intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự phổ biến của Acesulfame K trong đồ uống có đường tại Bình Dương năm 2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày xác định tỉ lệ sử dụng và hàm lượng ACK trong các loại đồ uống có đường đang kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2018. Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại 2 siêu thị Big C và AEON từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2018. Tất cả 58 mẫu đồ uống có đường được chọn để nghiên cứu. mỗi mẫu được chọn một lần với thể tích là 500ml/ mẫu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự phổ biến của Acesulfame K trong đồ uống có đường tại Bình Dương năm 2018

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT NGÀNH Y TẾ TỈNH B×NH DƯƠNG 2020 SỰ PHỔ BIẾN CỦA ACESULFAME K TRONG ĐỒ UỐNG CÓ ĐƯỜNG TẠI BÌNH DƯƠNG NĂM 2018 Võ Thị Kim Anh1, Trần Minh Hoàng1, Nguyễn Thanh Trúc1, Nguyễn Thị Thanh Tuyền2, Nguyễn Thúy Quỳnh3 TÓM TẮT 25 cao nhất trong nhóm sản phầm đồ uống hương Đặt vấn đề: acesulfame kali (ACK) là một liệu (208,24 ± 127,89); thấp nhất trong nhóm trong những chất làm ngọt nhân tạo phổ biến. nước trái cây (99,03 ± 92,78). Đối chiếu với hàm Tuy nhiên bằng chứng trong những năm gần đây lượng ACK theo quy định thì các sản phẩm đều cho thấy rằng việc sử dụng chất làm ngọt nhân đạt (29/29 sản phẩm xét nghiệm có chứa ACK). tạo có thể gây rối loạn trao đổi chất của con Kết luận: Cần tăng cường công tác kiểm tra, người, đặc biệt là sự điều hòa glucose. Các giám sát các sản phẩm đồ uống có đường trên nghiên cứu về sử dụng ACK trong thực phẩm tại được sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Việt Nam vẫn còn hạn chế. Dương. Cần có quy định giới hạn rõ ràng, cụ thể Mục tiêu: Xác định tỉ lệ sử dụng và hàm về sử dụng số lượng phụ gia thực phẩm được lượng ACK trong các loại đồ uống có đường phép sử dụng trong thực phẩm. đang kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương Từ khóa: acesulfame kali, đồ uống có năm 2018. đường, Bình Dương. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại 2 siêu thị Big C và AEON từ tháng 7 đến SUMMARY tháng 10 năm 2018. Tất cả 58 mẫu đồ uống có THE POPULARITY OF ACESULFAME đường được chọn để nghiên cứu. mỗi mẫu được K IN SUGARY DRINKS IN chọn một lần với thể tích là 500ml/ mẫu. Mẫu được đưa về phòng xét nghiệm để định lượng BINH DUONG, 2018 hàm lượng ACK bằng phương pháp Background: Acesulfame potassium (ACK) WRT/TM/CH/03.10 (LC/UV). is one of the popular artificial sweeteners. Kết quả: Có 17,24% khai báo sử dụng ACK However evidence in recent years suggests that trong sản phẩm. Tuy nhiên qua xét nghiệm, có the use of artificial sweeteners can disrupt human 50% các sản phẩm đồ uống có chứa ACK trong metabolism, especially glucose regulation. sản phẩm. Hàm lượng ACK trung bình là 175, 23 Studies on the use of ACK in food in Vietnam ± 113, 35 mg/ l, cao nhất là 481,7 mg/ L, thấp are still limited. nhất là 11,85 mg/ l; Hàm lượng ACK trung bình Objectives: Determine the use rate and content of ACK in sugary drinks being traded in Binh Duong province in 2018. 