SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGHIỆP ĐOÀN TẠI HOA KÌ
lượt xem 6
download
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGHIỆP ĐOÀN Mặc dù thập niên 1920 là những năm tương đối thịnh vượng ở Hoa Kỳ, song công nhân trong các ngành công nghiệp như ngành luyện thép, ôtô, cao su và dệt may lại nhận được ít lợi ích hơn so với những năm sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai. Điều kiện làm việc trong nhiều ngành công nghiệp đã được cải thiện. Một vài công ty vào những năm 1920 đã bắt đầu thiết lập chủ nghĩa tư bản phúc lợi bằng cách trả lương hưu cho lao động, chia lợi nhuận,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGHIỆP ĐOÀN TẠI HOA KÌ
- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGHIỆP ĐOÀN Mặc dù thập niên 1920 là những năm tương đối thịnh vượng ở Hoa Kỳ, song công nhân trong các ngành công nghiệp như ngành luyện thép, ôtô, cao su và dệt may lại nhận được ít lợi ích hơn so với những năm sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai. Điều kiện làm việc trong nhiều ngành công nghiệp đã được cải thiện. Một vài công ty vào những năm 1920 đã bắt đầu thiết lập chủ nghĩa tư bản phúc lợi bằng cách trả lương hưu cho lao động, chia lợi nhuận, quyền chọn mua cổ phiếu công ty và các chương trình chăm sóc sức khỏe nhằm có được sự gắn bó trung thành từ phía người lao động. Tuy nhiên, tại thời điểm này, môi trường làm việc của công nhân vẫn khắc nghiệt và mang tính chuyên chế. Những năm 1920 đã chứng kiến việc giới chủ trong ngành công nghiệp tăng cường gấp đôi mọi nỗ lực của mình nhằm ngăn ngừa sự phát triển của các tổ chức công đoàn, vốn đã từng giành được một số thành công trong Chiến tranh Thế giới Thứ nhất dưới sự lãnh đạo của Liên đoàn Lao động Mỹ (AFL). Hành động của giới chủ thể hiện dưới nhiều hình thức, trong đó có việc sử dụng gián điệp và sử dụng những kẻ phá hoại bãi công có vũ trang và bằng cách sa thải những người bị nghi ngờ ủng hộ các tổ chức công đoàn. Các công đoàn độc lập thường bị buộc tội là Cộng sản. Đồng thời, nhiều công ty đã thành lập các tổ chức công đoàn riêng cho công nhân của mình và gọi đó là các công đoàn công ty.
- Về truyền thống thì các cơ quan lập pháp đều ủng hộ quan điểm của tầng lớp trung lưu Mỹ về một phân xưởng mở, nhằm ngăn không cho công đoàn trở thành đại diện duy nhất của tất cả công nhân. Điều đó đã khiến cho các công ty dễ dàng hơn trong việc phủ nhận quyền thỏa thuận tập thể của các công đo àn và gây cản trở cho quá trình thành lập công đoàn thông qua cưỡng chế của tòa án. Từ năm 1920 đến năm 1929, số lượng thành viên công đoàn ở Hoa Kỳ đã sụt giảm từ gần năm triệu người xuống còn ba triệu rưỡi. Còn những ngành công nghiệp lớn sử dụng lao động giản đơn hoặc những lao động có tay nghề thấp thì vẫn chưa có tổ chức công đoàn của mình. Cuộc Đại suy thoái nổ ra đã dẫn tới nạn thất nghiệp trên diện rộng. Cho tới năm 1933, đã có hơn 12 triệu người Mỹ mất việc làm. Ví dụ như trong ngành công nghiệp ôtô, lực lượng lao động bị cắt giảm một nửa trong khoảng thời gian từ năm 1929 đến năm 1933. Đồng thời, tiền lương bị cắt giảm tới hai phần ba. Tuy nhiên, việc bầu Franklin Roosevelt làm tổng thống đã làm thay đổi tình trạng đáng buồn của người lao động trong các ngành công nghiệp Mỹ. Bằng chứng đầu tiên cho thấy Roosevelt quan tâm tới điều kiện sống và lao động của tầng lớp công nhân là việc chỉ định Frances Perkins - người tiên phong ủng hộ phúc lợi xã hội - làm Bộ trưởng Lao động (Perkins cũng là người phụ nữ đầu tiên giữ cương vị Bộ
- trưởng trong Nội các). Sau đó, Quốc hội đã thông qua Đạo luật Tái thiết Công nghiệp Quốc gia nhằm tăng tiền lương, giảm giờ làm và chấm dứt mọi hình thức lao động trẻ em. Quan trọng hơn cả là đạo luật này đã công nhận quyền được tổ chức và thỏa thuận tập thể thông qua các đại diện do người lao động lựa chọn. John L.Lewis, thủ lĩnh khéo léo và có tài ăn nói của Liên minh Công nhân ngành Mỏ (UMW) là người hiểu rõ hơn bất kỳ thủ lĩnh lao động nào khác về những điều mà Chính sách Kinh t ế Xã hội mới đã đem lại cho tầng lớp công nhân. Dựa vào sự ủng hộ của Roosevelt, Lewis đã thực hiện một chiến dịch phát triển công đoàn và khiến số thành viên của UMW tăng từ 150.000 người lên tới 500.000 người trong vòng một năm. Lewis cũng liên kết với Liên đoàn Lao động Mỹ (AFL), trong đó, ông là thành viên của Ban Chấp hành, để khởi xướng một cuộc vận động tương tự trong các ngành công nghiệp sản xuất hàng loạt. Nhưng tổ chức AFL, với trọng tâm truyền thống là phục vụ quyền lợi của những công nhân tay nghề cao trong ngành thương mại lại không muốn làm như vậy. Sau một cuộc tranh cãi nội bộ gay gắt, Lewis và một số người khác đã cắt đứt quan hệ với AFL và thành lập ủy ban Tổ chức Công nghiệp (CIO), sau này đổi tên thành Đại hội các Tổ chức Công nghiệp. Việc thông qua Đạo luật Quan hệ Lao động Quốc gia (NLRA) năm 1935 và mối thiện cảm của ủy ban Quan hệ Lao động Quốc gia đã trao cho CIO sức mạnh và quyền tự quyết bên cạnh Chính quyền Liên bang.
- Những mục tiêu đầu tiên của CIO là các ngành công nghiệp ôtô và thép vốn nổi tiếng vì thái độ bài xích các tổ chức công đoàn. Vào cuối năm 1936, một loạt các cuộc bãi công do Liên đoàn Công nhân Ôtô dưới thời Walter Reuther lãnh đạo đã bùng nổ ở các nhà máy của công ty General Motors ở Cleveland, Ohio và ở Flint, bang Michigan. Chẳng bao lâu sau, 135.000 công nhân đã tham gia bãi công và hoạt động sản xuất của GM đã bị đình đốn. Cùng với sự ủng hộ của thống đốc bang Michigan, việc giải quyết các yêu cầu trong cuộc biểu tình đã được tiến hành vào năm 1937. Cho tới tháng 9 năm đó, Liên đoàn Công nhân ôtô đã có thỏa thuận với 400 công ty trong ngành công nghiệp ôtô, nhằm đảm bảo cho người lao động có mức tiền lương tối thiểu là 75 xu cho một giờ lao động và mỗi tuần họ chỉ phải làm việc 40 giờ. Trong sáu tháng đầu tiên sau khi được thành lập, ủy ban Tổ chức Công nhân ngành Thép (SWOC) do người tuỳ tùng của Lewis là Philip Marrey lãnh đạo đã thu hút được 125.000 thành viên. Công ty thép lớn nhất của Mỹ, U.S. Steel, nhận thức được rằng thời thế đã thay đổi, và cũng đã thỏa hiệp với SWOC vào năm 1937. Cùng năm đó, Tòa án Tối cao đã duy trì tính chất hợp hiến của NLRA. Hệ quả là các công ty nhỏ hơn vốn có truyền thống chống đối các tổ chức công đoàn, thậm chí còn bài xích mạnh hơn cả các công ty lớn, cuối cùng cũng đã nhượng bộ. Dần dần, các ngành công nghiệp khác như cao su, dầu mỏ, điện tử và dệt may,
- cũng tuần tự thỏa hiệp với các tổ chức công đoàn. Sự lớn mạnh của lực lượng lao động đã gây ra hai ảnh hưởng lớn có tính dài hạn. Nó trở thành nội dung quan trọng trong tổ chức của Đảng Dân chủ Quốc gia và đã mang lại nhiều lợi ích vật chất cho các thành viên; đồng thời, xóa mờ khoảng cách kinh tế giữa tầng lớp công nhân lao động và tầng lớp trung lưu ở nước Mỹ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sự ra đời và phát triển của Xã hội học
32 p | 3039 | 470
-
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM
15 p | 554 | 196
-
Tiểu luận lịch sử Đảng: Sơ lược về sự ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò của Đảng trong công cuộc hiện đại hóa đất nước
27 p | 766 | 159
-
Hiện trạng và một số tính chất phát triển của dịch vụ tại các thư viện
12 p | 91 | 7
-
Xây dựng tầm nhìn toàn cầu trong nghiên cứu và phát triển khoa học nghiệp vụ sư phạm, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của ngành - Hồ Bá Thâm
9 p | 103 | 6
-
Hướng tới sự phát triển của lâm nghiệp cộng đồng: Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn ở Việt Nam
10 p | 98 | 5
-
Lúa, nữ thần lúa và cái liềm: Sự chuyển dịch của “Các công nghệ lẫn lễ nghi” – Bàn về một vài vấn đề tôn giáo gắn với sự phát triển nông nghiệp của người Bru-Vân Kiều ở Quảng Trị
13 p | 41 | 4
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông các tỉnh miền núi phía Bắc
4 p | 15 | 3
-
Trang bị kĩ năng mềm cho sinh viên Đại học Quảng Nam – yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững của giáo dục đại học
7 p | 12 | 3
-
Tiếp cận quan điểm của Marshall McLuhan về vai trò của phương tiện truyền thông đối với sự phát triển của xã hội trong kỷ nguyên 4.0
13 p | 23 | 3
-
Vai trò đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh phục vụ phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho tỉnh Quảng Ninh
6 p | 35 | 3
-
Phát triển làng nghề ở tỉnh nam định trong thời kì công nghiệp hoá
11 p | 38 | 3
-
Bình đẳng giới ở Việt Nam - Nhìn từ sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ
6 p | 47 | 3
-
Những chặng đường phát triển của ngành giáo dục tỉnh Bình Dương (1945-2014)
10 p | 56 | 3
-
Ebook Lịch sử phát triển phụ nữ tỉnh Hà Nam (1930-2000): Phần 1
86 p | 6 | 2
-
Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
8 p | 90 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển khu công nghiệp điển hình ở Đồng bằng sông Cửu Long
7 p | 60 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn