intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự sẵn sàng chuyển đổi số, bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư trong du lịch thông minh

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Sự sẵn sàng chuyển đổi số, bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư trong du lịch thông minh" trình bày về: thứ nhất, sự chuẩn bị và sẵn sàng của các bên liên quan trong việc tiếp nhận và làm chủ công nghệ số là không đồng đều. Thứ hai, vấn đề an ninh và quyền riêng tư luôn là mối quan tâm lớn trong bối cảnh dữ liệu số và công nghệ phát triển vượt bậc. Mặc dù vậy, với sự chuẩn bị sẵn sàng về số hóa, cùng những giải pháp về bảo mật và pháp lý, công nghệ điểm đến thông minh sẽ tiếp tục là động lực quan trọng cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự sẵn sàng chuyển đổi số, bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư trong du lịch thông minh

  1. SỰ SẴN SÀNG CHUYỂN ĐỔI SỐ, BẢO MẬT DỮ LIỆU VÀ QUYỀN RIÊNG TƯ TRONG DU LỊCH THÔNG MINH Phạm Hương Trang1, Vũ Nam2, Dương Nguyễn Hải Linh3, Chu Hà Giang4 Tóm tắt: Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Các công nghệ thông minh như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, Internet vạn vật được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực du lịch giúp nâng cao trải nghiệm của du khách, tối ưu hóa quy trình và quản lý hiệu quả hơn. Các công nghệ này đóng góp đáng kể vào sự phát triển bền vững của du lịch về khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, cũng có một số thách thức cần được khắc phục để đảm bảo tính phát triển bền vững. Thứ nhất, sự chuẩn bị và sẵn sàng của các bên liên quan trong việc tiếp nhận và làm chủ công nghệ số là không đồng đều. Thứ hai, vấn đề an ninh và quyền riêng tư luôn là mối quan tâm lớn trong bối cảnh dữ liệu số và công nghệ phát triển vượt bậc. Mặc dù vậy, với sự chuẩn bị sẵn sàng về số hóa, cùng những giải pháp về bảo mật và pháp lý, công nghệ điểm đến thông minh sẽ tiếp tục là động lực quan trọng cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Từ khoá: công nghệ du lịch thông minh, công nghệ 4.0, du lịch bền vững, an toàn, bảo mật thông tin. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, du lịch thông minh đang dần trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ trong ngành du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới, thu hút sự quan tâm của giới học thuật (Ye và cộng sự, 2020). Sự phát triển nhanh chóng và rộng rãi của du lịch thông minh đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, xã hội cho du khách, điểm đến du lịch và ngành du lịch nói chung. Công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs) ra đời và phát triển khiến cho khái niệm du lịch thông minh trở nên phổ biến hơn, bằng cách thúc đẩy chính phủ và các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch tận dụng công nghệ thông tin để tối ưu hóa việc ra quyết định trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, quy trình cung cấp dịch vụ và nâng cao trải nghiệm của khách hàng (Woyo & Slabbert, 2023; Ye và cộng sự, 2020). Tuy nhiên, song song với sự tiến bộ về công nghệ, các quốc gia cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khi phát triển du lịch thông minh. Việc thu thập, sử dụng và lưu trữ dữ liệu cá nhân phục vụ cho việc cá Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam. 1 Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 2 Khoa Quản trị Khách sạn, Thể thao và Du lịch, Trường Đại học TROY. 3 Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 4
  2. 146 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... nhân hóa trải nghiệm của khách hàng tiềm ẩn nhiều thách thức liên quan đến công tác bảo mật và quyền riêng tư (S.K. Sharma và cộng sự, 2023). Bài viết này sẽ tập trung phản ánh và phân tích vấn đề về bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư trong du lịch thông minh tại Việt Nam. Cụ thể hơn, chúng tôi sẽ phân tích rõ về mức độ sẵn sàng cho công cuộc chuyển đổi số trong ngành du lịch Việt Nam, các rủi ro liên quan đến bảo mật thông tin và thực trạng như các hành động tấn công vào hệ thống đặt phòng trực tuyến, ứng dụng di động và phương thức thanh toán trực tuyến. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đưa ra các vấn đề tiêu cực có thể phát sinh liên quan đến quyền riêng tư, như việc lạm dụng hoặc mua bán thông tin cá nhân của khách hàng. Bằng cách phân tích và hiểu rõ thực trạng rủi ro này, các nhà hoạch định chính sách, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có thể đưa ra các chính sách, chiến lược hiệu quả để phòng tránh, giảm thiểu tác động tiêu cực và bảo vệ quyền lợi của khách hàng. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH THÔNG MINH 2.1. Khái niệm du lịch thông minh Du lịch thông minh là một trong những lĩnh vực lớn nhất, là sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và trải nghiệm du lịch (Ye và cộng sự, 2020), do đó nó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế toàn cầu (Thommandru và cộng sự, 2023; Ye và cộng sự). Du lịch thông minh có thể được định nghĩa là một nền tảng thông minh kết hợp các nguồn tài nguyên du lịch, công nghệ thông tin và truyền thông ở tất cả các giai đoạn của du lịch, dựa trên sự tương tác qua lại giữa doanh nghiệp và du khách trong quá trình tiếp thị sản phẩm du lịch bằng các phương tiện công nghệ kỹ thuật thông minh (Sarji và cộng sự, 2023). Khác với du lịch truyền thống, du lịch thông minh tận dụng sự phát triển của công nghệ để mang lại lợi ích cho du khách và cộng đồng địa phương. Du lịch thông minh khác biệt ở việc sử dụng các công nghệ tiên tiến như ứng dụng di động, trí tuệ nhân tạo, Internet of Things và phân tích dữ liệu. Các công nghệ này giúp cung cấp thông tin tức thì, tạo ra trải nghiệm du lịch tùy chỉnh và cá nhân hóa, cải thiện quy trình đặt phòng và đặt vé, tạo ra các dịch vụ hướng dẫn du lịch thông qua các ứng dụng và nền tảng trực tuyến. Sự xuất hiện và áp dụng của Internet vạn vật (Internet of Things - IoT), ứng dụng di động, thực tế ảo (Virtual Reality - VR), thực tế tăng cường (Augmented Reality - AR), hệ thống định vị toàn cầu (GPS), trí tuệ nhân tạo (AI), mạng xã hội và thiết bị thông minh mở ra nhiều cơ hội lớn cho các bên liên quan trong ngành du lịch để thu thập, kiến tạo, lưu trữ và truy xuất dữ liệu lớn, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm du lịch, khả năng cạnh tranh của điểm đến và cải thiện tính bền vững của ngành du lịch (Azis và cộng sự, 2020; Ye và cộng sự).
  3. Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 147 Mạng xã hội trong xã hội ngày nay đóng vai trò quan trọng trong du lịch thông minh. Du khách có thể chia sẻ trải nghiệm du lịch cá nhân, tìm kiếm các đánh giá và gợi ý từ cộng đồng trên mạng xã hội. Mạng xã hội được tích hợp trong các ứng dụng du lịch kết nối du khách với nhau, tạo ra nhiều cộng đồng du lịch, chia sẻ thông tin một cách hữu ích và rộng rãi. Sự phổ biến của Internet of Things (IoT) là một trong những xu hướng phát triển quan trọng. Công nghệ IoT kết nối các thiết bị thông minh như cảm biến và hệ thống quản lý thông minh. Công nghệ này cho phép du khách sử dụng thiết bị định vị để tìm kiếm các điểm du lịch lân cận, hoặc sử dụng cảm biến thông minh để tiếp nhận thông tin về lịch trình chuyến đi hoặc điều kiện thời tiết tại điểm đến. Trí tuệ nhân tạo (AI) và khoa học máy tính cũng là những công nghệ đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch thông minh. AI và khoa học máy tính được sử dụng trong việc phân tích dữ liệu du lịch, đưa ra các gợi ý, tư vấn cho khách du lịch dựa trên thông tin về sở thích và hành vi trước đó. Các chatbot và trợ lý ảo dựa trên công nghệ AI hỗ trợ và giải đáp thắc mắc của khách du lịch trong thời gian thực. Công nghệ blockchain đang được áp dụng để cải thiện tính bảo mật và xác thực trong du lịch thông minh. Việc sử dụng blockchain trong quá trình đặt chỗ, thanh toán và chia sẻ thông tin cá nhân có thể đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu và an toàn giao dịch cho du khách. Trải nghiệm của du khách được cải thiện và nâng cao qua cơ hội khám phá các điểm đến du lịch thông qua trải nghiệm thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR). Hai công nghệ này cho phép du khách tham quan các di tích lịch sử, bảo tàng, và tham gia các hoạt động giải trí mà không cần có mặt trực tiếp tại điểm đến. Ngoài ra, thương mại điện tử du lịch cũng góp phần quan trọng trong du lịch thông minh. Quá trình tìm kiếm và đặt phòng khách sạn, vé máy bay, vé tham quan các địa điểm trở nên dễ dàng hơn nhờ các trang web và ứng dụng du lịch. Ví điện tử - một trong những công nghệ thanh toán tiện lợi và an toàn cho phép du khách thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. 2.2. Công nghệ du lịch thông minh và mục tiêu phát triển bền vững Khái niệm phát triển bền vững có nguồn gốc từ ý thức bảo vệ môi trường vào những năm 1970, nhấn mạnh về giới hạn của việc đạt được tăng trưởng vô hạn định trong một thế giới có nguồn tài nguyên hữu hạn. Mặc dù Brundtland (1987) định nghĩa phát triển bền vững là đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của chính họ, định nghĩa về du lịch bền vững vẫn còn mơ hồ (Shafiee và cộng sự, 2023). Tuy nhiên, có một số nguyên tắc được chấp nhận rộng rãi liên quan đến tính bền vững, bao gồm các khía cạnh về môi trường, xã hội, văn hóa và kinh tế, bao gồm khả thi về mặt kinh tế, công bằng xã hội và bảo tồn văn hóa. Việc triển khai các biện pháp du lịch bền vững xoay quanh việc
  4. 148 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... quản trị, hiệu suất kinh tế, việc làm, giảm nghèo và phát triển xã hội, được thực hiện thông qua các chiến lược thông minh tích hợp, đổi mới và áp dụng công nghệ thông tin, sự tham gia của các bên liên quan (Shafiee và cộng sự, 2023). Ivars Baidal và cộng sự (2017) đề xuất một cách tiếp cận hệ thống để quản lý điểm đến du lịch thông minh bền vững thông qua sự tương tác của ba tầng: chiến lược - quan hệ, công cụ và ứng dụng (Hình 1). Tầng chiến lược - quan hệ phụ thuộc vào sự quản trị thích hợp thiết lập một mô hình du lịch lãnh thổ bền vững được chia sẻ bởi cộng đồng địa phương. Mô hình tham chiếu này tạo nền tảng cho việc phát triển các giải pháp thông minh được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của điểm đến, được hỗ trợ bởi công nghệ và hệ thống thông tin. Ví dụ, cơ sở hạ tầng công nghệ (hệ thống giao thông công cộng, lưới điện, hệ thống nước, mạng viễn thông, các tòa nhà thông minh, v.v.) là trụ cột cơ bản giúp thành phố hoạt động và quản lý. Tuy nhiên, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) mới là yếu tố làm nên tính “thông minh” của thành phố hoặc điểm đến bằng cách cho phép thu thập, tích hợp và phân tích dữ liệu thời gian thực nhằm hỗ trợ ra quyết định. Điều này nhờ sự kết hợp của các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây và phân tích dữ liệu lớn. Tuy nhiên, việc phát triển điểm đến du lịch thông minh bền vững cần xem xét tính bền vững của mô hình du lịch như một tiền đề chứ không chỉ đơn thuần ứng dụng công nghệ để cải thiện các quy trình truyền thống. Điều đó có nghĩa là điểm đến du lịch thông minh bền vững phải đảm nhận việc quản lý tăng trưởng du lịch theo cách bền vững hoặc thậm chí cân nhắc các phương án thay thế cấp tiến theo xu thế thay đổi công nghệ. Hình 1. Mô hình điểm đến du lịch thông minh có hệ thống
  5. Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 149 Du lịch thông minh đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao trải nghiệm du lịch và đảm bảo quản lý bền vững của các điểm đến. Việc ứng dụng công nghệ và các giải pháp công nghệ thông tin (CNTN), như các nền tảng du lịch thông minh và hệ thống cảm biến, giúp quản lý tối ưu không gian du lịch và đối phó với các thách thức như quá tải du khách và ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, trong đại dịch COVID-19, những công nghệ này hỗ trợ kiểm soát đám đông và đảm bảo tuân thủ các quy định an toàn, bao gồm các biện pháp giãn cách xã hội. Ứng dụng du lịch thông minh đặc biệt quan trọng với các thế hệ trẻ, những người lớn lên trong môi trường kỹ thuật số và ưu tiên các trải nghiệm du lịch hiện đại dựa trên công nghệ, đồng thời vẫn quan tâm đến bảo vệ môi trường. Xu hướng du lịch xanh và bền vững cũng ngày càng được quan tâm và thúc đẩy bởi du lịch thông minh. Các ứng dụng và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về du lịch bền vững, khuyến khích du khách tham gia các hoạt động xanh và giảm thiểu tác động môi trường. Khi du lịch thông minh tại điểm đến phát triển từ một khái niệm trừu tượng thành một nhu cầu thực tiễn, quản lý du lịch bền vững trở nên cần thiết để duy trì sự cân bằng giữa bảo tồn môi trường và phát triển du lịch. 3. THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH 3.1. Mức độ sẵn sàng cho công cuộc chuyển đổi số Một trong những thách thức lớn nhất đối với việc áp dụng công nghệ du lịch thông minh là mức độ sẵn sàng số hóa của các điểm đến hay các doanh nghiệp du lịch. Số hóa đang trở thành xu thế trọng tâm trong cả ngắn hạn và dài hạn của xã hội và các doanh nghiệp thể hiện sự chấp nhận và tích hợp rộng rãi công nghệ số vào nhiều lĩnh vực hướng tới một môi trường kỹ thuật số. Hơn thế nữa, số hóa mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs - Small and Medium Enterprises) tham gia vào thương mại toàn cầu, đổi mới và tăng trưởng thông qua việc giảm chi phí tương đối thấp, cải thiện khả năng tiếp cận mạng lưới tri thức, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của SMEs về đổi mới sản phẩm, phân phối dịch vụ và quy trình sản xuất. Số hóa giúp SMEs dễ dàng tiếp cận kỹ năng và tài năng, thúc đẩy hợp tác thông qua giao việc và các đối tác có kinh nghiệm (Muda và Ridhuan, 2016). Trong bối cảnh sẵn sàng cho chuyển đổi số, việc xem xét khả năng của tổ chức trong tận dụng CNTT và truyền thông là vô cùng quan trọng và sự sẵn sàng này được định hình bởi quan điểm của nhân viên về năng lực của tổ chức trong điều hành các quá trình chuyển đổi. Nhân lực, đại diện cho kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm, đóng vai trò thúc đẩy quá trình chuyển đổi và tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong khi an ninh thông tin là yếu tố then chốt bảo vệ dữ liệu, đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật. Ngoài ra, cam kết của cấp lãnh đạo là vô cùng quan trọng.
  6. 150 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Mặc dù công nghệ ngày càng phát triển và các ứng dụng di động trở nên phổ biến, nhưng nhiều khu vực, đặc biệt là các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa, vẫn thiếu cơ sở hạ tầng CNTT cũng như nguồn nhân lực có kỹ năng số (Erianda và cộng sự, 2023). Điều này hạn chế khả năng áp dụng các công nghệ tân tiến vào quản lý và tiếp thị du lịch. Cơ sở hạ tầng, công nghệ là nền tảng cho sự sẵn sàng thương mại và kinh doanh điện tử, nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ hiện đại và tiếp cận hệ thống thông tin truyền thông (Jutla và cộng sự, 2002). Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp du lịch nhỏ lẻ cũng thiếu năng lực tài chính và kỹ thuật để đầu tư và vận hành các giải pháp du lịch thông minh (Dionysopoulou và Tsakopoulou, 2021). Do đó, tăng cường sự sẵn sàng số hóa, bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, đào tạo nhân lực CNTT và hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp, là yếu tố then chốt để thúc đẩy ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong ngành du lịch. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy các SME đồng thuận cao về mức độ sẵn sàng ứng dụng kỹ thuật số, bất chấp những hạn chế về hạ tầng và trình độ ứng dụng công nghệ mới còn hạn chế (Dionysopoulou và Tsakopoulou, 2021; Yoo và cộng sự). Tuy nhiên, một thách thức với công cuộc chuyển đổi là tình trạng kháng cự với quá trình số hóa của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tạo ra rào cản đáng kể. Sự kháng cự của nhân viên với thay đổi là vấn đề phổ biến trong hầu hết các tổ chức khi giới thiệu công nghệ hoặc hệ thống mới (Basyal và Seo, 2017). Vì vậy, đánh giá ảnh hưởng của kháng cự nhân viên đến thành công ứng dụng kỹ thuật số là rất cần thiết. 