1 Đại Học Thăng Long, Methods: Cross-sectional descriptive studies 2 Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Bình at Big C and AEON supermarkets from July to Dương October 2018. All 58 sugary drink samples were 3 Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương selected for the study. Each sample was chosen Chịu trách nhiệm chính: Võ Thị Kim Anh once with a volume of 500ml / sample. The Email: kimanh7282@gmail.com samples were sent to the laboratory to quantify Ngày nhận bài: 17.12.12.9 the ACK content by the method of WRT / TM / Ngày phản biện khoa học: 17.01.2020 CH / 03.10 (LC / UV). Ngày duyệt bài: 3.2.2020 176
  2. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 487 - THÁNG 2 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2020 Results: There were 17.24% declared using Hiện nay, 5 chất làm ngọt nhân tạo ACK in the product. However, through testing, không dinh dưỡng phổ biến được FDA chấp 50% of beverage products contain ACK in the thuận là: acesulfame kali (ACK), sucralose, product. The average ACK content was 175, 23 aspartame, saccharin và neotame. Trong số ± 113, 35 mg / l, the highest was 481.7 mg / L, đó, ACK, được phát hiện vào năm 1967, the lowest was 11.85 mg / l; The highest average ngọt hơn đường gấp khoảng 200 lần. ACK ACK content in the aromatic beverage product đã được phê duyệt để sử dụng trong một loạt group (208.24 ± 127.89); lowest in the juice các sản phẩm thực phẩm bao gồm đồ uống group (99.03 ± 92.78). In comparison with the prescribed ACK content, the products all pass có ga, sản phẩm làm bánh, thức ăn trẻ em và (29/29 test products contain ACK). thực phẩm đông lạnh[14]. Acesulfame-K Conclusion: It is necessary to strengthen the (Ace-K) là một trong những chất làm ngọt inspection and supervision of the above sugary nhân tạo có hàm lượng calo thấp trong chế beverage products produced and traded in Binh độ ăn hiện đại. Mặc dù dữ liệu độc tính của Duong province. There should be clear and nó được báo cáo cho đến nay được coi là specific limits on the amount of food additives không đầy đủ, các nghiên cứu trước đây đã allowed to be used in food. phát hiện ra rằng Ace-K có độc tính với gen Keywords: acesulfame potassium, sugary và có thể ức chế sự lên men glucose do vi beverage, Binh Duong. khuẩn đường ruột. Ngoài ra, Ace-K, như natri saccharin và natri cyclamate, thuộc về I.ĐẶT VẤN ĐỀ sulfonamides, một lớp hóa học liên quan đến Do các vấn đề sức khỏe liên quan đến hoạt tính kháng khuẩn [13]. việc tiêu thụ đồ uống có đường, chất làm ACK được sử dụng làm phụ gia thực ngọt nhân tạo thường được thêm vào quá phẩm ở hơn 100 quốc gia do tính ổn định cao trình sản xuất nước giải khát [16]. Là phụ gia trong điều kiện có tính axit và nhiệt độ. thực phẩm được sử dụng rộng rãi và thay thế Nhiều quốc gia điều chỉnh việc sử dụng đường, chất làm ngọt nhân tạo có thể tăng AceK theo luật pháp cụ thể liên quan đến cường hương vị và đồng thời giảm lượng thực phẩm phụ gia dựa trên giá trị hấp thu calo. Một số nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra hàng ngày (ADI) có thể chấp nhận được (0– rằng chất làm ngọt nhân tạo có lợi cho giảm 15mg/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày) được cân và cho những người không dung nạp thành lập bởi Joint Food và Tổ chức Nông glucose và đái tháo đường type 2. Tuy nhiên, nghiệp Liên hợp quốc (FAO) / Thế giới Tổ tích lũy bằng chứng trong những năm gần chức Y tế (WHO) Ủy ban chuyên gia về phụ đây cho thấy rằng việc sử dụng chất làm ngọt gia thực phẩm (JECFA). Mức độ sử dụng tối nhân tạo có thể gây rối loạn trao đổi chất của đa của AceK trong các loại thực phẩm khác con người, đặc biệt là sự điều hòa glucose. nhau là được xác định bởi Ủy ban Codex Chất tạo ngọt nhân tạo đã được tìm thấy gây [18]. Tại Việt Nam, quy định việc sử dụng ra không dung nạp glucose và gây ra hội ACK được quy định rõ ràng. Cụ thể, mức sử chứng chuyển hóa và cũng liên quan đến dụng ACK trong thực phẩm dao động từ 200 tăng cân cơ thể cao hơn. Những phát hiện – 1.000mg/kg [3]. Bên cạnh quy định giới này cho thấy rằng chất làm ngọt nhân tạo có hạn sử dụng của ACK trong thực phẩm, thì thể làm tăng nguy cơ béo phì [13]. phải khai báo ACK trên nhãn sản phẩm trong 177
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT NGÀNH Y TẾ TỈNH B×NH DƯƠNG 2020 trường hợp có sử dụng trong sản xuất thực được chọn để nghiên cứu. Dựa vào nhãn sản phẩm [4]. phẩm để tránh trùng mẫu, mỗi mẫu được Qua hồi cứu y văn, các nghiên cứu về sử chọn một lần với thể tích là 500ml/ mẫu. dụng ACK trong thực phẩm tại Việt Nam Mẫu được niêm phong và dán mã hóa để vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu này nhằm mục tránh trùng kết quả. Sau đó được đưa về tiêu xác định tỉ lệ sử dụng và hàm lượng phòng xét nghiệm để định lượng hàm lượng ACK trong các loại đồ uống có đường đang ACK. Hàm lượng ACK được định lượng kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương bằng phương pháp WRT/TM/CH/03.10 năm 2018. (LC/UV) của công ty Cổ phần WARRANTEK. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng phần mềm EPIDATA 3.1 để Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại 2 siêu thị nhập liệu và STATA 13.1 để xử lý số liệu. Big C và AEON từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2018. Tất cả 58 mẫu đồ uống có đường III.KẾT QUẢ Qua khảo sát 58 mẫu đồ uống không cồn đang được kinh doanh tại siêu thị AEON và Big C trên địa bàn tỉnh Bình Dương, kết quả như sau: Một số đặc tính của đồ uống trong nghiên cứu Bảng 1: Đặc tính của đồ uống không cồn trong nghiên cứu (n = 58) Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ (%) Đồ uống có ga (có) 23 39,66 Nhóm đồ uống Nước trái cây 16 27,59 Trà, cà phê, cacao 12 20,69 Nước tăng lực 8 13,79 Đồ uống hương liệu 17 29,31 Khác 5 8,62 Xuất xứ Nhập khẩu 6 10,34 Trong nước 52 89,66 Khảo sát 58 mẫu đồ uống không cồn thuộc 18 công ty, khoảng 40% mẫu đồ uống trong khảo sát có chứa ga. Nhóm đồ uống hương liệu chiếm tỉ lệ cao nhất (29,31%); nhóm đồ uống nước trái cây và trà, cà phê, cacao chiếm tỉ lệ lần lượt là 27,59% và 20,69%. Có 89,66% đồ uống được sản xuất trong nước. Bảng 2: Đặc điểm sử dụng đường trong đồ không cồn trong nghiên cứu (n = 58) Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ (%) Sử dụng đường (có) 57 98,28 Chất làm ngọt cho sản phẩm Đường 19 33,93 178
  4. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 487 - THÁNG 2 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2020 Đường mía (sucrose) 21 37,44 Đường HFCS 12 21,43 E950 10 17,24 E951 5 8,93 Đường phèn 2 3,57 Chất tạo ngọt 960 4 7,14 Đường cát 1 1,79 Đường tinh luyện 12 21,05 Fructose 6 10,71 E955 5 8,62 Glucose 4 7,14 Khác 2 3,51 Số lượng chất làm ngọt trong sản phẩm 1 loại 30 51,72 2 loại 15 25,86 ≥ 3 loại 12 20,69 Có 57/58 sản phẩm khai báo có sử dụng đường trong thành phần sản phẩm. Thành phần đường và đường mía được sử dụng chủ yếu (33,93% và 37,44%); đường HFCS và đường tỉnh luyện chiếm tỉ lệ lần lượt là 21,43% và 21,05%. Có 17,24% khai báo sử dụng ACK trong sản phẩm. Hơn 50% các sản phẩm chỉ sử dụng 1 chất làm ngọt; 25,86% sử dụng 2 chất làm ngọt và 20,69% sử dụng từ 3 chất làm ngọt trong sản phẩm. Bảng 3: Đặc điểm sử dụng phụ gia trong đồ không cồn trong nghiên cứu (n = 58) Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ (%) Phụ gia sử dụng trong thực phẩm Chất làm ngọt nhân tạo 15 25,86 Chất bảo quản 26 44,83 Chất tạo màu 33 56,90 Tạo hương 54 93,10 Điều chỉnh độ acid 50 86,21 Khác 32 55,17 Số lượng phụ gia sử dụng trong sản phẩm 1 loại 2 3,45 2 loại 6 10,34 ≥ 3 loại 49 84,48 Phụ gia thực phẩm được sử dụng phổ biến trong sản phẩm là chất tạo hương và điều chỉnh độ acid (chiếm tỉ lệ lần lượt là 93,10% và 86,21%); chất tạo màu chiếm tỉ lệ 56,9%; 44,83% là chất bảo quản và 25,86% là chất làm ngọt nhân tạo. Khoảng 85% các sản phẩm sử dụng từ 3 chất phụ gia; sản phẩm chỉ sử dụng 1 chất phụ gia chiếm tỉ lệ thấp (3,45%). 179
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT NGÀNH Y TẾ TỈNH B×NH DƯƠNG 2020 Đặc điểm sử dụng Acesulfame K trong đồ uống không cồn Bảng 4: Đặc điểm sử dụng Acesulfame K trong đồ uống không cồn trong nghiên cứu (n = 58) Đặc điểm Kết quả Xét nghiệm chứa ACK (Có) 29 (50%) Hàm lượng ACK * 175, 23 ± 113, 35 Nước trái cây 99,03 ± 92,78 Trà, cà phê, cacao 0 (0%) Nước tăng lực 152,43 ± 32,33 Đồ uống hương liệu 208,24 ± 127,89 So với quy định (đạt) 29 (100%) Có 50% các sản phẩm đồ uống có chứa ACK trong sản phẩm. Hàm lượng ACK trung bình là 175, 23 ± 113, 35 mg/ l, cao nhất là 481,7 mg/ L, thấp nhất là 11,85 mg/ l; Hàm lượng ACK trung bình cao nhất trong nhóm sản phầm đồ uống hương liệu (208,24 ± 127,89); thấp nhất trong nhóm nước trái cây (99,03 ± 92,78). Đối chiếu với hàm lượng ACK theo quy định thì các sản phẩm đều đạt (29/29 sản phẩm xét nghiệm có chứa ACK). Bảng 5: Sự hiện diện của ACK theo nhóm đồ uống (n=29) Nhóm đồ uống Tần số (n) Tỉ lệ (%) Nước trái cây 7 24,14 Nước tăng lực 6 20,69 Đồ uống hương liệu 14 48,28 Khác 2 6,9 Trong số 29 sản phẩm xét nghiệm có chứa ACK, thì nhóm đồ uống hương liệu chứa ACK nhiều nhất (48,28%); nhóm trà, cà phê, cacao không chứa ACK. Bảng 6: Khai báo sử dụng ACK trên nhãn đối với những sản phẩm xét nghiệm có chứa ACK (n=29) Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ (%) Khai báo sử dụng ACK trên nhãn(có) 10 34,5 Mặc dù xét nghiệm có chứa ACK trong sản phẩm, tuy nhiên chỉ có 10 trong số 29 sản phẩm có khai báo sử dụng ACK trên nhãn (chiếm tỉ lệ 34,5%). Bảng 7: Mối liên quan giữa sử dụng ACK và đồ uống có gas Xét nghiệm chứa ACK Đặc tính p PR (KTC95%) Có Không Đồ uống có gas Có 20 (68,97) 3 (10,34) 3,38
  6. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 487 - THÁNG 2 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2020 IV.BÀN LUẬN nước giải khát lớn đều là các công ty nhượng Với tốc độ tăng trưởng dự báo hàng năm quyền của nước ngoài hoặc có chi nhánh sản là 6% đến năm 2020, ngành công nghiệp xuất tại Việt Nam. Điều này cho thấy dù ưu nước giải khát ở Việt Nam nằm trong số các tiên dùng hàng Việt, nhưng vẫn có sự chọn ngành công nghiệp hàng tiêu dùng tăng lựa giữa các sản phẩm được sản xuất bởi các trưởng nhanh nhất. Tiêu thụ đồ uống ước công ty có danh tiếng so với những công ty tính đạt 81,6 tỷ lít trong năm 2016 với triển nhỏ lẻ trong nước. vọng đạt 109 tỷ lít vào năm 2020 [10]. Việt Nước ngọt thường chứa từ 1% đến 12% Nam là một trong những quốc gia có tốc độ đường trong thành phần [16].Trong nghiên tăng trưởng nhanh chóng về doanh thu cho cứu này, có 57/58 sản phẩm khai báo có sử nước ngọt có gas [19]. Đồ uống có ga được dụng đường trong thành phần sản phẩm. tiêu thụ rộng rãi vì hương vị và khả năng làm Trong đó, đường và đường mía được sử mới và làm dịu cơn khát. Qua khảo sát 58 dụng chủ yếu (33,93% và 37,44%). Trong số mẫu đồ uống không cồn thuộc 18 công ty các chất làm ngọt nhân tạo được khai báo sử đang được kinh doanh tại 2 siêu thị AEON dụng trong sản phẩm, HFCS và ACK được và Big C trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm sử dụng phổ biến nhất (21,43% và 17,24%). 2018, kết quả cho thấy khoảng 40% mẫu đồ HFCS (còn được gọi là glucose- uống trong khảo sát có chứa ga. Nhóm đồ fructose, isoglucose và glucose-fructose uống hương liệu được bày bán phổ biến nhất, syrup (European Food Information Council, chiếm tỉ lệ cao nhất (29,31%); nhóm đồ uống 2013) là chất tạo ngọt được sản xuất từ tinh nước trái cây và trà, cà phê, cacao chiếm tỉ lệ bột bắp thủy phân. HFCS gồm lần lượt là 27,59% và 20,69%. Kết quả này 76% carbohydrate và 24% nước, không phù hợp với thống kê tiêu thụ đồ uống tại chứa chất béo, không có chất đạm và chất Việt Nam năm 2016 (với 24,41% đồ uống dinh dưỡng thiết yếu với số lượng không năng lượng; 23,05% nước soda; 42,36% đáng kể. HFCS có giá thành tương đối thấp, nước trái cây; 42,34% trà) [9]. Lý giải hợp lý cho độ ngọt cao hơn sucrose và hòa tan trong cho điều này vì đồ uống hương liệu đa dạng dung dịch tốt[6]. Tại Việt Nam, HFCS được mẫu mã và sản phẩm; có giá thành thấp từ lựa chọn sử dụng phổ biến trong sản xuất đồ khâu sản xuất đến thành phẩm, đáp ứng được uống không cồn, tuy nhiên, chưa có quy định nhu cầu vị giác của người tiêu dùng, khiến cụ thể về hàm lượng HFCS trong từng loại việc tiêu thụ đồ uống hương liệu phổ biến và đồ uống. Acesulfame K (E950) có độ ngọt được các nhà buôn bán chọn lựa trong việc gấp 200 lần so với sucrose, ổn định nhiệt và kinh doanh đồ uống không cồn. Trong pH, và hòa tan tự do trong nước. FDA, FAO nghiên cứu này, có 89,66% đồ uống được / WHO, JECFA, và Ủy ban khoa học về thực sản xuất trong nước. Mặc dù các sản phẩm phẩm của Liên minh châu Âu (SCF) đã kết đồ uống được bày bán trong siêu thị được luận rằng acesulfame là an toàn để sử dụng sản xuất tại Việt Nam, tuy nhiên, một thực tế trong thực phẩm và đồ uống[16]. Đây là lý còn tồn tại là đa phần các công ty sản xuất do HFCS và ACK được cái doanh nghiệp 181
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT NGÀNH Y TẾ TỈNH B×NH DƯƠNG 2020 sản xuất đồ uống không cồn lựa chọn sử ± 127,89 mg/l); thấp nhất trong nhóm nước dụng phổ biến. trái cây (99,03 ± 92,78 mg/l). Kết quả này Chất ngọt tổng hợp là phụ gia thực phẩm cao hơn so với nghiên cứu của Janina S.G. D không phải là đường có nguồn gốc tự nhiên và cộng sự (2013) với kết quả là hàm lượng được sử dụng với mục đích tạo vị ngọt cho ACK là 82 ± 64 mg/l, dao động 1.59– 283.7 thực phẩm [1]. Tại Việt Nam, chỉ có quy mg/l, trong đó, nước giải khát truyền thống định hàm lượng từng chất được phép sử là 38 mg/l, dao động 18,2– 178,5 mg/l, đồ dụng trong từng nhóm sản phẩm nhất định, uống năng lượng 66,3 mg/l, dao động 0– chưa có quy định cụ thể về số lượng chất tạo 198.8 mg/l [7]. Nghiên cứu tại Hàn Quốc ngọt dùng trong sản xuất thực phẩm. Qua cho kết quả hàm lượng trung bình của ACK khảo sát trên nhãn sản phẩm, hơn 50% các trong nước trái cây và rau rủ là 36,5 mg/ l; sản phẩm chỉ sử dụng 1 chất làm ngọt; trong nước giải khát có gas là 111,8 mg/l; đồ 25,86% sử dụng 2 chất làm ngọt và 20,69% uống hương vị sữa chua là 49,4 mg/l [17]. Sự sử dụng từ 3 chất làm ngọt trong sản phẩm. khác biệt này có thể là do công thức sản xuất Điều này cho thấy các doanh nghiệp có xu thực phẩm của các doanh nghiệp tại mỗi hướng hạn chế việc lạm dụng chất ngọt tổng quốc gia khác nhau và hàm lượng sử dụng hợp trong sản xuất đồ uống không cồn. ACK trong sản xuất thực phẩm theo pháp Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định luật tại mỗi quốc gia có sự khác biệt. Các đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp đều tuân thủ quy định về hàm có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, giữ lượng ACK sử dụng trong sản xuất, đối hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm[2]. chiếu với hàm lượng ACK theo quy định thì Phụ gia thực phẩm được sử dụng phổ biến các sản phẩm đều đạt (29/29 sản phẩm xét trong nghiên cứu này là chất tạo hương và nghiệm có chứa ACK) [7]. điều chỉnh độ acid (chiếm tỉ lệ lần lượt là Việc trên nhãn thực phẩm khai báo thông 93,10% và 86,21%); chất tạo màu chiếm tỉ lệ tin không đúng sẽ bị xử phạt theo quy định 56,9%; 44,83% là chất bảo quản và 25,86% [5]. Tuy nhiên, để đánh lừa người tiêu dùng là chất làm ngọt nhân tạo. Khoảng 85% các mua hàng, nhiều công ty đã cố tình không sản phẩm sử dụng từ 3 chất phụ gia; sản khai báo một hoặc một số phụ gia nhất định phẩm chỉ sử dụng 1 chất phụ gia chiếm tỉ lệ được dùng trong sản xuất sản phẩm của công thấp (3,45%). ty. Mặc dù xét nghiệm có chứa ACK trong Có 50% các sản phẩm đồ uống có chứa sản phẩm, tuy nhiên chỉ có 10 trong số 29 ACK trong sản phẩm. Hàm lượng ACK sản phẩm có khai báo sử dụng ACK trên trung bình là 175, 23 ± 113, 35 mg/ l, cao nhãn (chiếm tỉ lệ 34,5%). Từ đây, người nhất là 481,7 mg/ L, thấp nhất là 11,85 mg/ l. nghiên cứu đề xuất cần có những biện pháp Trong sản phầm đồ uống có gas, hàm lượng xử lý nghiêm đối với những doanh nghiệp cố ACK là 119,5 ± 110, 25 mg/l. Trong nghiên tình không khai báo hoặc khai báo không cứu này, hàm lượng ACK trung bình cao đúng sự thật những nguyên liệu dùng trong nhất trong nhóm đồ uống hương liệu (208,24 sản xuất thực phẩm. Từ đó giúp người tiêu 182
  8. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 487 - THÁNG 2 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2020 dùng có những lựa chọn thực phẩm phù hợp thực phẩm được phép sử dụng trong thực góp phần bảo vệ sức khỏe bản thân và gia phẩm. đình. Theo Cục quản lý thực phẩm và dược TÀI LIỆU THAM KHẢO phẩm Hoa Kỳ (FDA), ACK là một trong sáu 1. Bộ Y Tế (2010) QCVN 4-8:2010/BYT. Quy chất tạo ngọt hiện tại đang được chấp thuận chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phụ gia thực hiện tại và được xem là chất làm ngọt không phẩm – chất ngọt tổng hợp. 2. Quốc Hội Việt Nam (2010) Luật An Toàn dinh dưỡng [11]. Trong nghiên cứu này, đồ Thực Phẩm. Hà Nội. uống có gas có chứa ACK gấp 3,38 lần đồ 3. Bộ Y Tế (2015) Thông tư Số: 02/VBHN-BYT uống không có ga, mối liên quan có ý nghĩa ngày 15 tháng 06 năm 2015 của Bộ Y tế về thống kê với p
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT NGÀNH Y TẾ TỈNH B×NH DƯƠNG 2020 delines/?linkId=20169028, accessed on neurometabolic functions in C57BL/6J 29/07/2018. mice". PLoS One, 8 (8), e70257. 9. The Statistics Portal (2016) Vietnam: Which 15. Hoare. E., Varsamis. P., Owen. N., of the following beverages do you regularly Dunstan. D. W., Jennings. G. L., Kingwell. consume?, accessed on 04 September 2018. B. A. (2017) "Sugar- and Intense-Sweetened 10. EVBN. (2018) VIETNAM BEVERAGE Drinks in Australia: A Systematic Review on INDUSTRY REPORT, Cardiometabolic Risk". Nutrients, 9 (10) https://evbn.org/vietnam-beverage-industry- 16. Kregiel. D. (2015) "Health safety of soft report/, accessed on 04 September. drinks: contents, containers, and 11. U.S. FOOD & DRUG microorganisms". Biomed Res Int, 2015, ADMINISTRATION (FDA). (2018) 128697. Additional Information about High-Intensity 17. Lee. Y., Do. B., Lee. G., Lim. H. S., Yun. S. Sweeteners Permitted for Use in Food in the S., Kwon. H. (2017) "Simultaneous United States, determination of sodium saccharin, https://www.fda.gov/food/ingredientspackagi aspartame, acesulfame-K and sucralose in nglabeling/foodadditivesingredients/ucm397 food consumed in Korea using high- 725.htm#AceK, accessed on 13 September. performance liquid chromatography and 12. Arora. S., Shendurse. A. M., Sharma. V., evaporative light-scattering detection". Food Wadhwa. B. K., Singh. A. K. (2013) Addit Contam Part A Chem Anal Control "Assessment of stability of binary sweetener Expo Risk Assess, 34 (5), 666-677. blend (aspartame x acesulfame-K) during 18. Ohtsuki. T., Sato. K., Abe. Y., Sugimoto. storage in whey lemon beverage". J Food Sci N., Akiyama. H. (2015) "Quantification of Technol, 50 (4), 770-6. acesulfame potassium in processed foods by 13. Bian. X., Chi. L., Gao. B., Tu. P., Ru. H., quantitative 1H NMR". Talanta, 131, 712-8. Lu. K. (2017) "The artificial sweetener 19. Schram. A., Labonte. R., Baker. P., Friel. acesulfame potassium affects the gut S., Reeves. A., Stuckler. D. (2015) "The microbiome and body weight gain in CD-1 role of trade and investment liberalization in mice". PLoS One, 12 (6), e0178426. the sugar-sweetened carbonated beverages 14. Cong. W. N., Wang. R., Cai. H., Daimon. market: a natural experiment contrasting C. M., Scheibye-Knudsen. M., Bohr. V. A., Vietnam and the Philippines". Global Health, et al. (2013) "Long-term artificial sweetener 11, 41. acesulfame potassium treatment alters 184
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2