HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br />
Natural Sciences 2018, Volume 63, Issue 3, pp. 65-73<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1059.2018-0006<br />
<br />
SỰ THAY ĐỔI VI CẤU TRÚC VÀ CƠ TÍNH CỦA VẬT LIỆU GeO2 THỦY TINH<br />
DƢỚI ÁP SUẤT NÉN<br />
<br />
Nguyễn Thu Giang1, Nguyễn Thị Thảo2, Lê Văn Vinh1 và Nguyễn Mạnh Hùng3<br />
1<br />
<br />
Bộ môn Vật lí Tin học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội<br />
Bộ môn Vật lí lí thuyết, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội<br />
3<br />
Khoa Năng Lượng, Trường Đại học Thủy Lợi, Hà Nội<br />
<br />
2<br />
<br />
Tóm tắt. Vật liệu GeO2 pha thủy tinh được nghiên cứu bằng phương pháp mô phỏng động<br />
lực học phân tử ở nhiệt độ 300 K trong dải áp suất từ 0 đến 90 GPa. Sự phân tách đỉnh thứ<br />
nhất của hàm phân bố xuyên tâm cặp Ge-Ge do hai yếu tố: sự chuyển đổi các đơn vị cấu trúc<br />
GeOx (x = 4, 5 và 6) và sự hình thành các liên kết góc, cạnh và mặt giữa các đơn vị cấu trúc<br />
này. Đỉnh thứ hai xuất hiện ở hàm phân bố xuyên tâm cặp O-O là do các đơn vị liên kết OGe3<br />
gây ra. Chúng tôi tìm thấy các quả cầu lỗ hổng lớn chủ yếu phân bố trong các đơn vị cấu trúc<br />
GeO4. Từ tính toán biến dạng đơn trục của các mẫu, mô-đun đàn hồi, ứng suất đàn hồi và ứng<br />
suất chẩy được xác định. Ứng suất đàn hồi tăng nhanh chóng khi tỉ phần đơn vị cấu trúc GeO4<br />
giảm nhanh dưới áp suất nén.<br />
Từ khóa: Mô phỏng, GeO2 thủy tinh,lỗ hổng, cơ tính.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Ôxit GeO2 (germania) có rất nhiều ứng dụng phong phú [1-3], nó thường được sử dụng để<br />
chế tạo bộ điều khiển điện-quang, vật liệu áp điện, thủy tinh, sợi quang,…Mặt khác, GeO2 còn có<br />
cấu trúc và nhiều tính chất tương tự SiO2 (silica), đặc biệt vùng áp suất gây ra sự biến đổi cấu trúc<br />
của GeO2 thấp hơn nhiều so với SiO2 [4, 5]. Do đó, GeO2 là đối tượng đã và đang rất được quan<br />
tâm nghiên cứu trong nhiều công trình lí thuyết và thực nghiệm [6-9]. Các công trình này chỉ ra<br />
rằng ở pha thủy tinh (vô định hình), GeO2 bao gồm các đơn vị cấu trúc GeOx (x = 4, 5, 6) và tỉ<br />
phần của chúng phụ thuộc mạnh vào áp suất nén mẫu. Khi áp suất nén tăng, trong mẫu vật liệu có<br />
sự chuyển từ cấu trúc tứ diện (GeO4) sang bát diện (GeO6). Gần đây, thực nghiêm phân tích phổ<br />
tán xạ và phổ hấp thụ tia X [10] đã chỉ ra rằng khi áp suất nén tăng, khoảng cách liên kết Ge-Ge<br />
có hai giá trị là 2,79 Ǻ và 3,20 Ǻ thay vì chỉ có một giá trị ở áp suất thấp.<br />
Công trình mô phỏng mới đây [11] cho chất lỏng GeO2 tại nhiệt độ 3500 K cũng tìm thấy<br />
đỉnh phụ trong hàm phân bố xuyên tâm (PBXT) cặp gGe-Ge bắt đầu xuất hiện ở vị trí 2,76 ± 0,02 Ǻ<br />
bên cạnh đỉnh chính ở 3,32 ± 0,02 Ǻ khi áp suất nén tăng đến 12GPa. Các tác giả đã suy luận đỉnh<br />
phụ này tương ứng với sự xuất hiện thêm các liên kết chung hai nguyên tử O (edge - cạnh) và liên<br />
kết chung ba nguyên tử O (face - mặt). Tuy nhiên với vật liệu GeO2 thủy tinh ở nhiệt độ phòng<br />
chưa có sự giải thích cho sự tách đỉnh thứ nhất hàm PBXT cặp Ge-Ge khi nén mẫu ở các áp suất<br />
cao.Hơn nữa sự xuất hiện đỉnh mới thứ hai của hàm PBXT cặp O-O cũng cần phải được giải thích<br />
khi nén mẫu vật liệu GeO2.<br />
Ngày nhận bài: 24/12/2017. Ngày sửa bài: 15/3/2018. Ngày nhận đăng: 22/3/2018.<br />
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Thảo. Địa chỉ e-mail: ntthao.hnue@gmail.com.<br />
<br />
65<br />
<br />
Nguyễn Thu Giang, Nguyễn Thị Thảo, Lê Văn Vinh và Nguyễn Mạnh Hùng<br />
<br />
T. Li và cộng sự [12] cũng đã nghiên cứu về vi cấu trúc của vật liệu GeO2 thủy tinh bằng<br />
phương pháp động lực học phân tử (ĐLHPT) trong dải áp suất nén từ 0 đến 25 GPa. Trong công<br />
trình này các tác giả tập trung giải thích sự thay đổi tỉ phần đơn vị cấu trúc vào áp suất nén và<br />
phân tích quả cầu lỗ hổng trong mẫu vật liệu GeO2. Tuy nhiên thể tích các quả cầu lỗ hổng cũng<br />
như sự phân bố bán kính các quả cầu lỗ hổng trong từng đơn vị cấu trúc GeOx chưa được phân<br />
tích. A. Ometltchenko và cộng sự [13] đã chỉ ra rằng có một số lượng lớn các quả cầu lỗ hổng kết<br />
cụm lại với nhau ảnh hưởng đến cơ tính của vật liệu. Mặc dù đã có công trình nghiên cứu về cơ<br />
tính của GeO2 thủy tinh [14], tuy nhiên cơ tính của vật liệu này dưới các điều kiện áp suất nén vẫn<br />
chưa được nghiên cứu.<br />
Vì các lí do ở trên, trong bài báo này chúng tôi sẽ nghiên cứu sự tách đỉnh thứ nhất của hàm<br />
PBXT cặp Ge-Ge, cũng như sự xuất hiện đỉnh thứ hai của hàm PBXT cặp O-O của mẫu GeO2<br />
thủy tinh dưới áp suất nén từ 0 đến 90 GPa bằng phương pháp mô phỏng ĐLHPT. Các phân tích<br />
chi tiết về phân bố bán kính các quả cầu lỗ hổng tổng thể cũng như trong các đơn vị cấu trúc GeOx<br />
được trình bày. Các tính toán biến dạng một trục để nghiên cứu cơ tính dựa trên đường cong ứng<br />
suất - biến dạng cũng được thực hiện trên vật liệu GeO2 thủy tinh.<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Phƣơng pháp tính toán<br />
Mô phỏng ĐLHPT cho vật liệu GeO2 được xây dựng với cấu hình gồm 6000 nguyên tử<br />
(2000 nguyên tử Ge và 4000 nguyên tử O) trong không gian mô phỏng lập phương với điều kiện<br />
biên tuần hoàn. Ở đây chúng tôi chọn thế tương tác giữa các nguyên tử được phát triển bởi<br />
Oeffner và Elliot [15] do tính đơn giản và sự phù hợp với thực nghiệm ở nhiều pha cấu trúc khác<br />
nhau như pha rắn và pha lỏng [7, 11, 15-17]. Thế này gồm ba thành phần và có dạng như sau:<br />
<br />
V (rij ) <br />
<br />
qi q j<br />
rij<br />
<br />
<br />
<br />
Aij<br />
6<br />
ij<br />
<br />
r<br />
<br />
Bij e<br />
<br />
Cij rij<br />
<br />
(1)<br />
<br />
Trong đó, các số hạng tương ứng mô tả tương tác Cu-lông, tương tác đẩy và tương<br />
tác Van-der- waals; rij là khoảng cách giữa ion loại i và loại j (i, j là Ge, O). Điện tích hiệu<br />
dụng của Ge và O lần lượt là qGe=1,5e và qO= -0,75e với e là điện tích đơn vị bằng<br />
1,602×10-19 C. Hệ số van-der-waals Aij, thông số mềm Bij và bán kính đẩy Cij được cho<br />
trên Bảng 1.<br />
Bảng 1. Các thông số thế<br />
Ge-O<br />
O-O<br />
<br />
Aij (KJ.Å-6.mol-1)<br />
<br />
Bij (KJ.mol-1)<br />
<br />
Cij (Å-1)<br />
<br />
2,2833.104<br />
<br />
2,00696.107<br />
<br />
6,12933<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
3,28511<br />
<br />
1,2648.10<br />
<br />
7,42295.10<br />
<br />
Các bước xây dựng mẫu được trình bày trong công trình trước của chúng tôi [17]. Để tính<br />
toán quả cầu lỗ hổng trong các mẫu, chúng tôi đã tiến hành theo các trình tự như trong công trình [18].<br />
Nếu mỗi nguyên tử được xem như là một quả cầu với bán kính của riêng nó thì sẽ tồn tại một<br />
không gian giữa bốn quả cầu lân cận nhau. Bán kính của nguyên tử Ge và O lần lượt là 1,52 và<br />
0,73 Å. Quả cầu lỗ hổng được xác định là quả cầu tiếp xúc với bốn nguyên tử lân cận nhau và<br />
không cắt vào bất cứ nguyên tử nào.<br />
Các tính toán biến dạng một trục của mẫu GeO2 thủy tính được tiến hành như trong công<br />
trình [19-21]. Độ biến dạng của mẫu được xác định như sau:<br />
66<br />
<br />
Sự thay đổi vi cấu trúc và cơ tính của vật liệu GeO2 thủy tinh dưới áp suất nén<br />
<br />
<br />
<br />
LZ (t ) LZ (0)<br />
LZ (0)<br />
<br />
(2)<br />
<br />
Trong đó, Lz(0) và Lz(t) lần lượt là kích thước mô hình theo trục z (trục biến dạng) tại thời<br />
điểm ban đầu t=0 và thời điểm t tương ứng. Ứng suất của mẫu vật liệu được tính như sau:<br />
<br />
i i 1<br />
rij , rij , <br />
(3)<br />
mi v v Fij<br />
<br />
2 i j<br />
rij <br />
i 1<br />
<br />
Ở công thức (3) trên N là tổng số nguyên tử trong mẫu mô phỏng, mi là khối lượng<br />
của nguyên tử i,<br />
là vận tốc nguyên tử i dọc theo trục α và Fij là lực tương tác giữa<br />
nguyên tử i và nguyên tử j, rij là khoảng cách giữa nguyên tử i và j,<br />
là hình chiếu của<br />
véc tơ rij trên trục α, Vi là thể tích của nguyên tử i.<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
N<br />
<br />
N 6000<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
vi<br />
<br />
2.2. Kết quả và thảo luận<br />
Hình 1 mô tả hàm phân bố xuyên tâm (PBXT) cặp Ge-Ge và O-O của các mẫu vật liệu GeO2<br />
dưới các điều kiện áp suất nén 0, 20, 45 và 90 GPa. Hàm PBXT thực chất là hàm thống kê khoảng<br />
cách trung bình giữa các nguyên tử từ nguyên tử được chọn làm tâm. Hình 1a là hàm PBXT của<br />
cặp Ge-Ge cho ta thấy rằng tại áp suất 0 GPa đỉnh thứ nhất lõm nhẹ hình yên ngựa tạo thành hai<br />
đỉnh nhỏ rất gần nhau ở vị trí 3,20 và 3,40 Å. Tuy nhiên, tại áp suất nén cao đỉnh thứ nhất của hàm<br />
PBXT này đã tách thành hai đỉnh rất rõ rệt lần lượt tại vị trí 2,70 0,02 Å và 3,33 0,05 Å. Hơn<br />
nữa đỉnh thứ nhất có vai trái tại vị trí 2,33 Å. Đối với hàm PBXT của cặp O-O ở trên hình 1b<br />
chúng ta cũng thấy rằng dưới áp suất nén đã xuất hiện đỉnh nhỏ thứ hai ở vị trí 3,60 Å. Rõ ràng,<br />
dưới áp suất nén cấu trúc của các nguyên tử trong vật liệu thủy tinh GeO2 đã thay đổi một cách rõ<br />
rệt và có tính hệ thống.<br />
<br />
Hình 1. Hàm PBXT của các mẫu vật liệu thủy tinh GeO: a) Ge-Ge và b) O-O<br />
Để làm rõ sự tách đỉnh thứ nhất của hàm PBXT cặp Ge-Ge chúng tôi đã tính hàm PBXT cho<br />
các nguyên tử Ge có cùng cấu trúc đơn vị GeO4, GeO5 và GeO6. Vì như ở trong công trình trước [16],<br />
vật liệu GeO2 thủy tinh là các mạng lưới các đơn vị cấu trúc GeO4, GeO5 và GeO6, và tỉ phần các<br />
đơn vị cấu trúc này thay đổi dưới sự nén của áp suất. Hình 2a là hàm PBXT cặp Ge-Ge của các<br />
cấu trúc đơn vị GeO4, rõ ràng đỉnh thứ nhất không bị phân tách và đỉnh ở vị trí 3,40 Å. Hình 2b là<br />
hàm PBXT của cặp Ge-Ge của các cấu trúc đơn vị GeO5 ta thấy rằng đỉnh bị tách thành hai với trị<br />
trí thứ nhất tại 2,65 0.03 Å và vị trí thứ hai tại 3,29 0.09 Å. Hình 2c là hàm PBXT của cặp GeGe của đơn vị cấu trúc GeO6 và ta thấy ba đỉnh xuất hiện lần lượt ở các vị trí 2,36 0.03 Å,<br />
2,75 0.03 Å và 3,45 0.03 Å. Như ở công trình trước [17] đã chỉ ra rằng các đơn vị cấu trúc<br />
GeOx (x = 4, 5 và 6) liên kết với nhau thông qua nguyên tử bắc cầu O. Nếu các đơn vị cấu trúc<br />
GeOx liên kết với nhau thông qua 1 nguyên tử bắc cầu O thì gọi là liên kết góc, liên kết thông qua<br />
67<br />
<br />
Nguyễn Thu Giang, Nguyễn Thị Thảo, Lê Văn Vinh và Nguyễn Mạnh Hùng<br />
<br />
2 nguyên tử bắc cầu O thì gọi là liên kết cạnh và thông qua 3 nguyên tử O thì gọi là liên kết mặt.<br />
Các đơn vị cấu trúc GeO4 liên kết với nhau hết 100 % là liên kết góc. Các đơn vị GeO5 liên kết<br />
với nhau gồm có cả liên kết góc, cạnh và mặt, ví dụ tại áp suất 45 GPa liên kết góc chiếm 82,5 %<br />
liên kết cạnh chiếm 17,4 % và liên kết mặt chiếm 0,1 %. Đối với đơn vị cấu trúc GeO6 cũng có cả<br />
ba loại liên kết góc, cạnh và mặt, ví dụ tại áp suất 45 GPa liên kết góc chiếm 65,8 %, liên kết cạnh<br />
chiếm 24,8 % và liên kết mặt chiếm 9,5 %. Một lần nữa để làm rõ sự tách đỉnh hàm PBXT, chúng<br />
tôi tính hàm PBXT cho các đơn vị cấu trúc GeOx có liên kết góc, cạnh và mặt. Hình 2d là hàm<br />
PBXT Ge-Ge cho liên kết góc. Tại áp suất 0 GPa chỉ có một đỉnh chính ở vị trí 3,40 Å. Tuy nhiên<br />
khi áp suất nén tăng lên xuất hiện thêm đỉnh phụ bên trái tại vị trí 2,68 0,03 Å và vai trái của<br />
đỉnh này tại vị trí 2,32 Å. Hình 2e là hàm PBXT Ge-Ge cho liên kết cạnh có đỉnh chính ở vị trí<br />
2,70 Å và đỉnh nhỏ kế tiếp ở vị trí 3,45 0,05 Å. Hình 2f là hàm PBXT Ge-Ge cho liên kết mặt<br />
cũng có đỉnh chính ở vị trí 2,35 0,05 Å và vị trí đỉnh nhỏ tiếp theo ở vị trí 2,75 0,05 Å. Với kết<br />
quả trên dễ dàng nhận ra rằng đối với liên kết Ge-Ge của các đơn vị cấu trúc GeO4, ở đó liên kết<br />
góc xấp xỉ 100 %, hàm PBXT có một đỉnh chính tại vị trí 3,40 Å. Đối với liên kết Ge-Ge của các<br />
đơn vị cấu trúc GeO5, ở đó tỉ phần liên kết góc là chính, tỉ phần liên kết cạnh là đáng kể >14 % và<br />
tỉ phần liên kết mặt rất nhỏ xấp xỉ 0,1 %, thì đỉnh ở bên trái tại vị trí 2,65 0.03 Å do liên kết<br />
cạnh là chủ yếu còn đỉnh bên phải tại vị trí 3,29 0.09 Å do liên kết góc là chủ yếu. Đối với liên<br />
kết Ge-Ge của các đơn vị cấu trúc GeO6, tỉ phần liên kết góc vẫn là lớn nhất nhưng tỉ phần liên kết<br />
cạnh đã > 24 % và tỉ phần liên kết mặt là đáng kể > 6,6 %, thì đỉnh thứ nhất tại vị trí 2,36 0.03 Å<br />
chủ yếu do liên kết mặt và đỉnh thứ hai tại vị trí 2,75 0.03 Å chủ yếu do liên kết cạnh còn đỉnh<br />
thứ 3 tại vị trí 3,45 0.03 Å là do liên kết góc là chính. Như vậy, có thể nói rằng với hàm PBXT<br />
cặp Ge-Ge trên hình 1a sự phân tách đỉnh do hai yếu tố: sự hình thành các đơn vị cấu trúc GeOx<br />
và sự hình thành các liên kết góc, cạnh và mặt giữa các đơn vị cấu trúc này. Đỉnh chính bên phải<br />
là do chủ yếu bởi các liên kết góc, đỉnh bên trái là đóng góp chủ yếu của liên kết cạnh và vai trái<br />
là do liên kết mặt. T. T. Duong và cộng sự [11] cũng chỉ ra sự tách đỉnh thứ nhất của hàm PBXT<br />
Ge-Ge trong GeO2 lỏng tuy nhiên chưa chỉ ra được sự đóng góp của liên kết mặt một cách rõ ràng<br />
do tỉ phần liên kết mặt trong GeO2 lỏng là nhỏ.<br />
<br />
Hình 2. Hàm PBXT cặp Ge-Ge: a) GeO4, b) GeO5, c) GeO6,<br />
d) liên kết điểm, e) liên kết cạnh và f) liên kết mặt<br />
68<br />
<br />
Sự thay đổi vi cấu trúc và cơ tính của vật liệu GeO2 thủy tinh dưới áp suất nén<br />
<br />
Một vấn đề nữa là sự xuất hiện đỉnh thứ hai ở hàm PBXT trên hình 1b khi mẫu bị nén dưới<br />
điều kiện áp suất. Việc hình thành các đơn vị cấu trúc GeOx thì cũng tồn tại đơn vị liên kết OGey<br />
(y = 2, 3 và 4). Bảng 2 mô tả tỉ phần các đơn vị liên kết OGey trong các mẫu GeO2 thủy tinh. Bảng<br />
2 cho thấy khi ở áp suất 0 GPa thì đơn vị liên kết OGe2 chiếm đến 98,5 % và tỉ phần này giảm dần<br />
khi tăng áp suất nén và giảm xuống 24,2 % tại áp suất 90 GPa. Trong khi đó tỉ phần đơn vị liên<br />
kết OGe3 cũng tăng nhanh chóng khi áp suất nén tăng lên và đạt 69,7 % tại áp suất 90 GPa. Còn tỉ<br />
phần đơn vị liên kết OGe4 chiếm rất nhỏ và cũng tăng nhẹ khi áp suất nén tăng đạt 61 % tại áp<br />
suất nén 90 GPa. Trên Hình 3 là hàm PBXT cặp O-O tính cho các đơn vị liên kết OGe2 và OGe3.<br />
Ở đây chúng tôi không tính hàm PBXT cặp O-O cho đơn vị liên kết OGe4 vì tỉ phần của đơn vị<br />
liên kết này là rất nhỏ so với tỉ phần của đơn vị liên kết OGe2 và OGe3. Hình 3a mô tả hàm PBXT<br />
cặp O-O của đơn vị liên kết OGe2. Chúng ta thấy rằng tại vị trí 3,64 Å hầu như không có đỉnh nào<br />
đáng kể. Tuy nhiên trên hình 3b hàm PBXT cặp O-O của đơn vị liên kết OGe3 chúng ta thấy đỉnh<br />
thứ 2 xuất hiện tại vị trí 3,64 Å. Điều này cho chúng ta thấy rằng đỉnh thứ hai xuất hiện ở trên<br />
hình 1b là do các O của các đơn vị liên kết OGe3 gây nên.<br />
Bảng 2. Tỉ phần các đơn vị liên kết OGey (y = 2, 3 và 4) trong các mẫu GeO2<br />
<br />
P (GPa)<br />
<br />
OGe2 (%)<br />
<br />
OGe3 (%)<br />
<br />
OGe4 (%)<br />
<br />
0<br />
<br />
98,5<br />
<br />
1,5<br />
<br />
0<br />
<br />
10<br />
<br />
80,5<br />
<br />
19,0<br />
<br />
0,5<br />
<br />
20<br />
<br />
54,7<br />
<br />
43,3<br />
<br />
2,0<br />
<br />
30<br />
<br />
43,8<br />
<br />
53,7<br />
<br />
2,5<br />
<br />
45<br />
<br />
34,9<br />
<br />
61,1<br />
<br />
4,0<br />
<br />
60<br />
<br />
30,3<br />
<br />
65,3<br />
<br />
4,4<br />
<br />
90<br />
<br />
24,2<br />
<br />
69,7<br />
<br />
6,1<br />
<br />
Hình 3. Hàm PBXT cặp O-O: a) OGe2 và b) OGe3<br />
Tính xốp của vật liệu mất trật tự có thể được đánh giá thông qua phân tích các quả cầu lỗ<br />
hổng của vật liệu. Hình 4 là trực quan hóa các quả cầu lỗ hổng của mẫu vật liệu GeO2 trong một<br />
khoảng không gian 20Å ×20Å ×10 Å. Các quả cầu lỗ hổng của mẫu vật liệu GeO2 tại áp suất<br />
P = 0 Gpa được biểu diễn trên Hình 4a. Quan sát trên hình 4a ta thấy rằng các quả cầu lỗ hổng đa<br />
phần là kết cụm lại với nhau tạo thành các cụm quả cầu lỗ hổng. Hình 4b là các quả cầu lỗ hổng<br />
của mẫu vật liệu GeO2 tại áp suất P = 45 GPa. Chúng ta nhận thấy rằng các quả cầu lỗ hổng có<br />
kích thước nhỏ hơn so với hình 4a và số lượng quả cầu lỗ hổng cũng tăng lên. Hơn nữa, sự kết<br />
cụm các quả cầu lỗ hổng thành các cụm quả cầu lỗ hổng cũng giảm đi khi tăng áp suất nén.<br />
69<br />
<br />