Phông lưu trữ cá nhân
lượt xem 120
download
Vấn đề Phông lưu trữ cá nhân luôn được các nhà lưu trữ quan tâm thảo luận. Trong phạm vi một bài viết nhỏ, xin được chia sẻ một số thông tin cùng đồng nghiệp. Bài viết gồm 3 phần: Vài nét về phông lưu trữ có xuất xứ cá nhân; Một số thông tin về phông lưu trữ có xuất xứ cá nhân trên thế giới; Một số thông tin về phông lưu trữ các nhân vật lịch sử, tiêu biểu của Đảng đồng thời là các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phông lưu trữ cá nhân
- Tài Liệu Phông lưu trữ cá nhân 1
- Mục Lục I. Vài nét về phông lưu trữ có xuất xứ cá nhân ...................................................................... 3 Có thể dựa vào 1 số tiêu chuẩn để đánh giá tài liệu phông cá nhân: .................................. 4 II. Một số thông tin về phông lưu trữ có xuất xứ cá nhân trên thế giới ........................................ 5 III. Một số thông tin về phông lưu trữ các nhân vật lịch sử, tiêu biểu của Đảng đồng thời là các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội .................... 6 1. Pháp luật của Nhà nước và chủ trương của Đảng ta đối với tài liệu cá nhân và phông lưu trữ cá nhân....................................................................................................................... 6 2. Tài liệu phông cá nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh theo QĐ 94 của Bộ Chính trị .................. 6 3. Tài liệu văn kiện các nhân vật lịch sử, tiêu biểu của Đảng, đồng thời là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước, của các tổ chức chính trị-xã hội, bao gồm: ..................................... 8 4. Tài liệu văn kiện của một số cán bộ, đảng viên tiêu biểu khác do Trung ương quy định tùy theo từng thời kỳ. ............................................................................................................. 8 5. Tài liệu văn kiện quan trọng của các đồng chí Bí thư, Phó bí thư cấp uỷ các cấp qua các nhiệm kỳ. ............................................................................................................................... 8 6. Một số phông lưu trữ cá nhân hiện đang bảo quản trong kho lưu trữ trung ương Đảng và các ủy viên Bộ chính trị, Ban bí thư trung ương ĐCSVN các khóa I - IX dự kiến lập phông lưu trữ cá nhân............................................................................................................ 8 2
- BÀN VỀ PHÔNG LƯU TRỮ CÁ NHÂN VÀ THÀNH PHẦN PHÔNG LƯU TRỮ CÁ NHÂN BẢO QUẢN TRONG CÁC LƯU TRỮ ĐẢNG TS. Nguyễn Lệ Nhung1 Vấn đề Phông lưu trữ cá nhân luôn được các nhà lưu trữ quan tâm thảo luận. Trong phạm vi một bài viết nhỏ, xin được chia sẻ một số thông tin cùng đồng nghiệp. Bài viết gồm 3 phần: - Vài nét về phông lưu trữ có xuất xứ cá nhân - Một số thông tin về phông lưu trữ có xuất xứ cá nhân trên thế giới - Một số thông tin về phông lưu trữ các nhân vật lịch sử, tiêu biểu của Đảng đồng thời là các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội I. Vài nét về phông lưu trữ có xuất xứ cá nhân Phông lưu trữ có xuất xứ cá nhân là phông lưu trữ các tài liệu được hình thành trong quá trình hoạt động, trong đời