Sự tăng cường chương trình quản trị doanh nghiệp nhỏ (SBA) nhằm thúc đẩy khởi nghiệp của Chính phủ Mỹ từ khủng hoảng tài chính
lượt xem 1
download
Mỹ là một trong những quốc gia dẫn đầu về khởi nghiệp. Với những đột phá sáng tạo về công nghệ và sự năng động trong nền kinh tế thị trường đã góp phần quan trọng giúp cho Mỹ luôn là quốc gia có nền kinh tế số một thế giới. Bài viết nhấn mạnh đến sự điều chỉnh đáng kể của SBA từ cuộc khủng hoảng tài chính (2008-2009), qua đó rút ra bài học kinh nghiệp đối với Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự tăng cường chương trình quản trị doanh nghiệp nhỏ (SBA) nhằm thúc đẩy khởi nghiệp của Chính phủ Mỹ từ khủng hoảng tài chính
- SỰ TĂNG CƯỜNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHỎ (SBA) NHẰM THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP CỦA CHÍNH PHỦ MỸ TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Nguyễn Thanh Quý* 1 TÓM TẮT: Mỹ là một trong những quốc gia dẫn đầu về khởi nghiệp. Với những đột phá sáng tạo về công nghệ và sự năng động trong nền kinh tế thị trường đã góp phần quan trọng giúp cho Mỹ luôn là quốc gia có nền kinh tế số một thế giới. Để thúc đẩy chương trình khởi nghiệp, Chính phủ Mỹ đã sớm thành lập chương trình Quản trị doanh nghiệp nhỏ (The Small Bussiness Administration - SBA). Về cơ bản, chương trình đã tạo sự hỗ trợ về vốn và thông tin cho các cá nhân và tổ chức. Từ việc hệ thống lại quá trình thành lập, hoạt động, mục tiêu và nội dung chương trình, bài viết nhấn mạnh đến sự điều chỉnh đáng kể của SBA từ cuộc khủng hoảng tài chính (2008-2009), qua đó rút ra bài học kinh nghiệp đối với Việt Nam. Từ khóa: Chính phủ Mỹ; SBA; khởi nghiệp. Người Mỹ luôn tin rằng họ đang sống trên một xứ sở của cơ hội, nơi mà bất cứ người nào có ý tưởng tốt, lòng quyết tâm và sẵn sàng làm việc chăm chỉ, đều có thể hoạt động kinh doanh và thành đạt. Trên thực tế, lòng tin đó trong kinh doanh được thể hiện rất đa dạng, từ một cá nhân tự chủ kinh doanh đến những tập đoàn kinh tế khổng lồ. Trong sự phát triển của hoạt động khởi nghiệp, không thể không kể đến vai trò quan trọng của Chính phủ Mỹ. Với sự hỗ trợ về vốn và thông tin Chương trình Quản trị doanh nghiệp nhỏ (The Small Bussiness Administration - SBA) của Chính phủ đã tạo cơ hội cho các cá nhân và tổ chức khởi nghiệp. 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHƯƠNG TRÌNH Mặc dù được Chính phủ Mỹ chính thức thành lập vào năm 1953, nhưng trước đó, đã có nhiều cơ quan và tổ chức hoạt động dưới sự bảo trợ của Chính phủ nhằm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ. Nhằm ứng phó với cuộc Đại suy thoái (1929-1933), Tổng thống Herbert Hoover đã thành lập Công ty tái thiết tài chính (The Reconstruction Finance Corporation - RFC), nhằm hỗ trợ tất cả các doanh nghiệp chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế. Mặc dù là chương trình chủ đạo của chính quyền Hoover, nhưng RFC lại không mang lại nhiều hiệu quả thực tiễn khi nước Mỹ đang ngày càng chìm sâu vào cuộc khủng hoảng được xem là tồi tệ nhất trong lịch sử. Công ty này tiếp tục được duy trì hoạt động trong nhiệm kỳ của Tổng thống Franklin.D. Roosevelt, nhằm hỗ trợ cho các chương trình khác trong Chính sách mới (New Deal) từng bước đưa nước Mỹ thoát khỏi Đại suy thoái. Khi nước Mỹ chính thức bước vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (năm 1941), ngành công nghiệp Mỹ hoạt động hết công suất để phục vụ cho hoạt động quân sự. Những tập đoàn lớn hầu như chiếm ưu thế tuyệt đối trong cuộc cạnh tranh giành hợp đồng. Do đó, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, Chính phủ Mỹ đã thành lập Công ty hỗ trợ dự án chiến tranh nhỏ (the Smaller War Plants Corporation - SWPC) vào năm 1942. SWPC có nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ. Mặc dù, công ty bị giải thể sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt, nhưng các hợp đồng lại được chuyển giao cho RFC quản lý. 1 Đơn vị công tác: Học viện Tài chính, Địa chỉ: Số 58 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, tác giả nhận phản hồi: Nguyễn Thanh Quý, tel: 0949.599.456, E-mail: Thanhquyhvtc@gmail.com
