intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự thay đổi cơ thể ở bà bầu 4- 6 tháng

Chia sẻ: Zxacsqdwe Zxacsqdwe | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

62
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đến quý hai, mọi khó chịu của những ngày đầu mang thai đã không còn nữa, bạn chợt thấy mình sung mãn hơn cả về thể chất lẫn tinh thần. Lúc này, trông bạn đã ra dáng một bà bầu thực thụ. Cảm giác tự hào khi vuốt ve bụng mình trước gương là cảm xúc thường gặp ở những ai lần đầu làm mẹ. Hãy tận hưởng những giây phút vui vẻ, dễ chịu của giai đoạn này. Bởi sau đó 3 tháng, khi em bé to lên nhiều, bạn sẽ gặp phải những khó chịu mới đấy!...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự thay đổi cơ thể ở bà bầu 4- 6 tháng

  1. Sự thay đổi cơ thể ở bà bầu 4- 6 tháng
  2. Đ ến quý hai, mọi khó chịu của những ngày đầu mang thai đã không còn nữa, bạn chợt thấy mình sung mãn hơn cả về thể chất lẫn tinh thần. Lúc này, trông bạn đã ra dáng một bà bầu thực thụ. Cảm giác tự hào khi vuốt ve bụng mình trước gương là cảm xúc thường gặp ở những ai lần đầu làm mẹ. Hãy tận hưởng những giây phút vui vẻ, dễ chịu của giai đoạn này. Bởi sau đó 3 tháng, khi em bé to lên nhiều, bạn sẽ gặp phải những khó chịu mới đấy! 4 tháng Bước vào tháng 4 này, hiện tượng nghén mất dần. Một ngày nào đó, khi thức giấc bạn sẽ ngạc nhiên vì không còn thấy buồn nôn nữa, bạn bỗng ăn
  3. khỏe hơn, và bắt đầu tăng cân. Bạn đã có thể cảm thấy sự chuyển động của em bé trong bụng mình. Cảm nhận «thai máy» quả là một hạnh phúc vô bờ đối với ai được lần đầu làm mẹ. Tuy vậy, nếu Nhau thai của bạn bám ở mặt trước của tử cung, bạn sẽ chậm cảm thấy thai máy hơn và có khi bạn sẽ không biết thai máy như thế nào nữa.Bắt đầu từ thời kỳ này, mỗi lần đi khám thai cho tới trước khi sinh, các bác sĩ đều phải đo chiều cao tử cung (tức là đo khoảng chiều dài bắt đầu từ giữa x ương mu cho đ ến chỗ lùm lên của bụng d ưới). Độ dài này là căn cứ để phán đoán độ lớn của tử cung. Nếu em bé phát triển bình thường, tử cung của người mẹ lúc này sẽ trở nên lớn hơn và bắt đầu lộ bụng. Bé trong bụng có nhiều chỗ để b ơi lội và "ngoáy ngó" dễ dàng. Bạn có thể yêu cầu bác sĩ siêu âm cho mình nếu bạn rất háo hức được nhìn thấy bé yêu. Hơn nữa, siêu âm sẽ giúp bạn nắm rõ tình hình phát triển của con để từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Tháng này cũng như hai tháng tiếp theo, tốc độ tăng cân tiêu chuẩn của bà bầu là: 2-2,5kg/tháng. 5 tháng Cơ thể của bạn đã tròn trịa lên nhiều, vì vậy bạn nên mặc những bộ đồ rộng, thoáng hơn để tiện cho việc đi lại và sinh ho ạt hàng ngày. Những bà mụ kinh nghiệm đã có thể nhìn bụng mà đoán giới tính em bé của bạn. Núm vú bạn lúc này sẽ cương cứng, rốn bắt đầu lồi ra, lúc này chiều cao của tử cung khoảng 15-18cm và thể tích to bằng đầu trẻ sơ sinh.Thỉnh thoảng bạn sẽ có cảm giác tim đập loạn nhịp, hụt hơi, khó thở. Có lúc bị táo bón, bụng như trĩu xuống. Xét nghiệm máu thường thấy huyết sắc tố giảm. Dưới tác dụng của hoocmon thai kỳ, bạn có thể bị chảy máu chân răng và có thể chảy cả máu Mũi nữa. Cả
  4. hai hiện tượng trên đều hoàn toàn vô hại. Có điều, để tránh chảy nhiều máu khi chải răng, bạn nên thay bàn chải đánh răng bằng một loại khác mềm hơn, và chải răng nhẹ nhàng hơn. Niêm mạc Mũi nhạy cảm cũng dễ bị chảy máu nếu bạn chọc ngáy hoặc xì Mũi quá mạnh. Sang đến tuần thứ 20, tức là giai đoạn cuối tháng thứ 5, một khoảng thời gian "trông ngóng" đã trôi qua. N ếu chửa con so, ở thời kì này, bạn đã có thể cảm thấy em bé chuyển động trong mình. 6 tháng Cơ thể bạn đã có sự thay đổi lớn. Bụng ngày càng to, và gồ lên nhiều, gần đúng như hình dáng đ iển hình của phụ nữ mang thai. Cân nặng cơ thể tăng nhanh, do đó nửa thân dưới thường hay bị mỏi mệt, đôi khi cơ lưng, cơ sườn đau nhức, các vết rạn bắt đầu xuất hiện trên bụng, đùi, mông. N ếu từ khi mang thai đến thời điểm này, vú chưa có thay đổi gì lớn về kích cỡ thì giờ đây nó cũng bắt đầu phát triển. Bằng chứng cho việc phát triển này là bạn thấy xuất hiện những vết rạn trên bầu vú và áo lót của bạn có vẻ chật hơn. N ếu cảm thấy áo lót cũ quá chật thì hãy dùng những cái mới rộng hơn. Ở vú của bạn có thể tiết ra một ít dịch màu trắng gọi là Sữa non, nhưng không giống như Sữa non sau khi bạn sinh. Bạn đừng lo nếu thấy mình không có Sữa non, bởi điều đó không có nghĩa rằng sau này bạn sẽ không có Sữa cho con bú. Đáy tử cung đã bị đẩy lên cách rốn 1 -2 đốt ngón tay. Do tử cung to lên, chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới khiến cho tuần hoàn máu ở nửa dưới cơ thể không được thông suốt. Phần thân dưới của bạn dễ bị lâm vào tình trạng mỏi mệt khó chấm dứt. Kinh nghiệm
  5. N ếu bạn nghiện cà phê Cà-phê cũng như những chất gây nghiện khác đều được các bác sĩ khuyên không nên dùng khi mang thai. Nhưng nếu bạn không thể từ bỏ ca-phê trong tức khắc, hãy thực hiện dần dần bằng cách: uống cà phê có chứa ít cafein, hoặc ngày càng pha loãng cà phê ra. Bạn cũng có thể dùng trà thay thế cà-phê. Trà tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng b ạn cũng không nên dùng quá nhiều, bởi nó sẽ cản trở việc giữ sắt trong máu. Bạn bị táo bón, kém ăn Hãy ăn thêm rau xanh, hoa quả giàu chất xơ. Thường xuyên uống nước khoáng trong ngày, điều đó rất tốt cho quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn. Một cốc nước cam, hoặc một thìa mật ong hòa trong nước ấm cũng rất có tác dụng. Nhưng trên hết, bạn không đừng dùng thuốc nhuận tràng nếu không có chỉ định của bác sĩ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2