sống của một cá nhân riêng biệt, gia đình hay dòng họ. Có 3 dạng phông - Phông cá nhân: Tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của cá nhân. - Phông gia đình: tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của cả gia đình. - Phông dòng họ: tài liệu hình thành trong quá trình tồn tại của cả gia đình trong một số thế hệ. Phông gia đình và phông dòng họ khác nhau ở chỗ: phông gia đình gồm tài liệu của không quá 3 thế hệ, còn phông dòng họ bảo quản tài liệu không ít hơn 4 thế hệ. Người được lập phông cá nhân là các nhà hoạt động chính trị, xã hội, các nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, nhà sáng chế và những người đi đầu trong sản xuất XHCN và của những người kết quả cuộc sống và hoạt động của họ hình thành các tài liệu quý hiếm. Mỗi một phông cá nhân là một tập hợp độc lập những tài liệu hình thành trong cuộc đời và sự nghiệp của cá nhân đó. Xác định giới hạn phông cá nhân trước hết cần lưu ý xác định độ dài cuộc sống và hoạt động của cá nhân được thành lập phông. Tuy nhiên, có những phông cá nhân có giới hạn dài hơn cuộc sống của cá nhân được thành lập phông. Trong thành phần của phông cá nhân, trong 1 số trường hợp có cả tài liệu được hình thành sau khi cá nhân ấy đã qua đời như: tài liệu tang lễ, các bài báo, hồi ký về cá nhân đó, tài liệu về tổ chức lễ kỷ niệm và xuất bản các tác phẩm của cá nhân đó. Trong thành phần phông cá nhân, ngoài những tài liệu lưu trữ cá nhân của người được thành lập phông (tài liệu riêng tư, bản 1 Cục Lưu trữ Văn phòng trung ương Đảng 3
- thảo, thư từ, v.v…) có thể có cả những tài liệu của những người thân gần gũi của cá nhân đó (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em và con cái, v.v…) nếu như những tài liệu này có ý nghĩa đối với cá nhân đó, hoặc những tài liệu này có giá trị về mặt khoa học và các giá trị khác. Nếu như những người thân của cá nhân được thành lập phông cũng là những người hoạt động nổi tiếng và tài liệu của họ có với khối lượng lớn thì tập hợp các tài liệu của các cá nhân này không gọi là phông cá nhân nữa mà là phông gia đình. Cần lưu ý trong thành phần phông lưu trữ cá nhân không cần các loại tài liệu chính thức có liên quan đến hoạt động của cơ quan, nơi cá nhân đó công tác, các tài liệu này thuộc phông lưu trữ cơ quan Có thể dựa vào 1 số tiêu chuẩn để đánh giá tài liệu phông cá nhân: - Ý nghĩa cá nhân trong sự phát triển của các lĩnh vực chính trị, khoa học, văn hóa, và các lĩnh vực khác nhau của xã hội - Vai trò của cá nhân như một thành viên hay 1 người đứng đầu 1 tổ chức với tư cách là 1 chứng nhân lịch sử - Ý nghĩa của giai đoạn lịch sử mà cá nhân đó đã sống và hoạt động - Ý nghĩa của cơ quan, tổ chức mà cá nhân đó làm việc - Quan hệ dòng họ và gia đình của cá nhân đó Sơ bộ bước đầu có thể đề xuất hệ thống hóa tài liệu trong phông cá nhân theo từng nhóm như sau: 1. Tài liệu về tiểu sử 2. Tài liệu về hoạt động chuyên môn 3. Tài liệu về hoạt động trong các lĩnh vực xã hội khác: đoàn thể, tổ chức xã hội, câu lạc bộ,… 4. Tài liệu về sáng tạo nghệ thuật, các tác phẩm văn học, thơ ca, nhạc họa, v.v… của cá nhân; 5. Thư từ trao đổi giữa cá nhân với các cơ quan và các cá nhân khác bao gồm thư gửi đi và thư nhận lại 6. Tài liệu về tài sản: các giấy chứng nhận quyền sở hữu, hóa đơn, chứng từ về mua bán tài sản hoặc tài liệu có liên quan đến cá nhân đó về tài sản; 7. Tài liệu tạo hình: ảnh chụp, ký họa, tranh vẽ về cá nhân 8. Các sưu tập do cá nhân sưu tầm, thu thập: tranh, ảnh, tem, tài liệu, hiện vật, v.v… 9. Tài liệu dòng họ: - Nhóm tài liệu về vợ (chồng) - Nhóm tài liệu về con cái - Nhóm tài liệu về họ hàng 4
- 10. Tài liệu về cá nhân được thu thập, sưu tầm sau khi cá nhân đó qua đời: tài liệu về tang lễ, điếu văn, hồi ký, bài viết về cá nhân đó,… II. Một số thông tin về phông lưu trữ có xuất xứ cá nhân trên thế giới - Trên thế giới, nhiều nước đặc biệt, nhiều đảng của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây quan tâm đến việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn lập phông tài liệu có xuất xứ cá nhân. Họ xem tài liệu cá nhân có ý nghĩa trên phương diện đảng, nhà nước, xã hội là đối tượng điều chỉnh của pháp luật. Luật lưu trữ năm 1996 của Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa chế định: “…tài liệu lưu trữ - nghĩa là các hồ sơ mang tính lịch sử - ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm tài liệu chữ viết với những ngôn ngữ khác nhau, tranh, ảnh, biểu đồ, tài liệu nghe nhìn,… được bảo quản có giá trị về mặt nhà nước, xã hội đã và đang hình thành trực tiếp trong hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, công nghệ, tôn giáo và các hoạt động khác của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội và các cá nhân”. Đây là cơ sở pháp lý để các nhà khoa học lịch sử Trung Quốc lập phông lưu trữ cá nhân của các nhà hoạt động chính trị Đảng và nhà nước ở Trung Quốc, các nhà hoạt động chính trị của các đảng phái khác, nhiều cá nhân tiêu biểu của các triều đại phong kiến trước đây. - Ngay sau khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thành công, chính quyền Xô viết đã sưu tầm, mua lại tài liệu phông cá nhân Mác- Ăng ghen (phông lưu trữ số 1) với hàng ngàn hồ sơ chia thành 5 tổng mục lục, bảo quản tất cả di sản của chủ nghĩa Mác. Tổng cục lưu trữ và Viện nghiên cứu toàn Liên bang về văn kiện học và lưu trữ học đã soạn thảo và ban hành nhiều văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về phông lưu trữ cá nhân. Theo số liệu chưa đầy đủ, từ năm 2003 trở về trước, ngoài phông lưu trữ các nhà hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội,… Đảng Cộng sản Liên Xô lập 200 phông cá nhân, Đảng Xã hội thống nhất Đức (Đông Đức) 175 phông, Bungari 125 phông, Hunggari 142 phông và 430 sưu tập cá nhân các nhà hoạt động chính trị,… - Về nghiên cứu lý luận về phông lưu trữ cá nhân được nhiều nước quan tâm và đã có nhiều hội thảo quốc tế đề cập đến, đáng chú ý nhất là hội nghị lưu trữ đảng 10 nước xã hội chủ nghĩa tại Praha (Tiệp Khắc) bàn về phông lưu trữ có xuất xứ cá nhân, trong đó có bàn về nội dung cụ thể như: xác định vị trí phông cá nhân các nhà hoạt động chính trị của Đảng trong Phông lưu trữ quốc gia; về nguồn thu thập tài liệu; chỉnh lý tài liệu phông lưu trữ cá nhân; đánh giá giá trị tài liệu phông lưu trữ cá nhân trên 3 lĩnh vực cụ thể là :tính chất của di sản, ý nghĩa cá nhân hình thành phông, khối lượng và giá trị tài liệu trong phông, mối quan hệ giữa tài liệu đã bảo quản với tình trạng hoàn chỉnh của phông. 5