- 1150 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ. Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, Chính phủ Mỹ tăng cường các chính sách và biện pháp kiểm soát độc quyền. Mặt khác, Chính phủ cũng tăng cường hỗ trợ vốn và thông tin cho các doanh nghiệp nhỏ. RFC là cơ quan chủ chốt trong việc hỗ trợ tài chính trong việc cấp vốn cho doanh nghiệp nhỏ thành lập và hoạt động. Bên cạnh đó, để giải quyết thực trạng thiếu thông tin cũng là một nguyên nhân dẫn đến thất bại của các doanh nghiệp nhỏ, Chính phủ Mỹ đã thành lập Văn phòng doanh nghiệp nhỏ (the Office of Small Business - OSB) trực thuộc Bộ Thương mại nhằm hỗ trợ cung cấp thông tin, tư vấn cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. Như vậy, để hỗ trợ các cá nhân có cơ hội trong kinh doanh, Chính phủ Mỹ ngay từ đầu thế kỷ XX đã đưa ra các chương trình hỗ trợ về vốn và thông tin. Do yêu cầu thực tiễn khách quan, Chính phủ Mỹ luôn điều chỉnh về quy mô cũng như cách thức hoạt động của các chương trình. Tuy nhiên, những chương trình này vẫn còn hạn chế khi khả năng tiếp cận doanh nghiệp còn hẹp, RFC và OSBlại là hai chương trình hoạt động độc lập. Do vậy, nhằm nâng cao hiệu quả huy động và tiếp cận vốn cũng như thông tin, Chính phủ Mỹ đã chính thức thành lập SBA trên cơ sở hợp nhất hai chương trình RFC và OSB. Năm 1952, Chính quyền Eisenhower đã đưa ra sắc lệnh bãi bỏ RFC. Theo đạo luật Doanh nghiệp nhỏ, được Tổng thống thông qua ngày 30 tháng 7 năm 1953, Chính phủ đã thành lập Cơ quan quản trị doanh nghiệp nhỏ (the Small Business Administration - SBA), cơ quan này có chức năng: “trợ giúp, hỗ trợ và bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp nhỏ”[1]. Từ năm 1954, SBA đã có những khoản cho vay đầu tiên. Đến năm 1958, SBA có sự điều chỉnh đáng kể khi Chính phủ Mỹ thông qua đạo luật Đầu tư doanh nghiệp (The Investment Company Act), cho phép SBA cung cấp vốn cho các quỹ đầu tư mạo hiểm và đầu tư dài hạn cho các doanh nghiệp nhỏ. Nguyên nhân của sự điều chỉnh này là trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật, sự thay thế nhanh chóng của các công nghệ mới đã khiến các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn trong việc quay vòng vốn. Với sự điều chỉnh mới của Chính phủ, đã tạo thêm động lực đáng kể hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ hoạt động. Đến năm 1964, số vốn cho vay của SBA đã tăng lên bốn lần, quy mô hoạt động cũng lớn hơn với việc số nhân viên đã tăng lên từ 550 lên 2.200 người[2]. Bên cạnh đó, SBA lại tiếp tục có sự điều chỉnh khi Chính phủ cho phép thực hiện chương trình Cho vay bình đẳng (the Equal Opportunity Loan - EOL). Chương trình đã nới lỏng các điều kiện về tín dụng và thế chấp đối với những người thu nhập thấp mong muốn kinh doanh khởi nghiệp. Mặc dù chương trình gây nhiều tranh cãi, nhưng đã giúp đỡ cho những người Mỹ gốc Phi, gốc Á và người gốc Tây Ban Nha có cơ hội thực hiện “giấc mơ Mỹ”. Trong quá trình hoạt động của mình, SBA cũng gặp không ít thách thức khi nhiều lần bị đe doạ chấm dứt. Ví dụ, năm 1996, Quốc hội do Đảng Cộng hoà kiểm soát đã muốn chấm dứt hoạt động của SBA, song với sự kiên quyết của Chính phủ Mỹ, cơ quan này tiếp tục được duy trì. Tiếp đó, từ năm 2000-2004, dưới nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống George W. Bush, ngân sách của SBA liên tục bị cắt giảm. 2. NHIỆM VỤ VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN 2.1. Nhiệm vụ Chương trình được thành lập và hoạt động dựa trên phương châm cốt lõi: “duy trì và củng cố nền kinh tế quốc gia bằng cách tạo dựng và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, đồng thời hỗ trợ phục hồi kinh tế của các cộng đồng sau thảm hoạ”[3]. Bên cạnh đó, chương trình cũng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể[4]: Một là, thúc đẩy kinh doanh và tạo dựng việc làm thông qua việc mở rộng khả năng tiếp cận vốn, tăng cường hệ sinh thái trong kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu và đảm bảo sự hỗ trợ cần thiết khi xảy ra khủng hoảng, thiên tai.
- INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1151 Hai là, hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp nhỏ, đồng thời đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh và giảm thiểu gánh nặng pháp lý. Ba là, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững trong tương lai thông qua việc sắp xếp, đơn giản hoá hoạt động chương trình, tăng cường giám sát và giảm thiểu rủi ro cho người nộp thuế. Các chương trình cơ bản Để đạt được các mục tiêu cụ thể trên, SBA được triển khai thực hiện trên bốn chương trình cơ bản[5]: Một là, các chương trình cho vay kinh doanh, khởi nghiệp: là chương trình chủ đạo của SBA, các cá nhân khởi nghiệp khi đủ điều kiện tham gia chương trình sẽ nhận được số vốn từ 500 USD đến 5,5 triệu USD. Đặc biệt, thời hạn cho vay nằm trong chương trình có thể linh hoạttuỳ tình hình tài chính và triển vọng của doanh nghiệp. Hai là,chương trình đầu tư vốn thông qua các công ty đầu tư kinh doanh nhỏ (the Small Business Investment Company - SBIC) được chứng nhận bởi SBA. Mặc dù không trực tiếp đầu tư nhưng SBIC sẽ là cầu nối giữa các nhà đầu tư với các cá nhân có nhu cầu vay qua đó gián tiếp hỗ trợ vốn. Các công ty khởi nghiệp khi tham gia chương trình này có cơ hội nhận được khoản đầu tư giao động từ 250.000 USD đến 10 triệu USD, thời gian cho vay kéo dài trong vòng 3 năm, thông qua hai hình thức là cho vay hoặc góp vốn cổ phần. So với chương trình đầu tư trực tiếp, SBIC sẽ tạo ra những khoản vay lớn hơn nhưng hạn mức thời gian lại cố định Ba là, chương trình trợ giúp thảm hoạ: SBA sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục thiệt hại vật chất và trang trải các chi phí kinh doanh sau thảm hoạ theo hình thức cho vay. Bốn là,chương trình dịch vụ bảo lãnh cho các doanh nghiệp: đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ, muốn có được các hợp đồng đòi hỏi phải có sự bảo lãnh của một tổ chức hay doanh nghiệp có uy tín. Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp mở rộng cơ hội kinh doanh, SBA sẽ đứng ra làm cơ quan bảo lãnh khi các doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu. Như vậy, với mục tiêu cốt lõi là hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ khởi nghiệp vàphát triển kinh doanh, SBA đã đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ linh hoạt từ vốn, thông tin, bảo lãnh hướng đến nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó, chương trình chủ đạo là hỗ trợ về vốn, với nhiều khoản vay khác nhau. Hai khoản vay quan trọng nhất của SBA đó là khoản vay số 7 (a) và khoản vay số 504. Mặc dù, là cơ quan do Chính phủ Mỹ quản lý, nhưng đứng trước những biến đổi lớn của nền kinh tế nói riêng và nước Mỹ nói chung, SBA đã có những điều chỉnh đáng kể. 2.2. Sự tăng cường SBA từ cuộc khủng hoảng tài chính (2008-2009) Thực tế, SBA có vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy khởi nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, tuy nhiên trong suốt quá trình hoạt động, do đòi hỏi từ nền kinh tế, Chính phủ Mỹ đã nhiều lần có sự điều chỉnh về quy mô cũng như hoạt động. Trong đó, thách thức lớn nhất là việc cắt giảm ngân sách hoạt động, đặc biệt là từ phía Đảng Cộng hoà. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống G. H. Bush, SBA đã liên tục bị cắt giảm ngân sách, dẫn đến tình trạng bị “đóng băng” các khoản cho vay vào năm 2004[6]. Song cũng có rất nhiều lần SBA được mở rộng, trong đó, lần mở rộng lớn nhất là khi Chính phủ Mỹ ứng phó với khủng hoảng tài chính (2008-2009). Cuộc khủng hoảngtài chính (2008-2009) bắt nguồn từ những hạn chế trên thị trường tài chính Mỹ. Việc cho vay mua bất động sản quá dễ dàng dẫn đến tình trạng đầu cơ và bong bóng bất động sản. Khi bong bóng vỡ, các ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ, giá nhà giảm nhanh, các hoạt động khác
- 1152 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA trên thị trường tài chính bị tác động nghiêm trọng. Sự đổ vỡ của nhiều tập đoàn tài chính lớn như: Bear Stearn, Lehman Brothers, Freddie Mac, Fannie Mae, Washington…đã đẩy thị trường tài chính Mỹ vào tình trạng “đóng băng”. Khu vực sản xuất hàng hóa đình đốn với việc các hãng sản xuất ô tô - một trong những ngành sản xuất quan trọng nhất của kinh tế Mỹ, doanh thu giảm nghiêm trọng. Trên thị trường bất động sản, giá nhà đất sụt giảm mạnh. Thị trường chứng khoán liên tục mất điểm. Khủng hoảng kinh tế đã tác động nghiêm trọng đến xã hội Mỹ với tỷ lệ lao động thất nghiệp lên đến 10% vào tháng 10-2009. Nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng, Chính phủ Mỹ ban đầu đã dàn xếp, hỗ trợ cho các tập đoàn tài chính lớn, như: dàn xếp để J.P Morgan mua lại Bear Stearns, trực tiếp quản lý Fannie Mae và Freddie Mac, cho phép Ngân hàng dự trữ liên bang chi nhánh New York cho AIG vay 85 tỷ USD. Tuy nhiên, những giải pháp ban đầu này chỉ giống như việc “tát nước” mà không đủ để cứu “con thuyền kinh tế” khỏi nguy cơ chìm xuống. Do đó, Chính phủ Mỹ buộc phải đưa ra hai gói kích cầu kinh tế có quy mô lớn: Chương trình giải cứu tài sản xấu (the Troubled Asset Relief Program - TARP) và chương trình Tái đầu tư và phục hồi nước Mỹ(American Recovery and Reinvestment Act - ARRA).Trong đó, TARP là chương trình đầu tư của Chính phủ dành cho các tập đoàn tài chính và ngân hàng lớn; ARRA là chương trình cắt giảm thuế và tăng cường đầu tư công. Đồng thời, các chính sách tài khoá của Chính phủ cũng phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ của FED nhằm kiểm soát và giải quyết những hậu quả của cuộc khủng hoảng. Đứng trước tình trạng thất nghiệp đang ngày càng gia tăng, thu nhập giảm sút,chi tiêu dùng có xu hướng thu hẹp nghiêm trọng, điều này là một thách thức lớn đối với nền kinh tế Mỹ khi chi tiêu dùng đóng góp tới 70% cho tăng trưởng. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ lại đóng góp 52% trong tổng số lực lượng lao động của Mỹ[7]. Do vậy,trong những nỗ lực nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng, Chính phủ Mỹ đã tăng cường đáng kể vốn đầu tư cho SBA. Ban đầu, Chính phủ Mỹ đã đầu tư khoảng 368 triệu USD, thông qua hình thức mua chứng khoán và mua sắm máy móc thiết bị[8]. Như vậy, với sự tăng cường vốn đầu tư, Chính phủ hy vọng SBA sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ duy trì và mở rộng sản xuất, thúc đẩy khởi nghiệp tạo việc làm và gia tăng thu nhập. Tuy nhiên, trên thực tế cuối năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng, Chính phủ cho rằng các chương trình hỗ trợ ban đầu chưa đủ “mạnh” để đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng. Do đó, từ năm 2010, trên cơ sở các chương trình đầu tư, hỗ trợ đã và đang triển khai, Chính phủ Mỹ tiếp tục tăng cường cho SBA. Trong đó, một trong những sự điều chỉnh có tác động lớn đến các hoạt động doanh nghiệp nhỏ và khởi nghiệp đó chính là Đạo luật việc làm doanh nghiệp nhỏ 2010 (Small Business jobs act). Ngày 17 tháng 9 năm 2010, Tổng thống Obama đã ký quyết định chính thức ban hành Đạo luật việc làm doanh nghiệp nhỏ. Đạo luật đã gia tăng quy mô về vốn, mở rộng giới hạn cho vay đối với các chương trình của SBA, qua đó, tăng cường cơ hội tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp. Trong đó, Chính phủ đã tăng cường các khoản vay chủ chốt trong SBA là: Đối với khoản vay số 7 (a):là khoản vay dành cho bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp nào có nhu cầu về vốn, có mục đích kinh doanh tốt và có khả năng thu lại lợi nhuận. Đạo luật đã gia tăng số vốn cho vay từ 2 triệu USD lên 5 triệu USD[9]. Việc cho vay có thể sử dụng với mục đích: thuê đất, xây dựng hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị và tái cấp vốn đề sản xuất. Khoản vay này cũng cung cấp các điều kiện cho vay đối với các đối tượng cho vay ngắn hạn. Đây là khoản vay khá linh hoạt và điều kiện cho vay tương đối dễ, vì thế, các doanh nghiệp mới khởi nghiệp ở Mỹ khi có nhu cầu vốn thường tham gia chương trình này[10]. Đối với khoản vay số 504: Chính phủ đã gia tăng hạn mức cho vay từ 4 triệu USD lên 5,5 triệu USD[11]. Nếu so với khoản vay số 7 (a), đối tượng cho vay hẹp hơn và điều kiện cho vay lại cao hơn, tuy
- INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1153 nhiên thời hạn trả nợ có thể lên đến 20 năm đối với việc vay mua đất hoặc xây dựng; thời hạn là 10 năm đối với các khoản vay mua sắm máy móc thiết bị. Điều kiện dành cho các doanh nghiệp muốn được vay theo khoản này là: tài sản thực dưới 15 triệu USD, thu nhập ròng trung bình dưới 5 triệu USD sau thuế trong thời gian 2 năm trước đó và có khả năng thanh toán nợ đúng hạn. Khoản vay có thể dành cho việc mua đất, mua sắm thiết bị máy móc hoặc cải tạo cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, khoản vay không được phép dùng vào việc tái cấp vốn và đầu tư vào bất động sản đề cho thuê[12]. Như vậy, xét về điều kiện và thời hạn thì khoản vay số 504 thích hợp hơn với các doanh nghiệp sau khởi nghiệp đang có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất. Đối với khoản vay SBA Express: gia tăng hạn mức cho vay từ 350.000 USD lên 1 triệu USD[13]. Mặc dù, yêu cầu và đối tượng cho vay khoản này tương đối giống với khoản vay số 7 (a) tuy nhiên, điều kiện xét duyệt hồ sơ lại dễ dàng hơn và thời gian được cấp vốn nhanh hơn. Thời gian duyệt là 36 giờ sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ và trong vòng 90 ngày tiền sẽ được chuyển đến cho doanh nghiệp. Vì vậy, đây được xem là chương trình phù hợp cho các cá nhân có nhu cầu vay vốn khởi nghiệp nhanh chóng. Như vậy, trong bối cảnh suy thoái kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, việc tăng cường khởi nghiệp nhằm tạo nhanh chóng việc làm và gia tăng thu nhập có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, SBA Express là khoản vay được tăng cường quy mô lớn nhất, tiếp đó là khoản vay số 7(a) và khoản vay số 504 dành cho các doanh nghiệp sau khởi nghiệp lại là chương trình được gia tăng quy mô thấp nhất. KẾT QUẢ Trong bối cảnh nước Mỹ đang chịu ảnh hưởng sâu sắc từ cuộc khủng hoảng tài chính, Chính phủ Mỹ đã tăng cường hỗ trợ cho các tập đoàn tài chính và ngân hàng lớn. Bên cạnh đó, đứng trước tình trạng thất nghiệp gia tăng, nhu cầu thị trường có khuynh hướng thu hẹp, nhận thức được vai trò của các doanh nghiệp nhỏ cũng như hoạt động khởi nghiệp đối với vấn đề giải quyết việc làm và gia tăng thu nhập, Chính phủ Mỹ đã tăng cường các chính sách hỗ trợ thông qua việc mở rộng chương trình SBA. Biểu đồ: Số lượng Startup ở Mỹ từ năm 1992-2015 (Nguồn: www.sba.gov) Thông qua việc mở rộng SBA, các doanh nghiệp đã có thêm nguồn vốn để duy trì và mở rộng sản xuất, các cá nhân có thêm cơ hội được vay vốn để kinh doanh khởi nghiệp. Tổng số vốn cho vay đã liên tục gia tăng qua các năm. Nếu như năm 2014, tổng số vốn của SBA đã giải ngân là trên 114 triệu USD, năm 2015 tăng lên là 118 triệu USD và đến năm 2017 là 131 triệu USD. Trong đó, chương trình số 7(a) đã tăng từ 19 triệu lên 25 triệu USD. Qua đó đã hỗ trợ tạo thêm được hơn 600.000 việc làm mỗi năm[14].
- 1154 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Theo biểu đồ về số lượng startup từ năm 1992 đến 2015 cho thấy, do tác động từ những biến đổi của nền kinh tế, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp cũng có sự biến động lớn. từ năm 1992, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp liên tục gia tăng. Tuy nhiên, do tác động của khủng hoảng tài chính, trong giai đoạn 2008-2009, số lượng startup liên tục suy giảm. Từ năm 2010, với những chính sách hỗ trợ thông qua SBA, hoạt động khởi nghiệp ở Mỹ đã có sự cải thiện đáng kể, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp liên tục gia tăng. Trên đà phục hồi kinh tế, năm 2016, số lượng doanh nghiệp nhỏ là 28,8 triệu sử dụng 56,8 triệu lao động (chiếm 48% tổng số lao động tại Mỹ). Đến năm 2018, số doanh nghiệp đã tăng lên là 30,2 triệu, với số lượng lao động là 58,9 triệu người[15]. Điều này chứng tỏ, sau khi thoát khỏi khủng hoảng, trên cơ sở các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã tạo sức bật cho nền kinh tế, số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp đã tăng trưởng nhanh chóng, từ năm 2016 đến 2018, đã có 1,4 triệu doanh nghiệp mới được thành lập. Như vậy, đứng trước những thách thức đến từ những bất ổn của nền kinh tế, nhằm duy trì hoạt động khởi nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, gia tăng thu nhập, Chính phủ Mỹ đã đưa ra những chính sách và biện pháp hỗ trợ, trong đó, SBA là chương trình chủ đạo. Với việc gia tăng hỗ trợ về vốn, cũng như những bảo đảm từ Chính phủ, số lượng Startup của Mỹ sau giai đoạn khủng hoảng đã liên tục gia tăng. Đồng thời, chính các doanh nghiệp này cũng có vai trò quan trọng giúp nền kinh tế Mỹ sớm phục hồi và tăng trưởng. Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Mỹ là quốc gia có nền kinh tế số một thế giới, đặc biệt, từ sau khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao đến nay Mỹ được xem là đối tác quan trọng, toàn diện với Việt Nam. Do vậy, việc tăng cường hiểu biết và học hỏi những kinh nghiệm trong quá trình phát triên kinh tế của Mỹ sẽ có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế và hội nhậpquốc tế. Có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam như sau: Một là, cần nhận thức được đúng đắn và đầy đủ tầm quan trọng của việc khởi nghiệp đối với sự phát triển kinh tế cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hai là, có cơ chế phòng ngừa và cảnh báo rủi ro dành cho các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ bởi đây là loại hình doanh nghiệp dễ chịu tác động từ những bất ổn của nền kinh tế. Khi xảy ra khủng hoảng, cần có sự điều chỉnh về các chính sách hỗ trợ đặc biệt là về vốn và thông tin. Ba là, nhanh chóng thành lập các quy hỗ trợ đặc biệt của nhà nước dành riêng cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Hoạt động gọi vốn của các quỹ cần đa dạng dưới nhiều hình thức, không chỉ dừng lại ở những phương thức truyền thống như tín dụng ưu đãi mà cần mở rộng các phương thức mới như gọi vốn cộng đồng, quỹ đầu tư mạo hiểm. Bốn là, cần tăng cường hiệu quả công tác cải cách hành chính, qua đó giảm một số loại giấy tờ và thủ tục hành chính không cần thiết. Đồng thời, việc giải vốn cho doanh nghiệp cần nhanh chóng và hiệu quả điều này sẽ giúp giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp nhanh chóng tham gia nền kinh tế và phát huy lợi thế đặc biệt là trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Như vậy, trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại, những chính sách hỗ trợ của Chính phủ luôn có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc gia. Sự hỗ trợ không chỉ giúp hạn chế bớt tình trạng độc quyền hay cạnh tranh không lành mạnh mà còn giúp mọi chủ thể kinh tế đều có cơ hội vươn lên. Trong đó, sự hỗ trợ về vốn là vô cùng quan trọng giúp cho các doanh nghiệp duy trì và mở rộng sản xuất, đồng thời tạo cơ hội cho hoạt động khởi nghiệp phát triển. Quá trình hoạt động từ khi ra đời cho đến nay, SBA đã có vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp. Đồng thời, cũng là một trong những cơ sở giúp nền kinh tế nước Mỹ duy trì khả năng cạnh tranh vàvị trí đứng đầu thế giới.
- INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1155 PHỤ LỤC [1] History SBA, https://www.sba.gov/about-sba/what-we-do/history, truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2017. [2] https://www.downsizinggovernment.org/sba, truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2018, 14.00pm. [3], [4], [5] Office of Performance (2017), Agency finacical report fiscal year 2017, Washington. [6] Small Bussiness Adminitration, https://www.investopedia.com/terms/s/small-business-administration.asp, truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2018, 8.00 am. [7] Phác thảo nền kinh tế Mỹ (2008), NXB Thanh niên, TP. Hồ Chí Minh, tr.65. [8] TARP program, https://www.treasury.gov/press-center/press-releases/Pages/tg1398.aspx, truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2018, 15.30 pm. [9] https://obamawhitehouse.archives.gov/blog/2010/09/27/president-obama-signs-small-business-jobs-act-learn- whats-it truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2018, 14.30 pm. [10] https://www.sba.gov/blogs/sbas-7a-loan-program-explained, truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2018, 9.00am. [11] https://obamawhitehouse.archives.gov/blog/2010/09/27/president-obama-signs-small-business-jobs-act-learn- whats-it, truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2018, 9.00am. [12] https://www.sba.gov/blogs/504-loan-program-explained, truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2018, 14.00pm. [13] https://obamawhitehouse.archives.gov/blog/2010/09/27/president-obama-signs-small-business-jobs-act-learn- whats-it, truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2018, 9.00am. [14] https://www.sbaexpress.loans, truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2018, 14.00pm. [15] https://www.sba.gov/sites/default/files/advocacy/2018-Small-Business-Profiles-US.pdf, truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2018, 15.00pm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình quản trị học đại cương part 7
19 p | 815 | 394
-
Quản trị nhân sự - Chương 1
9 p | 467 | 273
-
Giáo trình -Hệ thống thông tin quản trị - chương 1
8 p | 442 | 134
-
Bài giảng Quản trị học - Chương 8: Động lực thúc đẩy
22 p | 1341 | 126
-
Bài giảng Hành vi tổ chức: Chương 2 - TS. Hồ Thiện Thông Minh
20 p | 245 | 49
-
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
92 p | 88 | 10
-
Bài giảng Chương 5: Vai trò nhân viên và khách hàng trong chuyển giao dịch vụ - TS. Bùi Thanh Tráng
12 p | 86 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn