Sử dụng thí nghiệm tự thiết kế trong dạy học Vật lí nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh
lượt xem 3
download
Năng lực này có thể được bồi dưỡng và phát triển thông qua việc sử dụng các thí nghiệm tự thiết kế trong quá trình dạy và học môn Vật lí. Chính vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi đã nghiên cứu và giới thiệu một số thí nghiệm tự thiết kế trong giảng dạy môn vật lí nhằm phát triển năng lực của học sinh, đặc biệt là năng lực sáng tạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sử dụng thí nghiệm tự thiết kế trong dạy học Vật lí nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh
- JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-01810 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 249-255 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TỰ THIẾT KẾ TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH Triệu Quỳnh Trang, Ngô Bích Cẩm, Mai Xuân Dũng Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định Tóm tắt. Năng lực sáng tạo được xác định là một trong những năng lực quan trọng của học sinh trong xã hội ngày nay. Năng lực này có thể được bồi dưỡng và phát triển thông qua việc sử dụng các thí nghiệm tự thiết kế trong quá trình dạy và học môn Vật lí. Chính vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi đã nghiên cứu và giới thiệu một số thí nghiệm tự thiết kế trong giảng dạy môn vật lí nhằm phát triển năng lực của học sinh, đặc biệt là năng lực sáng tạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Thí nghiệm tự thiết kế, năng lực sáng tạo. 1. Mở đầu Năng lực sáng tạo được rất nhiều nước trên thế giới [1,2], trong đó có nước ta [3] xác định là một trong những năng lực quan trọng, rất cần thiết trong xã hội hiện đại. Năng lực sáng tạo giúp con người giải quyết các vấn đề của cá nhân như nâng cao hiệu quả làm việc, kinh doanh sinh lợi nhuận. . . cho đến những vấn đề vĩ mô như giải quyết khủng hoảng kinh tế, ô nhiễm môi trường. . . Việc bồi dưỡng và phát triển năng lực nói chung và năng lực sáng tạo nói riêng được coi là trách nhiệm của ngành giáo dục. Quan điểm phát triển chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ “. . . Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hài hòa đức, trí, thể, mĩ của học sinh. . . ”. Trong phong trào đổi mới dạy học hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu phát triển năng lực sáng tạo qua các môn Toán học, Hóa học, Văn học, Lịch sử [4,5,6,7]. . . nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu phát triển năng lực sáng tạo thông qua môn Vật lí, đặc biệt là qua các thí nghiệm dạy học. Để một giờ dạy môn Vật lí hiệu quả và có sức hấp dẫn với học sinh không thể thiếu công cụ quan trọng, đó là các thiết bị thí nghiệm, bởi vật lí là một môn khoa học thực nghiệm. Các trường học hiện nay đều đã được trang bị những bộ thí nghiệm khá đầy đủ và hiện đại, phục vụ tốt cho việc giảng dạy môn Vật lí ở phổ thông. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng các bộ thí nghiệm được thiết kế sẵn và làm theo hướng dẫn của sách giáo khoa, giống như là một món ăn được “bày sẵn” sẽ không kích thích được khả năng sáng tạo cũng như kĩ năng làm thí nghiệm của học sinh. Các thí nghiệm trong sách giáo khoa đa phần là thí nghiệm mở đầu (dùng để đặt vấn đề định hướng bài học) và thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng mới, trong khi đó lại ít có các thí nghiệm củng cố bài học. Hơn nữa, khi làm Ngày nhận bài: 08/07/2016. Ngày nhận đăng: 08/09/2016. Liên hệ: Triệu Quỳnh Trang, e-mail: mecuaminhnghia@yahoo.com.vn. 249
- Triệu Quỳnh Trang, Ngô Bích Cẩm, Mai Xuân Dũng thí nghiệm theo sách giáo khoa, các học sinh phải sử dụng đúng các dụng cụ thí nghiệm của các Công ti thiết bị trường học, và thao tác các bước tiến hành đã được ghi rõ trong sách giáo khoa. Điều này gây khó khăn về kinh tế cho các trường khi phải mua sắm nhiều trang thiết bị cũng như hạn chế khả năng sáng tạo của học sinh khi mọi thao tác tiến hành đều đã được chỉ rõ. Chính vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu và giới thiệu một số thí nghiệm tự thiết kế (chủ yếu là thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng mới và thí nghiệm củng cố bài học) với các dụng cụ thí nghiệm đơn giản, dễ kiếm, dễ chế tạo với chi phí hợp lí và sử dụng chúng trong quá trình giảng dạy môn vật lí nhằm phát triển năng lực của học sinh, đặc biệt là năng lực sáng tạo. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Năng lực và năng lực sáng tạo Chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [3] đã xác định một số năng lực cốt lõi mà học sinh Việt Nam cần phải có, đó là: Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí bản thân. Năng lực quan hệ xã hội, bao gồm: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. Năng lực công cụ, bao gồm: năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin. Năng lực sáng tạo là một trong những năng lực làm chủ và phát triển bản thân, có thể hiểu là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần, tìm ra cái mới, giải pháp mới, công cụ mới, vận dụng thành công những hiểu biết đã có vào hoàn cảnh mới. Đây cũng là mức độ cao nhất trong các mức độ nhận thức của Bloom mới (2011) và là một trong bốn trụ cột của giáo dục. Như vậy, năng lực sáng tạo là một trong những năng lực năng lực cốt lõi, rất quan trọng mà học sinh Việt Nam cần phải có trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Vai trò của thí nghiệm Thí nghiệm vật lí có vai trò to lớn trong dạy học ở trường phổ thông và là một trong những lĩnh vực được quan tâm nghiên cứu của ngành lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí. Theo quan điểm của lí luận nhận thức, trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, thí nghiệm có những tác dụng chủ yếu sau: Thí nghiệm là phương tiện thu nhận tri thức. Thí nghiệm là phương tiện kiểm tra tính đúng đắn của tri thức đã nhận được. Thí nghiệm là phương tiện vận dụng tri thức thu được vào thực tiễn. Thí nghiệm là một bộ phận của các phương pháp nhận thức. Thí nghiệm có thể được sử dụng ở tất cả các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học. Tùy theo mục đích sử dụng thí nghiệm trong dạy học mà thí nghiệm vật lí có thể thực hiện những chức năng khác nhau trong tiến trình dạy học. Bên cạnh việc sử dụng các thí nghiệm theo hệ thống sách giáo khoa, tuy từng bài giảng mà giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh thiết kế các thí nghiệm biểu diễn, mà trọng tâm là các thí nghiệm củng cố bài học để khắc sâu kiến thức và phát triển các năng lực cốt yếu của học sinh, đặc biệt là năng lực sáng tạo. Quá trình sáng tạo trong vật lí diễn ra theo chu trình gồm 4 giai đoạn, trong đó khó khăn 250
- Sử dụng thí nghiệm tự thiết kế trong dạy học Vật lí ... nhất và đòi hỏi sự sáng tạo ở mức cao nhất là giai đoạn đề ra mô hình giải thuyết từ những sự kiện thực nghiệm khởi đầu và giai đoạn đề xuất phương án thực nghiệm kiểm tra các hệ quả suy ra từ các mô hình giả thuyết. Trong hai giai đoạn này, không thể thực hiện bằng suy luận logic mà phải chủ yếu dựa vào tri giác, phải đưa ra một phỏng đoán mới, một giải pháp mới chưa từng quá, một hoạt động sáng tạo thực sự. Do đó, năng lực sáng tạo có thể được phát triển thông qua việc tự thiết kế và sử dụng các thí nghiệm vật lí. 2.3. Thiết kế một số thí nghiệm nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh Khi thiết kế một thí nghiệm, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tính khoa học sư phạm: Tính khoa học sư phạm là một chỉ tiêu chính về chất lượng của thí nghiệm. Chỉ tiêu này đặc trưng cho sự liên hệ giữa mục tiêu đào tạo và giáo dục, nội dung phương pháp dạy học với cấu tạo và nội dung của thí nghiệm. Tính nhân trắc học: Tính nhân trắc học thể hiện ở sự phù hợp của các thí nghiệm dạy học với tiêu chuẩn tâm sinh lí của giáo viên và học sinh, gây được sự hứng thú cho học sinh và thích ứng với công việc sư phạm của thầy và trò. Tính thẩm mĩ: Các thí nghiệm vật lí tự thiết kế phải phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức môi trường sư phạm. Tính khoa học kĩ thuật: Các thí nghiệm vật lí tự thiết kế phải có cấu tạo đơn giản, dễ điều khiển, chắc chắn; có khối lượng và kích thước phù hợp; công nghệ chế tạo hợp lí và phải áp dụng những thành tựu của khoa học kĩ thuật mới. Tính kinh tế: Tính kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng khi thiết kế thí nghiệm vật lí, nó phải phù hợp với điều kiện của học sinh, của giáo viên và của cơ sở giáo dục. Trong chương trình vật lí trung học cơ sở, chúng tôi đã hướng dẫn học sinh thiết kế một số thí nghiệm vật lí, chủ yếu là các thí nghiệm củng cố kiến thức và sử dụng các thí nghiệm đó trong các bài dạy học cụ thể. Qua ý kiến phản hồi của học sinh, chúng tôi nhận thấy học sinh hứng thú hơn với bài học và hiểu sâu sắc kiến thức vật lí hơn khi được tự mình thiết kế và sử dụng các thí nghiệm đó trong quá trình học tập. Sau một vài lần tự thiết kế thí nghiệm, học sinh chủ động và lên ý tưởng nhanh hơn so với khi mới bắt đầu tự thiết kế thí nghiệm, khả năng sáng tạo và nắm bắt thông tin vật lí cũng được tăng lên đáng kể. Thí nghiệm 1: Làm phi tiêu - Mục đích thí nghiệm: kiểm chứng lại áp suất của chất rắn trong đời sống. - Vị trí sử dụng: Sử dụng trong dạy học bài 7 “Áp suất” trong sách giáo khoa Vật lí lớp 8. - Nguyên vật liệu: cuộn chỉ, kim khâu, tăm nhọn, băng dính, bìa cứng, bút mầu. - Các bước làm: + Dùng băng dính quấn 4 que tăm lại, sau đó cắm kim nhọn vào giữa 4 que tăm để làm đầu phi tiêu. Cố định đầu phi tiêu bằng dây chỉ. + Lấy miếng bìa và cài miếng giấy làm đuôi phi tiêu + Vẽ bảng phi tiêu lên miếng bìa và dán lên tường, khoanh tròn định vị trí ghi điểm. - Phân tích thí nghiệm: Đa phần học sinh đều đã biết cấu tạo cũng như cách thức sử dụng phi tiêu thông qua các đồ chơi sẵn có ngoài đời sống. Khi chiếc phi tiêu được cung cấp lực từ tay ta sẽ chuyển động đến và gây ra áp suất lên miếng bìa. Diện tích tiếp xúc giữa phi tiêu và miếng 251
- Triệu Quỳnh Trang, Ngô Bích Cẩm, Mai Xuân Dũng bìa chính là diện tích của đầu mũi phi tiêu. Chính vì diện tích này rất nhỏ do nó là một mũi nhọn nên chỉ cần một lực vừa phải từ tay ta cũng đủ tạo nên áp suất lớn lên miếng bìa, và có thể ghim chiếc phi tiêu vào đó. Khi yêu cầu học sinh thiết kế phi tiêu, học sinh dễ dàng lên ý tưởng và có thể giải thích được nguyên lí hoạt động thông qua kiến thức trong bài học. Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực hiện ý tưởng, học sinh sẽ gặp một vài khó khăn như không buộc chắc được mũi tên, hay mũi tên bắn không ghim được vào bia. Sau một vài lần không thành công, học sinh sẽ rút được kinh nghiệm chọn vật liệu làm thí nghiệm như kim khâu phải chọn kim khâu bao mới đủ to và chắc, chọn bìa cứng không quá dầy để mũi tên có thể ghim được vào bia. Qua những lần không thành công đó, học sinh đã nâng cao được khả năng quan sát cũng như năng lực sáng tạo của bản thân. Thí nghiệm 2: Tự làm một chiếc cân - Mục đích thí nghiệm: Vận dụng kiến thức về lực đẩy Ac si met vào đời sống. - Vị trí sử dụng: Sử dụng trong khi dạy học bài 11 “Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ac si met” - Sách giáo khoa Vật lí lớp 8. - Nguyên vật liệu: chiếc hộp nhựa tròn hoặc bát nhựa, chậu nước, bút dạ, các túi đựng, gạo, cân Robevan. - Các bước làm: + Thả hộp nhựa vào chậu nước, đánh dấu mực nước ngập bên ngoài thành hộp. Đây sẽ là mức 0. + Sử dụng gạo và cân Robecvan để tạo ra các túi gạo nhỏ, mỗi túi có khối lượng 50 (g). Trọng lượng của mỗi túi gạo cũng chính là độ chia nhỏ nhất của “chiếc cân”. Tùy theo mục đích sử dụng mà ta có thể thay đổi độ chia nhỏ nhất của cân bằng việc tạo ra các túi gạo có khối lượng tương ứng. + Đặt vào trong hộp (lúc này đang trong chậu nước) lần lượt các túi gạo nhỏ và đánh dấu các mực nước tiếp theo. - Cách sử dụng “chiếc cân”: Khi muốn cân vật gì, ta chỉ cần bỏ vật đó vào hộp rồi thả chìm trong nước. Mực nước chìm đến vạch đánh dấu nào thì vạch đó chỉ trọng lượng của vật. - Phân tích thí nghiệm: Nguyên tắc để chế tạo một chiếc cân khá đơn giản và học sinh có thể giải thích được sau khi đã học về lực đẩy Ac si met. Tuy nhiên, để chế tạo được một sản phẩm đẹp mắt thì học sinh cũng cần phải có óc quan sát và sáng tạo riêng. Khi lựa chọn chiếc hộp nhỏ làm vật đựng, học sinh có thể tùy theo sở thích của mình chọn hộp kem, hoặc bát nhựa, cốc nhựa. Yêu cầu là hộp không quá cao và phải đủ nặng để cân bằng bền (ví dụ như làm bằng chai Lavie là 252
- Sử dụng thí nghiệm tự thiết kế trong dạy học Vật lí ... không thành công). Khi chọn nguyên liệu làm các quả cân, học sinh có thể dùng gạo hoặc các quả cân Robecvan để có thể tạo ra các loại quả cân tùy thích theo ý mình. Nếu không dùng gạo, học sinh hoàn toàn có thể thay thế bằng các nguyên liệu khác như hạt đỗ đen, hạt ngô. . . Tuy nhiên, hạt càng bé thì càng dễ tạo ra các quả cân có độ chính xác cao. Khi đánh dấu mực nước ngập bên ngoài thành hộp, cần sử dụng loại bút dạ viết lên gỗ (bút sơn) để không bị phai màu mực khi gặp nước. Bên cạnh đó, do nước có sức căng mặt ngoài, nên khi đánh dấu chúng tôi sử dụng một dây chun (loại chun buộc tóc) buộc quanh thân hộp và khẽ dịch chuyển dây chun sao cho khi nhìn vuông góc với thành bình thì dây chun trùng với mặt thoáng của nước. Khi đó, chúng tôi mới nhấc hộp lên và dùng bút để đánh dấu vị trí. Thí nghiệm 3: Động cơ điện một chiều - Mục đích sử dụng thí nghiệm: vận dụng kiến thức đã học để chế tạo ra động cơ điện một chiều. - Vị trí sử dụng thí nghiệm: Sử dụng để giảng dạy bài 28 “Động cơ điện một chiều”- Sách giáo khoa Vật lí lớp 9. - Nguyên vật liệu: dây đồng có đường kính 0,9 (mm) và 5,5 (mm), bảng nhựa, giá đỡ, thanh nam châm, nguồn điện một chiều 12V, đoạn dây nối. - Các bước tiến hành thí nghiệm: + Sử dụng dây đồng có đường kính 0,9 (mm) quấn thành khung dây hình chữ nhật có trục quay. + Sử dụng dây đồng có đường kính 5,5 (mm) làm thành 2 giá đỡ. + Gắn hai đầu khung dây vào 2 đầu trục quay và đặt lên giá đỡ. Đặt nam châm lên đế gần khung dây sao cho khi khung dây quay không bị va chạm với nam châm. + Nối hai đầu dây nối vào hai cực của nguồn điện, ta thấy khung dây quay. Đây chính là mô hình động cơ điện một chiều. - Phân tích thí nghiệm: Trong sách giáo khoa đã mô tả chi tiết các bộ phận cũng như cấu tạo của động cơ điện. Dựa vào hướng dẫn trong sách giáo khoa, cùng với các nguyên liệu sẵn có trong phòng thí nghiệm như bảng nhựa, nguồn điện, dây nối, nam châm. . . , học sinh có thể tự lên phương án thiết kế. Chỉ có khung dây và giá đỡ là học sinh cần phải tự chế tạo từ sợi dây đồng. Để cuốn được khung dây hình chữ nhật, học sinh có thể sử dụng bìa cứng ghép thành hình và quấn 253
- Triệu Quỳnh Trang, Ngô Bích Cẩm, Mai Xuân Dũng theo, hoặc sử dụng chai rượu nhỏ, ổ cắm điện dài. . . đều có dạng chữ nhật để quấn theo. Cần phải làm sạch lớp cách điện ở hai đầu trục quay để tiếp xúc điện tốt với hai đầu giá đỡ. Khi thiết bị hoạt động cần tạo cho khung dây một đà ban đầu để thắng được lực cản của không khí và tạo ra quán tính cho khung dây quay ổn định hơn. Tiết dạy thực nghiệm bài “Lực đẩy Ac si met”- Sách giáo khoa Vật lí lớp 8 tại trường THCS Xuân Kiên - xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định (Tháng 4/2015) Trong quá trình dạy học có sử dụng các thiết bị thí nghiệm tự làm, chúng tôi cũng tham khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả [2] và đề xuất thiết kế một phiếu điều tra đánh giá biểu hiện năng lực sáng tạo của học sinh như sau: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã dạy thử nghiệm tại trường THCS Xuân Kiên và trường THCS Lý Tự Trọng (Nam Định) trong đợt Thực tập sư phạm lần 1 và lần 2 của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định. Kết quả bước đầu thu được, chúng tôi nhận thấy các thí nghiệm đều đã đáp ứng tốt mục tiêu của bài dạy. Học sinh rất hào hứng khi được tự tay làm và sử dụng các sản phẩm của mình trong quá trình học tập, năng lực sáng tạo cũng như khả năng quan sát và kĩ năng thực hành thí nghiệm được nâng lên đáng kể. Biểu hiện ở chỗ các thí nghiệm lần sau các em có nhiều ý tưởng hơn và chủ động hơn trong việc giải quyết các khó khăn nảy sinh khi làm thí nghiệm. Học sinh được trình bày ý tưởng của mình, tự tìm kiếm các thông tin cần thiết, cùng thiết kế và biểu diễn các thí nghiệm theo nhóm nên các năng lực cốt lõi khác như năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công cụ thông tin. . . đều được rèn luyện và phát triển. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục dạy thử nghiệm tại một số trường THCS khác trên địa bàn tỉnh Nam Định và điều tra chi tiết thông qua mẫu phiếu điều tra trên. Biểu hiện Điểm tối đa Điểm 1. Biểu hiện năng lực sáng tạo khi đề xuất mô hình thí nghiệm: - Thí nghiệm đáp ứng đúng mục tiêu bài học 10 - Tạo nhiều ý tưởng đề xuất thí nghiệm 10 - Thí nghiệm phù hợp với khả năng của lứa tuổi học sinh 10 2. Biểu hiện năng lực sáng tạo khi thiết kế thí nghiệm: - Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau 10 - Có sự sáng tạo trong khi gặp khó khăn. 10 - Linh hoạt khi lựa chọn và sử dụng các nguyên vật liệu từ thực tiễn. 10 - Đề xuất được các biện pháp hiệu quả, khả thi để thiết kế thí nghiệm đơn 10 giản, dễ sử dụng và dễ quan sát hiện tượng 254
- Sử dụng thí nghiệm tự thiết kế trong dạy học Vật lí ... - Đề xuất được các biện pháp hữu hiệu để tăng tuổi thọ và tính thẩm mĩ của 10 thí nghiệm 3. Biểu hiện năng lực sáng tạo khi biểu diễn thí nghiệm: - Biểu diễn thí nghiệm thành công, giải thích được hiện tượng xảy ra hoặc 20 cơ sở để chế tạo thí nghiệm Tổng điểm 100 3. Kết luận Năng lực sáng tạo là điều không thể thiếu của một con người thành công, nhưng không phải ai cũng làm được khi chúng ta đã quá quen với lối tư duy cũ của người khác, mà đối với học sinh, đó chính là những “món ăn sẵn” mà giáo viên đã chuẩn bị cho học sinh. Rèn luyện và nâng cao năng lực sáng tạo cho học sinh chính là một sự đầu tư khôn ngoan để có những thành công trong tương lai. Việc sử dụng các thí nghiệm tự làm trong dạy học vật lí thiết nghĩ là rất cần thiết, và nên sử dụng thường xuyên, bởi đây cũng là một cách hiệu quả nâng cao năng lực sáng tạo của học sinh. Với năng lực sáng tạo được bồi dưỡng và rèn luyện liên tục, thế hệ trẻ - tương lai của đất nước sẽ tự tin giải quyết tốt các vấn đề của bản thân cũng như chung tay, góp sức cùng với các quốc gia trên thế giới giải quyết những vấn đề của nhân loại. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Romina Cachia, Anusca Ferrari, Kirsti Ala-Mutka and Yves Punie, 2010. Creative Learning and Innovative Teaching - Final Report on the Study on Creativity and Innovation in Education in the EU Member States, ISSN 1018-5593 doi:10.2791/52913 [2] Teresa Cremin, Jonathan Barnes, Stephen Scoffham, 2006. Creative Teaching for Tomorrow Fostering a Creative State of Mind. A research study undertaken for Creative Partnerships (Kent) by Canterbury Christ Church University. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015. Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. [4] Nguyễn Kim Thành, 2015. Phát triển năng lực sáng tạo trong việc giải bài tập hình học họa hình. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 60 (8D), tr. 284-290. ABSTRACT Using self designed experiment while teaching physics to develop creative capacity of the student Trieu Quynh Trang, Ngo Bich Cam, Mai Xuan Dung Nam Dinh Teachers Training College Creative capacity is one of student’s vital capacity in modern life. Using self designed expertiment while teaching physics can develop this capacity. In this paper, we introduce and encourage students to make some self designed experiments to help them develop this capacity. As a result, the quality of teaching and learning will be improved. Keywords: Self designed experiment, Creative capcacity. 255
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng sử dụng Bộ công cụ theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại một số trường mầm non tư thục ở Thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 194 | 12
-
Thiết kế và sử dụng thí nghiệm Hóa học kích thích tư duy nhằm gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông
8 p | 156 | 11
-
Quy trình hướng dẫn sinh viên sư phạm sử dụng phần mềm Yenka để thiết kế thí nghiệm hóa học ảo
9 p | 100 | 9
-
Thiết kế, chế tạo và sử dụng một số mô hình động cơ stirling trong dạy học Vật lí lớp 10
6 p | 94 | 7
-
Xây dựng thí nghiệm mô phỏng vật lý bằng phần mềm Crocodile physics 605
8 p | 89 | 5
-
Xây dựng và sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông
10 p | 46 | 4
-
Chế tạo mực dẫn điện sử dụng trong dạy học vật lí ở trường phổ thông
3 p | 8 | 3
-
Phát triển năng lực tự học hóa học cho học sinh thông qua sử dụng phần mềm dạy học thí nghiệm hóa học
9 p | 38 | 3
-
Thực hiện một số thí nghiệm hóa học đơn giản gắn với hiện tượng tự nhiên
6 p | 24 | 3
-
Thiết kế chế tạo thiết bị đánh dấu vị trí của vật chuyển động bằng đèn LED để sử dụng trong dạy học phần Cơ học
6 p | 42 | 2
-
Chế tạo các dụng cụ thí nghiệm thực vật để tăng cường hoạt động thực nghiệm của học sinh trong học tập các kiến thức về hiện tượng quan điện trong ở lớp 12 TPHT
7 p | 20 | 2
-
Thiết kế bài giảng điện tử các thí nghiệm về sự điện li theo hướng nâng cao năng lực tự học tự nghiên cứu (Học phần thí nghiệm thực hành PPDH hóa học phổ thông)
8 p | 21 | 2
-
Chế tạo thiết bị thí nghiệm biểu diễn để sử dụng trong dạy học các kiến thức về tia hồng ngoại và tia tử ngoại ở lớp 12 THPT
7 p | 17 | 2
-
Sử dụng điện thoại di động trong dạy học Vật lí
8 p | 29 | 2
-
Sách giáo khoa Vật lý trung học cơ sở (mới) với việc sử dụng thí nghiệm nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh
4 p | 40 | 2
-
Kiểm thử và cải tiến hiệu năng của hệ thống thi nội bộ “TDMU Exam” sử dụng mã nguồn Moodle tại Trường Đại học Thủ Dầu Một
8 p | 4 | 0
-
Dạy học khám phá có sử dụng thí nghiệm Hands on trong môn khoa học tự nhiên phát triển thành phần năng lực tìm hiểu tự nhiên của học sinh trung học cơ sở
13 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn