó có thể làm thay đổi thể tích tế bào khoảng 0,02%, thay đổi tính thấm màng tế bào, cải thiện quá trình trao đổi các chất chuyển hóa. Tác dụng thứ hai là tác dụng nhiệt (thermal effect); tác dụng này làm mềm dãn các sợi collagen của gân và bao khớp tạo điều kiện vận động dễ dàng, nên điều trị siêu âm trước điều trị vận động là hợp lý. Tác dụng thứ ba là tác dụng sinh học (biologic effect): làm tăng tuần hoàn máu, làm giãn cơ, tăng tính thấm của màng, tăng tái sinh tổ chức và làm giảm đau. Điều trị bằng sóng ngắn (short wave therapy): Điện trị liệu (Electrotherapy) là một phần cơ bản của vật lý trị liệu (Physiotherapy), ra đời từ lâu và không ngừng phát triển trên cơ sở các thành tựu khoa học và công nghệ điện tử. Các kỹ thuật điện trị liệu bao gồm: điều trị bằng dòng điện (electric current) và điều trị bằng điện từ trường 561
- (electromagnetic field): điện trường cao tần (sóng ngắn, vi sóng), cảm ứng, tĩnh điện trường, điện trường cao áp (high electric potential treatment). Cơ sở của điện trị liệu dựa trên sự tương tác trực tiếp hay gián tiếp của dòng điện hoặc điện từ trường lên tổ chức cơ thể nhằm tạo ra các đáp ứng lý học, sinh học, hóa học...có tác dụng về sinh lý và lâm sàng. Điều trị sóng ngắn và vi sóng ra đời từ cuối thế kỷ XIX tới nay đã có nhiều tiến bộ cả về nguyên lý và thực hành. Sóng ngắn (short wave) có tần số 3.10000000 – 3.100000000 Hz và bước sóng: 100 – 10m. Tác dụng sinh lý của sóng ngắn. Sóng ngắn có tác dụng cơ bản là tăng nhiệt tổ chức, còn gọi là nội nhiệt (endothermie), tăng khả năng di chuyển của bạch cầu ra tổ chức xung quanh, tăng thực bào, giảm thời gian đông máu, thay đổi tỷ lệ đường máu; tăng cung cấp oxy và dinh dưỡng cho tổ chức, có tác dụng giảm đau, tăng tuần hoàn cục bộ, tái hấp thu các dịch tiết bị hấp thụ, cho nên có thể loại trừ đau trong viêm, chấn thương và sau phẫu thuật. Mặt khác tăng nhiệt làm giãn và giảm trương lực cơ vân. Điều trị bằng từ trường (Magnetotherapy): Từ trường được quan tâm nghiên cứu nhiều từ thế kỷ XX, đặc biệt khi phát triển ngành vật lý hạt nhân và khoa học vũ trụ. Từ trường sớm được ứng dụng trong y học và phát triển nhanh chóng trên các lĩnh vực chẩn đoán, điều trị và dược học...mà thành tựu tiêu biểu là kỹ thuật ghi hình ảnh bằng cộng hưởng từ MRI (Magnetic Resonance Imaging). Chữa bệnh bằng từ trường đã góp phần làm phong phú ngành vật lý trị liệu – phục hồi chức năng. Tác dụng sinh lý của từ trường. Tới nay vẫn còn những vấn đề chứng minh chưa thật rõ ràng. Cơ chế sinh học trong điều trị có thể tóm tắt: Chống viêm (nhiễm và không nhiễm khuẩn); Giảm phù nề; Giảm đau (cơ chế trung ương và ngoại vi); Tăng tuần hoàn máu ngoại vi, chỉnh áp lực động mạch; Điều hòa hoạt động thần kinh thực vật; Giảm độ nhớt máu, hạn chế kết dính tiểu cầu; Kích thích miễn dịch không đặc hiệu; Hạn chế lắng đọng cholesterol, hạn chế hình thành sỏi; kích thích tân tạo vi mạch, tái tạo tổ chức và kích thích phát triển cal xương và hạn chế thưa xương. Chiếu đèn hồng ngoại (Infrared light projection): Chỉ định: Được điều trị kết hợp với Sóng ngắn, Siêu âm và bài tập phục hồi tố chất sức mạnh cơ vùng đùi sau. Chống chỉ định: tác động trực tiếp lên khối u ác tính; tác động trực tiếp lên thai nhi; bệnh ưa chảy máu, cơn tụt huyết áp cấp; động kinh và bệnh nhân có đeo máy tạo nhịp (pace marker) Nhiệt trị liệu (thermotherapy): là chườm lạnh và chườm nóng Chỉ định: Được điều trị kết hợp với Sóng ngắn, Siêu âm, chiếu đèn hồng ngoại và bài tập phục hồi tố chất sức mạnh cơ vùng đùi sau. Chống chỉ định: Tác động trực tiếp lên khối u ác tính; tác động trực tiếp lên thai nhi; bệnh ưa chảy máu, cơn tụt huyết áp cấp; động kinh và bệnh nhân có đeo máy tạo nhịp (pace marker) Xoa bóp chữa bệnh: Xoa bóp tuy đơn giản, dễ làm nhưng là một phương tiện cực kỳ hữu hiệu để chống lại mệt mỏi, nâng cao năng lực vận động, phát triển các tố chất thể thao. Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, xoa bóp được dùng rộng rãi trong lĩnh vực TDTT, trở thành bộ phận không thể tách rời của huấn luyện thể thao. Ngoài ra, xoa bóp còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng ngừa và điều trị chấn thương thể thao. Xoa bóp chia thành 02 dạng chính là xoa bóp bằng tay và bằng máy. 562
- Xoa bóp có tác dụng huy động các chức năng của cơ thể, trung hòa các biểu hiện tiêu cực của một số cơ quan và hệ cơ quan, tạo trạng thái tối ưu cho cơ thể người bệnh và VĐV; đặc biệt xoa bóp có khả năng tăng tuần hoàn tại chỗ, loại trừ cảm giác đau. Các kỹ thuật cơ bản của xoa bóp để tác động lên vùng đùi sau như: xát, xoa, day, ấn, miết, phân, hợp, véo, bấm, đấm, điểm, lăn, phát, vờn, rung, vê, vận động, những thủ thuật này không những tác động vào vùng tổn thương mà còn tác dụng tích cực đến da, gân, cơ, khớp và huyệt xung quanh. 3. KẾT LUẬN Chấn thương cơ đùi sau là loại chấn thương phổ biến và trầm trọng, vì đây là nhóm cơ lớn ở chi dưới, có cấu trúc phức tạp, chịu đựng trọng tải lớn và phát lực trong nhiều môn thể thao. Không những vậy tổn thương cơ đùi sau sẽ làm mất cân đối giữa các nhóm cơ trong hoạt động co cơ (cơ đồng vận và cơ đối vận) đó là một trong những nguyên nhân chấn thương cao. Do đó việc tìm hiểu nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh, cách điều trị và phục hồi là rất cần thiết, tuy nhiên qua nghiên cứu của mình chúng tôi chỉ khưu trú là sử dụng máy Biodex và phương pháp lý liệu pháp. Chúng tôi xác định được 4 bài tập cùng với 05 phương pháp là: Điều trị bằng siêu âm (ultrasound therapy); Điều trị bằng sóng ngắn (short wave therapy); Điều trị bằng từ trường (Magnetotherapy); Chiếu đèn hồng ngoại (Infrared light projection); Xoa bóp chữa bệnh. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu, những phương pháp trên là chính xác và đủ độ tin cậy có thể được sử dụng để làm tham khảo, đối chiếu, so sánh, đánh giá thực nghiệm cho các nhà nghiên cứu, Bác sĩ. Kỹ thuật viên, Huấn luyện viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Công Lập, Trần Công Duyệt, Đỗ Kiên Cường, Hà Viết Hiền, Nguyễn Đông Sơn, Lê Mạnh Hải, Nguyễn Thanh Phương, Huỳnh Việt Dũng, (2005) Các tác nhân vật lý thường dùng trong vật lý trị liệu, NXB Y học. 2. Trần Thúy, Nguyễn Nhược Kim, Trần Quốc Hiếu, Lê Thị Hồng Hoa (2004), Xoa bóp bấm huyệt, NXB Y học. 3. Vũ Thị Thu Hương (2013), Nghiên cứu ứng dụng bài tập thể dục kết hợp với lý liệu pháp phục hồi chức năng sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước cho vận động viên, Luận án tiến sĩ – Viện Khoa học Thể dục Thể thao Việt Nam. 4. Huỳnh Trọng Khải (2016), Giáo trình giải phẫu sinh lý người, Nxb Đại học Quốc Gia, Tp. Hồ Chí Minh 5. Bùi Trọng Toại (2018), Xây dựng chương trình huấn luyện nhằm cân đối sức mạnh giữa cơ đồng vận và đối vận, Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 6. https://suckhoetoandan.vn/p/5c1774c676801b73130983f2. 563
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn