intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự hình thành của tập tính xã hội

Chia sẻ: Le Trinh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

33
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết trình bày các quá trình hình thành của tập tính xã hội như: hình thành của tập tính xã hội do tiếp xúc, hình thành của tập tính xã hội do di truyền và hình thành của tập tính xã hội do phân hóa. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự hình thành của tập tính xã hội

  1. Sự hình thành của tập tính xã hội 1. Do tiếp xúc Các cá thể cùng loài tập hợp lại. Ví dụ:  Cá thể đực và cá thể cái ban đầu sống độc lập sau đó tiến hành ghép đôi. Linh cẩu, chó sói,… tập trung thành bầy để tăng hiệu quả săn mồi. 2. Do di truyền Sự  phát triển của cá thể  từ  phôi thành cơ  thể  độc lập và từ  cá  thể đó có thể làm nảy sinh những thể trạng khác. Ví dụ: Ong bắp cày, ong bò vẽ,… từ một ong chúa đã hình thành một xã hội. Mối quan hệ huyết thống bố mẹ ­ con cái tạo thành gia đình Ví dụ:  Ở  linh trưởng, một gia đình bao gồm bố  mẹ  và các con  ở  nhiều lứa  tuổi khác nhau, các gia đình tập hợp thành một đàn lớn. 3. Do phân hoá Tổ ong hay tổ mối khi phát triển đến một mức nào đó thì xảy ra hiện tượng  chia đàn, từ một đàn ban đầu tách ra thành hai đàn gần tương đương nhau về  số cá thể. Tập tính xã hội được liên hệ như thế nào Tập tính xã hội được tạo ra bởi nhiều liên hệ khác nhau, tạo nên mối liên kết  giữ động vật phát tín hiệu, động vật nhận tín hiệu, tiếp thu, đáp ứng để  hợp  tác hay chống đối. 1. Liên hệ bằng các tác nhân hóa học ­ Nhiều loài động vật, nhất là côn trùng tiết ta hoocmon sinh dục hay   pheromon để hấp dẫn giới tính. ­ Chất tiết có tác dụng đánh dấu đường đi kiếm ăn, đánh dấu cho đồng  loại khỏi lạc,giúp đồng loại nhận ra nhau, đánh dấu vùng lãnh thổ, răn  đe kẻ thù,… Ví dụ: Ong mật thợ tiết ra chất dẫn dụ để hướng dẫn bày ong bay về tổ.  Pheromone của bọ  Nhật bản, bướm đêm  Gypsy  có thể  dùng để  điều  khiển nhiều hành vi khác nhau như  theo dõi, kiểm soát số  lượng qua   việc kết đôi và đẻ trứng. 
  2. Tằm tiết ra chất Bombykol để  hấp dẫn bạn tình. Các nhà nghiên cứu  của Đại học Tokyo đã chế tạo một loại robot 2 bánh và sắp xếp để một   con sâu bướm,  ở  đây là tằm đực (Bombyx mori), điều khiển bằng cách  guồng chân trên quả  cầu bằng nhựa xoay được, giống như  viên bi bên  trong chuột máy tính. Những con bướm tằm này được giao nhiệm vụ  lèo lái quả  cầu thông  qua đường hầm gió dài 1.800mm đến điểm đang tỏa ra chất hấp dẫn sinh dục  của bướm tằm cái. Hai quạt gió đường kính 40mm được gắn vào đường hầm để  chuyển  mùi có tách dụng kích thích đến bướm tằm đang được đặt trên robot, theo báo  cáo trên Bioinspiration and Biomimicry. Toàn bộ 14 con bướm tằm đực đều đã điều khiển thành công robot đến  nơi tỏa ra mùi của con cái, theo NBC News dẫn lời các chuyên gia https://dieula.com/2017/04/sau­buom­dieu­khien­robot/ 
  3. Chồn, cầy vằn, cầy vòi,… dùng nước tiểu để đánh dấu lãnh thổ của  chúng.  Pheromone báo động (Alarm pheromones): Một vài loài khi bị tấn công  bởi động vật ăn thịt, một vài loài tiết ra những hợp chất bay hơi để  các  thành viên khác bay đi (như ở con rệp vừng) hoặc tụ lại (như ở ong) http://chemvn.com/archive/index.php/t­3176.html  2. Liên hệ bằng xúc giác, tác nhân cơ học ­ Nhiều loài động vật nhận tín hiệu bằng xúc giác,  giác quan phổ biến ở  nhiều động vật, thường nằm  ở  bề  mặt cơ  thể tiếp xúc trực tiếp với   môi trường như da, râu, ria mép,… ­ Cơ  quan đường bên  ở  cá có ý nghĩa quan trọng trong cuộc chọi nhau   giữa cá đực để tranh cá cái.
  4. ­ Lưỡi (rắn, kỳ đà) có vai quan trọng giúp định vị con mồi cũng như bạn   tình trong mùa sinh sản. http://tinhhoa.net/41875­giai­ma­hien­tuong­luoi­ran­xe­lam­doi.html ­ Phần cơ  thể  tiếp xúc trực tiếp với mặt đất của rắn rất nhạy với các  rung động; vì thế rắn có thể cảm nhận thấy các con vật khác đang tới  
  5. gần bằng cách phát hiện các rung động nhẹ  nhất trong không khí hay  trên mặt đất. Ví dụ: Cá gai cái chỉ đẻ khi bị kích thích bởi sự va chạm nhẹ nhàng của đầu cá  đực vào gốc đuôi. Ở cá Thè be đực cũng có tập tính chạm đầu vào đuôi cá   cái để thúc đẻ. Ở cá Vây chân, khi cá vây chân đực gặp con cái, nó sẽ cắn vào bụng   của bạn tình rồi bám chặt. Sau cú cắn, cá đực sẽ bơm tình trùng vào cơ thể  cá cái. Rắn đực  và  rắn cái tìm nhau ghép đôi. Chúng thường theo sát bên   nhau, cùng di chuyển, va chạm, dựng đứng phần trước cơ  thể  lên hoặc  quấn   lấy   nhau.   Trong   sinh   học   gọi   hiện   tượng   này   là   giao   hoan,   gồm  những hành động mang tính thủ  tục nhằm kích thích lẫn nhau trước khi   giao phối.
  6. http://www.tinmoi.vn/ky­la­doi­ran­doc­xoan­quay­giua­duong­011321697.html Rắn ráo (Ptyas korros) có hiện tượng giao hoan tập thể, 4­ 5 rắn đực  bám theo một rắn cái, tụ  thành một đám, cuộn lấy nhau trong khoảng 10  phút ở trên cây. 3. Liên hệ bằng âm thanh Động vật sử  dụng các loại âm thanh làm tín hiệu thông tin cho đồng loại  trong xã hội động vật. ­ Tiếng kêu gọi bạn ­ Thông báo có thức ăn ­ Giữ liên hệ trong đàn ­ Đe doạ ­ Báo động kẻ thù Tiếng kêu đặc trưng cho loài và ít nhiều thay đổi theo thời gian, theo hoàn  cảnh môi trường.Tác dụng cường độ  khác nhau  ứng với từng hoàn cảnh  cụ thể . Ví dụ: Gián gió Madagascar phát ra âm thanh từ lỗ thở biến đổi ở đoạn thứ 4  của bụng. Chúng có thể  phát ra nhiều tiếng gáy khác nhau, bao gồm âm  
  7. nhiễu loạn, sản sinh bởi gián trưởng thành và  ấu trùng lớn; âm gây hấn,   tán tỉnh và giao phối tạo ra bơi gián đực trưởng thành.  Trong đàn chim di trú thường phát ra những âm thanh đơn giản , đều  đều lập lại sau một khoảng nhất định để  giữ  trật tự  đội hình bay trong  đàn. Gà rừng, sơn ca, bách thanh dùng âm thanh để  xác định ranh giới vùng  làm tổ. Voi khi hoảng sợ hoặc tức giận thì rít lên, tiếng khàn khàn là thể  hiện  sự  mong muốn hoặc voi con gọi mẹ, tiếng kêu kéo dài là khi vui thích,  tiếng lanh lảnh phát ra qua vòi, đập vòi xuống đất biểu thị  sự  không hài  lòng. Cá voi, cá heo thường thông tin cho nhau bằng âm thanh với tần số cao   vướt giới hạn thính giác của con người. 4. Liên hệ bằng thị giác ­ Trong tín hiệu của thị giác được sử dụng ở động vật gồm các cử động,   tư  thế  và màu sắc. Mắt giúp động vật sáng tối, màu sắc, kích thước,  hình dạng sự vật, cự ly xa gần ­ Nhờ  mắt, chúng tìm thức ăn, nước uống, nhận ra bạn tình để  kết đôi   sinh sản, kẻ thù. ­ Những loài không xương sống có thị  giác phát triển cũng thường có  màu sắc sặc sỡ như nhện, bướm, chuồn chuồn,… Ví dụ: Loài ong được chứng minh là có khả  năng nhận dạng khuôn mặt của  từng cá nhân, thậm chí chúng còn sử  dụng các phương pháp tương tự  mà   con người thường làm để nhận dạng khuôn mặt. Các con ong nhận dạng  các đường kẻ và hình dạng như một dạng khuôn mẫu và có thể nhớ được  các khuôn mẫu này. Khi được cung cấp thức ăn với hình  ảnh khuôn mặt   và những cốc nước với các yếu tố  không liên quan đến khuôn mặt, các   nhà sinh học nhận thấy loài côn trùng này có thể  nhận ra các khuôn mặt  với độ chính xác cao. Theo thời gian, chúng thậm chí có thể phân biệt các   khuôn mặt đơn giản với các khuôn mặt phức tạp. Sự xuất hiện “bộ áo cưới” ở nhiều loài vào mùa sinh sản: cá cóc bụng  hoa (Paramesotriton deloustaliI), Sa giông mào (Tritutus cristatus). Ở cá nóc trong mùa sinh sản, cá óoc đực thường vẽ những hoạ tiết đặc  sắc trên nền cát để thu hút con cái. (clip cá nóc nhật)
  8. 5. Liên hệ bằng tư thế ­ Nhiều loài động vật phát tín hiệu cho đồng loại bằng tư thế. Ví dụ:  Vũ điệu lắc cơ  thể  của ong là một phương thức giao tiếp hiệu quả  đến mức đáng kinh ngạc. Khi những con ong kiếm mồi quay tr ở  lại tổ,   chúng lắc thân theo một vũ điệu khá phức tạp. Chỉ cần nhìn góc và hướng  lắc ong trở  về, những con ong khác có thể  biết chúng nên bay về  hướng   nào và bay bao xa để có thể tới được những bông hoa có nhiều mật.  (Clip tín hiệu cuả ong 1’45s – 2’15s) Chó sói, khỉ   ở  bậc đẳng cấp cao thể  hiện  tình cảm có tính thông báo  hoặc răn đe bằng nét mặt, nhe rang, cử động tai hay ve vẩy đuôi.  Ngỗng xám với nhiều tư thế thông tin: A: Tư  thế  báo động, ngỗng đứng thẳng, vươn cao cổ  nhìn về  phía có  tín hiệu tấn công. B: Muốn đe doạ từ xa ngỗng vươn cổ, mỏ hướng lên trên. C: Chuẩn bị tác chiến, ngỗng hạ thấp cổ nhưng đầu lại ngẩng lên. D: Tư thế mâu thuẫn gay gắt giữa tấn công và rút lui. Đ: Tư thế thể hiện mâu thuẫn nhẹ giữa tấn công và rút lui. E: Tư thế lưỡng lự. G: Tư thế phòng ngự, dè dặt. H: Tiếp xúc. I: Tiến tới kẻ địch
  9. Các tư thế chuột chọi nhau thể hiện mối quan hệ đẳng cấp I: Hàng phục: một các thể  biểu hiện sự  hàng phục sẽ  nằm , một bên  thân , đầu nghiêng chạm đất, mắt hé mở nhìn đối thủ. II: Rúc sườn: biểu hiện sự  hàng phục nhưng tránh để  bị  đối phương  tấn công, nó rúc vào sườn đối phương. III: Giữ thế sẵn sàng chiến đấu: chuột đứng trên hai chân sau, mắt hơi  quay về  phía sau nhìn đối phương và phát ra tiếng kêu đe doạ, biểu hiện  sẵn sàng chiến đấu nếu đối phương tấn công. Nếu đối phương không tấn  công thì chuột đứng tư thế này cho đến khi chuột kia bỏ đi. IV: Mặt đối mặt: hai chuột nhìn thẳng vào nhau, xù lông, thân hơi lui   về phía sau với tư thế sẵn sàng nhảy bổ vào đối thủ, đồng thời kêu rít doạ  nạt, sau đó hai con xông vào cắn xé quyết liệt, cho đến khi một con yếu   thế bỏ đi. 7. Bản chất của tín hiệu ­ Cho đến nay người ta chưa biết nhiều về bản chất của tín hiệu trong  quan hệ  xã hội động vật.Thông thường thì cách truyền tin của động   vật cũng đơn giản.Trong đa số  trường hợp, một tín hiệu cũng chỉ  gây  một phản ứng tức khắc như một kích thích ngoài nào đó. Ví dụ: Một con mòng biển trong đàn cất tiếng kêu báo động, cả  đàn lập tức  đưa mắt quan sát xung quanh. ­ Thường sự kích thích phải lặp đi, lặp lại một số  lần để  tích lũy hiệu  quả.  Ví dụ: Không phải bất kỳ lần nào gà trống chạy xung quanh gà mái cũng có   thể kích thích được gà mái chịu cho giao phối. ­ Trong quan hệ xã hội động vật cũng có những tín hiệu làm ngừng đáp  ứng. Ví dụ: Để bảo vệ lãnh thổ, chim đực tấn công cả chim đực và chim mái xâm  nhập vào lãnh thổ  của nó. Những chim mái khi bị  chim đực tỏ  thái độ  tấn   công thì chúng có những tư thế đặc biệt làm nguôi giận chim đực. ­ Mối liên hệ thường phức tạp. Ví dụ: Chim đực bảo vệ lãnh thổ, doạ nạt hàng xóm, thì tín hiệu sử dụng có   thể thay đổi nhiều mức, tuỳ theo độ xâm nhập lãnh thổ của kẻ lạ.
  10. Trong trường hợp, khoe mẽ hôn phối thì tình huống còn phức tạp hơn. Ví dụ: Ở ếch nhái, tiếng kêu là tín hiệu gọi cái, khi con cái đến gần, con đực  lập tức ôm lấy. Có khi chúng ôm nhầm cả cá thể  đực, nhưng sẽ  bỏ  ra ngay   nếu có tín hiệu gì khác từ con bị ôm nhầm đó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2