intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự nghiệp của tỷ phú trẻ nhất thế giới Michael Dell

Chia sẻ: Anviet Canh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

228
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Michael Dell đã chen được chân vào một ngành công nghiệp "không khoan nhượng" nhất thế giới bằng cách phá bỏ đi những thông lệ kinh doanh máy tính lúc bấy giờ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự nghiệp của tỷ phú trẻ nhất thế giới Michael Dell

  1. Sự nghiệp của tỷ phú trẻ nhất thế giới Michael Dell (08/11/2005) Michael Dell đã chen được chân vào một ngành công nghiệp "không khoan nhượng" nhất thế giới bằng cách phá bỏ đi những thông lệ kinh doanh máy tính lúc bấy giờ. Hiện Dell vẫn tiếp tục theo đuổi những cách thức đó bằng việc tiếp cận những thị trường chưa công ty nào quan tâm đến, giới thiệu nhãn hiệu Marketing thương mại của công ty tới mọi nơi trên thế giới, tích cực bán hàng qua mạng... Kevin Rollins, Giám đốc điều hành của Dell, công bố doanh thu và lợi nhuận của hãng hôm 2/11. Có một thương hiệu mang tên Dell Computer Dell Computer được thành lập ngày 3/5/1984 với số vốn ban đầu 1.000 USD và một ý tưởng chưa từng có: bán các chương trình trực tiếp cho người tiêu dùng, bỏ qua khâu bán hàng trung gian. Rồi từ người cung cấp máy tính, Công ty Dell chuyển sang sản xuất máy tính. Ðể nâng cao uy tín, Dell tự tay vẽ mẫu quảng cáo sản phẩm của mình, đó là hình một chiếc hộp có in hai chữ đầu của Công ty Dell, khởi đầu cho một thương hiệu lớn. Michael sành tâm lý khách hàng mua máy tính là dễ bực bội mỗi khi máy trục trặc. Dell thiết lập ngay một đường dây nóng phục vụ 24/24 giờ, đáp ứng mọi yêu cầu của khách. Ngoài ra hãng còn có một tổ kỹ thuật tập hợp các chuyên gia máy tính lành nghề hướng dẫn khách sử dụng máy tính qua điện thoại. Khi Internet ra đời, Dell cũng nhanh nhạy đưa công ty lên mạng để quảng bá. Thế nên cái gì đến phải đến: hãng hiện có khoảng 41.800 chi nhánh khắp thế giới và doanh thu năm qua lên tới 38,2 tỉ USD. Dell là nhà cung cấp các dịch vụ và linh kiện máy tính đầu tiên cho các tập đoàn lớn nhất trên thế giới. Năm 2003, Thời báo Phố Wall bình chọn Dell là một trong số 10 công ty làm ăn có uy tín nhất. Hiện là công ty đứng hàng thứ tư của Mỹ về công nghệ sản xuất máy tính và lọt vào danh sách 500 công ty nhất thế giới theo sự bình chọn của tạp chí kinh doanh Fortune.
  2. Trong 10 năm qua, dù khủng hoảng công nghệ cao nhiều lần xảy ra nhưng Dell vẫn giữ được mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 40%. Riêng trong thập kỷ 90, cổ phiếu của Dell luôn là sự lựa chọn số 1 với mức trả cổ tức tới 97%. Năm 2003, khi tất cả những đối thủ cạnh tranh đang dần mất thị phần, thì thị phần của Dell ở Mỹ tăng 31%. Thành công từ mô hình kinh doanh trực tiếp Mô hình kinh doanh trực tiếp của Dell kết hợp nhiều yếu tố nhằm cung cấp những sản phẩm có giá trị tốt nhất cho khách hàng. Đó là những sản phẩm được tùy biến với mức giá thấp, thêm vào đó là hình thức giao hàng nhanh và dịch vụ khách hàng hoàn hảo. Với phương thức hoạt động theo mô hình kinh doanh trực tiếp, tất cả các sản phẩm của Dell cung cấp cho khách hàng đều được sản xuất theo đơn đặt hàng. Cách thức này đã đưa tập đoàn máy tính Dell trở thành nhà sản xuất và phân phối trực tiếp các hệ thống máy tính lớn nhất thế giới. Một khách hàng có thể gọi điện thoại tới chi nhánh Dell hay truy cập tới www.dell.com để đặt hàng chiếc máy tính với cấu hình mà mình mong muốn. Trong vòng 5 ngày chiếc máy sẽ được giao tận tay khách hàng và cùng một cấu hình đó, mức giá Dell đưa ra thấp hơn 10-15% giá của các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng của Dell được đánh giá là rất hoàn hảo. Kết quả là Dell có thứ hạng vững chắc trong những công ty hàng đầu với sản phẩm tin cậy và dịch vụ hoàn hảo. Nhờ bán hàng trực tiếp nên Dell không phải trả tiền cho các nhà phân phối trung gian. Do đó giá thấp hơn mức bình quân tới 12% so với các đối thủ. Gần 2/3 lượng sản phẩm của Dell được bán cho các chính phủ, các tập đoàn lớn và các tổ chức giáo dục. Nhà tiên phong trong mô hình bán hàng trực tiếp hiện đang bán hơn 43 triệu USD giá trị máy tính mỗi ngày từ hơn 80 quốc gia qua những website, mang lại hơn 50% doanh thu trong tổng doanh thu của tập đoàn. Khách hàng mua theo hình thức này rất đa dạng, từ cá nhân cho tới các tổ chức kinh doanh lớn. Michael Dell đã phát minh ra một mô hình kinh doanh mà cả thế giới muốn học hỏi. Thế nhưng sau nhiều năm, không ai có thể sao chép hoàn toàn mô hình này. Đối với Dell, điều đó chẳng có gì lạ bởi hiếm có hãng nào có đủ điều kiện để sao chép đầy đủ mô hình kinh doanh của mình. Ngay cả khi muốn áp dụng mô hình này, thì các hãng có uy tín cũng không dám mạo hiểm từ bỏ công việc kinh doanh và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm quen thuộc. Mô hình Dell có tác dụng khích lệ nhưng khó sao chép nguyên xi vì nó quá độc đáo. Bí quyết làm giàu của Michael Dell
  3. Michael Dell - tỷ phú trẻ nhất thế giới. Sau khi đạt được điều kỳ diệu đó, Michael Dell đã kết luận triết lý quản lý kinh doanh của mình: "Ðịnh hướng khách hàng, thiết lập một chiến lược rõ ràng để có thể thảo luận, hiểu và thực hiện được. Phân đoạn công việc thành những phần có thể điều khiển được, có tính toán và phân chia trách nhiệm rõ ràng. Ðặt ra các mục tiêu để phấn đấu. Tập trung quan tâm vào hoạt động thực tế, kết quả đạt được và vạch ra quyết định hoạt động từng ngày thay vì chỉ khuyến khích xuông. Và hãy thoải mái vui vẻ." Trên thực tế, Michael Dell đã có máu kinh doanh từ khi còn ở trường trung học. Michael giữ chân bán báo dài hạn cho Tạp chí Post ở Houston. Ðể tăng số báo bán, Michael lập danh sách những người mua báo dài hạn vừa lập gia đình cho vào máy tính lưu trữ. Sau đó, Michael gửi "quà cưới" đến nhà các đôi uyên ương đó bằng cách tặng báo biếu nhiều tuần liền. Phần lớn những gia đình đó đều đặt mua báo dài hạn và chỉ với "thương vụ" này, Michael bỏ túi 18.000 USD. Năm 18 tuổi, vào trường Ðại học Texas ở Austin, Michael vẫn nuôi mộng kinh doanh. Lúc bấy giờ, ở Mỹ máy tính cá nhân đang ở trong tình trạng cung không đủ cầu, những người bán hàng nâng giá vô tội vạ. Michael tìm hiểu, biết hãng IBM thường buộc các đại lý nhận số lượng máy tính lớn hơn khả năng bán, số máy dư này thường được cất vào kho. Michael đến thương lượng với các đại lý mua máy dư với giá rẻ. Mày mò cải tiến vài chi tiết nhỏ trong các máy, Michael đường hoàng đem hàng của mình tung ra thị trường với giá rẻ 15% so với máy tính cùng hiệu năng đang lưu hành trên thị trường. Ðang là sinh viên đại học năm đầu tiên, Michael vừa học vừa làm, kiếm được 50.000 USD mỗi tháng. Michael quyết định mở cơ sở kinh doanh: công ty Dell ra đời lúc Dell tròn 19 tuổi. Anh thuê một căn phòng nhỏ và một người quản lý phụ giúp tính toán sổ sách, quản lý tiền bạc và cung cấp hàng cho khách. Phương pháp kinh doanh của Dell vẫn theo cách cũ, nghĩa là tái chế máy tính "lỗi thời" của IBM trở thành hàng mang nhãn hiệu Dell rồi giao hàng tận nơi cho người tiêu dùng với giá rẻ. Michael Dell - tỷ phú trẻ nhất thế giới
  4. Bản thân Michael Dell là tỉ phú trẻ nhất nước Mỹ vào năm 1999 ở tuổi 34 và là một trong sô "100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới" do báo Time bình chọn tháng 4/2004. Michael Dell đã xây dựng được một công ty năng động nhất thế giới và ông hiện là chủ sở hữu một tài sản cá nhân vượt quá 17 tỷ USD nhờ việc kinh doanh của mình. Michael Dell đã rất thành công với cách điều hành công ty theo mô hình kinh doanh trực tiếp. Anh vừa được xếp vào danh sách Top 10 người giàu nhất thế giới. Tạp chí "Forbes" xếp anh ở vị trí số 6, tuy còn kém xa vị trí số 1 của Bill Gates. Còn "Fortune" thì lại tặng cho Michael Dell danh hiệu "người Mỹ giàu nhất ở tuổi dưới 40", trong khi đó Jeff Bezos - ông chủ tài ba của Amazon - đứng ở vị trí sát nút. Tài sản của Michael Dell đã tăng lên gấp đôi trong những tháng vừa qua nhờ điểm của tập đoàn tăng ở thị trường chứng khoán, Michael Dell luôn giữ 21% cổ phần trong công ty. Ngoài đời, Michael không phải là một người sôi nổi, thích phô trương mà ngược lại ông sống khá giản dị, hết lòng với vợ và con. Hình ảnh của Dell in dấu trong trí nhớ nhiều người là một người đàn ông bảnh bao với gương mặt sáng sủa, gọn gàng trong chiếc áo sơ mi là thẳng và thắt caravat. Trục trặc đầu tiên: Lợi nhuận đang sụt giảm Cổ phiếu của Dell trong ngày 6/11 trên thị trường chứng khoán Nasdaq của Mỹ sụt giảm xuống còn 29,76USD, tức giảm 6,6% so với mức 31,88 USD trước đó một tuần. Nguyên nhân là do doanh thu quý III của hãng sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới này chỉ đạt 13,9 tỷ USD, thấp hơn chút ít so với dự báo trước đó của công ty là khoảng từ 14,1 - 14,5 tỷ USD. Vậy là cuối cùng, chính sách máy tính giá rẻ chất lượng đảm bảo của Dell cũng không hoàn toàn miễn nhiễm trước các "đợt ốm" theo chu kỳ của ngành máy tính. Trước đây, trong khi các đối thủ điên đầu vì không bán được hàng thì Dell vẫn đủng đỉnh đút túi hàng tỷ USD từ những chiếc máy tính sản xuất theo phương châm đó, một phương châm hoàn toàn mới lạ và hiệu quả trong ngành này. Tuy vậy, bước sụt giảm này tỏ ra chỉ là chút khó khăn không đáng kể đối với hãng máy tính Dell cùng ông chủ trẻ tuổi tài ba Michael Dell. Hãng đặt trụ sở tại quê hương của những chàng cao bồi Texas này vẫn chiếm 18% thị phần máy tính cá nhân toàn cầu và giữ vững vị trí số 1 của mình trong lĩnh vực ấy. Thế nên tới ngày 6/11, tuần báo tài chính Barron của Mỹ nhận định những ngày đẹp nhất của triều đại Dell vẫn đang ở phía trước và họ chỉ cần không nhiều thời gian để vượt qua chút khó khăn trước mắt. "Doanh thu và lợi nhuận của Dell không đạt mong đợi chỉ là bước lùi ngắn để họ tạo ra bước đột phá mới sắp tới", tờ báo này nhận định. (Theo Vietnamnet)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2