- III. Một số thông tin về phông lưu trữ các nhân vật lịch sử, tiêu biểu của Đảng đồng thời là các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội 1. Pháp luật của Nhà nước và chủ trương của Đảng ta đối với tài liệu cá nhân và phông lưu trữ cá nhân Pháp lệnh 1982 về bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia tại điều 1, chương 1 quy định chung “Tài liệu lưu trữ là những tài liệu có giá trị,… được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước,… và các nhân vật trải qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam…”. Pháp lệnh lưu trữ quốc gia 2001 quy định “Tài liệu lưu trữ là những tài liệu có giá trị,… (…) tài liệu về thân thế sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các nhân vật lịch sử, tiêu biểu của Đảng đồng thời là các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội”. Đảng ta luôn quan niệm, tài liệu các đồng chí lãnh đạo của Đảng là bộ phận cấu thành Phông lưu trữ Đảng cộng sản Việt Nam. Trong quyết định của Ban Chấp hành trung ương (khóa X) số 210-QĐ/TW ngày 06/03/2009 xác định thành phần tài liệu phông lưu trữ Đảng cộng sản Việt Nam, ngoài tài liệu của các cơ quan Đảng và Đoàn thể chính trị-xã hội, còn bao gồm “Tài liệu về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhân vật lịch sử, tiêu biểu của Đảng, đồng thời là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước, của các tổ chức chính trị-xã hội”. Để tập trung thống nhất và tổ chức khai thác tốt di sản của các nhân vật lịch sử, yêu cầu cơ bản là tất cả tài liệu, tư liệu của các nhà hoạt động cách mạng phải được giao cho các cơ quan lưu trữ quản lý dưới hình thức Phông lưu trữ cá nhân các nhà hoạt động chính trị của Đảng. Phông lưu trữ cá nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo của Đảng, cán bộ đảng viên tiêu biểu qua từng thời kỳ bao gồm toàn bộ tài liệu về tư tưởng, chính trị, văn hóa, kinh tế, quân sự, xây dựng đảng, khắc họa một cách chân thực động cơ hành động, tài năng đạo đức, sự nghiệp cách mạng,… đã và đang hình thành trong quá trình sống và hoạt động của các cá nhân ấy, được bảo quản vĩnh viễn trong các kho lưu trữ Đảng từ trung ương đến địa phương, là nguồn tài liệu bổ sung cho lịch sử đảng ta, dân tộc ta. 2. Tài liệu phông cá nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh theo QĐ 94 của Bộ Chính trị 1. Tài liệu bản gốc, bản chính, về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Người, cụ thể như sau: a) Tài liệu về tiểu sử và liên quan đến tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh: Các bản lý lịch (kể cả tóm tắt, sơ yếu), các giấy tờ tuỳ thân, văn bằng; sổ tay, hồi ký, nhật ký của Người; thư từ của các cơ quan, đoàn thể, cá nhân gửi đến chức mừng nhân các ngày kỷ niệm, ngày sinh...; các hồ sơ, tài liệu về sức khỏe, bảo vệ sức khỏe; các hồ sơ, tài liệu của địch về tiểu sử của Người, về theo dõi, truy nã, cầm tù, xử án Người...; các bài báo và các tác phẩm của các 6
