YOMEDIA
ADSENSE
Sự phát triển, cơ hội, thách thức của ngành bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh biến động của nền kinh tế - xã hội
14
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết sẽ phân sự phát triển của ngành Bảo hiểm Việt Nam, thực trạng phát triển ngành Bảo hiểm, đồng thời sẽ chỉ ra những cơ hội, thách thức của ngành Bảo hiểm trong biến động của nền kinh tế - xã hội, từ đó đưa ra khuyến nghị, đề xuất để phát triển ngành Bảo hiểm trong thời gian tới.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự phát triển, cơ hội, thách thức của ngành bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh biến động của nền kinh tế - xã hội
- SỰ PHÁT TRIỂN, CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA NGÀNH BẢO HIỂM VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI ThS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife Tóm tắt Trong bối cảnh biến động của nền kinh tế - xã hội, đặc biệt sự bất ổn do đại dịch COVID-19 gây ra, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng và ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng đối với sự ổn định xã hội cũng như tài chính cho các cá nhân và doanh nghiệp. Dưới sự tác động của nền kinh tế với sự ra đời của các công ty và tập đoàn tài chính xuyên quốc gia đã mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với sự phát triển của ngành Bảo hiểm. Bài viết sẽ phân sự phát triển của ngành Bảo hiểm Việt Nam, thực trạng phát triển ngành Bảo hiểm, đồng thời sẽ chỉ ra những cơ hội, thách thức của ngành Bảo hiểm trong biến động của nền kinh tế - xã hội, từ đó đưa ra khuyến nghị, đề xuất để phát triển ngành Bảo hiểm trong thời gian tới. Từ khóa: An sinh xã hội, tài chính bảo hiểm, tăng trưởng kinh tế, dịch vụ bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, ngành Bảo hiểm 1. Sự phát triển của ngành Bảo hiểm ở Việt Nam Hiện nay, bảo hiểm là một ngành dịch vụ đang phát triển rất mạnh mẽ và thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong đời sống cũng như tác động tới các ngành khác. Bảo hiểm Việt Nam ra đời khá muộn so với sự phát triển chung của ngành Bảo hiểm trên thế giới do nhiều điều kiện chủ quan cũng như khách quan. Tuy nhiên, hiện nay, ngành Bảo hiểm Việt Nam đang dần bắt kịp xu thế phát triển chung của bảo hiểm trong khu vực và quốc tế, ngày càng chứng tỏ vai trò không thể thiếu đối với nền kinh tế. Chúng ta có thể nhận thấy điều này khi theo dõi quá trình phát triển của ngành Bảo hiểm Việt Nam từ những ngày đầu hình thành cho đến nay. Trong những năm qua, thị trường bảo hiểm Việt Nam không ngừng hoàn thiện và lớn mạnh, là kênh huy động vốn dài hạn hữu hiệu của nền kinh tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để đáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm của người dân, mạng lưới các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) đã được hình thành khá nhanh, từ duy nhất 01 DNBH thuộc sở hữu của Nhà nước là Bảo Việt thì đến hết năm 2021, thị trường Việt Nam đã có 70 doanh 221
- nghiệp kinh doanh bảo hiểm với gần 1.200 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe phục vụ nhu cầu tham gia bảo hiểm đa dạng, phong phú của người dân. Sự phát triển của ngành Bảo hiểm ở Việt Nam đã góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, ổn định thế chế chính trị của đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành Bảo hiểm cũng mang lại nhiều cơ hội, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 như: tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam giúp nâng cao nhận thức và hiểu biết về tầm quan trọng của bảo hiểm, giúp cải thiện doanh thu bảo hiểm, nhất là doanh thu qua kênh ngân hàng; các DNBH ứng dụng thương mại điện tử, chuyển đổi số hóa, thích ứng với hoàn cảnh để tạo ra nhiều sản phẩm bảo hiểm và tài chính phù hợp với thương mai điện tử. Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành Bảo hiểm cũng mang lại thách thức như: cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gia tăng; rủi ro từ các yếu tố thiên tai, thời tiết, dịch bệnh; hạ tầng công nghệ thông tin còn nhiều bất cập. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển ổn định của thị trường bảo hiểm thể hiện trong Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 15/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2011 - 2020; và gần đây, Bộ Tài chính đã có Báo cáo số 62/BC-BTC ngày 05/7/2016 báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả tình hình triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2011 - 2015 và các giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020. Ngày 23/5/2016, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành Quyết định số 1139/QĐ-BTC về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Sở dĩ ngành Bảo hiểm phát triển trong khi kinh tế - xã hội có nhiều biến động là do vai trò quan trọng đối với việc ổn định xã hội, phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Nhờ có các DNBH mà ngân sách nhà nước chi cho các khoản như: trợ cấp tai nạn, trợ cấp thiên tai... cũng giảm đáng kể. Không những thế, ngân sách nhà nước còn tăng thêm nhờ vào những khoản như: thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng... của các DNBH. Từ năm 2016 đến nay, kế hoạch triển khai thực hiện các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm đã mang lại nhiều đột phá cho ngành Bảo hiểm Việt Nam. Nhờ đó, các DNBH đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu bảo vệ sức khỏe ngày càng cao của người dân, mang đến những trải nghiệm tối ưu và duy trì sự tăng trưởng bền vững của ngành Bảo hiểm. 2. Những cơ hội của ngành Bảo hiểm ở Việt Nam trong bối cảnh biến động của nền kinh tế - xã hội Xuất phát từ định hướng phát triển thị trường bảo hiểm của Đảng và Nhà nước, ngành Bảo hiểm phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao và ổn định, bình quân 20%/năm, hoàn thành các mục tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm đến hết năm 2030. Trong năm 2020 và năm 2021, khi nền kinh tế thế giới nói chung và ngành Bảo hiểm nói riêng đã và đang chịu tác động to lớn từ ảnh hưởng của đại dịch COVID -19 thì tầm quan trọng của các chuỗi cung ứng toàn cầu giảm thiểu rủi ro đang được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết đã cho thấy vai trò của ngành Bảo hiểm trong nền kinh tế. Đây cũng là thời cơ để ngành Bảo hiểm 222
- đẩy mạnh phát triển với nhiều đột phá về sản phẩm, kênh phân phối, dịch vụ khách hàng và ứng dụng công nghệ số, mang đến những trải nghiệm tối ưu cho khách hàng và duy trì sự tăng trưởng bền vững của ngành. Việt Nam hiện là một thị trường tiềm năng, nhiều hứa hẹn cho sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các dịch vụ bảo hiểm. Với dân số đông, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện thì yêu cầu nâng cao chất lượng sống cũng tăng lên đáng kể. Nhu cầu mua bảo hiểm ở tất cả các hình thức đang gia tăng nhanh ở mọi đối tượng, mọi thành phần và độ tuổi cư dân. Bảo hiểm là một ngành tuy mới mẻ đối với Việt Nam, nhưng có tốc độ phát triển khá nhanh. Doanh thu phí bảo hiểm bình quân trên tổng sản phẩm nội địa (GDP) đạt 3%, lớn hơn khá nhiều các quốc gia khác. Hơn nữa, ý thức về mua bảo hiểm, nhất là bảo hiểm y tế, bảo hiểm giáo dục, bảo hiểm nhân thọ… của người dân cũng ngày càng cao và phổ biến hơn. Thêm vào đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam gần đây đã có nhiều công ty nước ngoài tham gia với các loại hình bảo hiểm đa dạng, phong phú. Vì vậy, ngành Bảo hiểm có rất nhiều cơ hội để phát triển, cụ thể: Một là, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng, tạo tiền đề cho các ngành nghề phát triển như: giao thông vận tải đường bộ, hàng không, xuất - nhập khẩu… làm tiền đề cho lĩnh vực bảo hiểm phát triển. Nền kinh tế tăng trưởng cao đòi hỏi nhu cầu vốn và nhu cầu bảo hiểm phải đáp ứng, từ đó tạo điều kiện cho bảo hiểm nhân thọ, tín dụng ngân hàng, chứng khoán phát triển. Vốn tích lũy tích tụ từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm có nhiều cơ hội đầu tư sinh lãi cao, khuyến khích bảo hiểm phát triển. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2020 đạt khoảng 184.662 tỷ đồng (tăng 15% so với năm 2019); chi trả quyền lợi bảo hiểm trong năm 2020 đạt khoảng 48.223 tỷ đồng (tăng 11,4% so với cùng kỳ 2019); đầu tư trở lại nền kinh tế đạt khoảng 460.457 tỷ đồng (tăng 22% so với cùng kỳ năm 2019); tổng tài sản của các DNBH đạt khoảng 552.403 tỷ đồng (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2019). Trong năm 2021, theo thống kê của các DNBH, khoảng 80% các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình kinh tế lớn của Nhà nước đã được các DNBH bảo vệ về tài chính trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm mà không cần phải sử dụng đến nguồn kinh phí hỗ trợ thiệt hại từ ngân sách nhà nước, góp phần thực hiện chính sách tài khóa. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định về Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thay thế Nghị định số 103/2008/NĐ-CP (ngày 26/9/2008) nhằm đơn giản hóa thủ tục hồ sơ bồi thường, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm; tăng cường giám sát hậu kiểm; phòng, chống gian lận bảo hiểm; mở rộng đối tượng và nâng mức chi hỗ trợ nhân đạo; tốc độ tăng trưởng thị trường năm 2021 đạt khoảng 8 - 10%. Ngoài ra, ngành Bảo hiểm còn góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ với các chính sách bảo hiểm thí điểm vì mục tiêu an sinh xã hội 223
- như: bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm thủy sản... Một số chính sách bảo hiểm thiên tai đang được triển khai nghiên cứu xây dựng sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đối khí hậu... Theo Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), trong bối cảnh biến động của nền kinh tế - xã hội, Chính phủ đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, chính sách nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu kép, vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế. Việc kiểm soát tốt dịch bệnh cũng tạo điều kiện và môi trường ổn định cho các doanh nghiệp nói chung, DNBH nói riêng khôi phục, đẩy mạnh triển khai hoạt động kinh doanh. Hai là, người dân cũng đã chủ động hơn trong việc tiếp cận và tham gia bảo hiểm. Dịch COVID-19 đã làm thay đổi hành vi tiêu dùng: làm việc tại nhà, đi du lịch bằng máy bay…, đặc biệt khiến cho chúng ta quan tâm đến sức khỏe và các vấn đề rủi ro nhiều hơn, khách hàng nhận thức rõ hơn về ý nghĩa của các giải pháp tài chính và bảo hiểm. Đây được coi là một tín hiệu tích cực của thị trường bảo hiểm. Theo thống kê của các DNBH, trong năm 2021, có khoảng 11,6 triệu người tham gia bảo hiểm nhân thọ, tương đương 12% dân số; trên 12 triệu học sinh được bảo hiểm sức khỏe, tai nạn; 18 triệu lượt khách được bảo hiểm hàng không; hơn 12 triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn đường sắt; 1.620 triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn hành khách vận chuyển đường bộ. Ba là, các DNBH đã rất chủ động thích nghi hoạt động sản xuất, kinh doanh trong biến động của nền kinh tế: rà soát, cắt giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, bổ sung vốn điều lệ để tăng cường năng lực tài chính. Ngoài ra, các doanh nghiệp đang tiếp tục đa dạng hóa các kênh phân phối, bên cạnh việc mở rộng hệ thống, các DNBH đã đẩy mạnh đầu tư nâng cao chất lượng và sự chuyên nghiệp trong hoạt động tư vấn để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về những giải pháp phù hợp và thiết thực với nhu cầu của họ. Các DNBH cũng đầu tư vào công nghệ và năng lực kỹ thuật số với mục tiêu tạo ra trải nghiệm “khách hàng kỹ thuật số” tốt nhất trong ngành. Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, DNBH đã có nhiều kênh phân phối hơn, bên cạnh kênh truyền thống là đại lý/tư vấn viên. Các kênh bán hàng online như: Chatbot, ứng dụng di động, mạng xã hội đang dần trở nên phổ biến và tạo được sự thuận lợi trong tương tác với khách hàng. Bên cạnh đó, việc DNBH nhanh chóng phát triển đa dạng hơn các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe và đưa các sản phẩm này lên kênh trực tuyến cũng giúp người dân tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng hơn với bảo hiểm. Với mức độ bảo hiểm rộng khắp, phí bảo hiểm hợp lý, thủ tục mua, bồi thường đơn giản và kênh bán bảo hiểm tiện lợi (qua kênh trực tuyến của doanh nghiệp, qua các trang thương mại điện tử…), bảo hiểm sức khỏe, dù doanh thu phí nhỏ, nhưng được đánh giá có độ phủ hợp đồng bảo hiểm rất lớn. 224
- Năm 2021, dù hoạt động ký hợp đồng hợp tác chiến lược, độc quyền phân phối giữa các hãng bảo hiểm và ngân hàng đã không còn sôi động như năm 2019 - 2020 nhưng vẫn có thương vụ hợp tác như: Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB) và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential Việt Nam) hợp tác chiến lược kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng. Thỏa thuận hợp tác độc quyền kéo dài trong 15 năm. Theo đó, mức phí trả trước mà MSB nhận được từ thương vụ trên có thể lên đến 3.500 tỷ đồng. Với những biến động của nền kinh tế - xã hội và khả năng thích ứng với trạng thái bình thường mới, cùng với những nỗ lực từ Chính phủ và người dân Việt Nam, các DNBH rất lạc quan với mức tăng trưởng của thị trường bảo hiểm trong năm 2021. Một số nghiệp vụ dự kiến có cơ hội tăng trưởng cao như: bảo hiểm hàng hóa có cơ hội phát triển do gia tăng đầu tư; bảo hiểm con người do ý thức của người dân về bảo hiểm tốt hơn; bảo hiểm tài sản tăng mạnh trở lại khi các khoản tiền đầu tư công tiếp tục được giải ngân sau thời gian chậm lại vì dịch bệnh; bảo hiểm xe cơ giới phục hồi tốc độ tăng trưởng cao do Chính phủ xem xét cho phép doanh nghiệp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử thay vì cấp bằng bản cứng, đồng thời mở rộng thời hạn bảo hiểm nhằm tạo thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm. 3. Những thách thức của ngành Bảo hiểm ở Việt Nam trong bối cảnh biến động của nền kinh tế - xã hội Sự phát triển ổn định của thị trường bảo hiểm, việc xây dựng Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm trong từng giai đoạn luôn được Chính phủ quan tâm và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm. Vì vậy, để hoàn thành mục tiêu phát triển ngành Bảo hiểm mà Nhà nước đã đề ra, ngành Bảo hiểm Việt Nam vẫn còn đứng trước nhiều thách thức đòi hỏi cả Nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân liên quan phải hết sức nỗ lực và có sự phối hợp tích cực. Thực tế cho thấy, thời điểm dịch COVID-19 xuất hiện vào đầu năm 2020, thị trường bảo hiểm toàn cầu chịu tác động rất lớn, khiến chuỗi tăng trưởng ấn tượng liên tục với mức bình quân tăng 3,3% trong suốt 10 năm qua bị đứt gãy. Khi Việt Nam bước vào giai đoạn bùng phát dịch COVID-19 liên quan đến biến chủng mới, các doanh nghiệp trong ngành mới trở nên thận trọng hơn về triển vọng kinh doanh trong những tháng cuối năm. Theo đó, các thách thức lớn mà ngành Bảo hiểm phải đối mặt như: cạnh tranh trong ngành ngày càng gia tăng; rủi ro từ yếu tố thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; các sản phẩm bảo hiểm chưa được đa dạng; thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao… Cụ thể: Một là, cạnh tranh trong ngành ngày càng gia tăng. Trong thời gian vừa qua, các DNBH phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ đều liên tiếp tăng thêm vốn điều lệ nhằm đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ và triển khai các dự án mở rộng thị trường, phát triển kênh phân phối, tăng dự phòng rủi ro theo quy định mới cũng như tăng năng lực bồi thường. Với DNBH nhân thọ, ngoài doanh nghiệp trong nước là Bảo Việt, có thể thấy cuộc đua thật sự là sân chơi của nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hoạt động lâu năm ở Việt Nam. Đây là các doanh nghiệp có kinh nghiệm đầu tư ở các thị trường mới nổi, có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, am hiểu văn hóa tiêu dùng địa phương và có chiến lược phát triển bền vững. 225
- Hiện nay, thị trường bảo hiểm cũng xuất hiện mặt tiêu cực do cạnh tranh “phi kỹ thuật” như: chấp nhận giảm phí để giành thị phần bằng mọi giá cho dù thua lỗ, sự lôi kéo nhân sự từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác khi có áp lực doanh số, có thể dẫn đến hệ lụy cho cơ quan quản lý, DNBH và khách hàng. Một trong những nguyên nhân có nguồn gốc sâu xa là chế độ khoán tiền lương và chi phí theo doanh thu không chú trọng đến bồi thường có thể xảy ra. Tình trạng này dẫn đến việc không những các DNBH cạnh tranh lẫn nhau mà còn có sự cạnh tranh giữa các chi nhánh trong cùng một DNBH. Chính vì vậy, việc quan tâm chăm sóc khách hàng, cung cấp dịch vụ gia tăng bổ sung cho khách hàng cũng bị hạn chế. Hai là, các sản phẩm bảo hiểm tuy đã đa dạng nhưng vẫn còn hạn chế, chưa phát triển trong nhiều lĩnh vực quan trọng như: thiên tai, nông nghiệp, tín dụng và rủi ro tài chính, hoạt động hành nghề y dược… Việt Nam là quốc gia chịu nhiều rủi ro bởi thiên tai, biến đổi khí hậu, song mỗi khi có thiên tai, thiệt hại vẫn còn phải dựa vào hỗ trợ từ phía Nhà nước và hoạt động thiện nguyện. Vấn đề này hiện các sản phẩm bảo hiểm chưa đáp ứng được. Phần lớn các DNBH tỏ ra tự tin hơn với những đột phá nhờ đa dạng của sản phẩm bảo hiểm. Trong khi đó, sự chênh lệch về chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, phí bảo hiểm hay độ phủ mạng lưới phân phối giữa các DNBH đã giảm đi đáng kể. Ba là, việc áp dụng công nghệ 4.0 trong ngành Bảo hiểm còn chưa được chú trọng, sự kết hợp giữa công nghệ và bảo hiểm vẫn đang trong giai đoạn hình thành sơ khai và chưa đạt được thành tựu đáng kể. Nguyên nhân chính là do hạ tầng công nghệ thông tin còn chưa theo kịp với tốc độ phát triển và nhu cầu của thị trường như: rủi ro an ninh mạng, thông tin thị trường hiện còn bất đối xứng… Vì vậy, nếu muốn tận dụng những cơ hội từ Cách mạng công nghiệp 4.0 buộc ngành Bảo hiểm cần đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm (Điều 38 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ) cho phép DNBH bán sản phẩm bảo hiểm thông qua giao dịch điện tử. Tuy nhiên, Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa quy định cụ thể chi tiết đối với giao dịch điện tử liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. Đây cũng là một vấn đề đặt ra đối với kinh doanh bảo hiểm. Về bảo mật dữ liệu, khi sử dụng các công nghệ dữ liệu lớn để thu thập, phân loại và phân tích dữ liệu thì điều quan trọng là phải đảm bảo các quy định về bảo mật dữ liệu và thông tin cá nhân. Năm 2018, Việt Nam ban hành Luật An ninh mạng nhưng phạm vi của Luật chỉ giới hạn trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, mà chưa đề cập đến một số vấn đề liên quan đến các dịch vụ tài chính. Bốn là, tình trạng thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Mặc dù bảo hiểm là ngành có tốc độ tăng trưởng cao so với các ngành khác nhưng nhân sự trong ngành đang rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân lực. Hiện nay, số lượng các trường đại học, học viện có chuyên ngành đào tạo về bảo hiểm không nhiều và việc đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm tại các trường đại học nhìn chung 226
- vẫn mang tính lý thuyết. Tỷ lệ sinh viên đúng chuyên ngành Bảo hiểm chỉ chiếm khoảng 25% so với tổng số sinh viên mới ra trường được tuyển dụng vào doanh nghiệp. Nhìn vào chất lượng đào tạo cũng dễ nhận thấy khoảng cách tương đối lớn giữa kiến thức sinh viên được học ở trường đại học và công việc thực tế khi đi làm. Trước tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Bảo hiểm, nhiều DNBH đã “chữa cháy” bằng cách tuyển dụng nhân sự được học từ các chuyên ngành khác và đào tạo ngắn hạn kiến thức cơ bản về bảo hiểm. Điều này tiềm ẩn rủi ro không chỉ cho doanh nghiệp, mà còn cho thị trường. Năm là, rủi ro từ các yếu tố thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh. Dịch COVID-19 chính là minh chứng rõ nhất cho điều này. Đại dịch đã làm biến động nền kinh tế - xã hội Việt Nam. Dịch COVID-19 khiến hàng triệu người bị lây nhiễm và khiến cho hơn 40 nghìn người tử vong, chưa kể đến số lượng người bị thất nghiệp và doanh nghiệp phải đóng cửa do suy thoái kinh tế. Điều này khiến cho cộng đồng doanh nghiệp ý thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của quản trị rủi ro và bảo hiểm. Thay vì “bị động” đối phó với rủi ro, các doanh nghiệp nên tạo ra lợi thế cạnh tranh từ việc chuẩn bị cho rủi ro. Mặc dù kinh doanh bảo hiểm là kinh doanh sự rủi ro nhưng đối với khối phi nhân thọ, những biến đổi bất thường của thời tiết có thể khiến gánh nặng bồi thường tăng cao ngoài dự kiến. Các đợt mưa lũ ảnh hưởng tới tới hiệu quả kinh doanh của các DNBH, những thiệt hại do ngập úng chủ yếu ảnh hưởng nhiều đến các phương tiện giao thông là xe máy và ô tô, trong khi đó, những tài sản này thường thuộc mức trách nhiệm giữ lại của các DNBH, chỉ những ô tô có giá trị trên 3 tỷ đồng mới phải có sự tham gia của các nhà tái bảo hiểm. 4. Khuyến nghị và đề xuất Để thích ứng và sự phát triển ngành Bảo hiểm trong biến động của kinh tế - xã hội, tác giả đưa ra một số khuyến nghị sau: Một là, nâng cao năng lực cạnh tranh trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại. Các DNBH cần coi công nghệ và kỹ thuật số là những yếu tố khác biệt cốt lõi tạo nên giá trị doanh nghiệp, từ đó xác định các điều chỉnh mong muốn của mình đối với thực tế công nghệ hiện có. DNBH truyền thống nên đầu tư cho công nghệ theo hai hướng: tự đầu tư hoặc thành lập quỹ đầu tư để đầu tư ứng dụng công nghệ, phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Hai là, nghiên cứu các sản phẩm mới để đáp ứng với nhu cầu của thị trường. Dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội cũng như sức khỏe của người dân. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu bảo vệ sức khỏe của người dân, mang đến những trải nghiệm tối ưu và duy trì sự tăng trưởng bền vững của ngành Bảo hiểm, các DNBH cần nỗ lực cho ra mắt những sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm bảo hiểm trực tuyến, giúp khách hàng bảo vệ sức khỏe và quản lý tài sản cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Các DNBH cần phối hợp với Nhà nước và các đối tác trong ngành Bảo hiểm để phát triển các sản phẩm bảo hiểm và tài chính rủi ro thiên tai; bảo hiểm nông nghiệp theo hướng bảo hiểm rủi ro thiên tai đối với một số đối tượng; nghiên cứu, dự thảo văn bản hướng dẫn bảo hiểm trong lĩnh vực xây dựng lắp đặt, trong đó có quy định rủi ro thiên tai là rủi ro được 227
- bảo hiểm. Tuy nhiên, các DNBH nên tiếp tục triển khai các sản phẩm bảo hiểm truyền thống hiện có với rủi ro thiên tai là rủi ro bổ sung và cần đánh giá, thẩm định chặt chẽ rủi ro thiên tai và định phí bảo hiểm phù hợp với mức độ và quy mô của rủi ro. Ngoài ra, các DNBH cũng phải tăng cường năng lực tài chính, có chương trình tái bảo hiểm hiệu quả đối với rủi ro thiên tai cùng với việc xây dựng quy trình quản trị rủi ro trong khai thác, bồi thường bảo hiểm rủi ro thiên tai. Ba là, đưa chuyên ngành Bảo hiểm vào chương trình giảng dạy. Hiện nay, trên cả nước có khá ít cơ sở đào tạo cử nhân về ngành Bảo hiểm, số lượng sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp. Đặc biệt, thị trường lao động bảo hiểm lại thiếu một lượng lớn chuyên viên phân tích dữ liệu, tư vấn chính sách bảo hiểm một cách hiệu quả. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực bảo hiểm, việc đưa chuyên ngành Bảo hiểm vào chương trình đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học là rất cần thiết. Phát triển ngành Bảo hiểm là một bước đi rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Bảo hiểm là xu thế phát triển tất yếu của các ngành kinh tế - xã hội trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, đồng thời bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác như: tài chính ngân hàng, tài chính quốc tế, tài chính doanh nghiệp, kinh doanh thương mại. Ngành Bảo hiểm Việt Nam cần thích ứng linh hoạt để phát triển thị trường bảo hiểm an toàn, bền vững, hiệu quả; đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân; bảo đảm an sinh xã hội; DNBH có năng lực tài chính vững mạnh, năng lực quản trị điều hành đạt chuẩn mực quốc tế, có khả năng cạnh tranh trong nước và khu vực. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Diễm Ngọc (2021), Doanh nghiệp bảo hiểm tăng tốc chuyển đổi số, Viện Phát triển bảo hiểm Việt Nam. 2. Đinh Ngọc Linh, Trần Thị Quỳnh Hoa (2018), Cơ hội và thách thức của ngành Bảo hiểm trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). 3. M. Hồng (2020), 3 cơ hội, 4 thách thức, 5 chiến lược với ngành Bảo hiểm trong bối cảnh “bình thường mới”. 4. VnEconomy (2021), Năm 2021 là thời cơ để ngành Bảo hiểm đột phá, truy cập từ https://vneconomy.vn/nam-2021-la-thoi-co-de-nganh-bao-hiem-dot-pha.htm 228
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn