intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự nhầm lẫn chết người giữa sâm và thương lục

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

110
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự nhầm lẫn chết người giữa sâm và thương lục Hiện nay trên thị trường đang có nhầm lẫn giữa cây mà người ta gọi là sâm, đẳng sâm và cây thương lục Mỹ. Điều đáng nói ở đây là cây thương lục Mỹ là cây có độc ở tất cả các bộ phận. Do hiểu lầm mà giá trên thị trường loại này (thương lục) trở nên đắt. Để thông tin rộng rãi về cây này và tránh hiểu lầm, báo SK&ĐS đăng bài viết của lương y Phan Công Tuấn về cây thương lục. Từ một bản tin trên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự nhầm lẫn chết người giữa sâm và thương lục

  1. Sự nhầm lẫn chết người giữa sâm và thương lục Hiện nay trên thị trường đang có nhầm lẫn giữa cây mà người ta gọi là sâm, đẳng sâm và cây thương lục Mỹ. Điều đáng nói ở đây là cây thương lục Mỹ là cây có độc ở tất cả các bộ phận. Do hiểu lầm mà giá trên thị trường loại này (thương lục) trở nên đắt. Để thông tin rộng rãi về cây này và tránh hiểu lầm, báo SK&ĐS đăng bài viết của lương y Phan Công Tuấn về cây thương lục. Từ một bản tin trên báo Quảng Nam ngày 25/6/2008 : “Mô hình trồng cây đẳng sâm đầu tiên ở Tam Kỳ đạt kết quả khả quan”, trong vòng 5 ngày sau đó có đến 3 tờ báo là Người Lao động, Nông nghiệp Việt Nam, Thanh Niên đã liên tục đăng lại nội dung bài này. Một sinh viên năm thứ 4 của Đại học Sư phạm Đà Nẵng (lớp 05 CSM2) là Lê Thị Minh Châu đã cất công đến địa chỉ các báo giới thiệu để năn nỉ xin cho kỳ được một mẩu cây, cả củ đem về định nuôi cấy mô nhân giống làm đề tài nghiên cứu khoa học. Mất một ngày tìm đọc tài liệu mà không thấy Cây đẳng sâm. cây sâm nào giống mẫu vật đang có, nên bạn sinh viên nọ đã tìm đến Văn phòng đại diện Tạp chí Cây thuốc quý (CTQ) nhờ xác định. Trước đó, sáng ngày 26/7/2004, một độc giả là bác Phạm Ngọc Tảo, 75 tuổi, cán bộ hưu trí tại tổ 64, phường An Khê, quận Thanh Khê, Đà Nẵng cũng đã tìm đến Văn phòng đại diện miền Trung của Tạp chí với một thắc mắc nhờ giải đáp. Nguyên là bác được người quen biếu một cây thuốc gọi là “sâm ngọc linh”, bác đã trồng, chăm sóc cẩn thận và thu được củ rễ và quả hạt nhưng chưa dám sử dụng, vì ngờ ngợ thấy cây thuốc đó không được giống hình cây sâm ngọc linh. Bác đã viết thư và gửi mẫu cây tới tòa soạn CTQ để hỏi, nhưng do đường xa, mẫu cây lá bị khô héo khó xác định nên tòa soạn chưa trả lời kịp. Vì vậy bác đã lần theo địa chỉ trên tạp chí tìm đến tôi để hỏi.
  2. Sau khi tra cứu, tôi đã phát hiện ra hai mẫu vật trên không phải là đẳng sâm và sâm ngọc linh mà là cây thương lục. Thương lục còn có tên là trưởng bất lão, kim thất nương, tên khoa học là Phytolacca acinosa Roxb. (P. esculenta Van Houtte), là cây mới được di thực du nhập vào nước ta mấy thập kỷ gần đây. Trong nước vốn có sẵn loài thương lục Phytolacca decandra L. còn gọi là thương lục Mỹ (Phytolacca americana L.) hay dân gian còn gọi sâm voi vì cây mau lớn, sau 6 - 7 tháng cho củ to bằng cổ tay hình rất giống củ sâm (sự nhầm lẫn chết người từ đây mà ra). Trên thực tế, thương lục không phải là vị thuốc xa lạ gì đối với Đông y. Trong sách thuốc đầu tiên Thần Nông bản thảo kinh xuất hiện cách đây gần 2.000 năm đã có ghi chép tỉ mỉ về vị thuốc này nhưng xếp nó vào nhóm “hạ phẩm” vì là thuốc có độc, không được dùng nhiều và lâu dài, nên ít được thầy thuốc sử dụng phổ biến. Xin trích phần giới thiệu về cây thương lục Phytolacca acinosa Roxb trong Từ điển cây thuốc của Võ Văn Chi: Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao tới 1,5m. Rễ củ mập. Thân hình trụ nhẵn, màu xanh lục, ít phân nhánh. Lá mọc so le, phiến xoan ngược to, dài 12 - 25cm, rộng 5 - 10cm; cuống lá 3cm, đầu nhọn tù, gốc nhọn. Chùm hoa đối diện với lá song không gắn trước lá, cao 15 - 20cm; 5 lá đài trắng, nhị 8, lá noãn 8 - 10. Quả mọng, hình cầu dẹt, có 8 - 10 quả đại với vòi nhụy tồn tại, khi chín có màu tía đen, hạt đen, dẹp, hình thận hay tròn. Hoa tháng 5 - 7, quả tháng 8 - 10. Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Phytolaccae, thường gọi là thương lục. Nơi sống và thu hái: Loài cây Ấn Độ được trồng nhiều làm cảnh và làm thuốc. Trồng bằng mầm rễ và bằng hạt. Có thể thu hoạch rễ vào mùa thu hay mùa đông. Đào rễ về, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, thái mỏng và phơi khô. Có khi người ta ngâm vào rượu có pha mật ong rồi mới phơi hay sấy khô. Thành phần hóa học: Trong củ có một chất độc đắng gọi là phytolaccatoxin, rất nhiều muối kali nitrat, axit oxymyristinic và một chất steroid saponin; có sách nêu có axit esculentic. Tính vị, tác dụng: Rễ có vị đắng, tính lạnh, có độc. Có tác dụng trục thủy tiêu thũng, thông lợi nhị tiện, giải độc tán kết. Ở Ấn Độ cây được xem như có tác dụng gây ngủ. Trong rễ có steroid saponin, chất này có tác dụng diệt tinh trùng. Công dụng: Thông thường trị:
  3. - Thủy thũng, cổ trướng, nhị tiện không thông. - Viêm loét cổ tử cung, bạch đới nhiều. - Đinh nhọt và bệnh mủ da. Hiện nay thường dùng để chữa những trường hợp phù nề, ngực bụng đầy trướng, cổ đau khó thở. Ngày dùng 3 - 10g dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Ở Ấn Độ dầu rễ trị đau khớp. Bài thuốc chữa bệnh có thương lục - Chữa viêm thận cấp và mạn: Thương lục 10g, thịt lợn 60g, cho nước vào nấu chín, chia làm 3 lần ăn trong ngày. - Chữa chứng đau cổ họng: Dùng rễ thương lục hơ nóng bọc vải chườm vào cổ. - Bệnh mủ da: Thương lục 15g, bồ công Lá cây thương lục. anh 60g, nấu nước rửa. Chú ý: - Không dùng cho phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược. - Một số người nhầm gọi nó là sâm cao ly, nhân sâm, dẫn đến trường hợp ngộ độc, do đó phải hết sức cẩn thận. Xin được nói thêm, trong hầu hết các tài liệu dược học của các tác giả như Đỗ Tất Lợi, Võ Văn Chi, Lê Trần Đức, Trần Văn Kỳ... mà tôi tham khảo khi viết về cây thuốc thương lục đều có ghi chú vấn đề nhầm lẫn chết người này. Như trong sách Trồng hái và dùng cây thuốc của Lê Trần Đức, NXB Nông nghiệp in năm 1984 đã từng lưu ý: “Hiện nay củ thương lục được bán ở Hà Nội và chở vào miền Nam bán với tên giả mạo hồng sâm hay phòng sâm. Củ thương lục chính là một vị thuốc công hạ mãnh liệt, có thể gây sảy thai... Dù người khỏe mạnh mà dùng thì cũng tổn thương gân cốt và hại thận”. Những cảnh báo như vậy nếu chỉ nằm trong các sách chuyên môn thì khó có điều kiện tiếp xúc với quảng đại quần chúng. Vì thế mới có sự lầm lẫn như trên đã nói tưởng cây sâm, trồng nhầm thương lục. Với chức năng là diễn đàn vì sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, báo Sức khỏe & Đời sống xin thông tin những cảnh báo đó đến với mọi nhà. Có điều, để làm tốt nhiệm vụ đó, không chỉ cần đến sự nỗ lực tận tâm của những người
  4. làm báo và nhân viên ngành y tế, mà quan trọng hơn là sự hợp tác của đông đảo bạn đọc giàu nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cảnh giác cao độ như bác Phạm Ngọc Tảo hay bạn Minh Châu là một điển hình. Lương y Phan Công Tuấn (Phó TBT Tạp chí Cây thuốc quý)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2