- tác giả trong và ngoài nước liên quan đến tiểu sử, sự nghiệp và hoạt động của Người...; hồ sơ, tài liệu về gia đình của Người. b) Tài liệu về hoạt động Đảng và Nhà nước: Các hồ sơ hội nghị do Người chủ trì hoặc tham dự; các văn kiện do Người duyệt, ký tên2. Những văn kiện tài liệu của Đảng và Nhà nước gửi đến Người; các bản thảo dự án, kế hoạch, v.v... của các cơ quan, đơn vị được Người chữa, phê duyệt, góp ý kiến; những tài liệu về hoạt động đối ngoại như: các hồ sơ về các cuộc thăm và làm việc của Người với các đảng, các nước, với các tổ chức quốc tế, các cá nhân người nước ngoài, các hiệp định, hiệp ước, tạm ước, tuyên bố, thông báo về quan hệ và hợp tác với các đảng, các nước do Người ký. c) Các bài viết, bài nói (do Người viết tay hoặc đánh máy), các bút tích: Các bài báo, bài viết, tuyên ngôn, lời kêu gọi, báo cáo, phát biểu ý kiến tại các đại hội Đảng, các hội nghị Trung ương, hội nghị cán bộ toàn quốc, hội nghị toàn quân; hoặc các đơn vị quân đội, cơ quan, địa phương, các đại hội, hội nghị đoàn thể, tổ chức quần chúng mà Người đến thăm và làm việc...; các bài giảng tại các lớp học; các bài thơ, thư chúc mừng năm mới, truyện ngắn, kịch, trả lời phỏng vấn, tranh vẽ... Các báo, bản tin, các sách và những tài liệu khác có bút tích của Người. d) Thư từ, điện: Thư và điện gửi các đơn vị, tổ chức, gia đình, bè bạn và cá nhân khác; thư khen của Người gửi các đơn vị, cá nhân có thành tích trong học tập, lao động, chiến đấu, trong phong trào "Người tốt, việc tốt"... đ) Những tài liệu khác: Các báo do Người sáng lập (Le Paria, Tuần báo thanh niên...); tài liệu, sổ sách ghi chép của thư ký của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước có liên quan đến hoạt động của Người. Những tài liệu, sách, báo, tạp chí, tranh vẽ của các tác giả trong và ngoài nước có chữ ký của tác giả đề tặng Người; những tài liệu, bài thơ, bài hát, ca dao, truyện, hồi ký, v.v... về Người. e) Phim, ảnh, băng, đĩa ghi âm: Các bộ phim về tiểu sử và hoạt động của Người, về việc xây dựng Lăng và Bảo tàng Hồ Chí Minh, v.v...; ảnh chụp Người, ảnh lưu niệm của các tập thể, cá nhân chụp chung với Người, băng, đĩa ghi tiếng nói của Người. g) Tài liệu về lễ tang, về xây dựng và Bảo tàng Hồ Chí Minh: Các văn kiện của Trung ương về ngày mất của Người, về lễ tang, điện chia buồn, sổ tang; hồ sơ về việc đàm phán giữa Đảng và Chính phủ ta với Đảng và Nhà nước Liên Xô về việc giữ gìn thi hài, giúp xây dựng Lăng và Bảo tàng Hồ Chí Minh; tài liệu về thiết kế và thi công công trình Lăng và Bảo tàng Hồ Chí Minh. h) Những tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi Người qua đời: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những tài liệu của Trung ương Đảng về 2 Tài liệu về hoạt động Đảng và Nhà nước: Các hồ sơ hội nghị do Người chủ trì hoặc tham dự; các văn kiện do Người duyệt, ký tên…”. Có lẽ đây cũng là điểm chưa chính xác trong quá trình thực hiện Quyết định 94, bởi lẽ những tài liệu này thuộc phông lưu trữ cơ quan . (TG) 7
