Journal of Science – 2015, Vol.7 (3), 66 – 74<br />
<br />
Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br />
<br />
SỰ PHÂN BỐ PHIÊU SINH VẬT Ở BÚNG BÌNH THIÊN, TỈNH AN GIANG<br />
Lê Công Quyền1<br />
1<br />
<br />
ThS. Trường Đại học An Giang<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 08/08/14<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
02/02/15<br />
Ngày chấp nhận đăng: 08/15<br />
Title:<br />
Distribution of plankton in Binh<br />
Thien lake, An Giang province<br />
Từ khóa:<br />
Thực vật phiêu sinh, động vật<br />
phiêu sinh, Búng Bình Thiên<br />
Keywords:<br />
Phytoplankton, zooplankton,<br />
Binh Thien lake<br />
<br />
1.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The study was conducted at Bung Binh Thien lake, An Giang from June 2013 to<br />
May 2014 with 4 sampling periods at twelve survey locations. The results<br />
indicates that there are 66 species of phytoplankton, in which the chlorophyta was<br />
dominant species constituing 57,58%. The quantity of phytoplankton fluctuates<br />
from 283,333 to 11,683,333 individuals.m-3. There were 28 species zooplankton, in<br />
which the rotatoria was dominant species (54%). The quantity of zooplankton was<br />
from 7,700 – 212,300 individuals.m-3.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu được thực hiện tại Búng Bình Thiên từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 5<br />
năm 2014 với 04 đợt khảo sát qua 12 vị trí khảo sát. Kết quả cho thấy: có sự hiện<br />
diện của 66 loài thực vật phiêu sinh, ngành tảo lục chiếm ưu thế về thành phần<br />
loài (57,58%). Số lượng thực vật phiêu sinh biến động trong khoảng 283.333 –<br />
11.683.333 ct.m-3. Phát hiện được 28 loài động vật phiêu sinh, nhóm Rotatoria<br />
chiếm ưu thế về thành phần loài (54%). Số lượng động vật phiêu sinh biến động<br />
trong khoảng 7.700 – 212.300 ct.m-3.<br />
<br />
Búng Bình Thiên ngày càng ô nhiễm, nguồn lợi<br />
thủy sinh vật có nguy cơ cạn kiệt, giảm các chức<br />
năng của Búng Bình Thiên.<br />
<br />
GIỚI THIỆU<br />
<br />
Búng Bình Thiên nằm giữa sông Bình Di và sông<br />
Hậu thuộc địa phận của 3 xã: Khánh Bình, Nhơn<br />
Hội và Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang.<br />
Búng Bình Thiên có diện tích khoảng 174 ha,<br />
mực nước trung bình khoảng 3,5 m và cao nhất<br />
khoảng 6 m vào mùa lũ. Mặt nước ở đây hiếm khi<br />
có sóng lớn và ngay cả khi vào lũ. Với các đặc<br />
điểm trên, Búng Bình Thiên là môi trường tốt<br />
phục vụ cho phát triển du lịch, đánh bắt, nuôi<br />
trồng thủy sản, trồng trọt và cũng là nơi dự trữ<br />
nước phục vụ cho sinh hoạt.<br />
<br />
Theo Dương Trí Dũng, Đoàn Thanh Tâm và<br />
Nguyễn Văn Bé (2007), các hoạt động sản xuất<br />
nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đã làm thay<br />
đổi điều kiện môi trường nước, điều này sẽ ảnh<br />
hưởng đến sự phân bố của thủy sinh vật. Phiêu<br />
sinh vật có vai trò rất quan trọng trong thủy vực<br />
như là mắt xích rất quan trọng trong mạng lưới<br />
thức ăn, có khả năng lọc sạch nước và làm sinh<br />
vật chỉ thị cho môi trường (Dương Trí Dũng,<br />
2001; Thái Trần Bái, 2001).<br />
<br />
Thời gian gần đây do việc khai thác, sử dụng chưa<br />
có quy hoạch và hướng dẫn cụ thể, thêm vào đó<br />
nguồn nước luôn bị tù đọng không được khơi<br />
thông đã làm lòng Búng Bình Thiên ngày càng<br />
cạn dần. Điều này dẫn đến nguồn nước trong<br />
<br />
Để có cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học phục vụ<br />
cho việc bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học và<br />
phục hồi nguồn lợi tài nguyên thuỷ sản đáp ứng<br />
cho mục tiêu phát triển, sử dụng hợp lý và bền<br />
66<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol.7 (3), 66 – 74<br />
<br />
Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br />
<br />
Phú, tỉnh An Giang. Mẫu phiêu sinh vật được<br />
phân tích tại Phòng thí nghiệm Trường Đại học<br />
An Giang.<br />
<br />
vững nguồn tài nguyên thiên nhiên thì việc khảo<br />
sát sự phân bố phiêu sinh vật ở Búng Bình Thiên,<br />
tỉnh An Giang là rất cần thiết.<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
2.<br />
<br />
2.2. Điểm thu mẫu<br />
Dựa vào các đặc điểm hiện trạng Búng Bình<br />
Thiên, 12 địa điểm được xác định để tiến hành<br />
khảo sát. (Hình 1, Bảng 1)<br />
<br />
2.1. Địa điểm nghiên cứu<br />
Địa điểm khảo sát là Búng Bình Thiên, huyện An<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ các vị trí khảo sát ở Búng Bình Thiên, tỉnh An Giang<br />
Bảng 1. Đặc điểm các vị trí thu mẫu ở Búng Bình Thiên<br />
<br />
Vị trí<br />
thu<br />
D1<br />
mẫu<br />
D2<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Kênh cấp cách đầu Búng Bình Thiên 150 m về hướng tây.<br />
Kênh dẫn nước kết nối giữa Búng Bình Thiên và sông Bình Di cách Búng Bình Thiên 150m về<br />
hướng tây.<br />
<br />
D3<br />
<br />
Đầu Búng Bình Thiên nơi có sự trao đổi nước thường xuyên và tập trung một số bè nuôi cá ở bờ<br />
nam của Búng Bình Thiên.<br />
<br />
D4<br />
<br />
Đầu Búng Bình Thiên nơi có sự trao đổi nước thường xuyên và tiếp nhận chất thải từ các hoạt<br />
động sản xuất nông nghiệp.<br />
<br />
D5<br />
<br />
Tiếp nhận nhiều chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp.<br />
<br />
D6<br />
<br />
Khu vực sâu nhất của Búng Bình Thiên.<br />
<br />
D7<br />
<br />
Tập trung của nhiều bè nuôi cá và tiếp nhận chất thải sinh hoạt.<br />
<br />
D8<br />
<br />
Nhiều thực vật lớn như lục bình, điên điển… và tiếp nhận chất thải từ các hoạt động sản xuất<br />
nông nghiệp.<br />
<br />
D9<br />
<br />
Khu vực người dân tập trung khai thác nguồn lợi thủy sản bằng các phương tiên như: thả lưới và<br />
thả chà.<br />
<br />
D10<br />
<br />
Tiếp nhận chất thải sinh hoạt.<br />
67<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol.7 (3), 66 – 74<br />
<br />
Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br />
<br />
D11<br />
<br />
Nước tù đọng, nhiều thực vật lớn, tiếp nhận chất thải nông nghiệp.<br />
<br />
D12<br />
<br />
Nước tù đọng, nhiều thực vật lớn, tiếp nhận chất thải sinh hoạt<br />
Định tính: Phân loại dựa theo Shirota (1966) và<br />
Đặng Ngọc Thanh và cs. (1980).<br />
<br />
2.3. Thời gian và chu kỳ thu mẫu<br />
Triển khai thu mẫu theo mùa chia làm 4 đợt (2 đợt<br />
mùa mưa, 2 đợt mùa khô): Đợt 1: 6/2013; Đợt 2:<br />
9/2013; Đợt 3: 12/2013; Đợt 4: 3/2014.<br />
<br />
Định lượng: Đếm bằng buồng đếm Sedgwick rafter và được tính bằng công thức: (**)<br />
<br />
P=<br />
<br />
Mẫu phiêu sinh vật được thu vào buổi sáng (từ 6<br />
giờ – 10 giờ) vào các ngày cuối tháng.<br />
<br />
T x Vcđ x 1000 6<br />
10<br />
N x A x Vmẫu<br />
<br />
Trong đó: P: số lượng cá thể từng nhóm phiêu<br />
sinh vật trong mẫu (ct/m3); T: số lượng số lượng<br />
cá thể từng nhóm phiêu sinh vật trong các ô đã<br />
đếm; Vcđ: thể tích mẫu cô đặc (ml); N: số ô đếm<br />
(60); A: thể tích ô đếm (1mm2); Vmẫu: thể tích<br />
mẫu đã thu (ml)<br />
<br />
2.4. Phương pháp thu mẫu<br />
2.4.1. Thu mẫu thực vật phiêu sinh<br />
Thu mẫu định tính: sử dụng lưới phiêu sinh mắt<br />
lưới 15 µm vớt theo hình số 8 tại vị trí thu mẫu.<br />
Sinh vật thu được cho vào lọ 100 ml. Cố định mẫu<br />
nồng độ formol trong mẫu là 2%.<br />
<br />
2.6. Tính chỉ số đa dạng<br />
Chỉ số đa dạng của sinh vật Shannon – Weiner<br />
(H’) được xác định theo công thức:<br />
<br />
Thu mẫu định lượng: sử dụng xô 20 lít thu 10 xô<br />
nước cho qua lưới phiêu sinh với mắt lưới 15 µm<br />
tại vị trí thu mẫu. Sinh vật thu được sẽ chuyển<br />
sang lọ 100ml trữ mẫu. Cố định mẫu nồng độ<br />
formol trong mẫu là 2%. (Bartram & Balance,<br />
1996).<br />
<br />
H’ = - Σpi.lnpi ; với pi = ni/N<br />
Trong đó: ni: sinh lượng loài thứ i; N: tổng sinh<br />
lượng của sinh vật trong mẫu (Gerritsen &cs.<br />
1998).<br />
<br />
2.4.2. Thu mẫu động vật phiêu sinh<br />
Thu mẫu định tính: sử dụng lưới phiêu sinh với<br />
mắt lưới 50 µm vớt theo hình số 8 tại vị trí thu<br />
mẫu. Sinh vật thu được cho vào lọ 100 ml. Cố<br />
định mẫu nồng độ formol trong mẫu là 4%.<br />
<br />
3.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
3.1. Đặc điểm thực vật phiêu sinh ở Búng Bình<br />
Thiên<br />
3.1.1. Thành phần loài và tính đa dạng của thực<br />
vật phiêu sinh<br />
<br />
Thu mẫu định lượng: sử dụng xô 20 lít thu 10 xô<br />
nước cho qua lưới phiêu sinh với mắt lưới 50 µm<br />
tại một vị trí thu mẫu. Sinh vật thu được sẽ<br />
chuyển sang lọ 100 ml trữ mẫu. Cố định mẫu<br />
nồng độ formol trong mẫu là 4% (Bartram &<br />
Balance, 1996).<br />
<br />
Kết quả khảo sát ở Búng Bình Thiên đã xác định<br />
được 66 loài thuộc 7 ngành, trong đó ngành tảo<br />
lục (Chlorophyta) có số loài phong phú nhất với<br />
38 loài chiếm tỉ lệ 57,58%, 03 nhóm ngành là tảo<br />
vàng (Xanhthophyta), tảo vàng ánh (Chrysophyta)<br />
và tảo giáp (Pyrrophyta) có số loài thấp nhất là 1<br />
loài chiếm tỷ lệ 1,52% các loài được phát hiện<br />
tương ứng với 3 ngành trên là Tribonema sp,<br />
Synura sp và Gonyaulax apiculata.<br />
<br />
2.5. Phương pháp phân tích mẫu<br />
2.5.1. Phân tích mẫu thực vật phiêu sinh<br />
Định tính: Phân loại theo Yuwadee<br />
Peeraponrnpisal (2005); Shirota (1966).<br />
<br />
Kết quả trên chỉ ra rằng số loài thuộc ngành tảo<br />
lục chiếm ưu thế trong thủy vực nước ngọt là phù<br />
hợp với các nghiên cứu trước đó của các tác giả:<br />
Mã Trúc Khiết Tiên (2004), Trần Nguyễn Thị<br />
Kim Thoa (2004), Phan Thị Mỹ Hằng (2012). Tuy<br />
nhiên, số lượng loài tảo phát hiện được ở Búng<br />
<br />
Định lượng: theo phương pháp của Boyd và<br />
Tucker (1992) xác định bằng buồng đếm<br />
Sedgwick – Rafter và được tính bằng công thức:<br />
(**)<br />
2.5.2. Phân tích mẫu động vật phiêu sinh<br />
68<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol.7 (3), 66 – 74<br />
<br />
Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br />
<br />
Bình Thiên lại thấp hơn rất nhiều so với các phát<br />
hiện của những tác giả trên lần lượt là 205 loài,<br />
252 loài, 127 loài và 189 loài. Sự khác biệt này có<br />
thể do sự biến động rất lớn của chất lượng nước<br />
và mực nước ở Búng Bình Thiên ở các thời điểm<br />
<br />
18%<br />
<br />
1%<br />
<br />
1%<br />
<br />
trong năm, điều này đã tác động rất lớn đến sự<br />
phong phú của thành phần loài ở Búng Bình<br />
Thiên. Sự phân bố số loài trong từng ngành phiêu<br />
sinh thực vật ở vùng khảo sát được thể hiện qua<br />
Hình 2.<br />
<br />
1%<br />
<br />
14%<br />
<br />
Xanthophyta<br />
6%<br />
Cyanophyta<br />
Euglenophyta<br />
Chlorophyta<br />
Bacillariophyta<br />
58%<br />
<br />
Pyrrophyta<br />
Chrysophyta<br />
<br />
Hình 2. Sự phân bố thành phần loài thực vật phiêu sinh ở Búng Bình Thiên<br />
<br />
Sự phân bố các loài tảo không đồng đều và không<br />
giống nhau ở các đợt khảo sát, các loài phổ biến<br />
thường xuất hiện với tần số cao trong các đợt<br />
khảo sát là Nostoc linekia, Microcystic, Euglena<br />
gracilis, Tribonema, Pediastrum simplex var. dou<br />
denarium, Taurastrum wildemanii, Eudorina<br />
elegan, Nitzchia acicularis. Điều này đã làm cho<br />
chỉ số đa dạng H’ biến động rất lớn trong khoảng<br />
0,60 – 3,00. Kết quả cũng cho thấy ở đợt khảo sát<br />
3, vị trí khảo sát D9 có số loài trong nhóm cao<br />
nhất (31 loài) và số lượng của từng loài tương đối<br />
đồng đều hơn các vị trí khác nên có chỉ số H’ cao<br />
nhất là 3,09 và ngược lại tại điểm khảo sát D4 đợt<br />
khảo sát 2 chỉ số H’ là thấp nhất 0,60 là do có số<br />
lượng loài thấp nhất (11 loài) và có sự khác biệt<br />
lớn của số lượng cá thể của loài.<br />
<br />
trong và lượng chất hữu cơ nhiều rất thuận lợi cho<br />
sự phát triển của tảo. Giải thích này cũng khá phù<br />
hợp với Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Dương<br />
Đức Tiến và Mai Đình Yên (2002) cho rằng số<br />
lượng tảo có khuynh hướng giảm thấp vào mùa lũ<br />
và tăng cao vào mùa khô.<br />
Hình 3 cũng chỉ ra sự biến động rất lớn giữa các<br />
vị trí thu mẫu dao động trong khoảng 283.333<br />
ct.m-3 (điểm 1, đợt 2) - 11.683.333 ct.m-3 (điểm 7,<br />
đợt 3), ở vị trí thu mẫu D7 nơi đây nhận nhiều<br />
chất dinh dưỡng thải ra từ hoạt động nông nghiệp,<br />
thêm nữa đây là loại hình thủy vực bị tù đọng nên<br />
lượng chất hữu cơ tích lũy dần từ ngoài đầu Búng<br />
tăng dần về phía cuối, tuy nhiên hai vị trí thu mẫu<br />
D11 và D12 số lượng thực vật phiêu sinh giảm<br />
đột biến là do khí độc sinh ra từ đáy thủy vực tác<br />
động, tại hai vị trí này tích lũy lượng chất hữu cơ<br />
liên tục theo từng năm cộng thêm xác bả của lục<br />
bình lắng xuống cứ sau mỗi mùa lũ. Hai vị trí D1<br />
và D2 cũng có số lượng tảo cực thấp so với các vị<br />
trí còn lại, điều này là do tác động của dòng chảy,<br />
cộng thêm chúng nằm trên 2 nhánh sông cấp nước<br />
vào nên có lượng chất hữu cơ thấp hơn trong<br />
Búng Bình Thiên và hai yếu tố trên đã ngăn cản<br />
<br />
3.1.2. Số lượng của thực vật phiêu sinh<br />
Hình 3 chỉ ra số lượng tảo ở 02 đợt thu mẫu 3 và 4<br />
(lần lượt là 74.683.332 ct.m-3 và 77.316.667<br />
ct.m-3) cao hơn rất nhiều so với 2 đợt 1 và 2 (lần<br />
lượt là 44.683.334 ct.m-3 và 42.366.667 ct.m-3),<br />
hai đợt 3 và 4 đều nằm trong thời gian mùa khô, ở<br />
thời điểm này nước trong Búng Bình Thiên khá<br />
69<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol.7 (3), 66 – 74<br />
<br />
Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br />
<br />
sự phát triển của tảo.<br />
<br />
Hình 3. Biến động số lượng thực vật phiêu sinh ở Búng Bình Thiên<br />
<br />
xác chân mái chèo (Copepoda) có 2 loài, Động<br />
vật nguyên sinh (Protozoa) có 9 loài, Bọ nước<br />
(Ostracoda) có 2 loài và Ấu trùng giáp xác<br />
(Nauplius). Tất cả 28 loài động vật phiêu sinh<br />
phát hiện được đều là những loài có lợi tham gia<br />
vào mạng lưới thức ăn trong thủy vực.<br />
<br />
3.2. Đặc điểm động vật phiêu sinh trên Búng<br />
Bình Thiên<br />
3.2.1. Thành phần loài động vật phiêu sinh<br />
Qua 4 đợt khảo sát ở khu vực Búng Bình Thiên đã<br />
phát hiện được 28 loài động vật phiêu sinh thuộc<br />
6 nhóm: Luân trùng (Rotatoria) xuất hiện 11 loài,<br />
Giáp xác râu ngành (Cladocera) có 3 loài, Giáp<br />
<br />
11%<br />
<br />
7%<br />
4%<br />
<br />
Ostracoda<br />
Nauplius<br />
<br />
32%<br />
<br />
Rotifers<br />
Copepoda<br />
<br />
Protozoa<br />
39%<br />
7%<br />
<br />
Hình 4. Sự phân bố thành phần loài động vật phiêu sinh<br />
<br />
70<br />
<br />
Cladocera<br />
<br />