SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG NÔNG THÔN<br />
Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH<br />
NGUYỄN TUẤN ANH<br />
Trường THPT Phúc Trạch, Hà Tĩnh<br />
Tóm tắt: Lao động là một trong những nguồn lực có ý nghĩa quyết định đến<br />
sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung, địa bàn nông thôn nói<br />
riêng. Bài viết tập trung nghiên cứu hiện trạng sử dụng nguồn lao động nông<br />
thôn ở huyện Hương Khê dưới góc độ xem xét mối quan hệ cung cầu trên thị<br />
trường lao động. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần sử dụng có<br />
hiệu quả hơn nguồn lao động nông thôn ở địa phương này trong thời gian tới.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Hương Khê là huyện miền núi nằm ở phía tây nam của tỉnh Hà Tĩnh với 21 xã và 1 thị<br />
trấn, trong đó khu vực nông thôn chiếm đại bộ phận dân số và lực lượng lao động của<br />
toàn huyện. Mặc dù Đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể- xã hội rất<br />
quan tâm đến việc giải quyết và đáp ứng nhu cầu việc làm, xác định đó là công tác quan<br />
trọng nhằm phát huy nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,<br />
nông thôn [1], song hiệu quả sử dụng chưa cao và tỷ lệ thiếu việc làm hàng hàng năm<br />
vẫn trên 5% [5]. Vì vậy, nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu<br />
nhằm sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao động nông thôn ở huyện Hương Khê là việc<br />
làm cần thiết.<br />
2. NỘI DUNG<br />
2.1. Vấn đề sử dụng nguồn lao động nông thôn ở huyện Hương Khê<br />
2.1.1. Tình hình cung lao động<br />
Năm 2008, dân số ở nông thôn huyện Hương Khê là 103452 nghìn người (chiếm gần<br />
93,2% dân số của huyện). Số người trong độ tuổi lao động là 51868 người (chiếm<br />
50,1% dân số), trong đó dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động là 37515 người<br />
(chiếm 36,2% dân số nông thôn). Tốc độ tăng trung bình của số người trong độ tuổi lao<br />
động thời kỳ 2003-2008 là 1,04% (507,2 người/năm) [3]. Với tỷ lệ gia tăng tự nhiên<br />
khoảng 0,75% (2008) và kết cấu dân số trẻ, trong tương lai, số người tham gia lực lượng<br />
lao động sẽ tăng nhanh. Sự gia tăng này đòi hỏi chính quyền địa phương cần phải có<br />
chính sách hợp lý để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong những năm tới.<br />
Sự phân bố lao động nông thôn trên địa bàn huyện không đồng đều. Mật độ tập trung<br />
cao ở những xã đông dân, có điều kiện để phát triển kinh tế như Gia Phố, Phú Phong,<br />
Phúc Đồng, Hương Xuân... Ngược lại, đối với các xã vùng núi, vùng sâu do dân số ít,<br />
điều kiện phát triển kinh tế khó khăn nên mật độ phân bố lao động thấp (như Hoà Hải,<br />
Hương Trạch, Hương Lâm, Hương Liên...).<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 131-137<br />
<br />
132<br />
<br />
NGUYỄN TUẤN ANH<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ phân bố lao động nông thôn huyện Hương Khê năm 2008<br />
Nguồn số liệu để thành lập sơ đồ: [3], [4].<br />
<br />
Qua số liệu điều tra của 200 hộ dân thuộc 8 xã : Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương<br />
Xuân, Hương Đô, Hương Trà, Lộc Yên, Hương Lâm, Hương Liên, với quy mô dân số<br />
là 750 người, số người trong độ tuổi lao động là 390 người, trong đó dân số hoạt động<br />
kinh tế trong độ tuổi lao động là 273 người, ta thấy chất lượng nguồn lao động nông<br />
thôn như sau:<br />
Bảng 1. Dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động theo trình độ học vấn<br />
Tiêu chí<br />
Số lượng (người)<br />
Cơ cấu (%)<br />
<br />
Tổng<br />
273<br />
100<br />
<br />
Tiểu học<br />
THCS<br />
THPT<br />
6<br />
107<br />
160<br />
2,2<br />
39,2<br />
58,6<br />
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009<br />
<br />
Trình độ học vấn của người lao động nông thôn huyện Hương Khê chủ yếu từ tốt<br />
nghiệp THCS trở lên (chiếm 96%), số lao động tốt nghiệp tiểu học chiếm tỷ lệ thấp.<br />
Những dấu hiệu khả quan đó sẽ tạo thuận lợi mang tính nội lực để thúc đẩy cho các hoạt<br />
động đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo thêm nhiều việc làm mới cho lực lượng lao<br />
động trong thời gian tới.<br />
Bảng 2. Dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật<br />
Tiêu chí<br />
<br />
Số lượng (người)<br />
Cơ cấu (%)<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Chưa qua đào tạo<br />
<br />
273<br />
100<br />
<br />
179<br />
65,6<br />
<br />
Đã qua đào tạo nghề<br />
<br />
Từ THCN trở lên<br />
<br />
60<br />
34<br />
21,9<br />
12,5<br />
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009<br />
<br />
SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH<br />
<br />
133<br />
<br />
Trình độ chuyên môn kỹ thuật là một trong những điều kiện quan trọng nhất để người<br />
lao động tiếp cận được việc làm tốt. Trong số 273 người được điều tra cho thấy, số lao<br />
động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn (65,6%) trong khi số lao động có trình độ từ<br />
THCN trở lên chỉ chiếm tỷ lệ 12,5%. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động<br />
thấp đang là trở ngại lớn trong chuyển dịch cơ cấu lao động cũng như chuyển dịch cơ<br />
cấu kinh tế nông thôn huyện Hương Khê.<br />
2.1.2. Hiện trạng sử dụng lao động<br />
Trong những năm gần đây, ở khu vực nông thôn, cầu lao động tăng chậm trong khi<br />
cung lao động tăng với tốc độ nhanh hơn làm cho tình hình cung cầu trên thị trường lao<br />
động mất cấn đối lớn.<br />
Năm 2008, nông thôn Hương Khê có khoảng 26.987 người tham gia vào lực lượng lao<br />
động tại chỗ. Trong đó, 85% số lao động làm việc trong ngành nông - lâm - thuỷ sản, và<br />
khoảng 15% tham gia vào ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Điều đó cho thấy các<br />
ngành công nghiệp và dịch vụ nông thôn phát triển còn khiêm tốn, chưa khai thác được<br />
nguồn cung lao động tiềm năng này. Ngoài ra còn có khoảng 5582 người đang tham gia lao<br />
động ngoại tỉnh hoặc đi xuất khẩu lao động (chiếm 15,4% lực lượng lao động nông thôn).<br />
Với nhu cầu làm việc và khả năng giải quyết việc làm của chính quyền địa phương, hiện<br />
tại đang có 1855 lao động không có việc làm (chiếm khoảng 5,1%). Trong những người<br />
thiếu việc làm ở nông thôn, có trên 75% lao động hoạt động trong ngành nông - lâm thuỷ sản.<br />
Theo lý thuyết, nếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý thì sẽ làm chuyển dịch cơ cấu sử<br />
dụng lao động và tạo thêm được nhiều việc làm mới. So với 2007, tổng giá trị sản xuất<br />
(theo giá so sánh) năm 2008 tăng 18,9%, trong đó giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản<br />
tăng 35%, công nghiệp - xây dựng tăng 5%, dịch vụ tăng 13%; tỷ lệ giá trị sản xuất của<br />
nông - lâm - thuỷ sản trong cơ cấu GDP cũng giảm xuống còn 59,2%. Tuy nhiên, lao<br />
động ở ngành nông - lâm - thuỷ sản vẫn chiếm tỷ lệ cao và trong năm 2008 chỉ giải<br />
quyết việc làm cho khoảng 300 người [6], ít hơn số lượng lao động tăng thêm mỗi năm<br />
là hơn 500 người. Qua đó ta thấy, mặc dù tốc độ tăng trưởng của nông - lâm - thuỷ sản<br />
là cao nhưng sự phát triển đó không thể giải quyết hết lao động tăng thêm ở khu vực<br />
nông thôn. Mặt khác, khả năng tạo việc làm ở khu vực nông thôn hàng năm là hạn hẹp<br />
do tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất<br />
nhanh hơn tốc độ chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động. Đó là chưa kể một phần lao<br />
động làm thuê ở các thành phố, các khu công nghiệp do làm ăn khó khăn hoặc bị mất<br />
việc làm trở về địa phương tìm kiếm công việc từ sản xuất nông nghiệp, trong khi diện<br />
tích đất nông nghiệp bình quân đầu người chỉ còn 0,12 ha/người và có xu hướng giảm,<br />
tốc độ phát triển của công nghiệp và dịch vụ nông thôn chậm càng làm cho vấn đề việc<br />
làm ở nông thôn khó được giải quyết.<br />
Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Hương Khê thời kỳ 2003-2006 khoảng<br />
gần 300 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho nông nghiệp là 52,04 tỷ đồng (chiếm 17,3%), cho<br />
công nghiệp là gần 13,9 tỷ đồng (chiếm 4,6%), giao thông vận tải là 35,4 tỷ đồng (chiếm<br />
<br />
134<br />
<br />
NGUYỄN TUẤN ANH<br />
<br />
11,8%)… Cũng trong khoảng thời gian đó, tốc độ đầu tư vốn cho nông nghiệp tăng<br />
117%, cho công nghiệp tăng 5,5% nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp chỉ tăng 21% trong<br />
khi giá trị sản xuất của ngành công nghiệp tăng 72%, từ đó cho thấy việc sử dụng nguồn<br />
lao động nông thôn (chủ yếu là lao động nông nghiệp) chưa mang lại hiệu quả cao.<br />
Trong cơ cấu hình thức làm việc, tỷ lệ lao động làm công hưởng lương chỉ chiếm 33%,<br />
còn lại chủ yếu là tự tạo việc làm (56,4%), số người chưa có việc làm chiếm tỷ lệ cao, tỷ<br />
lệ lao động đi xuất khẩu lao động không đáng kể.<br />
<br />
Trình độ văn<br />
hoá<br />
Tiểu học<br />
THCS<br />
THPT<br />
Tổng<br />
Tiểu học<br />
THCS<br />
THPT<br />
Tổng<br />
<br />
Bảng 3. Dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động<br />
theo trình độ học vấn và hình thức làm việc<br />
Hình thức làm việc<br />
Chưa có việc<br />
Tổng<br />
Làm công<br />
Tự tạo việc<br />
Xuất khẩu<br />
làm<br />
hưởng lương<br />
làm<br />
lao động<br />
Số lượng (người)<br />
6<br />
0<br />
6<br />
0<br />
0<br />
107<br />
17<br />
86<br />
2<br />
2<br />
160<br />
73<br />
62<br />
3<br />
22<br />
273<br />
90<br />
154<br />
5<br />
24<br />
Cơ cấu (%)<br />
100<br />
0<br />
100<br />
0<br />
0<br />
100<br />
15,8<br />
80,4<br />
1,9<br />
1,9<br />
100<br />
45,6<br />
38,8<br />
1,9<br />
13,7<br />
100<br />
33<br />
56,4<br />
1,8<br />
2,8<br />
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009<br />
<br />
Qua nghiên cứu cho thấy, những người làm công hưởng lương thường có trình độ học<br />
vấn cao và có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trong khi lao động tự tạo việc làm chủ yếu<br />
có trình độ tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở hoặc chưa qua đào tạo.<br />
Bảng 4. Dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động<br />
theo trình độ chuyên môn và hình thức làm việc<br />
Trình độ chuyên môn<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Chưa qua đào tạo<br />
Đã qua đào tạo nghề<br />
THCN trở lên<br />
Tổng<br />
<br />
179<br />
60<br />
34<br />
273<br />
<br />
Chưa qua đào tạo<br />
Đã qua đào tạo nghề<br />
THCN trở lên<br />
Tổng<br />
<br />
100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
<br />
Hình thức làm việc<br />
Làm công<br />
Tự tạo<br />
Xuất khẩu<br />
hưởng lương việc làm<br />
lao động<br />
Số lượng (người)<br />
10<br />
158<br />
0<br />
35<br />
21<br />
3<br />
23<br />
0<br />
0<br />
68<br />
179<br />
3<br />
Cơ cấu (%)<br />
5,6<br />
88,3<br />
0<br />
58,3<br />
35<br />
5<br />
67,6<br />
0<br />
0<br />
24,9<br />
65,6<br />
1,1<br />
<br />
Chưa có<br />
việc làm<br />
11<br />
1<br />
11<br />
23<br />
6,1<br />
1,7<br />
32,4<br />
8,4<br />
<br />
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009<br />
<br />
SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH<br />
<br />
135<br />
<br />
Hiện trạng tạo việc làm ở khu vực nông thôn hàng năm là thấp. Mỗi năm, huyện Hương<br />
Khê chỉ đào tạo tại chỗ, chủ yếu là các lớp dạy nghề ngắn hạn cho khoảng 335 người<br />
(chiếm 0,9% dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động) nhưng sau đó người lao<br />
động chủ yếu tự tạo việc làm cho mình. Mặt khác, số lao động tự tạo việc làm đa số là<br />
những người tham gia sản xuất nông nghiệp với hình thức sản xuất kinh tế hộ gia đình,<br />
chưa qua đào tạo, trong khi kinh tế trang trại cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ phát<br />
triển còn khiêm tốn nên tỷ lệ làm công hưởng lương không đáng kể. Số lao động tốt<br />
nghiệp THPT có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ THCN trở lên chưa có việc làm cũng<br />
chiếm tỷ lệ lớn, họ thường có sự lựa chọn công việc phù hợp với trình độ chuyên môn<br />
và năng lực bản thân nhưng do sức hút và khả năng đáp ứng việc làm của địa phương có<br />
hạn. Nếu không có chính sách khuyến khích và sử dụng hợp lý thì đây là một sự lãng<br />
phí về nguồn lao động có chất lượng, nguồn lực quan trọng cho quá trình CNH, HĐH<br />
nông nghiệp, nông thôn.<br />
2.2. Giải pháp<br />
Để góp phần sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao động nông thôn ở huyện Hương Khê,<br />
tác giả xin đưa ra một số giải pháp cơ bản sau:<br />
2.2.1. Giảm lượng cung về lao động<br />
Với hiện trạng cung cầu trên thị trường lao động phổ thông ở nông thôn huyện Hương<br />
Khê (cung vượt cầu) thì giải pháp đầu tiên là cần đẩy mạnh chương trình dân số và kế<br />
hoạch hoá gia đình nhằm giảm tỷ lệ tăng dân số xuống còn 0,89% vào năm 2010 [1].<br />
Muốn thực hiện được mục tiêu đó thì trước hết phải tuyên truyền, vận động người dân<br />
hiểu pháp lệnh dân số và các biện pháp kế hoạch hoá gia đình. Cần hỗ trợ miễn phí cho<br />
người dân các loại thuốc và dụng cụ tránh thai, có các chính sách về lợi ích vật chất để<br />
khuyến khích họ sinh đẻ đúng kế hoạch.<br />
2.2.2. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH<br />
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động. Vì thế cơ cấu kinh<br />
tế nông thôn phải chuyển dịch theo hướng sau: Thứ nhất, là thay đổi cơ cấu kinh tế<br />
nông - lâm - thuỷ sản, đặc biệt là tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp (một<br />
thế mạnh của huyện Hương Khê). Trong nội bộ ngành nông nghiệp cần giảm tỷ trọng<br />
cây lương thực, tăng tỷ trọng cây ăn quả và cây công nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh phát<br />
triển chăn nuôi, đầu tư phát triển kinh tế trang trại; củng cố, mở rộng thị trường tiêu thụ<br />
nông sản và dịch vụ nông nghiệp. Thứ hai, là chú trọng phát triển doanh nghiệp vừa và<br />
nhỏ, các cơ sở công nghiệp và dịch vụ nông thôn, đặc biệt là công nghiệp khai khoáng,<br />
sản xuất vật liệu xây dựng, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, xây dựng<br />
các chợ đầu mối...<br />
2.2.3. Giải pháp về vốn đầu tư<br />
Đầu tư là chìa khoá của tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là đối với tạo việc làm. Đầu tư tăng<br />
sẽ bù đắp những thiếu hụt của “cầu tiêu dùng”, từ đó làm tăng khả năng giải quyết công<br />
ăn việc làm, tăng thu nhập, tăng hiệu quả của vốn đầu tư, và kích thích tái sản xuất mở<br />
<br />