- công bố di chúc; những tài liệu về tổ chức các lần kỷ niệm ngày sinh: tài liệu của Đảng, Nhà nước, quân đội về việc thành phố, đoàn thể, công trình, chiến dịch, nhà trường... được mang tên Hồ Chí Minh hoặc Nguyễn Ái Quốc; tài liệu về những địa danh, công trình của nước ngoài mang tên Người; các công trình nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Người đã công bố; các hồi ký của các tác giả trong nước và nước ngoài viết về Người. 3. Tài liệu văn kiện các nhân vật lịch sử, tiêu biểu của Đảng, đồng thời là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước, của các tổ chức chính trị-xã hội, bao gồm: + những tài liệu văn kiện của các nhân vật lịch sử, tiêu biểu của Đảng; tài liệu văn kiện của chính quyền thực dân, phong kiến có liên quan đến hoạt động của Đảng ta. + ảnh, băng ghi âm, bản thảo các văn kiện, bài viết, bài nói chuyện, bút tích, nhật ký, hồi ký, những tác phẩm văn học nghệ thuật, di chúc, điếu văn của các nhân vật lịch sử, tiêu biểu của Đảng, đồng thời là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước, của các tổ chức chính trị-xã hội và các tác phẩm của những tác giả trong và ngoài nước viết về các cá nhân đó. + hồ sơ truy nã cán bộ, đảng viên ta, các báo cáo của địch về hoạt động của cán bộ Đảng ta... 4. Tài liệu văn kiện của một số cán bộ, đảng viên tiêu biểu khác do Trung ương quy định tùy theo từng thời kỳ. 5. Tài liệu văn kiện quan trọng của các đồng chí Bí thư, Phó bí thư cấp uỷ các cấp qua các nhiệm kỳ. Riêng hồ sơ lý lịch cán bộ, đảng viên thuộc diện cấp nào quản lý thì do Ban tổ chức của cấp uỷ chịu trách nhiệm lập hồ sơ và lưu giữ, chỉ nộp vào kho lưu trữ của cấp uỷ khi cán bộ, đảng viên ấy không còn hoạt động cho Đảng nữa. 6. Một số phông lưu trữ cá nhân hiện đang bảo quản trong kho lưu trữ trung ương Đảng và các ủy viên Bộ chính trị, Ban bí thư trung ương ĐCSVN các khóa I - IX dự kiến lập phông lưu trữ cá nhân - Chủ tịch Hồ Chí Minh - Trường Chinh - Nguyễn Văn An - Võ Chí Công - Lê Đức Anh - Nguyễn Văn Cừ - Trần Xuân Bách - Phan Diễn - Nguyễn Đức Bình - Lê Duẩn - Nguyễn Thanh Bình - Lê Văn Dũng - Nguyễn Mạnh Cầm - Văn Tiến Dũng - Võ Trần Chí - Nguyễn Tấn Dũng 8
- - Phạm Thế Duyệt - Phạm Quang Nghị - Lê Quang Đạo - Bùi Thiện Ngộ - Nguyễn Khoa Điềm - Đồng Sỹ Nguyên - Võ Nguyên Giáp - Vũ Oanh - Hồng Hà - Lê Khả Phiêu - Song Hào - Lê Hồng Phong - Hoàng Văn Hoan - Tòng Thị Phóng - Trần Quốc Hoàn - Nguyễn Phú Trọng - Phạm Hùng - Trần Phú - Lê Minh Hương - Nguyễn Quyết - Trần Quốc Hương - Trần Quyết - Tố Hữu - Trương Tấn Sang - Nguyễn Khánh - Nguyễn Phong Sắc - Phan Văn Khải - Nguyễn Đức Tâm - Vũ Khoan - Võ Văn Tần - Đoàn Khuê - Hà Huy Tập - Phùng Chí Kiên - Nguyễn Cơ Thạch - Trần Kiên - Đinh Thanh - Võ Văn Kiệt - Nguyễn Chí Thanh - Nguyễn Lam - Quang Thắng - Nguyễn Văn Linh - Lê Đức Thọ - Lê Văn Lương - Mai Chí Thọ - Trần Đức Lương - Lê Phước Thọ - Phan Đăng Lưu - Hoàng Văn Thụ - Chu Huy Mân - Xuân Thủy - Nông Đức Mạnh - Phạm Văn Trà - Đỗ Mười - Nguyễn Văn Trân - Nguyễn Thị Xuân Mỹ - Nguyễn Minh Triết - Phạm Thanh Ngân - Nguyễn Duy Trinh - Võ Văn Ngân - Trương Vĩnh Trọng - Lê Thanh Nghị - Nguyễn Phú Trọng 9
- - Đàm Quang Trung - Nguyễn Đình Tứ - Đào Duy Tùng - Hoàng Tùng - Hoàng Quốc Việt - ….. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn