Sự sẵn lòng hoàn thành gia sử sức khỏe ở sinh viên năm cuối ngành bác sĩ Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 0
download
Bài viết trình bày mục tiêu: Xác định tỷ lệ sẵn lòng hoàn thành FHH và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng ở sinh viên năm cuối khối ngành bác sĩ Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (UMP). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả kết hợp định lượng và định tính, khảo sát bộ câu hỏi tự điền trên 393 sinh viên năm 6 UMP bằng phương pháp chọn mẫu phân tầng và ngẫu nhiên đơn, sau đó thực hiện 13 cuộc phỏng vấn sâu bằng phương pháp chọn mẫu có chủ đích, từ tháng 01 đến tháng 5/2024.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự sẵn lòng hoàn thành gia sử sức khỏe ở sinh viên năm cuối ngành bác sĩ Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 27(4):90-97 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.13 Sự sẵn lòng hoàn thành gia sử sức khỏe ở sinh viên năm cuối ngành bác sĩ Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Linh Đan1, Lê Nữ Thanh Uyên1,* 1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Gia sử sức khỏe (FHH) mang lại lợi ích nhất định đối với mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc phòng ngừa và quản lý tốt các bệnh mạn tính hay các bệnh di truyền. Sự sẵn lòng hoàn thành FHH có vai trò quyết định trong việc xây dựng hoàn chỉnh một FHH. Chưa có nghiên cứu tại Việt Nam tìm hiểu thực trạng này ở sinh viên năm cuối khối ngành bác sĩ. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sẵn lòng hoàn thành FHH và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng ở sinh viên năm cuối khối ngành bác sĩ Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (UMP). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả kết hợp định lượng và định tính, khảo sát bộ câu hỏi tự điền trên 393 sinh viên năm 6 UMP bằng phương pháp chọn mẫu phân tầng và ngẫu nhiên đơn, sau đó thực hiện 13 cuộc phỏng vấn sâu bằng phương pháp chọn mẫu có chủ đích, từ tháng 01 đến tháng 5/2024. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên sẵn lòng hoàn thành FHH là 87,3%, có kiến thức đúng về FHH là 59,5%. Kiến thức chung về FHH và mức độ gắn kết gia đình có liên quan đến quyết định hoàn thành FHH. Sinh viên nữ quan tâm đến sức khỏe gia đình nhiều hơn. Giới tính và ngành học ảnh hưởng đến quyết định hoàn thành FHH. Kết luận: Sự sẵn lòng hoàn thành FHH ở sinh viên ngành bác sĩ năm cuối cao nhưng kiến thức chung về FHH thấp. Đề xuất lồng ghép thông tin, kiến thức về những công cụ mới như FHH trong chương trình đào tạo, khuyến khích sinh viên chủ động cập nhật những kiến thức y học mới. Từ khoá: gia sử sức khỏe; sự sẵn lòng; động lực; rào cản Ngày nhận bài: 26-08-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 25-09-2024 / Ngày đăng bài: 27-09-2024 *Tác giả liên hệ: Lê Nữ Thanh Uyên. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: lenuthanhuyen@ump.edu.vn © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 90 https://www.tapchiyhoctphcm.vn
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Abstract WILLINGNESS TO COMPLETE HEALTH HISTORY IN FINAL-YEAR MEDICAL STUDENTS AT UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY AT HO CHI MINH CITY Nguyen Linh Dan, Le Nu Thanh Uyen Background: Family Health History (FHH) provides certain benefits to everyone, family and community in preventing and managing chronic diseases or genetic diseases. The willingness to complete the FHH form plays a decisive role in supplying FHH database. There has been no research in Vietnam to explore this situation in final-year medical students. Objectives: To determine the proportion of final-year medical students at University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City (UMP) willing to complete FHH and to explore the associated factors. Methods: The cross-sectional study was conducted in a mixed-method design, on 393 final-year medical students of UMP using stratified and simple random sampling method for survey, with 13 in-depth interviews in qualitative component, from January to May 2024. Results: The proportion of students willing to complete FHH is 87.3%, the proportion of students with correct knowledge about FHH is 59.5%. General knowledge about FHH and level of family engagement relate to the decision for FHH completion. Gender and field of expertise have potential association with the decision for FHH completion. Conclusion: Willingness to complete the FHH among final-year medical students was high but general knowledge of the FHH was low. The results implicated the integration of FHH and new healthcare solutions to curriculum, to encourage students to update novel technology. Keywords: family health history; willingness; motivation; healthcare barrier 1. ĐẶT VẤN ĐỀ nhưng về sự sẵn lòng hoàn thành FHH và các yếu tố ảnh hưởng chưa được nghiên cứu sâu [2, 5, 8]. Tại Việt Nam, FHH là một chủ đề lâm sàng mới, chưa có một nghiên cứu Gia sử sức khỏe (FHH) là hồ sơ thông tin về sức khỏe, bệnh nào tại Việt Nam về sự sẵn lòng trên. Sinh viên năm cuối khối tật và các yếu tố liên quan của các thành viên trong gia đình ngành bác sĩ đã có nhiều năm trải qua thực hành lâm sàng, là [1], được thể hiện dưới dạng cây gia hệ. Dựa vào FHH có thể nguồn lực bác sĩ cho ngành y tế trong tương lai gần nhất, vừa lượng giá nguy cơ mắc một số bệnh di truyền đa yếu tố, từ đó là người chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, vừa là đối tượng mang lại lợi ích nhất định đối với mỗi cá nhân, gia đình và cần được chăm sóc sức khỏe. cộng đồng trong việc phòng ngừa và quản lý tốt các bệnh mạn tính hay các bệnh có liên quan đến gia đình. Sự sẵn lòng hoàn Chúng tôi thực hiện nghiên cứu định lượng kết hợp định tính trên đối tượng sinh viên năm cuối khối ngành bác sĩ tại một thành FHH có vai trò quyết định trong việc xây dựng hoàn trường Đại học hàng đầu đào tạo nhân lực y tế nhằm xác định chỉnh một FHH. tỷ lệ sẵn lòng hoàn thành FHH và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra tỷ lệ cao dân số trẻ đến sự sẵn lòng đó để có kết quả tin cậy về thực trạng của quyết tuổi, trong đó có sinh viên đại học, đặc biệt là sinh viên khối định, quan điểm của các sinh viên này về FHH. Qua đó, có ngành khoa học sức khỏe quan tâm đến FHH [2-4], tìm thấy những đề xuất chi tiết cho hướng dẫn, kế hoạch, hoạt động học những mối liên quan về FHH như: ngành học, giới tính, chủng tập, tư vấn về FHH cho nguồn lực y tế tương lai, bổ sung kịp tộc, tuổi, sự gắn kết giao tiếp trong gia đình [2, 5-7]. Một số thời những kiến thức chuyên ngành mới, góp phần nâng cao nghiên cứu chỉ ra động lực và rào cản liên quan đến FHH chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.13 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 91
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 2. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP Các bước tiến hành nghiên cứu NGHIÊN CỨU Đối với nghiên cứu định lượng, sau khi có được danh sách sinh viên mỗi ngành qua kỹ thuật chọn mẫu, nghiên cứu viên 2.1. Đối tượng nghiên cứu chính trực tiếp tiếp cận đối tượng. Sau đó, giải thích về mục Có 393 sinh viên năm 6 khối ngành bác sĩ UMP gồm Y tiêu nghiên cứu, cách tiến hành nghiên cứu, vấn đề bảo mật khoa, Răng Hàm Mặt, Y học cổ truyền và Y học dự phòng thông tin. Nếu sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu và ký đồng ý tham gia nghiên cứu và 13 sinh viên trong số đó đồng phiếu đồng thuận sẽ được nhận phiếu thu thập thông tin có ý tham gia phỏng vấn sâu. Nghiên cứu được thực hiện từ chứa bộ câu hỏi soạn sẵn tự điền. Nếu sinh viên vắng mặt 02 tháng 01 đến tháng 5/2024. lần ở thời điểm nghiên cứu, nghiên cứu viên sẽ không tiếp cận lần 03 và xem như mất mẫu, không tiến hành thay thế bằng 2.1.1. Tiêu chuẩn loại sinh viên khác ngoài danh sách. Đối với nghiên cứu định tính, Sinh viên vắng mặt tại thời điểm khảo sát 02 lần hoặc nghiên cứu viên trực tiếp liên hệ ngẫu nhiên đến từng sinh không đủ sức khỏe để đảm bảo tham gia nghiên cứu. viên theo danh sách có được từ kỹ thuật chọn mẫu có chủ đích, sau đó sinh viên được giải thích về mục tiêu, tính bảo 2.2. Phương pháp nghiên cứu mật của nghiên cứu. Nếu đồng ý tham gia và ký tên vào bản 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu chấp thuận sẽ tiến hành phỏng vấn sâu dựa trên bảng hướng dẫn phỏng vấn bán cấu trúc. Nghiên cứu cắt ngang mô tả, kết hợp định lượng và định tính. Nghiên cứu định tính được thực hiện sau nghiên cứu 2.2.4. Định nghĩa biến số chính và công cụ thu thập định lượng. Gia sử sức khỏe hay lịch sử sức khỏe gia đình là hồ sơ thông 2.2.2. Cỡ mẫu tin về sức khỏe, bệnh tật và các yếu tố liên quan của một người Áp dụng công thức ước lượng 1 tỷ lệ, chọn trị số ước đoán và họ hàng thân thuộc của người đó. Bao gồm tất cả những tỷ lệ p = 0,5: yếu tố: tương đồng về mặt bộ gen, thói quen ăn uống, sinh 𝑝(1 − 𝑝) hoạt, vận động thể lực và các yếu tố bên ngoài môi trường. 𝑛 = 𝑍( ) 𝑑 Sẵn lòng tự hoàn thành FHH được tự cảm nhận bởi sinh Với α = 0,05 ứng với độ tin cậy 95%, viên, là biến số nhị giá. Khi hoàn thành bộ câu hỏi, sinh viên trả lời rất sẵn lòng hay sẵn lòng. Sẵn lòng hợp tác với bác sĩ 𝑍1- α/2 = 1,96, d = 0,05. lâm sàng hoàn thành FHH được tự cảm nhận bởi sinh viên, là Dự trù 10%, vậy cỡ mẫu tối thiểu là 428 sinh viên. biến số nhị giá. Khi hoàn thành bộ câu hỏi, sinh viên trả lời 2.2.3. Dữ liệu thu thập nghiên cứu rất sẵn lòng hay sẵn lòng. Kỹ thuật chọn mẫu Đối với nghiên cứu định tính, chia ra hai chủ đề chính là động lực và rào cản. Là sự tự cảm nhận của sinh viên khi nghĩ Chúng tôi chọn mẫu dựa trên danh sách sinh viên năm 6 đến quyết định tự hoàn thành FHH cho gia đình hay hợp tác khối ngành bác sĩ từ Ban chủ nhiệm các khoa. Sử dụng với bác sĩ lâm sàng hoàn thành FHH, những yếu tố nào thúc phương pháp chọn mẫu phân tầng để xác định tỷ lệ sinh viên đẩy, gây phân vân hay làm hạn chế quyết định đồng ý trên. năm cuối các ngành cần đưa vào nghiên cứu, sau đó dùng phương pháp ngẫu nhiên đơn cho mỗi tầng đối với nghiên cứu Công cụ thu thập số liệu định lượng dựa trên mục tiêu định lượng. Sau khi phân tích, dựa trên kết quả nghiên cứu nghiên cứu và tham khảo từ tác giả Madhavan S [2], tác giả định lượng, sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích để van der Merwe LJ [4] và đã được thử nghiệm trên 43 sinh chọn đối tượng vào nghiên cứu định tính, thực hiện 16 phỏng viên, đánh giá tính tin cậy nội bộ Cronbach’s Alpha cho thang vấn sâu chia đều cho 4 ngành, liên hệ mời các sinh viên đã đo kiến thức về FHH là 0,73; sự sẵn lòng hoàn thành FHH là tham gia nghiên cứu định lượng vào các phỏng vấn sâu. Nếu 0,83. Thang đo kiến thức gồm có 7 câu, sinh viên có kiến thức sinh viên không đồng ý thì mời sinh viên khác đến khi đủ số chung đúng khi trả lời đã từng nghe đến các thuật ngữ liên mẫu hoặc đạt được độ bão hòa thông tin. quan đến FHH và trả lời đúng từ 4/6 câu còn lại. Thang đo sự 92 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.13
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 sẵn lòng hoàn thành FHH gồm có 2 câu, các câu trả lời được Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) thiết kế dưới dạng thang đo Likert 5 mức độ, sinh viên được Mức gắn kết gia đình đánh giá là sẵn lòng hoàn thành FHH khi trả lời “rất sẵn lòng” Gia đình gắn kết tốt 225 57,2 hay “sẵn lòng” từ 1 câu hỏi. Thu thập số liệu định tính dựa Gia đình gắn kết chưa tốt 159 40,5 trên bảng hướng dẫn phỏng vấn bán cấu trúc gồm 5 phần: 3 Gia đình rời rạc, mâu thuẫn 9 2,3 phần đầu để xác định đúng đối tượng, 2 phần sau thực hiện Nền tảng sức khỏe mục tiêu của nghiên cứu định tính là tìm hiểu động lực và rào Có 331 84,2 cản. Không 62 15,8 2.2.5. Quản lý và phân tích số liệu Trong số 393 sinh viên tham gia nghiên cứu định lượng thì Số liệu định lượng được nhập bằng Microsoft Excel 365, tỷ lệ nam (51,2%) cao hơn nữ (48,8%). Sinh viên ngành y xử lý bằng phần mềm STATA 17.0. khoa chiếm đa số, thấp nhất là sinh viên ngành y học dự Sử dụng tần số và tỷ lệ cho thống kê mô tả, phép kiểm chi phòng, phù hợp với tỷ lệ phân tầng của mẫu nghiên cứu. Đa bình phương, kiểm định chính xác Fisher và tỷ số tỷ lệ hiện số sinh viên phụ thuộc kinh tế gia đình (77,4%) và có gia đình mắc (PR) với KTC 95% đối với thống kê phân tích. ở mức gắn kết tốt (57,2%). Trong số các sinh viên tự chủ một phần và phụ thuộc vào kinh tế gia đình, hầu hết sinh viên cảm Dữ liệu định tính được giải băng và lưu trữ dưới dạng văn nhận kinh tế gia đình mình ở mức trung bình (81,6%, n=380). bản, phân tích theo các mã (coding) bằng phần mềm ATLAS.ti 24 ver. 7.6.3. Phần lớn (84,2%) sinh viên cho biết có ít nhất 1 thành viên trong gia đình mắc một trong các bệnh ung thư, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường hay các bệnh về di truyền 3. KẾT QUẢ khác. Tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng về FHH là 59,5% (Bảng 1). Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu (n=393) Bảng 2. Sự sẵn lòng hoàn thành Gia sử sức khỏe (n=393) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Giới Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Nam 201 51,2 Sẵn lòng tự hoàn thành (có) 304 77,3 Nữ 192 48,8 Sẵn lòng hợp tác với bác sĩ lâm sàng 338 86,0 để hoàn thành (có) Ngành Sẵn lòng chung (có) 343 87,3 Y khoa 213 54,2 Răng hàm mặt 59 15,0 Tỷ lệ sinh viên sẵn lòng hoàn thành FHH chiếm phần lớn (87,3%), trong đó 77,3% sinh viên sẵn lòng tự hoàn thành Y học cổ truyền 74 18,9 FHH, 86% sẵn lòng hợp tác với bác sĩ lâm sàng hoàn thành Y học dự phòng 47 11,9 FHH (Bảng 2). Kinh tế bản thân Tự chủ hoàn toàn 13 3,3 Sau khi đã kiểm soát các yếu tố bằng mô hình hồi quy đa Tự chủ một phần 76 19,3 biến, kết quả cho thấy tỷ lệ sẵn lòng hoàn thành FHH ở những sinh viên có kiến thức chung về FHH đúng cao hơn 1,15 lần Phụ thuộc gia đình 304 77,4 so với những sinh viên có kiến thức chung về FHH chưa Kinh tế gia đình (n=380) đúng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,002 Khá giả 48 12,6
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Bảng 3. Mô hình đa biến sự sẵn lòng hoàn thành Gia sử sức khỏe và các yếu tố liên quan (n=393) Mô hình đơn biến Mô hình đa biến Đặc tính PRthô (KTC 95%thô) Giá trị pthô PRhc (KTC 95%hc) Giá trị phc Kiến thức chung (đúng) 1,16 (1,06 – 1,26)
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Kết quả mô tả số lượt đề cập chủ đề các yếu tố ảnh hưởng bệnh của mình” (Nữ, Y học cổ truyền). đến động lực của quyết định hoàn thành FHH và mối liên hệ “Gia sử sức khỏe là một công cụ khá rẻ tiền nhưng hiệu quả giữa nhóm giới tính, ngành học, quyết định có và không sẵn trong việc chẩn đoán hoặc tiên lượng sức khỏe cho các thành lòng hoàn thành FHH và kiến thức chung về FHH đúng và viên trong nhà, giúp mình có thể lựa chọn công cụ, tầm soát chưa đúng cho thấy có 3 chủ đề có số lượt đề cập đến nhiều trước, lựa chọn được xét nghiệm phù hợp với cái bệnh tật của nhất, quang phổ các chủ đề từ rộng đến hẹp lần lượt là: Sự mình” (Nữ, Y học dự phòng). quan tâm đến sức khỏe gia đình; Lợi ích đối với gia đình; Lợi ích của FHH. Cho thấy có 6 chủ đề có số lượt đề cập đến Nghiên cứu cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê nhiều nhất, quang phổ các chủ đề rộng từ đến hẹp lần lượt là: giữa sự sẵn lòng hoàn thành FHH và kiến thức về FHH Thời gian; Sự hỗ trợ của con người hay cơ sở hỗ trợ; Chi phí; (p
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Những thông tin về chi phí để làm FHH chưa rõ ràng. Trong 5. KẾT LUẬN hiện thực kinh tế khó khăn sau đại dịch COVID-19, chi phí là một vấn đề đáng lo ngại, khoản chi phí chi cho y tế của các Nghiên cứu cho thấy phần lớn sinh viên năm cuối khối gia đình phần lớn là khi có bệnh, ý thức tầm soát phát hiện ngành bác sĩ Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh sẵn sớm bệnh chưa tốt ở Việt Nam. Vì vậy, khi họ không có bệnh lòng hoàn thành FHH. Kiến thức chung về FHH và mức độ hoặc người thân trong gia đình không mắc những bệnh truyền gắn kết gia đình là hai yếu tố quan trọng có mối liên quan với nhiễm, ít ai chủ động tìm đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm quyết định sẵn lòng hoàn thành FHH. Bên cạnh những động hay thực hiện tầm soát khi không được bảo hiểm y tế chi trả. lực thúc đẩy có nhiều yếu tố tồn tại cản trở họ quyết định hoàn Thực trạng tại Việt Nam cũng cho thấy rằng, tỷ lệ tự ý sử dụng thành FHH cho gia đình. thuốc của người dân không thông qua chỉ định của bác sĩ lâm Đề xuất lồng ghép thông tin, kiến thức về những công cụ mới sàng ngày càng phổ biến. Do đó, ít người chi một khoản kinh như FHH trong chương trình đào tạo, sinh viên chủ động cập phí để làm một FHH khi FHH không bắt buộc, và họ có thể nhật những kiến thức y học mới. Các nghiên cứu trong tương lựa chọn không làm. lai nên thực hiện trên các đối tượng ngoài ngành y, nhân viên y Có sự khác biệt giữa sinh viên y học dự phòng về số lượt tế chuyên thu thập FHH. Các nghiên cứu về Gia sử sức khỏe nhắc đến chủ đề sự hỗ trợ của con người hay cơ sở hỗ trợ, trong tương lai nên tập trung vào việc triển khai FHH trong thực cung cấp thông tin về bệnh so với sinh viên các ngành khác. tế để mang lại lợi ích trực tiếp cho cá nhân và xã hội. Trong khi sinh viên y học dự phòng đề cập đến chi phí thì sinh viên y khoa đề cập đến thời gian. Lời cảm ơn “Thứ nhất là có thể sẽ tốn nhiều thời gian, làm sao để tập Tôi xin chân thành cám ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Y, Ban Chủ kết các thông tin chính xác cao thì lại tốn thời gian công sức nhiệm Khoa Răng Hàm Mặt, Ban Chủ nhiệm Khoa Y học cổ cho nên mình nghĩ nó là rào cản khá lớn” (Nam, Y khoa). truyền, Ban Chủ nhiệm Khoa Y tế công cộng, Phòng Nghiên cứu Khoa học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành “Việc ngồi lại để làm gia sử sẽ rất là tốn thời gian, sẽ rất là nghiên cứu. khó khăn” (Nam, Y khoa). “Về rào cản thì mình thấy đầu tiên là vấn đề về tài chính” Nguồn tài trợ (Nam, Y học dự phòng). “Thứ hai là về kinh phí, nếu như mà Nghiên cứu này được tài trợ kinh phí bởi Đại học Y Dược kinh phí trong khả năng cho phép thì mình nghĩ là sẽ dễ để thực Thành phố Hồ Chí Minh theo hợp đồng số 135/2024/HĐ- hiện Gia sử sức khỏe phổ biến hơn” (Nữ, Y học dự phòng). ĐHYD, ngày 17 tháng 4 năm 2024. Bằng thái độ quan tâm đến sức khỏe cộng đồng là trên hết, sinh viên y học dự phòng lo ngại về gánh nặng chi phí người Xung đột lợi ích dân chi trả nếu họ tham gia làm FHH. Đối với sinh viên y Không có xung đột lợi ích nào liên quan đến nghiên cứu này. khoa, đầu ra chủ yếu là bác sĩ điều trị ngồi tại phòng khám. Thời gian khám cho một bệnh nhân rất ngắn để đảm bảo nhu ORCID cầu cần khám bệnh của rất đông bệnh nhân. Vì vậy khi nhắc Nguyễn Linh Đan đến việc làm FHH, phần lớn sinh viên ngành y khoa chú ý https://orcid.org/0009-0004-5493-2847 nhiều đến vấn đề thời gian là điều hợp lý. Lê Nữ Thanh Uyên Nghiên cứu mặc dù có ý nghĩa về mặt thực tiễn, nhưng chưa https://orcid.org/0000-0001-8363-6300 thực hiện can thiệp cụ thể để lập FHH hoàn chỉnh nên chưa mang lại lợi ích trực tiếp cho đối tượng tham gia nghiên cứu. Đóng góp của các tác giả Nghiên cứu chỉ thực hiện trên sinh viên năm cuối khối ngành Ý tưởng nghiên cứu: Lê Nữ Thanh Uyên, Nguyễn Linh Đan bác sĩ tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh nên hạn chế Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Lê Nữ Thanh Uyên, trong khái quát kết quả cho đối tượng khác, trường khác. Nguyễn Linh Đan 96 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.13
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Thu thập dữ liệu: Lê Nữ Thanh Uyên, Nguyễn Linh Đan hereditary diseases amongst undergraduate students at Giám sát nghiên cứu: Lê Nữ Thanh Uyên, Nguyễn Linh Đan the University of the Free State. South Afr Fam Pract. 2018;64(1):8. Nhập dữ liệu: Lê Nữ Thanh Uyên, Nguyễn Linh Đan Quản lý dữ liệu: Lê Nữ Thanh Uyên, Nguyễn Linh Đan 5. Li M, Kwok OM, Ma P, Tseng TS, Chen LS. Are Phân tích dữ liệu: Lê Nữ Thanh Uyên, Nguyễn Linh Đan College Students Interested in Family Health History Education? A Large Needs Assessment Survey Study. Viết bản thảo đầu tiên: Lê Nữ Thanh Uyên, Nguyễn Linh Đan Int J Environ Res Public Health. 2018;20(3):2596. Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Lê Nữ Thanh Uyên, Nguyễn Linh Đan 6. Campbell-Salome G, Rauscher EA, Freytag J. Patterns of Communicating About Family Health History: Exploring Differences in Family Types, Age, and Sex. Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu Health Educ Behav. 2019;46(5):809–17. Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban biên tập. 7. Smith ML, Beaudoin CE, Sosa ET, Pulczinski JC, Ory MG, Mckyer ELJ. Motivations, Barriers, and Behaviors Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức Related to Obtaining and Discussing Family Health Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong History: A Sex-Based Comparison Among Young nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Adults. Front Public Health. 2015;3:249. Minh, số 21/HĐĐĐ-ĐHYD ngày 02/01/2024. 8. Kerley CP. Dietary patterns and components to prevent and treat heart failure: a comprehensive review of human TÀI LIỆU THAM KHẢO studies. Nutr Res Rev. 2019;32(1):1–27. 1. Viện Di truyền Y học. Tư vấn di truyền. 2023. URL: 9. Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê 2018. Report No.: https://suckhoeditruyen.vn/tu-van-di-truyen/. ISBN 9786047511082. Nhà xuất bản Thống kê. 2018. 2. Madhavan S, Bullis E, Myers R, Zhou CJ, Cai EM, 10. Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê 2022. Report No.: Sharma A, Bhatia S, Orlando LA, Haga SB. Awareness ISBN 978-604-75-2429-7. Nhà xuất bản Thống kê. 2022. of family health history in a predominantly young adult 11. Murthy VS, Garza MA, Almario DA, Vogel KJ, Grubs RE, population. Plos ONE. 2019;14(10):e0224283. Gettig EA, Wilson JW, Thomas SB. Using a Family 3. Hull LE, Natarajan P. Self-rated family health history History Intervention to Improve Cancer Risk Perception in knowledge among All of Us program participants. Genet a Black Community. J Genet Couns. 2011;20(6):639–49. Med Off J Am Coll Med Genet. 2022;24(4):955–61. 12. Thompson T, Seo J, Griffith J, Baxter M, James A, 4. Merwe LJ van der, Nel G, William C, Erasmus S, Nel R, Kaphingst KA. The context of collecting family health Kolver M, Heever B van den, Joubert G. The knowledge, history: examining definitions of family and family attitudes and practices regarding family history of communication about health among African American women. J Health Commun. 2015;20(4):416–23. https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.13 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 97
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn