Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
SỰ THIẾU SÓT CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRONG THỰC HIỆN <br />
CÁC BƯỚC TIÊM TĨNH MẠCH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA <br />
KHU VỰC NAM BÌNH THUẬN <br />
Nguyễn Thị Long*, Nguyễn Văn Thắng**, Jane Dimmitt Champion*** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thiếu sót và các yếu tố liên quan đến thiếu sót của điều dưỡng (ĐD) trong thực <br />
hiện các bước tiêm tĩnh mạch (TTM) tại bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Nam Bình Thuận. <br />
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích trên 104 ĐD. Thông tin được thu thập bằng cách <br />
các ĐD sẽ tự trả lời vào bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Ngoài ra chúng tôi còn quan sát và đánh giá trực tiếp 18 <br />
bước TTM của 104ĐD. <br />
Kết quả: Chỉ có 3/104 ĐD đạt 18/18 bước. Không có bước nào được 100% ĐD làm đúng. Bước rửa tay và <br />
sát khuẩn lại tay có tỉ lệ sai hoặc không thực hiện nhiều nhất (48,1% và 51,9%). Một số bước tiêm có tỉ lệ thực <br />
hiện không đúng tương đối cao: nhận định tình trạng và kiến thức về thuốc của người bệnh (NB) (30,8%)); bơm <br />
thuốc chậm, quan sát NB (30,8%); cô lập kim an toàn (27,9%);giúp NB tiện nghi (30,8%). ĐD với trình độ đại <br />
học có nhiều thâm niên công tác và cập nhật kiến thức thường xuyên thì ít để xảy ra thiếu sót hơn. <br />
Kết luận: Tỉ lệ thiếu sót của điều dưỡng còn cao, chỉ có 2,88% đạt mũi tiêm an toàn (TAT). 65% ĐD thực <br />
hiện đạt > 85%tổng số điểm, 33% ĐD thực hiện đạt 71‐85% điểm. Có sự liên quan giữa tuổi, thâm niên công <br />
tác, trình độ học vấn, cập nhất kiến thức và áp lực công việc với thiếu sót của ĐD trong thực hiện các bước <br />
TTM. <br />
Từ khóa: Điều dưỡng; Thiếu sót; Chăm sóc; Tiêm tĩnh mạch; Sự cố y khoa. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
THE MISSED‐CARES IN THE STEPS OF THE INTRAVENOUS INJECTION TECHNIQUE <br />
AT NAM BINH THUAN GENERAL HOSPITAL <br />
Nguyen Thi Long, Nguyen Van Thang, Jane Dimmitt Champion <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 229 ‐ 234 <br />
Objective: Identify ratio of missed‐cares and factors which lead to missed‐cares in the steps of intravenous <br />
injection technique of nurses at Nam Binh Thuan general hospital. <br />
Methods: A cross‐sectional descriptive analysis study was conducted on 104 nurses. Data were <br />
collected using answer themselves through structured questionnaires and assess 18 steps of the <br />
intravenous injection directly. <br />
Results: Only have 3/104 nurses who achieved 18/18 steps. There have no any steps which are made true <br />
100%. Washing hand step and aseptic the hands (outside of gloves) step have the wrong rates make or not done at <br />
most (48.1% and 51.9%). Some steps injection has the wrong rates or not done quite high such as: check the <br />
status and the knowledge of the patient (30.8%); pumps drug slowly (30.8%); isolated needle safety (27.9%); <br />
prepare the patient (30.8%). <br />
Conclusion: The rate of missed‐cared are very high, only 2.88% was safe injections. 65% nurses reach > <br />
85% of the total score, 33% nurses with 71‐85% the total score. There is the association between age, seniority, <br />
qualifications, update knowledge the pressure of work with the missed‐cares of nurses. <br />
* BV Đa khoa khu vực nam Bình Thuận **Đại học Y Dược TP. HCM ***Friendship Bridge Association‐USA <br />
Tác giả liên lạc: Nguyễn Thị Long <br />
ĐT: 0963767897 <br />
Email: nguyenthilong1985@yahoo.com.vn <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
229<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
Keyword: Nurse; Errors; Missed‐care; Intravenous injection; Medical incidents. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
<br />
WHO ước tính có khoảng 16 tỉ mũi tiêm ở <br />
các nước đang phát triển mỗi năm9. Trên thế <br />
giới, có 40% mũi tiêm được sử dụng bởi bơm <br />
tiêm và kim tiêm bẩn mà không đảm bảo vô <br />
trùng. Tỉ lệ này là 50% ở các nước đang phát <br />
triển, đặc biệt có một vài quốc gia cao tới 70%. <br />
<br />
Tiêm thuốc là kỹ thuật phổ biến mà ĐD thực <br />
hiện mỗi ngày. Đa phần các sự cố y khoa có liên <br />
quan đến quá trình tiêm thuốc cho NB(1,3,5,6,11) Tỉ <br />
lệ nhiễm trùng do bơm tiêm và kim tiêm rất cao <br />
với tỉ lệ dao động từ 39,6% đến 70%(5). Mỗi năm, <br />
tiêm không an toàn gây 1,3 triệu người chết; chi <br />
phí y tế phải trả là 535 triệu đô la(13). WHO cảnh <br />
báo tiêm không an toàn làm lây truyền virus gây <br />
bệnh nhưng nó không có triệu chứng ban đầu. <br />
Đó là một dịch bệnh âm thầm và là gánh nặng <br />
của toàn cầu. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
<br />
Từ năm 2000 đến nay Bộ Y tế đã phối hợp <br />
với Hội Điều Dưỡng Việt Nam phát động TAT <br />
trên toàn quốc. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy <br />
đây thật sự là vấn đề cần quan tâm. Chính vì <br />
vậy với các bệnh viện tại các tỉnh nhỏ thì TAT lại <br />
cần được đặc biệt quan tâm như bệnh viện Đa <br />
Khoa Khu Vực Nam Bình Thuận. Chúng tôi tiến <br />
hành nghiên này nhằm xác định thiếu sót và các <br />
yếu tố liên quan đến thiếu sót của ĐD trong thực <br />
hiện các bước TTM. <br />
<br />
Thu thập thông tin <br />
Hai cộng sự được huấn luyện để lấy thông <br />
tin. Họ quan sát các ĐD thực hiện TTM một cách <br />
bí mật để đảm bảo tính khách quan của dữ liệu. <br />
Ngoài ra các ĐD tự trả lời bằng bộ câu hỏi được <br />
thiết kế sẵn. <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
<br />
Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu <br />
<br />
Xác định đặc điểm của các ĐD tham gia <br />
nghiên cứu. <br />
<br />
Bảng 1: Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu <br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích. <br />
<br />
Chọn mẫu <br />
104 ĐD đang làm việc tại bệnh viện Đa <br />
Khoa Khu Vực Nam Bình Thuận có thực hiện <br />
TTM trên NB từ tháng 04/2013 đến 06/2013. <br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
<br />
STT<br />
<br />
Xác định tỉ lệ thiếu sót của các ĐD trong <br />
thực hiện các bước TTM. <br />
<br />
1<br />
<br />
Xác định mối liên quan giữa vấn đề thiếu sót <br />
trong thực hiện các bước TTM với một số đặc <br />
điểm của các ĐD. <br />
<br />
2<br />
<br />
Tổng quan tài liệu <br />
<br />
3<br />
<br />
Tiêm chích có thể gây hại cho NB khi không <br />
thực hiện đúng quy trình tiêm chích. Nó có thể <br />
gây hại cho nhân viên y tế khi mũi kim đã sử <br />
dụng không được đựng trong hộp an toàn. Tiêm <br />
chích có thể gây hại đến những người khác và <br />
môi trường khi chất thải dơ không được xử lý <br />
tốt, đặt biệt là bơm tiêm và ống tiêm đã sử dụng. <br />
Khi kiểm soát thực hành tiêm không được quan <br />
tâm chú trọng thì nó sẽ gây lây nhiễm nghiêm <br />
trọng và đe dọa cuộc sống của con người. <br />
<br />
230<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
4<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM<br />
Nam<br />
Giới<br />
Nữ<br />
≤ 30 tuổi<br />
31 - 40 tuổi<br />
Nhóm tuổi<br />
41 - 50 tuổi<br />
> 50 tuổi<br />
Cử nhân<br />
Trình độ<br />
Cao đẳng<br />
Trung cấp<br />
1-5 năm<br />
6-10 năm<br />
Thâm niên<br />
11-15 năm<br />
> 15 năm<br />
Thường xuyên<br />
Cập nhật<br />
Thỉnh thoảng<br />
kiến thức<br />
Rất hiếm<br />
8 giờ (hành chánh)<br />
Số NB<br />
chăm sóc 24 giờ (ngày trực)<br />
<br />
SỐ ĐD<br />
12<br />
92<br />
78<br />
19<br />
5<br />
2<br />
4<br />
2<br />
98<br />
58<br />
32<br />
4<br />
10<br />
17<br />
80<br />
7<br />
8 ± 2,8<br />
16,7 ± 5,4<br />
<br />
%<br />
11,54<br />
88,46<br />
75,00<br />
18,26<br />
4,81<br />
1,93<br />
3,84<br />
1,93<br />
94,23<br />
55,77<br />
30,77<br />
3,84<br />
9,62<br />
16,35<br />
76,92<br />
6,73<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
Chất lượng mũi tiêm tĩnh mạch <br />
Bảng 2: Chất lượng mũi tiêm tĩnh mạch <br />
Mức độ thực hiện TTM<br />
Đúng 18 bước<br />
Sai ≥ 1 bước<br />
Tổng<br />
<br />
Số ĐD<br />
3<br />
101<br />
104<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
2,88<br />
97,12<br />
100<br />
<br />
Chất lượng các bước tiêm tĩnh mạch <br />
Bảng 3: Chất lượng thực hiện từng bước của 18 bước tiêm tĩnh mạch <br />
Đúng<br />
<br />
STT<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
<br />
Nhận định tình trạng NB<br />
Nhận định kiến thức về thuốc của NB<br />
Kiểm tra đối chiếu<br />
Rửa tay<br />
Xác định vị trí tiêm<br />
Mang găng tay<br />
Buộc ga rô<br />
Sát khuẩn rộng vùng tiêm bằng bông cầu cồn vô khuẩn<br />
Sát khuẩn lại tay (ngoài găng tay)<br />
Đuổi khí<br />
Để mặt vát kim lên trên, căng da, đâm kim góc 30 – 40 độ qua<br />
da vào TM<br />
Rút nòng bơm tiêm kiểm tra có máu, tháo ga rô<br />
Bơm thuốc chậm, quan sát sắc mặt NB<br />
Rút kim nhanh<br />
Sát khuẩn lại vị trí tiêm<br />
Cô lập kim an toàn<br />
Báo NB đã tiêm thuốc xong, giúp NB tiện nghi<br />
Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ<br />
<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
16<br />
17<br />
18<br />
<br />
Chất lượng mũi tiêm và một số yếu tố <br />
liên quan <br />
Để đánh giá chất lượng của một mũi TTM, <br />
chúng tôi quy định như sau <br />
Bước tiêm đúng <br />
<br />
: + 2 điểm. <br />
<br />
Sai<br />
<br />
Không thực hiện<br />
n<br />
%<br />
9<br />
8,7<br />
16<br />
15,4<br />
0<br />
0<br />
28<br />
26,9<br />
0<br />
0<br />
17<br />
16,3<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
48<br />
46,1<br />
0<br />
0<br />
<br />
n<br />
75<br />
72<br />
102<br />
54<br />
101<br />
85<br />
100<br />
78<br />
50<br />
97<br />
<br />
%<br />
72,1<br />
69,2<br />
98,1<br />
51,9<br />
97,1<br />
81,8<br />
96,2<br />
75<br />
48,1<br />
93,3<br />
<br />
n<br />
20<br />
16<br />
2<br />
22<br />
3<br />
2<br />
4<br />
26<br />
6<br />
7<br />
<br />
%<br />
19,2<br />
15,4<br />
1,9<br />
21,2<br />
2,9<br />
1,9<br />
3,8<br />
25<br />
5,8<br />
6,7<br />
<br />
98<br />
<br />
94,2<br />
<br />
6<br />
<br />
5,8<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
100<br />
72<br />
102<br />
94<br />
75<br />
72<br />
101<br />
<br />
96,2<br />
69,2<br />
98,1<br />
90,4<br />
72,1<br />
69,2<br />
97,1<br />
<br />
4<br />
32<br />
2<br />
10<br />
29<br />
22<br />
3<br />
<br />
3,8<br />
30,8<br />
1,9<br />
9,6<br />
27,9<br />
21,2<br />
2,9<br />
<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
10<br />
0<br />
<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
9,6<br />
0<br />
<br />
Bước tiêm sai <br />
<br />
<br />
<br />
: + 1 điểm <br />
<br />
Bước tiêm không thực hiện : + 0 điểm <br />
Chúng tôi sẽ cộng tổng điểm của 18 bước <br />
TTM với điểm tối đa là 36 điểm. Sau đó từ thang <br />
điểm 36 chúng tôi quy về thang điểm 10. <br />
<br />
Bảng 4: Chất lượng mũi tiêm và một số yếu tố liên quan <br />
Stt<br />
<br />
Yếu tố<br />
<br />
1<br />
<br />
Giới<br />
<br />
2<br />
<br />
Nhóm tuổi<br />
<br />
4<br />
<br />
Thâm niên<br />
<br />
5<br />
<br />
Cập nhật kiến thức<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
≤ 30 tuổi<br />
31 - 40 tuổi<br />
41 - 50 tuổi<br />
> 50<br />
1-5 năm<br />
6-10 năm<br />
11-15 năm<br />
> 15 năm<br />
Thường xuyên<br />
Thỉnh thoảng<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Số ĐD<br />
12<br />
92<br />
78<br />
19<br />
5<br />
2<br />
58<br />
32<br />
4<br />
10<br />
17<br />
80<br />
<br />
Điểm TTM (µ ± δ)<br />
8,78 ± 0,71<br />
8,40 ± 0,86<br />
8,60 ± 0,75<br />
9,04 ± 0,48<br />
9,28 ± 0,51<br />
9,58 ± 0,20<br />
8,39 ± 0,69<br />
9,10 ± 0.54<br />
8,96 ± 0,62<br />
9,42 ± 0,38<br />
9,09 ± 0,66<br />
8,73 ± 0.69<br />
<br />
P<br />
P = 0,097 > 0,05<br />
<br />
P = 0,008 < 0,05<br />
<br />
P = 0,001 < 0,05<br />
<br />
P = 0,002 < 0,05<br />
<br />
231<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
Stt<br />
<br />
Yếu tố<br />
<br />
6<br />
<br />
NB được chăm sóc<br />
trong 8 giờ<br />
<br />
7<br />
<br />
NB được chăm sóc<br />
trong 24 giờ<br />
<br />
Rất hiếm<br />
2–4<br />
5–7<br />
8 – 10<br />
11 – 13<br />
14 – 16<br />
7 – 11<br />
12 – 16<br />
17 – 21<br />
22 – 26<br />
27 – 31<br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Vấn đề tiêm an toàn <br />
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì <br />
chỉ có 3/104 ĐD tham gia nghiên cứu thực hiện <br />
đúng 18/18 bước TTM và đạt 2,88% mũi TAT. <br />
Theo Phạm Đức Mục(8) khi tiến hành nghiên cứu <br />
về TAT tại 8 tỉnh đại diện trên phạm vi toàn <br />
quốc của 529 nhân viên y tế trong 6 tháng đầu <br />
năm 2005 đã cho kết quả có 17% mũi tiêm đạt <br />
đầy đủ 12/12 tiêu chuẩn đề ra về TAT. Đào <br />
Thành(2) khi đánh giá thực hiện TAT tại 8 tỉnh <br />
đại diện đã nghiên cứu ngẫu nhiên 776 mũi tiêm <br />
các loại và đã có được kết quả 22,6% mũi tiêm <br />
đạt 17/17 tiêu chuẩn đề ra. Như vậy kết quả <br />
nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 2,88% mũi tiêm <br />
đạt TAT so với kết quả của Phạm Đức Mục và <br />
Đào Thành là khá thấp. Mặc dù Phạm Đức Mục <br />
và Đào Thành nghiên cứu nhiều loại mũi tiêm <br />
và tiêu chí về TAT là không giống với đề tài <br />
nghiên cứu của chúng tôi nhưng nội dung đánh <br />
giá về TAT là tương đối giống nhau. Đây là kết <br />
quả báo động cho thực trạng TAT tại BVĐKKV <br />
Nam Bình Thuận, là một BVĐK tuyến tỉnh <br />
nhưng so với mặt bằng chung lại có tỉ lệ mũi <br />
TTM không an toàn là quá cao (97,12%). <br />
<br />
Một số thiếu sót của các điều dưỡng trong <br />
thực hiện 18 bước TTM <br />
Không có bước tiêm nào được toàn bộ ĐD <br />
trong lô nghiên cứu thực hiện đúng. Trong đó có <br />
bước rửa tay và bước sát khuẩn lại tay có tỉ lệ <br />
ĐD thực hiện sai hoặc không thực hiện nhiều <br />
nhất (tỉ lệ lần lượt là 48,1% và 51,9%). <br />
<br />
232<br />
<br />
Số ĐD<br />
7<br />
13<br />
29<br />
52<br />
6<br />
4<br />
26<br />
22<br />
45<br />
8<br />
3<br />
<br />
Điểm TTM (µ ± δ)<br />
7,94 ± 0,82<br />
8,14 ± 0,73<br />
8,65 ± 0,60<br />
8,85 ± 0,74<br />
9,44 ± 0,31<br />
8,68 ± 0,62<br />
8,38 ± 0,70<br />
9,08 ± 0,50<br />
8,85 ± 0,72<br />
8,58 ± 0,83<br />
7,87 ± 0,58<br />
<br />
P<br />
<br />
P = 0,002 < 0,05<br />
<br />
P = 0,01 < 0,05<br />
<br />
Một số bước tiêm có tỉ lệ thực hiện không <br />
đúng hoặc không thực hiện tương đối cao như: <br />
nhận định tình trạng NB (27,9%); nhận định <br />
kiến thức về thuốc của NB (30,8%); sát khuẩn <br />
rộng vùng tiêm bằng bông cầu cồn vô khuẩn <br />
(25%); bơm thuốc chậm, quan sát sắc mặt NB <br />
(30,8%); cô lập kim an toàn (27,9%); báo NB đã <br />
tiêm thuốc xong, giúp NB tiện nghi (30,8%). <br />
<br />
Liên quan giữa một số đặc điểm điều <br />
dưỡng với chất lượng mũi tiêm <br />
Tuổi là một đặc điểm phản ánh kinh nghiệm <br />
làm việc. Người ĐD lớn tuổi có thời gian làm <br />
việc lâu năm, họ có nhiều kinh nghiệm hơn ĐD <br />
trẻ. Điều này có ảnh hưởng lên kỹ năng thực <br />
hành TTM của họ. ĐD ở nhóm ≤ 30 tuổi chiếm <br />
nhiều nhất với 75%. ĐD có tuổi càng cao thì chất <br />
lượng mũi TTM càng tốt và sự khác biệt này có <br />
ý nghĩa thống kê với P = 0,008