3.2. Tính cá nhân và bảo mật dữ liệu trong chuyển đổi số Việc sử dụng phân tích dữ liệu lớn (big data analytics) ngày càng phổ biến trong ngành du lịch (Mariani và Borghi, 2018). Các doanh nghiệp lưu trú lớn có khả năng thu thập lượng lớn dữ liệu phức tạp về trải nghiệm tiêu dùng kéo dài của khách hàng khi dữ liệu được thu thập trước, trong và sau quá trình cung cấp dịch vụ (Buhalis và Sinarta, 2019). Cụ thể, doanh nghiệp du lịch có thể theo dõi hoạt động trên website, hoạt động tìm kiếm thông tin phòng và dịch vụ, đánh giá mức độ tương tác của khách hàng với các nội dung quảng cáo. Trong lưu trú, dữ liệu trên có thể được kết hợp với dữ liệu tiêu thụ và hành vi thực tế như sử dụng thẻ khóa phòng và cơ sở vật chất. Sau khi rời đi, doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu về sự hài lòng và phản hồi trên mạng xã hội để cải tiến dịch vụ trong tương lai. Các doanh nghiệp như Marriott, Disney và Caesar’s Entertainment nổi tiếng về năng lực quản lý trải nghiệm khách hàng trong cả hành trình (Line và cộng sự, 2020). Ngành du lịch đặc biệt phù hợp để xem xét tác động của việc thu thập và phân tích dữ liệu lớn đối với hành vi người tiêu dùng vì một số lý do. Thứ nhất, các công ty du lịch có thể thu thập và phân tích dữ liệu với quy mô lớn, chiều sâu và tốc độ cao xuyên
  7. Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 151 suốt các giai đoạn tiêu dùng kéo dài. Thứ hai, trải nghiệm dịch vụ du lịch thường liên quan đến sự tương tác giữa nhiều khách hàng với một hay một vài nhà cung cấp. Để xây dựng mối quan hệ khách hàng có giá trị, doanh nghiệp du lịch thường phân tích dữ liệu lớn để hiểu và dự đoán hành vi khách hàng (Mariani và Borghi, 2018). Doanh nghiệp thành công trong việc tạo ra giá trị từ dữ liệu lớn từ khách hàng có thể đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ còn tiếp cận theo hướng truyền thống là tập trung vào công ty và sản phẩm của công ty. Việc nguy cơ tiềm ẩn đối với khách hàng khi để lại lượng lớn dữ liệu về cá nhân trên nền tảng công nghệ số là vấn đề luôn được quan tâm khi nhắc đến chuyển đổi số trong du lịch thông minh. Vậy các nguy cơ đó là gì: a) Nhận dạng và tái nhận dạng cá nhân từ dữ liệu giả danh hoặc ẩn danh Công dụng và kết hợp các kỹ thuật tiên tiến của phân tích dữ liệu lớn, bao gồm khoa học máy tính (ML), các kỹ thuật khai thác dữ liệu (DM), công cụ phân tích nội dung (khai thác nội dung không cấu trúc), etc, được triển khai sẽ vượt xa phân tích thông thường, dẫn đến việc tìm ra những suy luận, kết nối các mối quan hệ giữa dữ liệu tưởng chừng không liên quan, không được dự đoán hay định danh ban đầu (Davenport, 2013; No & Kim, 2015). Như vậy, việc tích hợp các tập dữ liệu du lịch khác nhau, thậm chí là những tập dữ liệu định danh hoặc ẩn danh, có thể dẫn đến việc tái nhận dạng cá nhân, dẫn đến nguy cơ lớn về quản lí và sử dụng dữ liệu cho các mục đích khác nhau (Neuhofer và cộng sự, 2015). Việc kết hợp các tập dữ liệu du lịch có thể cho phép tạo các hồ sơ chi tiết về người dùng liên quan đến sở thích, hành vi và di chuyển của họ. Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch sử dụng nguồn dữ liệu để đáp ứng các mong đợi hay cá nhân hóa các dịch vụ cung cấp theo yêu cầu du khách. Việc lập hồ sơ khách hàng thông qua kết hợp các tập dữ liệu có nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư và làm mất quyền kiểm soát dữ liệu của người dùng, đặc biệt trong trường hợp họ không được thông báo về nguồn dữ liệu này cũng như mục đích sử dụng (Anuar và Gretzel, 2011; Line và cộng sự, 2020). Các dữ liệu IoT thu thập tự động có thể được sử dụng cho các mục đích thứ cấp trái phép hoặc lạm dụng trong các hoạt động tiếp thị. b) Sử dụng và giám sát dữ liệu lớn Trong môi trường điểm đến thông minh, các tương tác ngày càng được thực hiện thông qua các thiết bị và ứng dụng thông minh, bao gồm hệ thống giám sát video được sử dụng để cung cấp thông tin thời gian thực về an toàn công cộng, giao thông vận tải và điều hướng. Tuy nhiên, công nghệ giám sát mạnh mẽ như nhận dạng khuôn mặt có thể làm mất cảm giác của người dùng đối với việc cung cấp dữ liệu vị trí, thông tin cá nhân. Ví dụ, hệ thống cảm biến được nhúng trong cơ sở hạ tầng như đường phố, nhà
  8. 152 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... ga, sân bay để theo dõi luồng di chuyển và hành vi của đám đông. Các cảm biến IoT này hoạt động âm thầm, liên tục thu thập dữ liệu mà không cần sự cho phép của du khách. Bên cạnh đó, thẻ du lịch thông minh, vé điện tử, các app du lịch trên điện thoại thông minh cũng có quyền truy cập vào thông tin nhạy cảm như vị trí, lịch trình, lịch sử tìm kiếm và giao dịch để thu thập hoặc phân tích dữ liệu. Thông tin cá nhân của du khách có thể được chia sẻ với bên thứ ba mà họ không hề hay biết. Điều này tạo ra thách thức lớn cho các cá nhân cũng như cơ quan quản lý trong việc bảo vệ quyền riêng tư cũng như an toàn thông tin. 4. GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DU LỊCH THÔNG MINH Công nghệ điểm đến thông minh mang lại tiềm năng lớn cho việc biến đổi ngành du lịch, cung cấp trải nghiệm cải thiện và tiện lợi cho du khách. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích tiềm ẩn đó là nhiều thách thức cần được giải quyết một cách hiệu quả. Trong số những thách thức này là sẵn sàng số hóa, các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư và an ninh. Trong phần này, chúng tôi sẽ đề xuất các chiến lược để giải quyết những thách thức mới nổi này và đảm bảo triển khai có trách nhiệm của công nghệ điểm đến thông minh. 4.1. Nâng cao nhận thức và sẵn sàng số hóa Để đảm bảo triển khai thành công việc áp dụng công nghệ điểm đến thông minh, việc đánh giá và nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và khả năng đáp ứng tại các điểm đến là rất quan trọng. Sorooshian (2021a) khẳng định rằng sự sẵn sàng số hóa đóng vai trò then chốt trong sự thành công của ngành du lịch. Điều này bao gồm việc thực hiện các đánh giá toàn diện về hệ thống kỹ thuật số hiện có và đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng như nâng cao nhận thức và sẵn sàng thích ứng với thay đổi cho các bên liên quan tại địa phương (Sorooshian et al., 2021b). Cần tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo cho chính quyền địa phương cũng như doanh nghiệp du lịch để nâng cao hiểu biết về công nghệ số. Bên cạnh đó, xây dựng các chương trình đào tạo chuyên sâu về kỹ năng số, an toàn thông tin cho người lao động trong ngành. Đồng thời, cung cấp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật để doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vào dịch vụ, tăng trải nghiệm cho du khách. Sự hợp tác giữa các khu vực công và tư là cần thiết trong việc phát triển các lộ trình số hóa và các chiến lược tích hợp. Việc cung cấp các động lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) để số hóa hoạt động của họ giúp đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ thông minh. Hơn nữa, việc thiết lập các khung pháp lý và tiêu chuẩn sẽ hướng dẫn các nỗ lực số hóa và thúc đẩy sự tương tác giữa các nhà cung cấp công nghệ khác nhau. Cần có khung pháp lý điều chỉnh việc thu thập, quản lý, sử dụng dữ liệu du lịch giữa các cơ quan, tổ chức. Quy định rõ trách nhiệm của các bên cũng như
  9. Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 153 xử phạt các hành vi vi phạm quyền riêng tư hay lạm dụng dữ liệu cá nhân. Điều này giúp bảo vệ quyền lợi cho du khách. 4.2. Vấn đề quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu Bảo vệ quyền riêng tư là rất quan trọng trong việc triển khai công nghệ điểm đến thông minh. Cần triển khai các biện pháp bảo vệ dữ liệu mạnh mẽ, như các kỹ thuật mã hóa và ẩn danh, để bảo vệ thông tin nhạy cảm được thu thập thông qua các công nghệ thông minh (Masseno & Santos, 2018). Sự minh bạch và trách nhiệm là quan trọng, và người dùng cần được cung cấp thông tin rõ ràng về các loại dữ liệu được thu thập và quyền của họ liên quan đến việc xử lý dữ liệu đó (Quân, 2018). Cần có sự đồng ý rõ ràng từ cá nhân trước khi thu thập hoặc chia sẻ dữ liệu của họ, cùng với việc tiến hành định kỳ các đánh giá tác động về quyền riêng tư để xác định và giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn. Cần thiết lập cơ chế giám sát độc lập và kiểm định để đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về quyền riêng tư. Ứng dụng các công nghệ mới như mã hóa dữ liệu, AI, khoa học máy trong chính việc bảo mật thông tin trên không gian mạng. Đa dạng hóa các hình thức xác thực người dùng cũng hạn chế rủi ro tấn công, xâm phạm dữ liệu. Cho phép du khách dễ dàng kiểm soát thông tin cá nhân thông qua các tính năng đơn giản, thân thiện. Hệ thống cũng cần linh hoạt để đáp ứng nhu cầu riêng tư, quyền lựa chọn của mỗi người. Cuối cùng, việc lắng nghe ý kiến người dân địa phương và du khách, cũng như giải quyết kịp thời các quan ngại, sẽ xây dựng môi trường điểm đến thông minh thực sự thân thiện, hướng tới người dùng. 4.3. Tăng cường biện pháp an ninh Đảm bảo an ninh cho công nghệ tại các điểm đến thông minh là vấn đề cực kỳ quan trọng để phòng tránh các mối đe dọa và lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn. Các biện pháp bảo mật cần được áp dụng một cách toàn diện (Masseno & Santos, 2018), bao gồm tăng cường kiểm soát truy cập vào hệ thống, giám sát và phát hiện xâm nhập, cũng như bảo vệ dữ liệu thông qua các giải pháp như mã hóa và làm giảm thiểu rủi ro từ công nghệ tấn công mạng (Sharma và cộng sự, 2023). Đồng thời, nâng cao nhận thức và hiểu biết về an ninh thông tin cho cả nhân viên và khách du lịch cũng vô cùng cần thiết. Một hệ thống ứng phó sự cố cần được xây dựng để đảm bảo khả năng phản ứng nhanh chóng và hiệu quả khi xảy ra vấn đề về an ninh. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức và cơ quan chức năng cũng rất cần thiết để đảm bảo an ninh tổng thể cho công nghệ điểm đến thông minh. Đây được xem là những chiến lược then chốt nhằm giải quyết các thách thức đang nổi lên trong việc triển khai và quản lý công nghệ cho điểm đến thông minh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững và an toàn của ngành du lịch thông minh.
  10. 154 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... 5. KẾT LUẬN Như vậy, dựa vào việc phân tích và đánh giá vấn đề về sự sẵn sàng chuyển đổi, tiếp nhận công nghệ số trong ngành du lịch Việt Nam, cũng như các thách thức về bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư, chúng tôi muốn nhấn mạnh vai trò thiết yếu của công nghệ thông minh trong công cuộc phát triển bền vững của ngành du lịch. Các công nghệ thông minh như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và Internet vạn vật đã được ứng dụng rộng rãi trong ngành du lịch, có đóng góp quan trọng trong việc quản lý thông tin, cá nhân hóa và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Tuy nhiên, việc sử dụng các công nghệ thông minh để cá nhân hóa trải nghiệm của du khách đã đặt ra nhiều vấn đề, ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu phát triển bền vững. Sự chuẩn bị và sẵn sàng của các bên liên quan trong việc tiếp nhận, áp dụng và làm chủ công nghệ số còn chưa đồng đều. An ninh dữ liệu và quyền riêng tư vẫn luôn là mối quan tâm lớn trong công cuộc chuyển đổi số của ngành du lịch. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong du lịch thông minh, cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng về quá trình chuẩn bị, sẵn sàng về số hóa, đồng thời có các biện pháp hiệu quả để siết chặt an ninh dữ liệu và bảo mật thông tin nhằm giảm thiểu rủi ro, bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Việc đảm bảo an ninh dữ liệu và quyền riêng tư của khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng lòng tin và sự chấp nhận của công chúng đối với các ứng dụng công nghệ số hóa trong ngành du lịch. Nhằm đạt được mục tiêu triển khai và áp dụng có hiệu quả các công nghệ thông minh đề thúc đẩy phát triển bền vững trong ngành du lịch, cần tăng cường nhận thức và sẵn sàng số hóa của các doanh nghiệp du lịch, chính quyền địa phương, hợp tác chặt chẽ giữa công và tư, tăng cường an ninh và bảo mật dữ liệu, đảm bảo quyền riêng tư của du khách, cũng như liên tục phát triển các giải pháp bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anuar, F., & Gretzel, U. (2011). Privacy concerns in the context of location-based services for tourism. ENTER 2011 Conference. 2. Azis, N., Amin, M., Chan, S., & Aprilia, C. (2020). How smart tourism technologies affect tourist destination loyalty. Journal of Hospitality and Tourism Technology, ahead-of-print. https://doi.org/10.1108/JHTT-01-2020-0005. 3. Baidal, J., Celdrán Bernabeu, M. A., Mazón, J.-N., & Perles, A. (2017). Smart destinations and the evolution of ICTs: a new scenario for destination management? Current Issues in Tourism, 22, 1-20. https://doi.org/10.1080/13683500.2017.1388771. 4. Basyal, D., & Seo, J.-W. (2017). Employees resistance to change and technology acceptance in nepal. 5. Buhalis, D., & Sinarta, Y. (2019). Real-time co-creation and nowness service: lessons from tourism and hospitality. Journal of Travel & Tourism Marketing, 36(5), 563-582. https://doi. org/10.1080/10548408.2019.1592059.
  11. Phần 1: DU LỊCH THÔNG MINH 155 6. Davenport, T. H. J. A. I. G. (2013). turning towards a smarter travel experience. 17. 7. Dionysopoulou, P., & Tsakopoulou, K. (2021). Policy responses to critical issues for the digital transformation of tourism SMEs: Evidence from Greece. Culture and Tourism in a Smart, Globalized, and Sustainable World: 7th International Conference of IACuDiT, Hydra, Greece, 2020. 8. Erianda, A., Alanda, A., Hidayat, R. J. I. J. o. A. S. C., & Engineering. (2023). Systematic Literature Review: Digitalization of Rural Tourism Towards Sustainable Tourism. 5(3), 247-256. 9. Line, N. D., Dogru, T., El-Manstrly, D., Buoye, A., Malthouse, E., & Kandampully, J. (2020). Control, use and ownership of big data: A reciprocal view of customer big data value in the hospitality and tourism industry. Tourism Management, 80, 104106. https://doi.org/https:// doi.org/10.1016/j.tourman.2020.104106. 10. Mariani, M. M., & Borghi, M. (2018). Effects of the Booking.com rating system: Bringing hotel class into the picture. Tourism Management, 66, 47-52. https://doi.org/https://doi. org/10.1016/j.tourman.2017.11.006. 11. Masseno, M. D., & Santos, C. (2018). Privacy and data protection issues on smart tourism destinations-a first approach. In Intelligent Environments 2018 (pp. 298-307). IOS Press. 12. Muda, S., & Ridhuan, M. (2016). Human Capital in SMEs Life Cycle Perspective. Procedia Economics and Finance, 35, 683-689. https://doi.org/10.1016/S2212-5671(16)00084-8 13. Neuhofer, B., Buhalis, D., & Ladkin, A. J. E. M. (2015). Smart technologies for personalized experiences: a case study in the hospitality domain. 25, 243-254. 14. No, E., & Kim, J. K. (2015). Comparing the attributes of online tourism information sources. Computers in Human Behavior, 50, 564-575. https://doi.org/https://doi.org/10.1016/j. chb.2015.02.063. 15. Quân, N. H. (2018). “Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp số đối với vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân khách hàng trong kỷ nguyên 4.0: Nhìn từ khía cạnh pháp lý và thực thi”. Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, 102 (Số 102), 1-13. 16. Sarji, Riza Chakim, M. H., Hatta, M., Himki, A., Rahmania Az Zahra, A., & Nur Azizah, N. (2023). The Relationship Between Smart Cities and Smart Tourism: Using a Systematic Review. ADI Journal on Recent Innovation, 5 (1Sp), 33-44. https://doi.org/10.34306/ajri.v5i1sp.914. 17. Shafiee, S., Jahanyan, S., Ghatari, A. R., & Hasanzadeh, A. (2023). Developing sustainable tourism destinations through smart technologies: A system dynamics approach. Journal of Simulation, 17(4), 477-498. https://doi.org/10.1080/17477778.2022.2030656. 18. Sharma, H., Srivastava, P. R., Jasimuddin, S. M., Zhang, Z. J., & Jebabli, I. (2023). Privacy concerns in tourism: a systematic literature review using machine learning approach and bibliometric analysis. Tourism Review. 19. Sorooshian, S. (2021a). Implementation of an expanded decision-making technique to comment on Sweden readiness for digital tourism. Systems, 9(3), 50. 20. Sorooshian, S., Azizan, N. A., & Ismail, Y. (2021b). Influence of readiness measures on planning tourism digital shift. Academy of Strategic Management Journal, 20, 1-6.
  12. 156 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... 21. Thommandru, A., Espinoza-Maguiña, M., Ramirez-Asis, E., Ray, S., Naved, M., & Guzman-Avalos, M. J. M. T. P. (2023). Role of tourism and hospitality business in economic development. 80, 2901-2904. 22. Woyo, E., & Slabbert, E. J. D. S. A. (2023). Competitiveness factors influencing tourists’ intention to return and recommend: Evidence from a distressed destination. 40(2), 243-258. 23. Ye, B. H., Ye, H., & Law, R. (2020). Systematic Review of Smart Tourism Research. Sustainability, 12(8). 24. Yoo, C., Kwon, S., Na, H., & Chang, B. (2017). Factors Affecting the Adoption of Gamified Smart Tourism Applications: An Integrative Approach. Sustainability, 9(12).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2