intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận lịch sử Đảng: Sơ lược về sự ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò của Đảng trong công cuộc hiện đại hóa đất nước

Chia sẻ: Bluesky_12 Bluesky_12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

765
lượt xem
159
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tiểu luận tìm hiểu về sự ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như vai trò của Đảng đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng có vai trò rất quan trọng, nhất là trong thời bình cần phải xây dựng Đảng vững chắc để góp phần bảo vệ, phát triển đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận lịch sử Đảng: Sơ lược về sự ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò của Đảng trong công cuộc hiện đại hóa đất nước

  1. TRUỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 KHOA TRIẾT BỘ MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG ************** TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG Đề tài: Sơ lược về sự ra đời và phát triển của Đảng cộng sản Việt Nam và vai trò của đảng trong công cuộc hiện đại hóa đất nước Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : V ũ Văn Hoàng Lớp : CKT42 MSSV : CKT42.22 Hà Nội 3 /2008
  2. Lời nói đầu Trong bài tiểu luận em có sử dụng các tài liệu tại các website : Tạp chí đảng cộng sản Việt Nam : http://www.tapchicongsan.org.vn Từ điển trực tuyến : http://vi.wikipedia.org/ Website của tỉnh Nam Định: http://www.namdinh.gov.vn/ 1. Sơ lược về sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại a) biểu cộng sản Việt Nam họp từ ngày 9 tháng 1 năm 1930 đ ến ngày 7 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương (Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng; thành viên từ một nhóm thứ ba tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp có mặt). Hội nghị hợp nhất này diễn ra tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long (Kowloon) từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ. Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng (Nguyên Thiệu và Châu Vǎn Liêm) và 2 đ ại biểu ở nước ngoài (có Nguyễn Ái Quốc, đại biểu củ a Quốc tế Cộng sản). Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng như: Chính cương vắn tắt, Sách lược, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi. Ngày 24 tháng 2 năm 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp tại Hồng Kông b) tháng 10 năm đó, tên của đảng này đ ổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương theo yêu cầu của Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) và Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên. Vừa ra đời, Đảng đ ã lãnh đạo phong trào nổi dậy 1930-1931, c) nổi bật là Xô-viết Nghệ Tĩnh. Phong trào này bị thất bại và Đảng Cộng sản Đông Dương bị tổn thất nặng nề vì khủng bố trắng của Pháp. Năm 1935, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I được bí mật tổ d) chức tại Ma Cao nhằm củng cố lại tổ chức đảng, thông qua các điều lệ, bầu Ban chấp hành Trung ương gồm 13 ủy viên. Đồng thời, một đại hội của Cộng sản Quốc tế thứ ba tại Moskva e) đã thông qua chính sách dùng mặt trận dân tộc chống phát xít và chỉ
  3. đạo những phong trào cộng sản trên thế giới hợp tác với những lực lượng chống phát xít bất kể đ ường lối của những lực lượng này có theo chủ nghĩa xã hội hay không để bảo vệ hòa bình chứ chưa đặt nhiệm vụ trước mắt là lật đổ chủ nghĩa tư b ản. Việc này đòi hỏi Đảng Cộng sản Đông Dương phải xem các chính đảng dân tộc tại Đông Dương là đồng minh. Đảng đã tạm bỏ khẩu hiệu "đánh đổ đế quốc Pháp" và "t ịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày" mà lập Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương. f) Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương lại đàn áp mạnh tay, Đảng đ ã chuyển hướng, coi giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu và lập ra Mặt trận Việt Minh. Thông qua mặt trận này, Đảng đ ã lãnh đạo nhân dân giành chính quyền tại Việt Nam, được biết đến với tên gọi Cách mạng tháng Tám. Ngày 11 tháng 11 năm 1945 Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên g) bố tự giải tán để giấu sự liên hệ cộng sản với nhà nước mới thành lập, lấy tên gọi mới là Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương, mọ i hoạt động công khai của đảng từ đây đều thông qua Mặt trận Việt Minh. Các Tổng Bí thư (Bí thư Thứ nhất) h) Họ tên Thời gian giữ chức Ghi chú Trần Phú 10/1930-4/1931 Chỉ được công nhận gần đây, qu ãng từ năm Lê Hồng Phong 3/1935đến 6/1936 2000 trở đi Chỉ được công nhận gần đây, qu ãng từ năm Hà Huy Tập 7/1936 đến 3/1938 2000 trở đi Nguyễn Văn Cừ 3/1938 đến 1/1940 Quyền Tổng Bí thư từ tháng 11/1940 Trường Chinh 5/1941 đến 9/1956 Thôi giữ chức sau Hội nghị Trung ương về vấn đề sửa sai cải cách ruộng đất 9/1960-12/1976: Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn 9/1960 đến 7/1986 12/1976 -7/1986: Tổng Bí thư (đến lúc mất)
  4. Trường Chinh 7/1986 đến 12/1986 Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh 12/1986 đ ến 6/1991 Tổng Bí thư Đỗ Mười 6/1991 đến 12/1997 Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu 12/1997 đ ến 4/2001 Tổng Bí thư Các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc i) Số đảng Đại hội Đại Thời gian Số đại biểu Sự kiện Địa điểm biểu toàn quốc viên 27 - 31/ Ma Cao Lần thứ nhất 13 600 (Trung Quốc) 3/1935 158 (53 dự 11 - Lần thứ hai Khởi xướng Cải cách ruộng đất Tuyên Quang 766.349 khuyết) 19/02/1951 Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền 525 (51 dự 05 - 12/ Lần thứ ba Hà Nội Bắc, tiến hành cách mạng vào miền 500.000 khuyết) 9/1960 Nam 14 - Lần thứ tư Hà Nội Đại hội đầu tiên sau thống nhất 1008 1.550.000 20/12/1976 27 - 31/ Lần thứ năm Hà Nội 1033 2.127.000 3/1982 15 - Lần thứ sáu Hà Nội Khởi xướng chính sách đổi mới 1129 2.909.613 18/12/1986 24 - 27/ Lần thứ bảy Hà Nội 1176 4.155.022 6/1991 28 - 01/ Lần thứ tám Hà Nội 1198 5.130.000 7/1996 19 - 22/ Lần thứ chín Hà Nội 1168 6.465.055 4/2001 18 - 25/ Lần thứ mười Hà Nội 1176 7.435.665 4/2006
  5. 2. Vai trò của đảng trong công cuộc hiện đại hóa đất nước Trong sự nghiệp đổi mới, khi thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thấy cần và có thể rút ngắn thời gian bằng những b ước nhảy vọt xen lẫn những bước tuần tự. Đảng ta đã đ ề ra chủ trương: tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Sau 20 năm đổi mới thế và lực của đất nước ta đã mạnh hơn nhiều, tuy "từng bước phát triển" nhưng một số thành phần của kinh tế tri thức như công nghệ thông tin, internet, điện thoại di động... trong giai đoạn 2001 - 2005 đã phát triển khá nhanh. Nhiều nước phát triển như Trung Qu ốc, Hàn Qu ốc, Phần Lan, Ấn Độ... biết kết hợp phát triển kinh tế tri thức đều đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Do đó, tranh thủ thời cơ mà bối cảnh quốc tế tạo ra, kết hợp nội lực với các thuận lợi bước đầu về phát triển kinh tế tri thức, Đảng ta đ ã đề ra đường lối: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức". a) Phát triển kinh tế tri thức là một xu thế tất yếu : Lao động sản xuất bao giờ cũng phải dựa vào tri thức, chỉ khác nhau ở mức độ nhiều hay ít. Kinh tế nông nghiệp, khởi đầu cách đây kho ảng mười ngàn năm, phải dựa nhiều vào hiểu biết về canh tác, chăn nuôi, thời tiết... tức là những tri thức cơ bản về nông nghiệp. Nhưng lúc đó đất đai, lao động thủ công lại quan trọng hơn, nên tri thức chỉ đóng vai trò thứ yếu. Đến khoảng giữa t hế kỷ XVIII, kinh tế công nghiệp cơ giới xuất hiện và phát triển mạnh, dựa vào các tri thức cơ học cổ điển để chế tạo ra máy móc cơ khí phục vụ sản xu ất. Nhưng để hình thành đ ược thị trường hàng hóa của kinh tế công nghiệp cổ điển thì tài nguyên và vốn (tư bản) lại quan trọng hơn nên tri thức cơ học cổ điển cũng chỉ có vai trò thứ yếu. Đến khoảng giữa thế kỷ XX, kinh tế công nghiệp cổ điển hết tiềm năng phát triển và bắt đầu suy thoái, vì tài nguyên trở nên cạn kiệt, ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, chiến tranh hủy diệt đe dọa thường xuyên... Trong b ối cảnh đó cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại xuất hiện và phát triển bùng nổ, dựa trên những khối tri thức khổng lồ, rất mới và vô cùng phong phú về thế giới vật chất vĩ mô và vi mô, với thuyết tương đố i và thuyết lượng tử. Lực lượng sản xuất mới được hình thành d ựa trên nguồn lực chủ yếu là tri thức, tạo nên hệ thống công nghệ cao với máy móc thông minh mà điển hình là máy tính đ iện tử (máy điện toán) mô phỏng não người. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất mới này đ ã dẫn tới một hình thái kinh tế mới. Đó là một nền kinh tế trong đó việc sáng tạo tri thức, sự lan truyền và quảng bá nhanh tri thức đưa vào ứng dụng là đ ộng lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, tạo ra của cải, tạo ra việc làm cho tất cả các ngành kinh tế. Nhà kinh tế học P.F.Durker gọi đó là: “nền kinh tế tri thức” và tên gọi này hiện nay đã trở thành phổ biến với việc sử dụng chính thức của Ngân hàng Thế giới. Trong nền kinh tế mới, kinh tế tri thức sản xu ất chủ yếu dựa vào ngu ồn lực tri thức. Tài nguyên và vốn dù quan trọng vẫn chỉ giữ vai trò thứ yếu. Như vậy, trong tiến trình lịch sử phát triển của nhân loại con người là động vật duy nhất có năng lực sáng tạo tri thức, do đó biết lao động sản xuất và tiến dần tới nền kinh tế dựa vào tri thức là chính. Bởi vậy, kinh tế tri thức là một lịch sử tất yếu.
  6. Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, khoảng từ giữa thế kỷ XX, dựa trên những tri thức sáng tạo, đi sâu vào thế giới vĩ mô và thế giới vi mô, dẫn tới sự phát minh ra các máy móc, thuộc lo ại ho àn toàn mới, gọi là máy móc thông minh. Điển hình là máy điện toán, mô phỏng đ ược những chức năng chủ yếu của não người: biết nhớ, biết tính toán kể cả các b ài toán rất phức tạp, biết thực hiện các lệnh, biết tư vấn cho người dùng trong một số việc..., đóng vai trò chính trong các hệ tự động hóa to àn phần của sản xuất và trong các mạng thông tin toàn cầu. Máy móc thông minh kết hợp với tri thức sáng tạo trở thành nguồn lực của các công nghệ cao như: công nghệ thông tin ho ặc công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến - nano..., trong đó công nghệ thông tin và truyền thông giữ vai trò dẫn đầu. Hệ thống công nghệ cao là cốt lõi của lực lượng sản xuất mới. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất mới đ ã thú c đẩy hình thành nền kinh tế tri thức trong nửa sau của thế kỷ XX. b) Những quan điểm, nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức: Kinh tế tri thức bắt đầu xuất hiện vào những năm 60 - 70 của thế kỷ trước tại các nước công nghiệp phát triển cao. Lúc đó tại những nước này công nghiệp hiện đại công nghệ cao đ ã chiếm tỷ trọng với số lao động tri thức đã vượt trên 50% tổng số lao động. Trong bối cảnh to àn cầu hóa thế giới, một số nước đang phát triển, tuy chưa có công nghiệp hiện đại, công nghệ cao nhưng biết chủ động hội nhập kinh tế, tranh thủ tiếp thu công nghệ cao trên cơ sở nguồn nhân lực thích hợp, thì vẫn có thể bước đầu phát triển kinh tế tri thức. Nước ta, tuy còn ở trong nền kinh tế nông nghiệp và là nước đang phát triển thu nhập thấp, nhưng biết phát huy đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có năng lực tiếp thu và ứng dụng các công nghệ cao, qua chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, vẫn có thể có cơ hội rút ngắn thời gian để tiến nhanh hơn. Muốn vậy, phải đồng thời tiếp thu công nghệ cao của phát triển kinh tế tri thức và vận dụng ngay vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong các lĩnh vực cần thiết. Ví dụ phát triển các phần mềm hệ điều hành máy, có thể đem ứng dụng với sự điều chỉnh hợp lý, vào các máy trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực tế cho thấy khi chúng ta phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, in-tơ- nét, mạng viễn thông kỹ thuật số, điện thoại di động..., tức là phát triển một số bộ phận của kinh tế tri thức thì mặc nhiên thúc đẩy hiện đại hóa, ở trình đ ộ cao, nhiều lĩnh vực của công nghiệp và xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ. Do đó việc kết hợp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức vừa là cơ hội, vừa là yêu cầu trong đổi mới. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: Tranh thủ thời cơ thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọ ng của nền kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại. Như vậy, lý luận và thực tiễn là căn cứ vững chắc để xây dựng đ ường lối đúng đắn, tranh thủ thời cơ, rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. c) Theo kinh nghiệm của nhiều nước, phát triển kinh tế tri thức phải tập trung nguồn lực vào bốn hướng chính sau đây
  7. Thứ nhất, Nhà nước phải xây dựng thể chế xã hội và chính sách kinh tế năng động, rộng mở, khuyến khích sáng tạo và ứng dụng có hiệu quả những tri thức mới. Thúc đẩy kinh doanh, tác động cho nở rộ doanh nghiệp mới làm ăn phát đạt. Phải tạo dựng một nền hành chính có hiệu quả, tránh phiền hà, tham nhũng. Giảm mạnh các chi phí hành chính, góp phần tăng sức cạnh tranh. Thứ hai, đào tạo nguồn nhân lực tài năng sáng tạo, biết phối hợp và chia sẻ ứng dụng những thông tin, tri thức thành sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Thứ ba, xây dựng một hệ thống đổi mới hiệu quả bao gồm: các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức tư vấn và các tổ chức khác liên kết, trao đổi thông tin, tri thức với nhau theo những mục tiêu đã xác định. Họ phải thường trực tiếp cận cá c kho thông tin, tri thức của thế giới được liên tục chất đầy, để tích cực "tiêu hóa" chúng và thích nghi hóa cho các nhu cầu của mình và từ đó sáng tạo ra công nghệ cao mới. Thứ tư, tích cực xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển ngành công nghệ cao dẫn đầu này. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá, phổ biến và sáng tạo tri thức. d) Bốn hướng trên đây thường được xem như bốn trụ cột xây dựng kinh tế tri thức mà lãnh đạo nhà nước phải chỉ đạo mới có thể thành công Căn cứ vào các chỉ số đánh giá về mức phát triển kinh tế tri thức của Ngân hàng thế giới, nếu so sánh nước ta với nhóm các nước công nghiệp phát triển cao (OECD) thì nước ta có một số ít chỉ số đạt khá như tăng trưởng GDP hằng năm, chỉ số phát triển con người (HDI), vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI)... Nhưng nhìn chung vẫn còn thấp kém so với nhiều nước trên thế giới và khu vực, nhất là chỉ số phát triển nguồn nhân lực, phát triển và đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao, tăng sức cạnh tranh, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông... Bảng d ưới đây trình bày một số chỉ số công nghệ thông tin và truyền thông trong một số năm qua. Bảng các chỉ số công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) 2001 2003 2005 Th áng 5 Năm 2007 năm 2007 Các chỉ số ICT (dự kiến) Số vi tính/1000 dân 8.9 9.85 >11 ... ... Số điện thoại/100 dân 4.18 9.19 19 43 42 Trong đó số đthdđ/100 dân 0.99 2.34 9.5 32 30 Số TV/100 dân 180 185 190 >200 ... Tỷ lệ số người sử dụng In-ter-net ... ... 4.3 12.9 22.0 18.96 Những số liệu trên đây cho thấy, tuy còn ở trình đ ộ thấp, kinh tế tri thức ở nước ta đ ã phát triển tương đối khá. Từ cuối năm 2006 sang năm 2007 bắt đầu thực hiện đ ường lối "đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức", các thành phần của kinh tế tri thức đã phát triển khá. Theo kết quả đánh giá chỉ số kinh tế tri thức của Ngân hàng thế giới năm 2006 nước ta đạt mức 2.69/10, sang năm 2007 tăng thêm 15% và đạt 3.10/10, nghĩa là nền kinh tế nước ta đã hòa quyện các yếu tố của kinh tế tri thức tới 31%. Với đ à phát triển như hiện nay và cao hơn, tới năm 2020 kinh tế tri thức với công nghiệp công nghệ cao hiện đại sẽ trở thành chủ yếu.
  8. Thực hiện thành công đường lối nêu trên của Đại hội X, chúng ta nhanh chóng vượt qua kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tiếp cận ngay với công nghiệp có trình đ ộ hiện đại cao của kinh tế tri thức. Như vậy, đã rút ngắn đáng kể đ ược thời gian và bắt kịp nhịp của thời đại. e) Các giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức: Vấn đề q uan trọng hàng đầu là, chúng ta phải chủ động phát huy năng lực sáng tạo tri thức ở trong nước, đồng thời phải biết tranh thủ cơ hội tiếp thu tri thức của thế giới toàn cầu hóa. Thực vậy, trong điều kiện chưa có đủ nguồn lực để phát triển kinh tế tri thức lên ngay trình đ ộ cao, ta phải coi trọng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm đẩy mạnh hợp tác về công nghệ cao trong nhiều lĩnh vực, trên cơ sở cùng có lợi. Qua hội nhập và hợp tác cùng với việc gửi đi nâng cao trình độ ở nư ớc ngoài, các chuyên gia Việt Nam từng bước trưởng thành, có thể chủ động trong ứng dụng các công nghệ cao và tiến tới sáng tạo tri thức mới rất cần thiết cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở trình đ ộ cao. Nhiều ví dụ trong công nghiệp điện tử, trong thiết lập mạng viễn thông quốc gia, trong công nghiệp chế biến nông sản phẩm, trong chế tạo trang thiết bị cơ - điện tử... đ ã cho thấy kết quả tốt và đạt b ước tiến nhanh rõ rệt. Để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh, nông nghiệp phải gắn kết với phát triển ứng dụng tri sáng tạo mới, cụ thể là: phải chuyển giao tri thức về công nghệ sinh học, tri thức về giống cây, con chất lượng và năng su ất cao, về canh tác và chăn nuôi hiện đại cho nông dân. Đồng thời phải cung cấp tri thức về tổ chức sản xuất gắn với thị trường và về xây dựng nông thôn mới và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong mọi hoạt động hiện đại hóa nông nghiệp. Trong công nghiệp và xây d ựng thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ gắn kết thuận lợi với phát triển kinh tế tri thức vì công nghiệp trong kinh tế thị trường là rất hiện đại dựa vào các công nghệ cao. Trước hết công việc thiết kế của công nghiệp và xây d ựng ở mọi cấp phải chuyển nhanh từ thiết kế thủ công sang thiết kế d ùng máy tính sẽ rất chính xác và nhanh chóng, tranh thủ khai thác các phần mềm thiết kế và thư viện các thiết kế sẵn có. Ngành chế tạo cũng phải chuyển nhanh sang sử dụng máy thông minh có "nhúng" máy điện toán tự động hóa ho àn toàn hoặc robot, hoặc các dây chuyền máy tự động hóa toàn phần. Việc tiếp thu nắm vững công nghệ cao trong công nghiệp và xây dựng sẽ là điểm tựa để chúng ta có thể sáng tạo thêm nhiều tri thức mới trong lĩnh vực này. Chúng ta bước đầu đ ã đạt được một số kết quả khích lệ trong hiện đại hóa nền công nghiệp và xây dựng kết cầu hạ tầng. Nhưng nhìn chung vẫn còn tụt hậu về công nghiệp công nghệ cao. Gần đây, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), số dự án công nghệ cao đ ã tăng nhanh với vốn đầu tư lớn hứa hẹn triển vọng tốt. Dịch vụ là một lĩnh vực rất lớn của kinh tế tri thức, có khi chiếm đến trên 70% GDP, bởi vậy gắn kết với phát triển kinh tế tri thức sẽ có thuận lợi đẩy mạnh hiện đại hóa nhanh d ịch vụ ở nước ta. Các ngành d ịch vụ quan trọng như thương mại, tài chính, ngân hàng, du lịch, y tế, giáo dục, pháp luật... bắt buộc phải nhanh chóng chuyển sang ứng d ụng công nghệ thông tin, mạng in-tơ-nét, viễn thông toàn cầu... Thời gian qua một số ngành d ịch vụ nước ta đã có tiến bộ đáng kể trong hiện đại hóa, nhưng nhìn
  9. chung chưa khai thác hết tiềm năng, đáng lý còn có thể đóng góp cho tăng trưởng kinh tế nhiều hơn nữa. Về mặt xã hội có nhiều loại dịch vụ quan trọng cần hiện đại hóa theo hướng kinh tế tri thức. Tuy nhiên, đối với một nước đang phát triển như nước ta, có định hướng xã hội chủ nghĩa, thì cần tập trung vào dịch vụ hành chính điện tử (hoặc chính phủ điện tử). Đây là một cuộc cách mạng thực sự hướng tới chủ nghĩa xã hội, vì nó, nếu được xây dựng đúng đắn và đầy đủ, sẽ khách quan bảo đảm được công khai, minh bạch, không tham nhũng, công bằng, dân chủ, văn minh. Đáng tiếc là thời gian qua có quyết tâm cao, nhưng dùng người chưa đúng nên kết quả yếu kém, cần rút kinh nghiệm để sắp tới làm tốt hơn. Khi đó sẽ có một nền hành chính điện tử đ ược hiện đại hóa nhanh dẫn tới rút ngắn đ ược thời kỳ quá độ. Thời đại chúng ta là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi to àn thế giới bắt đầu từ khoảng đầu thế kỷ XX (1917). Cũng không phải ngẫu nhiên mà cách mạng khoa học công nghệ bùng lên từ khoảng giữa thế kỷ XX dẫn đến sự khởi đầu kinh tế tri thức và trở thành đ ặc trưng của thời đại. Phải chăng đây là phản ánh mối quan hệ biện chứng tất yếu giữa khoa học và cách mạng, cơ bản tương tự như những lần biến động thay đổi hình thái kinh tế - xã hội trước đây, nhưng phức tạp và d ữ dội hơn nhiều. B. Vai trò của Đảng bộ tỉnh Nam Định đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hương công nghiệp hóa , hiện đại hóa của tỉnh 1. Sơ lược về tình hình của tỉnh ta Nói đến Nam Định là nói đến mảnh đất Xứ Nam, quê hương nhà Trần, lẫy lừng hào khí Đông A - "Non sông muôn thuở vững âu vàng". Một mảnh đất có vị thế hết sức đặc biệt trong suốt tiến trình lịch sử Việt Nam . Đó là miền đất văn hiến, "địa linh, nhân kiệt", nơi sinh dưỡng biết bao trạng nguyên, khôi nguyên và nhiều trí thức làm rạng danh non sông đất nước; một vùng văn hoá đặc sắc, hoà quyện và đan xen văn hoá biển và văn hoá châu thổ , văn hoá bác học và văn hoá dân gian. Mảnh đất Xứ Nam đất hẹp người đông, đ ầu sóng ngọn gió ấy đang vươn lên hội nhập vào xu thế phát triển của đất nước và thời đại. Lịch sử hình thành vùng đất Nam Định a) Nằm ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Nam Định có diện ích tự nhiên 1641,3 km2 , b ằng khoảng 0 ,5% diện tích cả nước. Tỉnh Nam Định phía đông giáp tỉnh Thái Bình, phía tây giáp Ninh Bình, phía nam và đông nam giáp biển Đông, phía bắc giáp tỉnh Hà Nam. Là mảnh đất nằm giữa hai con sông lớn: sông Hồng và sông Đáy tạo nên địa giới tự nhiên giữa Nam Định với hai tỉnh Thái Bình, Ninh Bình. Sông Đào phân chia Nam Định thành hai vùng Nam - Bắc. Sông Ninh Cơ, sông Sò là giới hạn các huyện trong tỉnh. Nam Định có bờ biển dài 72 km, vùng kinh tế giàu tiềm năng có khả năng triển khai, thực hiện nhiều đề án phát huy thế mạnh kinh tế biển của tỉnh. Theo các công trình nghiên cứu khoa học, miền đất Nam Định hình thành cách đây khoảng 70 triệu năm do ảnh hưởng tạo sơn thời kỳ Đại Tân Sinh, nâng ghềnh phía nam sông Hồng cao lên, biển Đông lùi dần và từng bước hình thành vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Dấu tích các loại động - thực vật có ở vùng biển và những hoá
  10. thạch tìm thấy trong lòng đất cho thấy: đ ây là vùng đất màu mỡ, phì nhiêu , tạo cơ hội cho con người quần tụ thành cộng đồng đông vui và khá sầm uất. Mảnh đất Nam Định được chia thành hai vùng tự nhiên. Phía tây bắc trước đây là những ô trũng thường bị ngập úng quanh năm và có một số đồi núi đứng chơ vơ: núi Gôi (Côi Sơn), núi Ngăm (Trang Nghiêm), núi Nề (Thanh Nê), núi Hồ (Hồ Sơn), núi Tiên Hương, núi Phương Nhi, núi Ngô Xá, núi Mai Sơn thuộc hai huyện Vụ Bản, ý Yên. Đồi núi của Nam Định không cao và có dòng chảy của khe ngòi liền kề tạo nên cảnh non nước hữu tình. Non Côi - sông Vị là biểu tượng của Nam Định được cả nước biết đến. Phía nam tỉnh được phù sa sông Hồng, sông Đáy bồi đắp nên miền đất này tương đối bằng phẳng, phì nhiêu. Song để làm nên vù ng non nước hữu tình, mồ hôi, nước mắt và cả máu của biết bao thế hệ người dân đã đổ xuống nơi đây để quai đê, ngăn mặn, khai phá sông ngòi, đào ao , vượt thổ tạo nên vùng đồng quê trù phú . Từ xa xưa, người nguyên thuỷ từ trên miền núi cao đã di cư xuống vùng đồng bằng do biển lùi dần về phía nam. Các dấu vết con người ở đây được xác định thuộc hậu thời kỳ đồ đá mới hoặc sơ kỳ thời đồ đồng cách đây chừng 5.000 năm. Công cuộc di cư và những tiến bộ trong trồng trọt, chăn nuôi, khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối,... đã tạo nên làng, ấp . Dần dà, d ân cư đến quần tụ tại vùng đất này ngày một đông, góp phần hình thành cộng đồng cư dân có chung mục đích, đoàn kết, hợp sức đấu tranh với thiên nhiên. Vì thế, cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên của người dân nơi đây là bản anh hùng ca của nhiều thế hệ kế tiếp nhau , làm phong phú thêm nét đẹp truyền thống văn hoá làng, xã, tuy bình dị nhưng giàu tính nhân văn và liên tục phát triển. Mảnh đất địa linh, nhân kiệt b) Nam Định là mảnh đất "địa linh, nhân kiệt", nơi phát tích của triều Trần (thế kỷ XIII - XIV) và sinh dưỡng nhiều danh nhân, d anh sĩ, võ tướng mà tên tuổi và sự nghiệp của họ đã được sử sách ghi công, nhân dân tôn thờ mà nổi bật nhất là Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Nam Định là đất văn hiến, có truyền thống hiếu học, với trường thi đ ược lập từ thời Lê ở làng Năng Tĩnh. Trong chế độ khoa bảng thời phong kiến, Nam Định có 5 trạng nguyên, 3 bảng nhãn, 3 thám hoa, 14 hoàng giáp, 62 tiến sĩ và phó bảng, riêng làng cổ Hành Thiện có 91 vị đỗ đại khoa và cử nhân. Trong đó, nổi danh là Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Đào Sử Tích, Vũ Tuấn Chiêu , Trần Văn Bảo, Trần Bích San,... Với bản chất lao động cần cù, cùng truyền thống đoàn kết, nhân dân Nam Định đã chinh phục thiên nhiên. Truyền thống đó ngày càng được hun đúc và phát huy mạnh mẽ mỗi khi đất nước có giặc ngoại xâm. Nam Định cũng là đất thượng võ, thời nào cũng có tướng sĩ tài giỏi. Đời Trần, nhân dân Nam Định đã góp phần ba lần đánh thắng đế quốc Nguyên - Mông. Thời thuộc Minh, nhân dân đã ủng hộ nghĩa quân của Trần Triệu Cơ đánh thắng trận Bồ Đề, buộc tướng Mộc Thạnh tháo chạy về thành Cổ Lộng. Trong khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo, người dân Nam Định đã bí mật liên hệ với nghĩa quân giết giặc, cứu nước. Đặc biệt, với nghề rèn truyền thống, người dân Vân Chàng đã ngày đêm rèn vũ khí cho nghĩa quân. Ở Cổ Lộng - Chuế Cầu (ý Yên), nhân dân còn tham gia nghĩa quân Lam Sơn đánh thành Cổ Lộng giúp nghĩa quân tiến quân lên phía bắc tiêu diệt giặc Minh.
  11. Khi nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy kéo quân ra Bắc, người Nam Định đã tích cực tham gia lập phòng tuyến Tam Điệp góp phần làm cuộc thần tốc đánh đuổi giặc Thanh, giải phóng kinh thành Thăng Long. Dưới triều Nguyễn, do chính sách cai trị hà khắc khiến nhân dân khổ cực, người dân Nam Định đã hợp sức nổi dậy chống lại quan quân triều đình Huế. Trong đó , tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của nông dân do Phan Bá Vành chỉ huy. Khi giặc Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) xâm lược nước ta, Phạm Văn Nghị đã tập hợp nghĩa sĩ Nam Định tiến vào Nam diệt thù . Thực dân Pháp đánh phá Bắc Kỳ và Nam Định, đ ề đốc Lê Văn Điểm, án sát Hồ Bá Ôn đã chỉ huy quân chiến đấu ngoan cường bao vây quân địch. Phong trào Cần Vương được nhân dân trong tỉnh hưởng ứng, trong đó có cuộc nổi dậy ở Nam Trực do cụ Nghè Giao Cù Hữu Lợi và cụ Vũ Đình Lục (Chỉ Sáu) chỉ huy. Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp câu kết với chế độ phong kiến tay sai ra sức khai thác, vơ vét tài nguyên, áp bức, bóc lột nhân dân ta thậm tệ. Trong đó , thực dân Pháp đã xây dựng nhà máy dệt Nam Định lớn nhất Đông Dương, song chính sự ra đời của nhà máy này đã tạo điều kiện khách quan để giai cấp công nhân trong tỉnh hình thành và không ngừng lớn mạnh. Không cam chịu cảnh bần hàn, công nhân, nông dân và một số tầng lớp dân cư đã đoàn kết đấu tranh đòi quyền lợi. Đặc biệt, kể từ khi Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lập cơ sở ở Nam Định (1926 - 1927), phong trào đấu tranh không ngừng lớn mạnh, với mục đích đòi quyền d ân sinh, dân chủ, mang ý thức chính trị và giai cấp rõ rệt. Tháng 6 -1929 , Tỉnh uỷ lâm thời được thành lập và chi bộ Đảng đầu tiên ở Nam Định ra đời, p hong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ từ thành thị đến nông thôn. Nam Định trở thành một trong những trung tâm đấu tranh chống thực dân Pháp và bọn phong kiến mạnh nhất cả nước . Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3 -2-1930 đến nay, d ưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Nam Định đã viết tiếp những trang sử vàng chói lọi về truyền thống chống ngoại xâm và lao động cần cù sáng tạo, xây dựng Nam Định ngày càng đàng hoàng hơn, giàu đẹp hơn. Trên cơ sở địa chất tự nhiên, cùng công sức mà con người đổ c) xuống trên miền đất này đã tạo ra 3 vùng kinh tế trọng điểm: 1) Vùng kinh tế nông nghiệp chuyên trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp cung cấp lương thực cho con người và nguyên vật liệu cho làng nghề. Sản phẩm nổi tiếng của Nam Định là gạo tám, nếp dự... 2) Vùng kinh tế tiểu thủ công - dịch vụ là tụ điểm giao lưu và phát triển ngành nghề, nhất là cơ khí, dệt may, riêng ngành dệt may có bề dày lịch sử hơn 100 năm,... 3) Vùng kinh tế biển là nơi ngư dân khai thác và nuôi trồng, chế biến thuỷ, hải sản, làm muối (đứng đầu khu vực phía Bắc về sản lượng muối). Trong ba vùng kinh tế này, con người liên kết, hợp tác với nhau thành cộng đồng đấu tranh vì một mục đích chung là làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, d ân chủ , văn minh. Vì vậy, nhà sử học Phan Huy Chú đã viết: "Địa thế trấn này rộng, người nhiều , cảnh tột bậc thứ nhất trong 0 4 thừa tuyên . Hai đạo thượng hạ phong vật khác nhau : đạo thượng lịch sự hơn nhưng có vẻ đơn bạc, đạo hạ thì đơn bạc nhưng có phần thực thà,... Tóm lại là nơi tụ khí anh hoa tục gọi là văn nhã, thực là cái bình phong phên chắn của trung đô và là kho tàng của nhà vua..."
  12. 2. Những thành tựu của đảng bộ và chính quyền các cấp và nhân dân trong tỉnh giành được trong năm 2007 Năm 2007 dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng; sự phấn đấu nỗ lực của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, các nhiệm vụ chính trị của tỉnh được tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt và toàn diện. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện, bảo đảm giữ vững nền nếp và nâng cao một bước chất lượng hoạt động. Công tác quán triệt, triển khai, sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách của Nhà nước được tổ chức nghiêm túc, đảm bảo yêu cầu đề ra. Các hoạt động tuyên truyền và công tác giáo dục chính trị tư tưởng được đẩy mạnh với nhiều nội dung và hình thức phong phú có tác dụng thiết thực trong Đảng và nhân dân. Công tác cán bộ được coi trọng ở tất cả các khâu; đã ban hành Nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý từ nay đến 2015 và những năm tiếp theo. Việc kiện toàn tổ chức và đề bạt, bổ nhiệm cán bộ được chỉ đạo kịp thời, bảo đảm đúng quy trình, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp đã có chuyển biến rõ rệt về nhận thức cũng như trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra theo Điều 30 Điều lệ Đảng và chương trình kiểm tra của Ban Bí thư; chủ động triển khai nhiệm vụ kiểm tra, giám sát trên tất cả các lĩnh vực, góp phần tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Công tác dân vận được tăng cường, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" được triển khai sâu rộng, gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị và chương trình công tác của các địa phương, đơn vị, bước đầu đã đạt được một số kết quả thiết thực, tạo được sự tin tưởng phấn khởi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các chương trình công tác trọng tâm và nghị quyết của Tỉnh uỷ đã được quán triệt nghiêm túc, từng bước được cụ thể hoá, các địa phương, đơn vị tập trung tổ chức thực hiện đạt kết quả cao, tạo điều kiện thuận lợi cho những năm sau. Kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển. Tốc độ tăng trưởng (GDP) đạt 11,5%, cao nhất từ trước tới nay. Có 12/13 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; còn 1 chỉ tiêu không đạt kế hoạch nhưng phù hợp với xu thế phát triển trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Sản xuất công nghiệp tăng 25,04%, thương mại - dịch vụ tăng 19%, đầu tư xây dựng tăng 17% so với năm 2006, các ngành sản xuất chủ yếu đều phát triển tốt. Các khu, cụm công nghiệp đã thu hút thêm 70 dự án đầu tư. Đã tập trung lãnh đạo xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và xúc tiến đầu tư phát triển; ký kết với 7 tập đoàn kinh tế quốc gia và tổ chức hội nghị với một số doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh để thu hút đầu tư. Các ngành trong lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục phát triển mạnh. Sự nghiệp giáo dục có nhiều cố gắng; vẫn là 1 trong những tỉnh dẫn đầu toàn ngành và đặc biệt đã đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi trong nước và quốc tế. Th ực hiện có kết quả Nghị quyết 05 của Chính phủ về xã hội hoá các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao. Tạo việc làm cho trên 37000 lượt người, đào tạo, đào tạo nghề cho hơn 14700 người, làm tốt chính sách xã hội, chính sách với người có công. Công tác quốc phòng, an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết ổn định tình hình an ninh ở một số nơi có khiếu kiện đông người. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải phóng mặt bằng được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Việc khiếu kiện phức tạp vượt cấp, kéo dài đã giảm... Trong chỉ đạo, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của Trung ương; thực hiện tốt quy chế làm việc và nguyên tắc tập trung dân chủ; đoàn kết thống nhất, tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo; chỉ đạo toàn diện và có trọng tâm, trọng điểm; bình tĩnh, kiên quyết xử lý những vụ việc phức tạp; tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống. Các kết quả quan trọng đạt được trong năm 2007 là do các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh đồng thuận trong nhận thức và hành động, thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ. Có sự quan tâm tạo điều kiện, giúp đỡ tích cực và hiệu quả của Đảng, Nhà nước, của các bộ, ngành Trung ương... Đó là những nhân tố quan trọng để Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh có thêm sức mạnh, vượt qua khó khăn giành được thắng lợi toàn diện trên các lĩnh vực. Năm 2007 6 tháng Năm Ước tính KH 2006 năm 6 tháng 1. Tốc độ TSP (GDP) - % 9,15 11,5-12 9,10 2. Tốc độ tăng GTSX nông lâm nghiệp và thuỷ sản - % 5,95 3,5 2,24
  13. - SL lương thực có hạt – 1000 tấn 565,6 950 542,7 - Sản lượng thuỷ sản – 1000 tấn 30,9 70 34,6 3. Tốc độ tăng GTSX công nghiệp - % 22,6 25 21,8 4. Tốc độ tăng GTSX dịch vụ - % 8,55 9-10 8,7 5. Tổng trị giá hàng xuất khẩu - Triệu USD 62,2 155 76,8 6. Tổng vốn đầu tư phát triển - Tỷ đồng 2096,5 4958,5 2326,5 7. Tổng thu từ NS trên địa bàn - Tỷ đồng 330,6 754 398 2. Những hạn chế của đảng bộ và chính quyền các cấp và nhân dân trong tỉnh giành được trong năm 2007 Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiệm vụ còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Việc triển khai công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát ở một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa đồng bộ, kịp thời, hiệu quả còn hạn chế. Vai trò, chức năng lãnh đạo, ý thức trách nhiệm của một số tổ chức đảng và một bộ phận cán bộ, đảng viên còn yếu; năng lực điều hành của một số chính quyền cơ sở chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ. Hoạt động của một số đoàn thể ở cơ sở còn yếu, thu hút tập hợp đoàn viên, hội viên còn thấp, chưa thể hiện rõ vai trò trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã h ội và giải quyết các vụ việc phức tạp nổi cộm ở địa phương, đơn vị. Thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" ở một số nơi còn hình thức, chất lượng chưa cao. Kinh tế tăng trưởng khá, nhưng một số lĩnh vực phát triển ch ưa vững chắc. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thấp; chưa xây dựng đ ược nhiều thương hiệu sản phẩm có uy tín trên thị trường. Hiệu quả công tác phân cấp quản lý ch ưa cao. Công tác cải cách hành chính ở một số cơ quan, đơn vị chưa tích cực. Chỉ đạo, thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo, thu hồi đất để giải phóng mặt bằng ở một số nơi còn yếu. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, việc làm, đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn. Tệ nạn xã hội tuy đã giảm nhưng vẫn còn bức xúc. Những biểu hiện ti êu cực trong phát ngôn, lợi dụng dân chủ để khiếu kiện trong khi các cơ quan chức năng đã giải quyết đúng quy định của Nhà nước vẫn còn diễn ra ở một số nơi, gây dư luận xấu trong cán bộ và nhân dân. Những hạn chế, yếu kém ở một số đơn vị đã đ ược tập trung khắc phục và giải quyết song có việc còn chậm, có việc chưa kiên quyết... Phương hướng, mục tiêu và những giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ năm 2008 của 3. Đảng bộ và nhân dân tỉnh ta Phát triển công nghiệp - tiền đề quan trọng chuyển đổi cơ cấu a) kinh tế tỉnh Nam Định Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (2001 - 2005 ), trong những năm qua, ngành công nghiệp đã khởi sắc, đ ạt được thành tích đáng khích lệ, giá trị sản xuất công nghiệp năm sau cao hơn năm trước. "Có được kết quả như ngày hôm nay là sự nỗ lực không ngừng của tập thể lãnh đạo, với tinh thần đoàn kết, đồng thuận của nhân dân từng bước đưa ngành công nghiệp Nam Định phát triển". Nam Định là một tỉnh có nền công nghiệp phát triển vào loại sớm nhất tại vùng đồng bằng Bắc Bộ . Thời thuộc Pháp đã xây dựng nơi đây trở thành trung tâm dệt may vào loại lớn nhất Đông Dương. Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Nam Định lại trở thành thành phố công nghiệp nhẹ nổi tiếng cho đến trước năm 1975. Sau năm 1975, vai trò thành phố công nghiệp nhẹ dần mất đi, nhường chỗ cho một số địa phương khác có điều kiện thuận lợi hơn. Nguyên nhân cơ bản là cơ chế bao cấp không còn phát huy tác dụng để điều tiết nền kinh tế thị trường; đồng thời giao thông đến với thành phố Nam Định và các huyện trong tỉnh trở nên khó khăn hơn, do đường sá xuống cấp chưa được mở rộng; trong khi đó ngành kinh tế quan trọng bậc nhất của tỉnh là ngành dệt may lại lâm vào tình trạng khủng khoảng, có sai phạm nghiêm trọng,... đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế tỉnh Nam Định. Thậm chí có nhiều nhà kinh tế đã ví Nam Định như một thành phố đang bị ngủ quên. Làm gì đây để đưa ngành công
  14. nghiệp khởi sắc trở lại? Đây là bài toán trăn trở của bao thế hệ lãnh đạo tỉnh. Thế rồi cái gì đến nó sẽ đến, người Nam Định lại tự khẳng định mình, phát huy nội lực, kết hợp với sự hỗ trợ của Trung ương từng bước khôi phục lại ngành công nghiệp xứng đáng với những gì mà nó đã từng có. Từ năm 2001, p hát triển ngành công nghiệp đã làm thay đổi cơ cấu tỷ trọng kinh tế của địa phương; năm 2002 tăng trưởng công nghiệp đạt 19,5%, p hấn đấu năm 2005 tăng trưởng công nghiệp đạt 25%. Những con số này cho thấy ngành công nghiệp Nam Định đã thực sự phục hồi và ngày càng khởi sắc. Khôi phục và phát triển ngành dệt may Ngành công nghiệp dệt may là ngành truyền thống của tỉnh, vào những năm 1990 chuyển đổi từ bao cấp sang kinh tế thị trường, ngành có những sai phạm nghiêm trọng, sản xuất trì trệ, làm ăn kém hiệu quả gây ảnh hưởng không nhỏ đến gần 2 vạn công nhân ngành dệt may. Với quyết tâm khôi phục lại ngành dệt may truyền thống của tỉnh nhà, b ằng nhiều biện pháp khoanh nợ, giãn nợ, tiếp tục đầu tư trang thiết bị hiện đại, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước, d ần khẳng định vị thế của ngành dệt may Nam Định trên thương trường. Trong chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam , Chính phủ đã phê duyệt chiến lược tăng tốc của ngành dệt may, trong đó ngành dệt may Nam Định vẫn là một trong những trung tâm lớn của ngành dệt may Việt Nam. Từ năm 2001 đến năm 2004 , Trung ương và địa phương đã không ngừng đầu tư trang thiết bị hiện đại, nhà xưởng khang trang tạo điều kiện cho ngành dệt may phát triển. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có trên 40 doanh nghiệp dệt may, nhiều hợp tác xã và vài nghìn cơ sở sản xuất hàng dệt may đã tạo việc làm ổn định cho trên 3 vạn lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp dệt may đến năm 2004 đạt trên 1.200 tỷ đồng, xuất khẩu đạt trên 30 triệu USD, nâng tổng số vốn đầu tư cho ngành dệt may đạt trên 3.500 tỷ đồng. Trong tương lai gần, Chính phủ , Bộ Công nghiệp , Tổng công ty dệt may Việt Nam sẽ xây dựng một cụm công nghiệp có quy mô lớn khép kín từ khâu dệt đến may, tạo ra những sản phẩm cao cấp đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Dự kiến, dự án nà y có mức đầu tư 1.700 tỷ đồng. Đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may cũng bắt đầu khởi sắc, Tập đoàn Youngoan Hàn Quốc tiến hành đầu tư vào Khu công nghiệp Hoà Xá - thành phố Nam Định với số vốn 53 triệu USD. Đây là dự án đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may lớn nhất khu vực phía Bắc. Dự án này hoàn thành sẽ thu hút 1 ,5 vạn lao động vào làm việc. Như vậy, cùng với các doanh nghiệp của Trung ương và địa phương, số lao động trong ngành dệt m ay có thể đến 3 vạn công nhân. Tỉnh tập trung khôi phục lại ngành dệt may xứng đáng là cái nôi của ngành là một hướng đi đúng, thực sự kính thích được truyền thống yêu nghề, đội ngũ công nhân khéo léo, có tay nghề cao. Nhiều làng nghề dệt may ở Nam Định đã phục hồi được nghề truyền thống và ngày nay đang phát triển với tốc độ cao. Phát triển ngành cơ khí Nhiều nơi trong toàn quốc biết đến Nam Định với ngành nghề cơ khí đa dạng như: sản xuất xe đạp, xe máy, đ óng tàu , cơ khí ôtô, đúc, máy nông cụ,... sản phẩm đa dạng liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau. Đây là thế mạnh của ngành cơ khí Nam Định. Trong những năm qua, tỉnh đã chú trọng phát huy mọi thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất mặt hàng cơ khí. Đến năm 2004 , toàn ngành cơ khí có trên 40 doanh nghiệp giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 400 tỷ đồng. Sản phẩm chủ yếu gồm có đóng mới và sửa chữa trên 300 chiếc tàu có trọng tải từ 200 tấn đến 3.500 tấn, máy đập lúa liên hoàn, p hụ tùng máy nông nghiệp, phụ tùng xe đạp, xe máy, lưới thép các loại,... Tất cả các sản phẩm đang tạo chỗ đứng trên thương trường.
  15. Để phát huy thế mạnh ngành cơ khí Nam Định, nơi có thị trường lao động phong phú, tay nghề cao,... Tỉnh uỷ chủ trương kết hợp với các tổng công ty trung ương có uy tín, có vốn, có thị trường rộng lớn trong nước và quốc tế để tạo thành sức mạnh tổng hợp , đủ sức đổi mới trang thiết bị và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tỉnh đã làm việc với Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, giao một số đơn vị trước đây trực thuộc tỉnh nay về Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, để tăng khả năng cạnh tranh đóng mới nhiều con tàu có trọng tải lớn đáp ứng nhu cầu vận tải trong nước và xuất khẩu . Dự kiến đến năm 2006, Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam sẽ đầu tư 2.000 tỷ đồng nâng cao năng lực đóng tàu có trọng tải 6.500 tấn trở xuống. Cũng tương tự như vậy, t ỉnh tiến hành bàn giao một số đơn vị thuộc ngành cơ khí ôtô của tỉnh về Tổng công ty ôtô Việt Nam, để tăng cường đầu tư trang thiết bị, tập trung vào sản xuất xe tải nhẹ, hướng phấn đấu năm 2005 sẽ xuất xưởng loại xe này tại khu công nghiệp Hoà Xá của tỉnh. Hiện tại, Tổng công ty ôtô Việt Nam đã giao cho Công ty ôtô Nam Định sản xuất loại ôtô có trọng tải nhẹ và xe ca vận tải hành khách tại Khu công nghiệp Hoà Xá, vì nơi đây có mặt bằng sản xuất rộng, thuận lợi giao hàng đến vùng đồng bằng Bắc bộ. Đồng thời, nơi đây lại là vùng phát triển kinh tế năng động của khu vực phía bắc nhu cầu tiêu thụ ôtô vận tải nhẹ và ôtô vận chuyển hành khách ngày càng tăng. Phát triển các ngành công nghiệp khác Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống, chế biến thuỷ hải sản theo hướng đa dạng hoá các sản phẩm . Chú trọng chế biến các sản phẩm xuất khẩu, đưa ngành công nghiệp chế biến thành ngành công nghiệp mũi nhọn trong giai đoạn tới. Phấn đấu đến năm 2005 đạt giá trị sản xuất 313,2 tỷ đồng. Sản phẩm chủ yếu hàng năm gồm có thịt đông lạnh xuất khẩu 4.000 tấn; tôm đông lạnh xuất khẩu 1 .100 tấn; nước mắm 10 triệu lít; bia các loại trên 20 triệu lít; rau quả xuất khẩu đạt 8.000 tấn,... Xây dựng ngành công nghệ sạc h có hàm lượng tri thức cao là bước đi rất cần thiết cho một tỉnh có nền công nghiệp phát triển. Nam Định là một trong những tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào, ham học, đ ây là lợi thế để phát triển các ngành có hàm lượng tri thức cao. Đặc biệt là ngành công nghiệp công nghệ thông tin, một lĩnh vực tuy mới, nhưng có nhiều triển vọng. Nam Định có những điều kiện thuận lợi để xây dựng, hình thành một số chuyên ngành của công nghiệp công nghệ thông tin. Hiện nay đã có một số cơ sở hoạt động trong lĩnh vực điện tử, tin học, tuy còn nhỏ bé nhưng đã là tiền đề để đầu tư mở rộng. Dự kiến vốn đầu tư máy móc thiết bị sản xuất giai đoạn 2001 - 2005 là 10 tỷ đồng. Ngoài công nghiệp công nghệ thông tin, Nam Định cũng có khả năng đi vào các lĩnh vực của công nghệ sinh học. Là một tỉnh có nền sản xuất nông nghiệp phát triển, lại có bờ biển khá dài với đặc trưng đa dạng sinh học điển hình vùng biển nhiệt đới có nhiều loại sinh vật biển, có nhiều sông lớn (sông Hồng, sông Đào, sông Đáy, sông Ninh). Trong thời gian qua, Nam Định đã ứng dụng thành công nhiều tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, điển hình là sản xuất giống lúa lai, các loại giống thuỷ hải sản cho giá trị kinh tế cao ,... Tuy nhiên, để trở thành một ngành công nghiệp cần có chiến lược đầu tư đồng bộ. Sau những bước thăng trầm tìm tòi hướng đi cho riêng mình, ngày nay ngành công nghiệp tỉnh Nam Định có thể nói đã bắt đầu khởi sắc. Giá trị tổng sản phẩm ngành công nghiêp năm 2001 - 2003 tăng trên 1 .000 tỷ đồng, đ ấy là tin vui cho phát triển công nghiệp tỉnh nhà. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp tiếp tục đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, đồng thời luôn năng động, sản xuất ra ngày càng nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, tăng thu nhập cho doanh nghiệp , tạo được nhiều việc làm cho xã hội. Hiện nay, ngành công nghiệp đang phát huy vai trò là đòn bẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Nam Định.
  16. Phát triển nông nghiệp b) Nam Định vốn là một tỉnh thuần nông, 81 % d ân số sống bằng nông nghiệp , cấy hai vụ lúa có thể nói là không đói nhưng làm giàu thế nào đây? liệu có làm giàu được không? đ ó là niềm trăn trở của tập thể lãnh đạo và nông dân Nam Định trong suốt thời gian qua. Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã chỉ ra "dồn điền, đổi thửa", tập trung sản xuất lúa hàng hoá, phát triển cây vụ đông, sản suất đa canh trên ruộng trũng để tạo ra nhiều hàng hoá có giá trị kinh tế cao , đó là hướng đi hiệu quả của nông nghiệp Nam Định trong thời gian qua". Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của Nam Định phát triển vững chắc, thường xuyên dẫn đầu các tỉnh phía bắc về năng suất lúa (bình quân đạt 12 tấn/ha/năm), có vùng đạt năng suất cao hơn. Nhiều huyện trong tỉnh đang tích cực hưởng ứng trồng lúa đặc sản, trồng cây vụ đông cho thu nhập cao. Phong trào xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha được nhiều hợp tác xã hưởng ứng, thậm chí có nhiều cánh đồng đã đ ạt 70 - 80 triệu đồng/ha. Đây là những điều kiện rất cơ bản để người nông dân vươn lên làm giàu chính trên đồng đất quê nhà . Để có được hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp , đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ cho biết: "Tỉnh có nhiều chủ trương, chính sách thích hợp cho từng vùng đất, "dồn điền, đổi thửa", củng cố hợp tác xã, đ ưa khoa học - kỹ thuật, cây con giống mới, hỗ trợ bà con băng nhiều hình thức đa dạng,... cuối cùng tạo ra động lực mới sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp" Đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp Trong giai đoạn 2001 - 2004, tỉnh tập trung áp dụng 33 dự án ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp như dự án ứng dụng công nghệ sinh học vào chọn lựa 145 giống lúa, lai tạo 18 giống lúa có năng suất cao , thích hợp với từng loại đồng đất của tỉnh, đề tài được Hội đồng khoa học - công nghệ cấp Nhà nước đánh giá cao . Giống lúa lai của Nam Định có năng suất cao tương đương giống lúa của Trung Quốc. Tìm ra giống lúa lai F1 cho năng suất cao đưa vào sản xuất đại trà. Dự án thành công đã giúp nông dân chủ động về cây giống, tiết kiệm chi phí. Đến nay, sản lượng lúa của Nam Định đã đạt ngưỡng 01 triệu tấn/năm (bằng sản lượng lúa của tỉnh Hà Nam Ninh cũ). Vừa qua, tỉnh đã chọn lọc phục trang lại giống lúa Tám Xoan, Tám ấp bẹ,... p hục vụ cho việc sản xuất lúa hàng hoá của các huyện Hải Hậu, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Trực Ninh. Đề tài đã được Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam nghiệm thu và đánh giá xuất sắc. Hai giống lúa hàng hoá này được nông dân tiếp nhận và đang gieo trồng với diện tích lớn. Ngoài ra còn nhiều đề tài cho hiệu quả kinh tế cao như sản xuất giống khoai tây bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, đề tài này đang được nhân rộng trồng khoai tây xuất khẩu. Về chăn nuôi giống lợn hướng nạc, vịt Triết Giang, ngan Pháp ,... Việc áp dụng khoa học - kỹ thuật đã làm tăng trưởng ngành nông nghiệp năm sau cao hơn năm trước. Toàn ngành nông nghiệp tăng trưởng bình quân 3 ,5 - 3,6%/năm, đ ảm bảo an ninh lương thực, chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá xuất khẩu có giá trị thu nhập ngày càng cao. "Dồn điền, đổi thửa" - chính sách hợp lòng dân Năm 2002, Nam Định đã tiến hành dồn điền đổi thửa. Có thể nói, đ ây là cuộc cách mạng thứ 2 của nông dân Nam Định sau Khoán 10. Cuộc cách mạng này nông dân tự nguyện, từ nhiều mảnh ruộng manh mún đã dồn lại thành một vài thửa lớn đã tạo ra những vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá lớn. Đây là cách làm tự nguyện của người nông dân thời đổi mới. Cơ chế thị trường đã tạo cho người nông dân biết tính toán hơn, cách nào đem lại hiệu quả trên diện tích canh tác là người nông dân áp dụng. Chính quyền tạo mọi điều kiện và luôn khuyến khích, động viên cách làm sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp. Tỉnh uỷ có nghị quyết chỉ đạo công tác "dồn điền, đổi thửa", nhân dân tích cực hửng ứng đã tạo ra những vùng chuyên canh lớn, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá tiêu thụ nội địa và
  17. tham gia xuất khẩu. Vùng đất cao thuận lợi cho sản xuất hai vụ lúa và cây vụ đông, vùng chiêm trũng sản xuất một vụ lúa bấp bênh chuyển sang sản xuất đa canh: nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc gia cầm,... Từ việc "dồn điền, đổi thửa", các hợp tác xã có điều kiện quy hoạch lại, làm thuỷ lợi thuận tiện tưới tiêu. Đồng thời, khuyến khích các gia đình có vốn lớn đào ao thả cá, nuôi tôm, sản xuất đa canh, xây dựng kinh tế trang trại,... Cách làm này đang tạo ra cho nông thôn Nam Định những chuyển biến tích cực, áp dụng khoa học - công nghê, tạo điều kiện cho nông thôn đi dần vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xây dựng nông thôn mới, làng văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Từ việc "dồn điền, đổi thửa" nhiều hợp tác xã trong tỉnh có điều kiện xây dựng cánh đồng đạt hiệu quả trên 50 triệu đồng/ ha. Nhiều huyện đã tạo được nhiều mô hình làm ăn hiệu quả,... Cũng từ "dồn điền, đổi thửa", đất công được dồn về hợp tác xã, về huyện giúp huyện xã tập trung quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp , xây dựng phúc lợi xã hội, làm sân bóng, nhà văn hoá, nhà tình nghĩa,... Đây cũng là cách làm tạo ra quỹ đất tập trung cho phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả hơn. Sản xuất lúa hàng hoá, cây vụ đông cho giá trị kinh tế cao Việc "dồn điền, đổi thửa" đã tạo ra những vùng chuyên canh phù hợp với từng loại cây, con cho hiệu quả kinh tế cao . Hiện nay, Nam Định đã tạo ra vùng chuyên canh cây lúa đặc sản như: gạo Tám Xoan, Tám Hạt Tiêu , Nếp cái hoa vàng, Nếp Bắc,... Các giống lúa đặc sản này cho năng suất không cao lắm, nhưng lại cho giá trị kinh tế gấp 2 - 2,5 lần lúa thường. Giống lúa đặc sản này tập trung gieo cấy ở các huyện Hải Hậu, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng và một số huyện khác có chất đất tương tự có thể còn mở rộng diện tích gieo trồng. Phấn đấu đến năm 2005 , cấy được 14 nghìn ha, nâng tổng sản lượng lúa đặc sản đạt 50 nghìn tấn và 422 nghìn tấn thóc chất lượng cao. Hiện nay, việc tập trung vùng chuyên canh sản xuất lúa đặc sản đã thành chủ trương lớn của tỉnh, nhân dân vùng chuyên canh lúa đặc sản đang tích cực chuẩn bị từ khâu chọn chất đất, giống lúa, quy hoạch vùng chuyên canh,... nhờ có chủ trương đồng thuận giữa cấp uỷ, chính quyền và nhân dân, nên diện tích gieo trồng liên tục tăng theo các năm. Thế mà thứ gạo đặc sản này vẫn chưa đủ đáp ứng cho thị trường, thiết nghĩ cần có bước đột phá bằng con đường công nghiệp hoá mới có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài việc tập trung chuyên canh cây lúa đặc sản, ngành nông nghiệp của Nam Định còn có thế mạnh nữa là sản xuất cây vụ đông như: cây cà chua, ngô bao tử, lạc, đậu, đỗ, b í xanh, d ưa chuột Thái Lan,....Cây vụ đông có thể trồng trên đất hai vụ lúa hoặc một vụ lúa đều cho hiệu quả kinh tế cao. Tiềm năng mở rộng diện tích cây vụ đông trên đất Nam Định còn rất lớn, có thể mở rộng ở tất cả các huyện. Đến nay, cây vụ đông đã trở thành cây hàng hoá, cây xoá đói, giảm nghèo , cây có thể làm giàu . Vì thế, cây vụ đông đã trở thành đề tài quan trọng của nhà nông. Trồng cây gì để cho hiệu quả kinh tế cao,... luôn là đề tài nóng hổi đối với người nông dân. Để cây vụ đông thực sự trở thành hàng hoá xuất khẩu , tiêu thụ với số lượng lớn, tỉnh chủ trương "liên kết bốn nhà" tạo cho nông dân có niềm tin trong sản xuất nông nghiệp. Đến nay, tỉnh đã ký trên 3.000 ha với "bốn nhà" đ ể bao tiêu sản phẩm . Bước đầu có đôi chút trục trặc, nhưng rồi cũng êm xuôi, việc làm ăn đã đi vào quy củ. Nhà máy và nông dân cùng cộng đồng trách nhiệm đó là điều kiện rất quan trọng để các cuộc liên kết thành công. Ví dụ sự liên kết "bốn nhà" giữa nông dân trồng cà chua xã Hải Tây và nhà máy chế biến cà chua Hải Phong. Theo ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, nhà máy có thể mua thấp nhất 500 đồng/kg cà chua tại ruộng. Nhờ sự liên kết "bốn nhà" luôn tìm ra giống tốt, cho quả đều và chất lượng, nên việc thu mua của nhà máy cũng đẩy giá theo chất lượng quả. Đến nay, nhà máy có thể mua với giá 1.000 - 1.500 đ/kg. Nhiều gia đình làm hiệu quả hơn trồng lúa gấp nhiều lần, đến nay
  18. có gia đình đã trồng đến vài mẫu cà chua xuất khẩu,... Ngoài cây cà chua, cây khoai tây, hạt cải,... xuất khẩu cũng cho giá trị kinh tế cao. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Nam Định nằm ở phía nam đồng bằng Bắc bộ , nơi có 3 con sông lớn đổ ra biển. Chính vùng đất phì nhiêu này đã tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp mà không nơi nào có được. Gạo Tám Xoan Hải Hậu là một ví dụ, thứ gạo ngon vào loại bậc nhất sứ Đông Dương xưa, đ ến tận bây giờ người Pháp vẫn còn nhớ và ưa thích loại gạo này. Ai đã từng ăn một lần không dễ gì quên được cái thơn, cái dẻo, vị ngọt của gạo, nhất là thứ gạo này người sành ẩm thực thường ăn với giò chả, chấm nước mắm ngon nguyên chất thì thật tuyệt vời. Ngày xưa, gạo Tám Xoan là thứ gạo chỉ dùng cho vua chúa, hoặc ít ra cũng là dành cho người giàu có sành ẩm thực mới biết đến thứ gạo này. Đã một thời, thứ gạo này đã làm nổi tiếng một phố ăn của Hà Nội, đó là "cơm tám, giò chả". Ngày nay, trong cơ chế thị trường, kinh tế phát triển, gạo tám lại một lần nữa có điều kiện vang xa hơn. Nhiều nơi trong toàn quốc đều biết tiếng gạo Tám Xoan Hải Hậu , nhất là thị trường Hà Nội. Nhưng để có được gạo Tám Xoan đích thực thì không ai dám chắc đó là gạo Tám Xoan đích thực mà là gạo Tám Xoan Hải Hậu bị pha tạp quá nhiều. Thời mở cửa, thị trường sôi động, nhưng thiếu kỷ cương này đã làm mất đi giá trị đích thực gạo Tám Xoan Hải Hậu . Vì thế, chính quyền tỉnh Nam Định, huyện Hải Hậu và bà con nông dân Nam Định cùng với Viện khoa học - kỹ thuật nông nghiệp với sự giúp đỡ của Chính phủ Cộng hoà Pháp đang xúc tiến xây dựng thương hiệu gạo Tám XoanHải Hậu. Để có thương hiệu quốc gia cho gạo Tám Hải Hậu, chính quyền, nhân dân và các nhà khoa học còn nhiều việc phải làm . Trước tiên là đăng ký thương hiệu cho gạo Tám Xoan Hải Hậu, việc thứ hai là tổ chức sản xuất gạo Tám Xoan Hải Hậu sao cho đúng quy trình, từ khâu chọn giống thuần chủng không được lai tạp, chọn loại đất đủ tiêu chuẩn, kỹ thuật chăm sóc, đến thu hoạch, chế biến, bảo quản,... Tất cả những điều đó đều có thể làm được, nhưng quan trọng nhất ai là người đứng ra bao tiêu và bảo vệ thương hiệu cho loại gạo này. Chúng ta thường thấy trong tập quán buôn bán quốc tế "thương hiệu của một sản phẩm thường gắn với sự thành đạt của một doanh nghiệp" có lẽ cách làm này hướng ta nghĩ đến một doanh nghiệp "có tâm, có tài" và có cả tiềm lực tài chính nữa mới bảo tồn và phát huy thương hiệu gạo Tám Hải Hậu . Mong sao thương hiệu gạo Tám Hải Hậu sẽ tìm được cách đi thích hợp nhất để một ngày không xa gạo Tám Hải Hậu có điều kiện đến được người tiêu dùng trong nước và quốc tế với chất lượng đích thực của nó . Và chỉ có như vậy, người nông dân trồng lúa đặc sản mới làm giàu trên chính mảnh đất quê nhà. Ngoài gạo Tám Xoan Hải Hậu, Nam Định còn có nhiều sản phẩm khác có thể suy nghĩ đến một thương hiệu cho nó như: cà chua Hải Tây, khoai tây,... Thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-TU của Tỉnh uỷ, theo tinh thần Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, ngành nông nghiệp tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp đa dạng, p hong phú, nhiều mặt hàng có số lượng lớn đã trở thành hàng hoá tiêu thụ trong nước và tham gia xuất khẩu. Nông dân đang ngày đêm hăng say lao động, năng động, sáng tạo trong sản xuất thích ứng cơ chế thị trường. Đến nay, nông dân Nam Định không còn hộ đói, xoá dần cái nghèo , đ ang từng bước vươn lên làm giàu chính trên đồng đất quê nhà. Kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn c)
  19. Tỉnh Nam Định có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển. Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Chương trình 05/CTr-TU của Tỉnh uỷ đã xác định "kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn". Từ năm 2001 đến năm 2004, kinh tế biển của Nam Định đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản năm sau cao hơn năm trước. Điều quan trọng là đã chuyển đổi thành công nhiều vùng đất nhiễm mặn, nhiều vùng đất trũng không có khả năng cấy lúa thành những trang trại nuôi thuỷ hải sản đạt hiệu quả kinh tế cao . Vùng biển Nam Định có 72 km đường ven biển có 3 cửa sông lớn đổ ra biển như cửa Đáy, cửa Lạch Giang, cửa Ba Lạt,... có cảng và các bến cá thuận lợi cho việc ra khơ i đánh bắt hải sản. Cũng tại đây đã tạo ra những bãi cát dài mịn thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển, kết hợp với phát triển du lịch biển như bãi tắm Thịnh Long (Hải Hậu ), b ãi tắm Quất Lâm (Giao Thuỷ). Vùng đất ngập mặn ven biển đã tạo nên khu bảo tồn quốc gia Xuân Thuỷ, được tham gia công ước quốc tế Ramsar. Chính nơi đây tạo nên vùng du lịch sinh thái lý tưởng cho các chuyến du lịch biển. Vùng ngập mặn ven biển có diện tích 22,5 nghìn ha, trong đó có 8,5 nghìn ha có khả năng xây dựng các công trình nuôi trồng thủy sản công nghiệp như : tôm, cua, cá, ngao ,... cho giá trị kinh tế cao . Nuôi trồng thủy sản - một thế mạnh mũi nhọn Hiện nay, nuôi trồng thuỷ sản đang trở thành ngành sản xuất chính ở ven biển, nhân dân các huyện Giao thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng đang từng bước chuyển dần từ sản xuất quảng canh sang thâm canh, kiên cố hoá đầm ao nuôi công nghiệp , ứng dụng khoa học - kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế cao , góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, p hân công lại lao động nông nghiệp nông thôn,... Để thuận lợi cho việc chỉ đạo nuôi trồng thuỷ sản đạt hiệu quả kinh tế cao, tỉnh chủ trương cho phép 3 huyện ven biển nhập một số phòng lại để thành lập phòng thuỷ sản. Đến nay, 03 phòng thuỷ sản này phát huy tác dụng tốt, kịp thời chỉ đạo công tác quy hoạch phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản. Nhân dân các huyện ven biển đã đầu tư tiền vốn, công sức để đào đắp hàng nghìn hécta đầm nước lợ , cải tạo ao đầm cũ để nuôi trồng hải sản đạt hiệu quả kinh tế cao. Đến năm 2005, tỉnh đã chuyển đổi 6 .500 ha sang nuôi trồng thuỷ sản. Đến nay, kinh tế biển đã khởi sắc, nhiều hộ từ chỗ thiếu đói đã vươn lên làm giàu , tỉnh đã có nhiều tỷ phú nuôi trồng thuỷ sản, họ đang ngày đêm làm ra nhiều của cải cho xã hội. Chỉ trong thời gian ngắn, ngành thuỷ sản Nam Định đã vươn lên thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đồng thời, tỉnh Nam Định cũng vươn lên trở thành một tỉnh có nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển của khu vực các tỉnh phía Bắc, với sản lượng năm sau tăng hơn năm trước. Nếu năm 2000 sản lượng nuôi hải sản đạt 18,5 nghìn tấn, trong đó nuôi trồng nước lợ đạt 9.000 tấn, giá trị sản lượng đạt 150 tỷ đồng; thì năm 2005 , nuôi trồng thuỷ sản đạt 27 nghìn tấn, trong đó nuôi nước lợ đạt 17 nghìn tấn, giá trị sản lượng 350 tỷ đồng. Nhiều gia đình ở các huyện ven biển như Giao thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng đã mạnh dạn chuyển sang nuôi trồng thuỷ hải sản cho giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần trồng lúa. Công ty Viễn Đông có diện tích nuôi trồng 1 05 ha cho năng suất 5 tấn/ha. Công ty đã đầu tư gần 40 tỷ đồng cho hình thức nuôi công nghiệp khép kín từ khâu nhân giống, khu sản xuất thức ăn đến khu nuôi công nghiệp . Công ty Rạng Đông có điện tích nuôi tôm công nghiệp đạt 124 ha năng suất đạt 5 - 6 tấn/ha cho giá trị kinh tế cao . Đến nay, nghề nuôi trồng thuỷ sản Nam Định phát triển với tốc độ cao. Đây là thành công rất lớn của người nông dân do biết ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào nuôi trồng thuỷ hải sản như : thuần chủng tôm sú nước lợ , chủ động được giống tôm, cá, ngao, cua.. tạo điều kiện để ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh phát triển một cách bền vững. Khai thác hải sản cần có chính sách đồng bộ
  20. Khai thác hải sản ven bờ là ngành nghề sản xuất chính của ngư dân vùng biển, đã bao đời nay ngư dân ven biển vẫn sống bằng nghề đi biển đánh bắt cá, các sản vật của biển. Thường họ sử dụng những chiếc tàu có công suất nhỏ dưới 20 CV, trang thiết bị lạc hậu , do đó không ra khơi xa được mà chủ yếu đánh bắt gần bờ nên năng suất lao động thấp, dẫn đến đại bộ phận dân làm nghề đánh bắt hải sản gần bờ cuộc sống còn nhiều khó khăn. Tỉnh uỷ có chủ trương quy hoạch lại nghề khai thác thuỷ sản ven bờ sao cho hiệu quả hơn, chuyển đổi một số hộ không có điều kiện đầu tư trang thiết bị đóng mới tàu thuyền sang nuôi trồng thuỷ hải sản, tổ chức lại các hộ có điều kiện khai thác thuỷ sản ven bờ tiếp tục đầu tư nâng cao trang thiết bị, đóng mới tàu có công suất lớn hơn, tiến tới có khả năng đánh bắt xa bờ tạo hiệu quả kinh tế cao hơn. Tỉnh có chủ trương cho các hộ vay vốn tiếp tục hiện đại hoá phương tiện đánh bắt, chế biến thuỷ hải sản, dịch vụ hậu cần cho nghề cá cũng được quan tâm. Chủ trương này đang được cụ thệ hoá từng bước, tạo tiền đề quan trọng cho nghề khai thác thuỷ hải sản phát triển. Ngư dân đang chuyển dần từ đánh bắt gần bờ sang đánh bắt xa bờ, từ khai thác cạn kiệt đến khai thác có kế hoạch và bảo tồn nguồn thuỷ hải sản. Khai thác thuỷ sản xa bờ là mộ t nghề mới, b ước đầu tổ chức sản xuất còn lúng túng gặp nhiều khó khăn hiệu quả kinh tế chưa cao. Hiện nay, các đội tàu đánh bắt xa bờ đang được tổ chức lại, từng bước tìm ra hướng đi thích hợp , sao cho sau mỗi chuyến ra khơi đạt hiệu quả kinh tế hơn. Đánh bắt thuỷ hải sản xa bờ là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, ngoài việc phát triển ngành kinh tế biển còn làm nhiệm vụ an ninh - quốc phòng. Chính vì vậy, việc đánh bắt thuỷ sản xa bờ tiếp tục được Đảng và Nhà nước hoàn thiện cơ chế từ khâu vay vốn ngân hàng đến khâu trả nợ cho ngân hàng đang có những điều chỉnh thích hợp để cho ngư dân yên tâm phát triển nghề đánh bắt thuỷ sản xa bờ. Để người d ân ven biển yên tâm với nghề, tập trung phát triển ngành kinh tế biển, Đảng bộ , chính quyền, nhân dân tỉnh Nam Định đang ngày đêm suy nghĩ tìm tòi cách đi sao cho thích hợp nhất. Trước mắt cần có những kế hoạch cụ thể chứng minh tính hiệu quả, xây dựng các đề án sao cho đạt được sự đồng thuận giữa các cấp chính quyền, ngư dân, tổ chức tín dụng, có như vậy mới có điều kiện xây dựng thành công nghề khai thác thuỷ sản xa bờ. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương, từ năm 1997 đến năm 2000, Nhà nước đầu tư 85,3 t ỷ đồng, trong đó huy động trong dân 15 tỷ đồng để xây dựng đội tàu đánh bắt xa bờ trong đó đóng mới 50 chiếc tàu đánh bắt xa bờ, công suất 300 - 450 CV/chiếc. Các năm tiếp theo , tỉnh cho đóng mới nhiều tàu thuyền từng bước hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt. Sản lượng đánh bắt không ngừng được tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Ví dụ, sản lượng đánh bắt năm 2003 đạt 23,5 nghìn tấn, p hấn đấu đến năm 2005 sản lượng đánh bắt đạt sản 30 nghìn tấn, trong đó sản phẩm xuất khẩu đạt 4.500 - 5 .000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 7 - 8 triệu USD. Để ngành đánh bắt thuỷ hải sản phát triển bền vững, cần có một chính sách đồng bộ từ khâu đánh bắt, đến khâu chế biến,... Do vậy, chủ trương của tỉnh là từng bước tổ chức lại sản xuất, đi mạnh vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá lĩnh vực chế biến thuỷ sản xuất khẩu, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu , tạo động lực chuyển đổi cơ cấu kinh tế khai thác thuỷ hải sản. Gắn chế biến xuất khẩu với khai thác, đánh bắt, tạo cơ sở vững chắc cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Có như vậy, nghề khai thác thuỷ sản mới phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của ngành kinh tế biển. Để tiếp tục phát triển kinh tế biển một cách vững chắc, khâu chế biến hải sản là rất quan trọng. Đây là tiền đề hết sức cần thiết để thúc đẩy ngành kinh tế biển phát triển lên tầm cao hơn, đồng thời tạo điều kiện cho ngư dân làm nghề đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản có được giá trị kinh tế cao . Đó là cơ sở tạo động lực cho ngành kinh tế biển phát triển một cách bền vững. Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ cho biết: "Tỉnh đang có chủ trương mời các doanh nghiệp lớn vào đầu tư tại tỉnh, để họ trình diễn từ khâu nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu ,..." Đó là cú hích quan trọng để cho dân xem và tự học tập , có như vậy ngành kinh tế biển mới thực sự cất cánh. Đây là hướng đi đúng, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nông dân biết cách làm giàu trên quê hương mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0